Việt Nam mở rộng ‘đáng kể’ Trường Sa để chống Trung cộng?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Việt Nam mở rộng ‘đáng kể’ Trường Sa để chống Trung cộng?

Quí Bạn thân mến,
Việt Nam đang mở rộng ‘đáng kể’ Trường Sa có phải để chuẩn bị chống Trung cộng nhằm thâu hồi lại Hoàng Sa và Trường Sa? 
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) của Mỹ vừa công bố qua hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam đã tiến hành mở rộng đáng kể công việc nạo vét và bồi đắp tại một số tiền đồn ở Trường Sa tại 4 đảo Nam Yết, Phan Vinh, Sơn Ca và Tiên Nữ “đã tạo ra khoảng 170ha đất mới và nâng tổng diện tích mà Việt Nam đã mở rộng trong thập kỷ qua lên gần 220ha, nhưng còn kém xa so với 3.200 mẫu (gần 1.230ha) đất do Trung Quốc mở rộng tại Trường Sa từ năm 2013 đến 2016. (Xem link https://www.voatiengviet.com/a/csis-viet-nam-mo-rong-dang-ke-truong-sa/6877748.html )

CSIS: Việt Nam mở rộng 'đáng kể' Trường Sa | VOA Tiếng Việt - YouTube

Trung Quốc đã hoàn tất biến các đảo Trường Sa của VN thành bệ phóng tên lửa hạt nhân ở Biển Đông

Những hình ảnh mới đưa ra bức tranh chi tiết nhất về các căn cứ quân sự mà Trung Quốc đã dành phần lớn thời gian nhất trong thập kỷ để xây dựng trên các rạn san hô và đảo san hô xa xôi ở Biển Đông, khi nước này cố gắng đưa ra yêu sách đối với toàn bộ khu vực [ https://www.dailymail.co.uk/news/article-11381107/South-China-Sea-New-images-reveal-extent-Beijings-military-build-up.html ]

Ngược dòng thời gian hãy nghe ông Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa V Tổng Biên tập Báo Nhân dân csVN tuyên bố ngay sau khi Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa năm 1973 : “Vì ta bận đánh Mỹ,… nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng Hoàng Sạ Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho mình”, ông Lê Đức Thọ cũng khẳng định “Cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam của ta rất cần sự giúp đỡ của Trung Quốc cho nên ta ủng hộ bạn. Họ có giải phóng Hoàng Sa giúp ta, thì sau này cũng trả lại cho ta thôi !”

Theo Báo Tuổi Trẻ trong nước đăng ngày 18-4- 2020 [ https://tuoitrẹvn/trung-quoc-ngang-nguoc-lap-chinh-quyen-quan-ly-hoang-sa-truong-sa-cua-viet-nam-20200418192224294.htm ] Chính phủ Trung Quốc đã ra quyết định thành lập huyện đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) thuộc thành phố Tam Sa đã thành lập vào năm 2012 để quản lý “Tây Sa,Trung Sa và Nam Sa” – cách Bắc Kinh gọi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam luôn tuyên bố có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế về Luật biển UNCLOS 1982.

Nhưng cho đến nay sau gần 50 năm kiên định với CNXH như TQ, VN bị trói buộc bởi những khẩu hiệu mơ hồ, viễn vông, không tưởng, làm cho TQ không những không trả lại Hoàng Sa [Paracel Islands] mà còn chiếm thêm một số đảo khác ở quần đảo Trường Sa [Spratly Islands] và xây dựng căn cứ quân sự tại đó từ năm 2013, biến một phần biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc thành căn cứ quân sự để TQ tấn công một nước khác.

Theo tờ Bưu Ðiện Hoa Nam ngày 21/3/2022 cho biết Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba trong số các hòn đảo trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông mà VN tuyên bố có chủ quyền, bằng cách trang bị cho chúng các hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không, thiết bị gây nhiễu và laser cũng như máy bay chiến đấu Đô đốc John C Aquilino của Hoa Kỳ cho biết. [Nguồn https://www.scmp.com/news/china/military/article/3171203/china-has-fully-militariseđislands-south-china-sea-threatening]

Vào ngày 18 tháng 11, Đô đốc Samuel Paparo, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, thừa nhận với các phóng viên quân sự ở Washington rằng Trung Quốc đã triển khai các tàu ngầm hạt nhân SLBM JL-3, 6 chiếc SSBN Type 094, mang lại khả năng tấn công Hoa Kỳ từ vùng biển gần bờ biển Hoa Kỳ.

Gần đây theo tiết lộ của tờ Asia Times [ https://asiatimes.com/2022/11/china-making-south-china-sea-a-nuclear-missile-launchpad/ ] ngày 22 tháng 11 năm 2022, Trung Quốc đã hoàn tất biến các đảo Trường Sa của VN thành bệ phóng tên lửa hạt nhân ở Biển Đông cùng là nơi trú ẩn cho các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc (SLBM) mang tên lửa đạn đạo (SSBN) JL-3 có tầm bắn lên tới 10.000 km nhằm giúp Trung Quốc tiến một bước gần hơn đến việc biến các đảo chiếm được của Việt Nam ở Biển Đông thành nơi trú ẩn cho các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) có thể bắn thẳng vào lục địa Hoa Kỳ

Theo Sách trắng Quốc phòng năm 2019 nêu rõ Chính sách Quốc phòng “bốn không” của Việt Nam là Việt Nam không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia;không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Do đó khi VN :

1/- Không kiện TQ ra tòa quốc tế để khẳng định chủ quyền của Hoàng Sa (HS) và Trường Sa (TS) trước Luật pháp Quốc Tế như Phi đã làm để có nền tảng Luật Pháp Quốc tế căn bản khi đối phó với các tranh chấp về chủ quyền, kinh tế, ngoại giao kể cả quân sự trong tương lai

2/- Không có hành động quyết liệt, dứt khoát để đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa và vẫn im lặng suốt 10 năm khi TQ xây dựng căn cứ quân sự tại Trường Sa, một là VN mặc nhiên công nhận TS là của TQ hoặc là mặc nhiên cho “cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác” nó mâu thuẫn với chính sách bốn không, do đó chính sách Quốc phòng đó của Việt Nam không còn ý nghĩa nữa mà nó trở thành là “ba không – một có”

3/- Mặt khác, VN lại luôn ca ngợi tình hữu nghị muôn đời, dưới khẩu hiệu “16 chữ Vàng 4 Tốt, “núi liền núi sông liền sông”, “cùng chung vận mệnh” (nhưng với TQ, sông núi ngươi liền với ta là của ta, Biển Ðông là South China Sea, biển Nam Hoa không phải biển Nam Man [bọn man rợ ở phương nam]. Qua bản Tuyên bố giữa hai ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình khi ông Trọng thăm TQ 4 ngày, từ 30/10 – 2/11/2022 được cho là mang tính tích cực cho hòa bình, an ninh lâu dài ở khu vực nhưng trong thực tế có phải là “nhằm giúp Trung Quốc tiến một bước gần hơn đến việc biến các đảo chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa thành nơi trú ẩn cho các tàu ngầm hạt nhân (SLBM) mang tên lửa đạn đạo JL-3 có thể tấn công Hoa Kỳ ”

4/- Vào ngày 1 tháng 5 năm 2014, TQ đưa giàn khoan Hải Dương 981 [Haiyang Shiyou 981] vào khu vực đảo Tri Tôn gần quần đảo Hoàng Sa trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, mãi cho đến hơn 2 tháng sau ngày 16-7 mới rút ra cho thấy VN chỉ có thể phản đối TQ về ngoại giao mà không đủ sức mạnh để buộc HD981 ra khỏi vùng biển này, mặt khác đcsVN cũng không quyết tâm biến VN thành một nước có quan hệ quân sự chiến lược đầy đủ hoặc gia nhập vào các hiệp ước phòng thủ quân sự như Phi, Nhựt Bổn với các nước phát triển như Mỹ – Nhật – Úc – Ấn độ để củng cố thế mạnh trước bất cứ sự đe dọa từ bên ngoài cho nên chính sách bốn không của VN bề ngoài nghe kiêu kỳ, có vẽ như cao tay, tuyệt kế nhưng thực chất bên trong thì ngược lại là tự trói chân tay mình, tự biến mình thành kẻ cô đơn trong khi tự mình không đủ sức mạnh về mọi mặt để chống lại TQ. Lịch sử Dân Tộc ngàn năm chống ngoại xâm chính là “Ý chí Diên Hồng” mà dưới chế độc cs ngoại lai, vong bản là điều không thể .

5/- TQ đã tự ra quyết định thành lập huyện đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) chiếm của VN thuộc về thành phố Tam Sa thành lập vào năm 2012 để quản lý “Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa” thì TQ cũng có thể viện cớ trong trường hợp khẩn cấp hay có chiến tranh, ra quyết định biến các “đặc khu kinh tế” của TQ ở nước ngoài như Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc … thành “đặc khu lưỡng dụng” vừa phát triển kinh tế vừa hổ trợ cho quân sự lúc đó mọi sự đã trở nên quá trễ, VN muốn từ bỏ bốn không cũng không được hoặc kêu gọi giúp đỡ thì cũng không ai có thể giúp.

6/- Từ Trường Sa đến đất liền VN trung bình chỉ có 899 km cho nên tất cả các thành phố lớn của VN như Hà Nội (1.523km), Hải Phòng (1.467) , Ðà Nẵng (899), Nha Trang (500), Cam Ranh (475), Tp-HCM (628km), Bình Dương (666), Cần Thơ ( 695), Phú Quốc (889km) đều nằm trong tầm bắn 10.000 km của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc mang tên lửa đạn đạo JL-3

Việc đứng bên phe cs quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngả sang lề trái XHCN trong chiến tranh lạnh đã đẩy miền bắc VN rơi vào thế phải đánh thay cho cs Nga Tàu để bành trướng CN cộng sản tại Ðông Nam Á, gây nên cuộc nội chiến tương tàn biến cả nước thành bãi chiến trường đâu đâu cũng thấy đầy dãy bãi tha ma và nay sau gần 50 năm xây dựng XHCN đại đa số dân chúng vẫn còn nghèo, chia rẽ, hận thù tiềm ẩn khắp nơi, nhân phẩm bị chà đạp dưới tay giai cấp thống trị mới rất tinh vi độc ác không kém chế độ thực dân phong kiến trước ,

Lệ thuộc vào CNXH đã làm cho VN lệ thuộc vào tư duy, cách hành xử kiểu cs Bắc kinh trong khi mọi lĩnh vực kinh tế xã hội và đời sống nhứt là cho thế hệ trẻ ngày càng đông hơn đang cần một không gian rộng mở, thông thoáng để có được cơ hội bắt kịp theo trào lưu tiến hóa bên ngoài

Thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau trong mọi lĩnh vực, xu hướng giao tiếp, hợp tác để cùng phát triển đang bắt trớn nhanh, toàn diện, sâu xắc đang đẩy lùi nhanh tư duy giáo điều, thiển cận, ngắn tầm, độc tôn, độc đoán, đảng csVN ngày càng trở thành “cây mắc cở ” trước gió vì bất cứ thay đổi nào “KHÔNG XHCN” mà chạm tới thì nó “rụng rời – rúm lại” thì làm sao đất nước có cơ hội thay đổi trong khi bên ngoài luôn tiến tới.

Trên đời không có gì tồn tại mãi theo tiến trình biện chứng của lịch sử

Kim đồng hồ luôn nhích tới – đảng csVN không thể làm ngơ mãi được đâu !

Lê Văn 

CSIS: Việt Nam mở rộng ‘đáng kể’ Trường Sa

15/12/2022


Hình ảnh vệ tinh của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho thấy việc mở rộng các đảo mà Việt Nam chiếm giữ ở Trường Sa.

Hình
ảnh vệ tinh của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) của Mỹ
cho thấy việc mở rộng các đảo mà Việt Nam chiếm giữ ở Trường Sa.

Việt Nam đã tiến hành mở rộng đáng kể công việc nạo vét và bồi đắp
tại một số tiền đồn ở Biển Đông trong nửa cuối năm nay, cho thấy ý định
củng cố thêm nhiều các tuyên bố chủ quyền của mình ở vùng Biển Đông có
tranh chấp, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS).

Báo cáo mới đưa ra của CSIS, có trụ sở ở Washington DC của Mỹ, nói
rằng việc mở rộng của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc và
các nước khác trong khu vực cũng có tranh chấp chủ quyền, đã tạo ra
khoảng 170ha đất mới và nâng tổng diện tích mà Việt Nam đã mở rộng trong
thập kỷ qua lên gần 220ha.

Dựa trên các hình ảnh chụp từ vệ tinh thương mại, chương trình Sáng
kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) của CSIS cho biết các hoạt động mà
Việt Nam tiến hành bao gồm mở rộng công việc bồi đắp tại bốn thực thể
và nạo vét tại năm thực thể khác.

“Quy mô của hoạt động bồi đắp, mặc dù vẫn còn kém xa so với hơn 3.200
mẫu (gần 1.230ha) đất do Trung Quốc mở rộng từ năm 2013 đến 2016, đã
lớn hơn đáng kể so với những nỗ lực trước đây của Việt Nam và cho thấy
một động thái lớn nhằm củng cố vị thế của Việt Nam ở Trường Sa,” báo cáo viết.

image.png

Các công trình và tòa nhà của Trung Quốc tại đảo nhân tạo trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba trong số một số hòn đảo mà nước này xây dựng trong khu vực tranh chấp. Ảnh: Aaron Favila/AP

Báo cáo cho biết phạm vi của hoạt động bồi đắp tại 4 đảo Nam Yết,
Phan Vinh, Sơn Ca và Tiên Nữ “đã mở rộng đáng kể” kể từ khi AMTI ghi
nhận hồi tháng 7.

Việt Nam bắt đầu nạo vét và bồi đắp mới tại Nam Yết, Phan Vinh và Sơn
Ca từ tháng 10/2021, theo AMTI. Phát hiện của AMTI trong báo cáo mới
cho thấy các tiền đồn cỡ vừa của Việt Nam tại ba đảo này đang được mở
rộng với quy mô lớn, với một cảng nạo vét có khả năng tiếp nhận các tàu
lớn hơn được thiết lập tại Nam Yết và Phan Vinh.

Cả Nam Yết, rộng 47ha, và Phan Vinh, rộng 48ha, đều lớn hơn đảo
Trường Sa 39ha, nơi từng là tiền đồn lớn nhất của Việt Nam. Theo AMTI,
Đá Tiên nữ, nơi trước đấy chỉ có hai cấu trúc đặt ụ súng nhỏ, hiện có
26ha đất nhân tạo.

Báo cáo nói rằng Việt Nam đã dùng tàu nạo vét vỏ sò để xúc các phần
của rạn san hô nông và lắng đọng trầm tích để bồi đắp, một quá trình, mà
theo AMTI, ít gây phá hoại hơn so với việc nạo vét bằng máy cắt-hút mà
Trung Quốc sử dụng để xây dựng các đảo nhân tạo.

“Tuy nhiên, các hoạt động nạo vét và bồi đắp của Việt Nam trong năm
2022 là đáng kể và cho thấy ý định củng cố lớn các thực thể mà nước này
chiếm đóng ở Trường Sa,” AMTI nói trong báo cáo.

Viện nghiên cứu của Mỹ cho rằng còn phải xem các tiền đồn mở rộng này sẽ có những cơ sở hạ tầng gì.

“Liệu Trung Quốc và các bên có tuyên bố chủ quyền có phản ứng hay
không và ở mức độ nào sẽ còn phải chờ xem,” báo cáo của AMTI viết.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông với cái gọi là “đường
9 đoạn” mà nước này đơn phương đưa ra nhưng đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế
ở La Haye bác bỏ trong vụ kiện của Philippines cách đây 6 năm. Trung
Quốc đã thiết lập nhiều tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo mà nước
này xây dựng. Việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc đã bị Mỹ, Việt
Nam và nhiều nước phản đối.

Ngoài Việt Nam và Trung Quốc, các nước trong khu vực, gồm Đài Loan,
Malaysia, Philippines và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn
trên vùng biển giàu tài nguyên và có tuyến đường thủy quan trọng của thế
giới.

Một khảo sát của CSIS đưa ra trước đây nói rằng Việt Nam đã âm thầm
nâng cấp việc xây dựng các cơ sở vật chất ở quần đảo Trường Sa nhưng không có ý định quân sự hóa trên vùng Biển Đông như Trung Quốc.

Việt Nam hiện đang chiếm cứ khoảng 50 tiền đồn trải rộng trên 27 thực
thề xung quanh quần đảo Trường Sa. Trong số đó, theo AMTI, chỉ có 10 có
thể được gọi là đảo nhỏ trong khi phần còn lại là các bãi đá ngầm nằm
bên dưới mặt nước

https://www.voatiengviet.com/a/csis-viet-nam-mo-rong-dang-ke-truong-sa/6877748.html