Trực tuyến: Hội luận Biển Đông

Cac Bai Khac

No sub-categories

Trực tuyến: Hội luận Biển Đông
Theo BBC
Các chuyên gia Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và Singapore bàn về căng thẳng Biển Đông và giải pháp tháo ngòi nổ trong hội luận bằng tiếng Anh do  Ban Đông Á của BBC tổ chức.
Những khách mời gồm có: Bà Tôn Vân, chuyên gia phân tích về Trung Quốc, hiện làm nghiên cứu  thuộc Viện Stimson Center tại Washington DC, Hoa Kỳ. Luật sư Hoàng Việt, thành viên của Viện Nghiên cứu Biển, Liên đoàn  Luật sư Việt Nam, từ TP Hồ Chí Minh. Bà Charmaine Misalucha, Phó giáo sư từ Khoa quan hệ quốc tế, Đại học  De La Salle University, Philippines.

Bà Tôn Vân, phân tích gia

Bà Tôn Vân, phân tích gia, học giả Trung Quốc học tại Viện Stimson Center, Washington DC.

Bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về vấn đề châu Á, Centre for  Strategic and International Studies, Washington DC. Hoa Kỳ. Ông Collin Koh Swee Lean, nhà nghiên cứu quân sự, Viện nghiên cứu Quốc  phòng và Chiến lược, Trường Rajaratnam thuộc Đại học Nanyang Technology  University, Singapore. Phóng viên Hồng Nga của BBC Tiếng Việt, cũng tham gia hội luận để  kể lại về chuyến đi gần đây ra Biển Đông cùng Cảnh sát biển Việt Nam  vào thời gian Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan 981 khỏi vùng gần  Hoàng Sa. Chương trình được phát trực tiếp từ 19:30-20:15 tối nay giờ Việt Nam trên  trang Google+YouTube của BBC News  và dự kiến cũng được trích giới thiệu trên truyền hình BBC World. Hội luận diễn ra trong bối cảnh chưa có giải pháp cho những căng thẳng gần  đây trên Biển Đông, vốn đã khiến Hoa Kỳ nhiều lần phải lên tiếng.

“Trung Quốc cảm thấy mình mạnh hơn trước đây.  Lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình có một chính sách quả quyết hơn” – Bà Tôn Vân

Các nước Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đều đã đưa tranh chấp trên biển  lên Liên Hiệp Quốc. Philippines thậm chí đã kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế và Việt Nam cũng nói  đã cân nhắc chuyện này. Hội luận sẽ nghe ý kiến của các chuyên gia về chuyện điều gì khiến căng thẳng  gia tăng và nó ảnh hưởng thế nào tới quan hệ giữa các nước.

Động cơ vụ giàn khoan HD981

Trả lời câu hỏi vì sao Trung Quốc quyết định có động thái đưa giàn khoan Hải  Dương 981 vào vùng biển tranh chấp (mặc dù hiện nay Trung Quốc đã chuyển dịch  giàn khoan này ra sau khi đã tạo ra căng thẳng ở khu vực), bà Tôn Vân nói: “Nếu quý vị muốn nhìn vào lý do đằng sau hành vi này, quý vị có thể tin rằng  Trung Quốc có thêm những lý do khác: Trung Quốc cảm thấy mình mạnh hơn trước  đây.

Bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về vấn đề châu Á

Bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về vấn đề châu Á, Viện  CSIS, Washington DC. Hoa Kỳ.

“Lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình có một hình thức chính sách quả  quyết hơn, và nếu quý vị nói chuyện với các nhà phân tích ở Trung Quốc, người ta  sẽ đem lại cho quý vị một ý nghĩ rằng Trung Quốc không còn là một Trung Quốc của  mười năm trước nữa. “Trung Quốc xứng đáng được hơn nữa một chút, và thậm chí còn có một ý nghĩ về  sự ảnh hưởng ở trong khu vực. “Có rất nhiều tầng lý do giải thích vì sao mà Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan  ở vùng biển tranh chấp này.”

Vì sao Hoa Kỳ muốn can thiệp?

Bà Bonnie Glaser, chuyên gia cao cấp từ Viện CSIS từ Washington, Hoa Kỳ nói  thêm với cuộc tọa đàm của BBC về động cơ của Trung Quốc trong vụ hạ đặt giàn  khoan HD-981 vừa qua. Bà nói: “Tôi cũng muốn bổ sung một điều vào giải thích của chị Tôn Vân về  động cơ của Trung Quốc, tôi tin rằng Trung Quốc triển khai giàn khoan đó một  phần để gây áp lực với Việt Nam để buộc Việt Nam vào các làm ăn chung (phát  triển chung).

“Hoa Kỳ lo lắng về việc Trung Quốc sử dụng áp  lực, áp bức nhắm vào các nước láng giềng, đe dọa tự do hàng hải và sự vi phạm  luật quốc tế nói chung trong khu vực. Do đó, Hoa Kỳ hiện đang thực thi một vai  trò chủ động ngày một gia tăng” – Bonnie Glaser

“Tôi nghĩ thông điệp được gửi ra là nếu anh (Việt Nam) không tham gia vào các  làm ăn chung với Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ tiến tới và sẽ đơn phương khoan  (dầu, khí) trong vùng biển tranh chấp. Do đó tôi nghĩ đây cũng là những nhân tố  cần được cân nhắc.” Khi được hỏi về việc tại sao Hoa Kỳ cảm thẩy rằng mình phải can thiệp vào vấn  đề căng thẳng, xung đột ở khu vực Biển Đông, đặc biệt sau khi Tổng thống Obama  bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ trợ lại với một vai trò của một tác nhân lớn ở khu vực  châu Á – Thái Bình Dương, và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel phê phán Trung  Quốc ‘gây bất ổn’ ở vùng biển, bà Glaser nói: “Đối với chính sách của Hoa Kỳ, tôi có mặt tại Đối thoại Shangri-La khi ông  Chuck Hagel đưa ra phát biểu, và tôi nghĩ rằng đây là một trong những loạt thông  điệp mà Hoa Kỳ đã đang đưa ra, chúng tôi cũng đã nghe thấy Trợ lý của Ngoại  trưởng Mỹ, Daniel R. Russel, đưa ra nhiều lời chứng ở Quốc hội (Mỹ), chỉ thẳng  tay vào Trung Quốc phê phán nước này đã có những hành động gây bất ổn định ở  Biển Đông. “Hoa Kỳ lo lắng về việc Trung Quốc sử dụng áp lực, áp bức nhắm vào các nước  láng giềng, đe dọa tự do hàng hải và sự vi phạm luật quốc tế nói chung trong khu  vực.

Hồng Nga của BBC tiếng Việt tới khu vực Hoàng Sa ngay trước khi  giàn khoan được chuyển đi.

“Do đó, Hoa Kỳ hiện đang thực thi một vai trò chủ động ngày một gia tăng. Gần  đây, giới chức Hoa Kỳ thúc đẩy một đề xuất rằng các quốc gia tuyên bố chủ quyền  ngưng lại việc xây dựng trên các hòn đảo (tranh chấp), việc này đã không được  các nước hoan nghênh. “Philippines đã ủng hộ đề xuất này, nhưng đây là một điều mà Hoa Kỳ tin tưởng  mạnh mẽ, đặc biệt bởi vì Trung Quốc hiện nay đang tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở  nhiều nơi, kể cả những nơi họ lấy cả những mỏm đá rất nhỏ, mà ngay cả khi thủy  triều rất thấp cũng khó lòng nổi lên trên mặt biển. “Và sau đó biến chúng thành cơ sở mở rộng những vùng lãnh thổ lớn hơn…”

‘Làm chứng trong cuộc đối đầu’

Gần đây, phóng viên Hồng Nga của BBC có dịp tới thăm khu vực Hoàng Sa trên  một tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam gần khu vực giàn khoan HD-981 được  hạ đặt, không lâu trước khi giàn khoan này được rời đi.

“Từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan của họ vào  bên trong vùng biển, họ cũng triển khai một số lượng đông đảo lấn lướt các tàu,  thuyền, các tàu tuần duyên, tàu hải giám để bảo vệ giàn khoan này” – Phóng viên Hồng Nga của  BBC

Hồng Nga nói cuộc tọa đàm về lý do tại sao các tàu tuần tra này lại có mặt ở  đó: “Các tàu này của Việt Nam được yêu cầu tới khu vực gần quần đảo Hoàng Sa để  bảo vệ cho các tàu của Việt Nam. “Bởi vì kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan của họ vào bên trong vùng biển,  họ cũng triển khai một số lượng đông đảo lấn lướt các tàu, thuyền, các tàu tuần  duyên, tàu hải giám để bảo vệ giàn khoan này. “Do đó đã có một cuộc đối đầu kể từ đầu tháng Năm và các tàu tuần duyên của  Việt Nam được gửi tới đó để bảo vệ các tàu của Việt Nam. “Và họ cũng gửi một số nhà báo, trong đó có các nhà báo của nước ngoài, tới  đó để chứng kiến những gì đang xảy ra ở khu vực.”

Chủ quyền hay tài nguyên?

Phó Giáo sư Charmaine Misalucha nói Philippines cần có tài nguyên ở vùng biển.

Trước câu hỏi liệu có nguyên nhân kinh tế nào đằng sau các tuyên bố và thúc  đẩy tuyên bố chủ quyền của các quốc gia trên Biển Đông, như trường hợp  Philippines tuyên bố chủ quyền ở khu vực đối lại Trung Quốc, Phó Giáo sư  Charmaine Misalucha, từ Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học De La Salle  University, Philippines nói: “Tôi phải thừa nhận rằng Philippines đằng sau việc chúng tôi muốn tuyên bố  chủ quyền với những vùng đảo đó, “Chúng tôi không có đủ tài nguyên thiên nhiên, do đó chúng tôi phải thăm dò  và khai thác bất cứ tài nguyên thiên nhiên nào ở đó.

“Kinh tế chỉ là một lý do, chủ quyền (lãnh  thổ) đối với mọi người Việt Nam là một điều thiêng liêng và rất quan trọng. Do  đó, người Việt Nam muốn bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán” – Luật sư Hoàng Việt, Liên đoàn Luật sư Việt  Nam

“Và đây cũng là chính sách tham dự và hợp tác giữa các quốc gia ở khu vực,  cũng như với những lý do khác sau đó. “Hợp tác là điều cần đến, hơn là việc tự cho, tự tuyên bố, khăng khăng rằng  bất cứ khu vực tranh cãi nào là thuộc về một quốc gia nào đó.” Về động cơ tuyên bố và khẳng định tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, luật sư  Hoàng Việt, từ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (VBF) nêu quan điểm với BBC: “Cho tới nay, Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và  Trường Sa, và Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển,  vùng (đặc quyền) kinh tế, thềm lục địa chiểu theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật  biển (UNCLOS). “Nhưng lý do kinh tế chỉ là một lý do, chủ quyền (lãnh thổ) đối với mọi người  Việt Nam là một điều thiêng liêng và rất quan trọng. “Do đó, người Việt Nam muốn bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài  phán.”