Henry Kissinger đã bỏ rơi miền Nam Việt Nam như thế nào
Stephen Young – Phạm Ðức Duy dịch – 25/01/2023
Thứ Sáu này là kỷ niệm 50 năm Hiệp định Hòa bình Paris của Henry Kissinger. Hiệp định đó đáng lẽ là để chấm dứt cuộc chiến Việt Nam bằng cách khẳng định quyền của những người Việt quốc gia không cộng sản có được một đất nước tự do và độc lập ở miền Nam Việt Nam.
Đáng tiếc, thỏa thuận của Kissinger không phải vì hòa bình mà chỉ là một hiệp định đình chiến, trong thời gian đó Cộng sản Bắc Việt đồng ý sẽ tạm dừng những cuộc xâm lược tại miền Nam. Chỉ đến tháng 12 năm 1972, Tổng thống Richard Nixon cuối cùng mới nhận ra những điều mà Kissinger đã thất bại trong các cuộc đàm phán bí mật với Hà Nội. Vào ngày 14 tháng 12, Kissinger đã thất vọng buột miệng thú thật với TT Nixon rằng các điều khoản dàn xếp được đề xuất tính đến ngày đó là “gần đạt được thỏa thuận”.
Vài phút sau, Nixon nhận ra Hà Nội “chỉ sử dụng các cuộc đàm phán này cho mục đích… không phải để chấm dứt chiến tranh, mà là tiếp tục cuộc chiến dưới một hình thức khác…
Kissinger trả lời: “Vì vậy, chúng tôi đã đi đến kết luận miễn cưỡng rằng – đúng như ngài vừa nói rất rõ, thưa Tổng thống – rằng đây không phải là một văn kiện hòa bình. Đây là một văn kiện cho chiến tranh vĩnh viễn, mà họ tạo ra…
Nixon: “Chiến tranh vĩnh viễn ở Nam Việt Nam…”
Kissinger khẳng định: “Đúng thế”.
Nixon nói tiếp: “và hòa bình ở Bắc Việt Nam. Nôm na là như vậy.
Kissinger: “Đúng vậy…”
Nixon sau đó tập trung vào việc Kissinger bỏ rơi miền Nam Việt Nam: “Hòa bình ở miền Bắc Việt Nam và chiến tranh vĩnh viễn ở miền Nam Việt Nam, với Hoa Kỳ – và Hoa Kỳ hợp tác với họ trong việc… áp đặt một chính phủ cộng sản lên người dân miền Nam Việt Nam trái với ý muốn của họ.
Nixon sau đó suy nghĩ về những gì ông thực sự mong muốn: “Chúng ta là bên mong muốn hòa bình ở Việt Nam, cho cả hai bên. Và hãy để tương lai của đất nước nghèo khổ này được quyết định bởi nhân dân miền Nam Việt Nam, chứ không phải trên chiến trường. Đó mới chính là những đề xuất của chúng ta. Chúng ta kêu gọi miền Nam và chúng ta kêu gọi miền Bắc đồng ý với điều này. Kêu gọi cả hai bên cùng đồng ý.
Điều gì đã xảy ra sai?
Không có sự cho phép của Tổng Thống và sau đó không báo cáo với Nixon, vào ngày 9 tháng 1 năm 1971, Kissinger đã nói với Đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin một kế hoạch để Hà Nội rút quân tại miền Nam Việt Nam sau khi ký một hiệp định hòa bình và sau này, không có sự phản đối của Hoa Kỳ, sẽ tiếp tục cuộc chiến xâm lược miền Nam. Khi kể lại với Moscow cuộc nói chuyện với Kissinger, Dobrynin cũng báo cáo “Kissinger đã đưa ra một nhận xét khá kỳ lạ rằng cuối cùng thì mối quan tâm sẽ không còn là của họ, của người Mỹ, mà là của chính người Việt Nam nếu một lúc nào đó sau khi Mỹ rút quân hai bên Nam Bắc lại đánh nhau một lần nữa.
Cùng lúc đó, bản báo cáo của Kissinger gửi cho Tổng thống Nixon về cuộc gặp ngày 9 tháng 1 năm 1971 với Dobrynin đã không đề cập đến những gì ông ta đã đề xuất về tương lai của Nam Việt Nam. Quan điểm công khai của Nixon vào năm 1971 là sự rút lui của các lực lượng Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam ra khỏi miền Nam Việt Nam, để lại hòa bình cho miền Nam Việt Nam.
Vào cuối tháng Giêng 1971, đại sứ Liên Xô tại Hà Nội đã chuyển cho Thủ tướng Bắc Việt nội dung báo cáo của Dobrynin gửi cho Moscow. Cộng sản Bắc Việt được cho biết: “Nếu Hoa Kỳ cam kết rút toàn bộ lực lượng của mình trong một thời hạn nhất định và có thể không yêu cầu Hà Nội đồng thời phải rút quân khỏi miền Nam… thì Bắc Việt phải cam kết tôn trọng lệnh ngừng bắn trong thời gian Hoa Kỳ rút quân, cộng với một một thời gian nhất định, không quá lâu, sau khi Hoa Kỳ rút quân… Nếu sau đó lại nổ ra chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam, cuộc xung đột đó sẽ không còn là chuyện của Hoa Kỳ nữa.
Như vậy cam kết của Kissinger là nói chuyện với kẻ thù sau lưng những người Việt quốc gia và Washington sẽ phủi tay, không quan tâm gì tới họ.
Hà Nội sử dụng một cựu quan chức thuộc địa Pháp, Jean Sainteny, để thông báo cho Kissinger trong bữa ăn trưa ngày 25 tháng 5 năm 1971, rằng Bắc Việt đã chấp nhận đề nghị của Kissinger. Kissinger nói với Nixon là ông ta đã gặp Sainteny nhưng không nói chi tiết về cuộc trò chuyện của họ. Ngày 31 tháng 5 năm 1971, trong cuộc gặp bí mật với các nhà ngoại giao Bắc Việt tại Paris, Kissinger đưa ra đề xuất rằng Hà Nội không cần rút quân khỏi miền Nam. Kissinger kết thúc nhận xét của mình: “Khi các lực lượng cuối cùng của Hoa Kỳ rút đi, tương lai chính trị của Nam Việt Nam sẽ phải được giao cho người Việt Nam.” Nhận xét này đã không được báo cáo cho Nixon.
Vào ngày 9 và 10 tháng 7 năm 1971, Kissinger ở Bắc Kinh gặp Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai để sắp xếp cho chuyến đi lịch sử của Tổng thống Nixon tới Bắc Kinh gặp Mao Trạch Đông. Nhân tiện, Kissinger nói với Chu về đề xuất lần đầu tiên được đưa ra trước Đại sứ Liên Xô Dobrynin. Trang năm trong tài liệu tóm tắt của Kissinger chuẩn bị cho cuộc gặp của ông ta với Chu có đoạn: “Thay mặt Tổng thống Nixon, tôi muốn trịnh trọng đảm bảo với Thủ tướng rằng Hoa Kỳ sẵn sàng dàn xếp để thực sự để lại sự tiến triển chính trị của Việt Nam cho người Việt Nam quyết định mà thôi. Chúng tôi sẵn sàng rút toàn bộ lực lượng của mình vào một ngày ấn định và để thực tế khách quan định hình tương lai chính trị.
Kissinger đã không nói với Tổng Thống của mình rằng ông ta đã thực hiện cam kết này với những người Cộng sản Trung Hoa. Ở lề trái của trang đó, Kissinger viết thêm, “Chúng tôi muốn có một khoảng thời gian hợp lý.
Miền Nam Việt Nam và Nixon đã không biết đầy đủ về dự định kết thúc trò chơi của Kissinger đối với Nam Việt Nam cho đến tháng 10 năm 1972, khi ông ta đạt được thỏa thuận với Hà Nội về văn bản của một hiệp định hòa bình và trình bày những gì đã được đề xuất cho hai Tổng thống Thiệu và Nixon. Vào thời điểm đó, trước sự phản đối quyết liệt đối với cuộc chiến Việt Nam từ đảng Dân chủ tại Quốc hội, Nixon không thể rút lại sự nhượng bộ của Kissinger về việc Hà Nội có thể để lại quân đội tại miền Nam Việt Nam.
Nhưng trong hai tháng 11 và 12 năm 1972, với sự hỗ trợ của Alexander Haig, TT Nixon đã cố gắng một cách tuyệt vọng để sửa đổi dự thảo hiệp định hòa bình của Kissinger theo cách có thể làm tăng khả năng sống sót của miền Nam Việt Nam, cho phép ký kết hiệp định hòa bình và tạo điều kiện để các đảng viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội sẵn sàng đồng ý thông qua các ngân khoản mới cho viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam.
Nhưng những nỗ lực của Nixon đã quá muộn. Nước Mỹ đang trên đà thua dần cuộc chiến đầu tiên.
January 25, 2023
Stephen B. Young, cựu Khoa Trưởng Khoa Luật Đại học Hamline, là tác giả của cuốn “Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War”, sẽ được xuất bản vào tháng Tư bởi nhà xuất bản Real Clear
Stephen Young (English) – Phạm Ðức Duy (Vietnamese)
Source:
https://www.washingtonexaminer.com/opinion/how-henry-kissinger-abandoned-south-vietnam
Washington Examiner – Opinion
How Henry Kissinger abandoned South Vietnam
This Friday is the fiftieth anniversary of Henry Kissinger’s Paris Peace Agreement. That agreement supposedly ended the Vietnam War by affirming the right of the Vietnamese nationalists to have a free and independent country in South Vietnam.
Unfortunately, Kissinger’s agreement was not for peace but only for a truce, during which time the Communists in North Vietnam agreed that they would pause their war of conquest. Only in December 1972 did President Richard Nixon finally realize what Kissinger failed to accomplish in his secret negotiations with Hanoi. On Dec. 14, a frustrated Kissinger let the truth slip from his mouth, telling Nixon that the terms of the proposed settlement as of that date were “close to a sell-out.”
A few minutes later, Nixon observed that Hanoi was “using these negotiations solely for the purpose… not of ending the war, but of continuing the war in a different form….”
Kissinger replied: “So, we have come to the reluctant conclusion that — you have expressed it very well right now, Mr. President — that this wasn’t a peace document. This was a document for perpetual warfare, in which they create….”
Nixon: “Perpetual warfare in South Vietnam….”
Kissinger affirmed him: “That’s right.”
Nixon continued: “and peace in North Vietnam. That’s the way to put it.”
Kissinger: “That’s right…”
Nixon then focused on Kissinger’s abandonment of South Vietnam: “Peace in North Vietnam and perpetual warfare in South Vietnam, with the United States — and the United States cooperating with them in… imposing a Communist government on the people of South Vietnam against their will.”
Nixon then reflects on what he really wanted: “We are the party that wants peace in Vietnam, for both sides. And let the future of this poor, suffering country be determined by the people of South Vietnam and not on the battlefield. That’s what our proposal is. We call on the South and we call on the North to agree to this kind of thing. Call on them both to agree.”
What had gone wrong?
Without authorization from his president and without afterwards reporting to Nixon, on Jan. 9, 1971, Kissinger had floated with Soviet Ambassador Anatoly Dobrynin a plan to let Hanoi leave its army inside South Vietnam after signing a peace agreement and then later, without objection from the U.S., resume its war of conquest. Recounting his conversation with Kissinger, Dobrynin also reported to his Ministry in Moscow that “Kissinger made a rather curious remark that ultimately it will no longer be their, the Americans’, concern, but that of the Vietnamese themselves if sometime after the U.S. troop withdrawal they start fighting with each other again.”
Kissinger’s parallel report to President Nixon of that Jan. 9, 1971 meeting with Dobrynin did not mention what he had proposed about the future of South Vietnam. Nixon’s public position in 1971 was reciprocal withdrawals of U.S. and North Vietnamese forces from South Vietnam, leaving the South Vietnamese in peace.
In late January, the Soviet ambassador in Hanoi passed on to North Vietnam’s prime minister the substance of Dobrynin’s report to Moscow. The Vietnamese Communists were told: “If the U.S. undertakes to withdraw all its forces by a certain time limit and possibly does not demand a simultaneous withdrawal of DRVN forces from SVN … the North Vietnamese should undertake to respect a ceasefire during the U.S. withdrawal plus a certain period of time, not too long, after the U.S.withdrawal. … If thereafter war breaks out again between North and South Vietnam, that conflict will no longer be an American affair.”
Thus was Kissinger’s commitment that Washington would wash its hands of all concern for the Vietnamese nationalists communicated to their enemy behind their backs.
Hanoi used a former French colonial official, Jean Sainteny, to inform Kissinger during a lunch on May 25, 1971, that it had accepted Kissinger’s proposal. Kissinger told Nixon that he had met with Sainteny but did not elaborate on their conversation. On May 31, 1971, in his secret meeting with North Vietnamese diplomats in Paris, Kissinger tabled a proposal that Hanoi need not withdraw its troops from South Vietnam. Kissinger ended his remarks by saying, “When U.S. forces are finally withdrawn, the political future of South Vietnam will have to be left to the Vietnamese.” This comment was not reported to Nixon.
On July 9 and 10, 1971, Kissinger was in Beijing meeting with Chinese Communist Premier Zhou Enlai to arrange for President Nixon’s historic trip to Beijing to meet with Mao Zedong. In passing, Kissinger told Premier Zhou of the proposal first put before Soviet Ambassador Dobrynin. Page five of Kissinger’s briefing paper prepared for his meeting with Zhou reads, “On behalf of President Nixon I want to assure the Prime Minister solemnly that the United States is prepared to make a settlement that will truly leave the political evolution of Vietnam to the Vietnamese alone. We are ready to withdraw all our forces by a fixed date and let objective realities shape the political future.”
Kissinger did not tell his president that he had made this commitment to the Chinese Communists. In the left margin of that page, Kissinger wrote, “We want a decent interval.”
The South Vietnamese and Nixon did not fully learn of Kissinger’s intended end game for South Vietnam until October 1972, when he reached an agreement with Hanoi on the text of a peace agreement and presented the proposed agreement to Presidents Thieu and Nixon. By that point, Nixon could not withdraw Kissinger’s concession that Hanoi could leave its army inside South Vietnam, given the fierce opposition to the war from the Democrats in Congress.
But in November and December 1972, with the assistance of Alexander Haig, Nixon tried desperately to modify Kissinger’s draft peace agreement in a way that would increase South Vietnam’s odds of survival, permit a peace agreement to be signed, and leave the Congressional Democrats willing to approve new appropriations for military assistance to South Vietnam.
His efforts were too little too late. America was steadily on course to lose its first war.
Stephen B. Young, former dean of the Hamline University School of Law, is the author of Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War, to be published in April by Real Clear Publishing.