“Chủ Nghĩa Dân Tộc Online” Ở Trung Quốc – Hoàng Đình Khuê

Cac Bai Khac

No sub-categories

“Chủ Nghĩa Dân Tộc Online” Ở Trung Quốc – Hoàng Đình Khuê

Nikkei Staff: Kenji Asada, Aiko Munakata, Marrian Zhou, Cissy Zhou, Grace Li. – 29/12/ 2022.

Tokyo/New York/ Hong Kong: Các cuộc biểu tình tháng 11 vừa qua ở Trung quốc chống lại Zero Covid khắc nghiệt của Tập Cận Bình đã trở thành tiêu điểm toàn cầu là hành động công khai  lớn nhất trong nhiều thập niên.

Một số người biểu tình thậm chí còn kêu gọi Tập Cận Bình từ chức, họ bày tỏ thất vọng trước sự phong tỏa kéo dài đã gây thiệt hại cho nền kinh tế và sinh hoạt của  người dân.

Nhưng một số nhà bình luận nổi tiếng trên mạng xã hội (online) Trung quốc đã nhìn sự kiện dưới góc độ khác. Những cư dân Mạng theo chủ nghĩa dân tộc này đã cáo buộc “thế lực nước ngoài” kích động cơn thịnh nộ; một ý tưởng âm mưu đã được Đảng Cộng sản cầm quyền sử dụng từ lâu để làm mất niềm tin của  những nhà đối lập theo dõi trên mạng xã hội Weibo (một mạng xã hội tương tự Twitter). 

Guyan Muchan, một người có ảnh hưởng lớn từng làm việc cho đoàn thanh niên  Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cảnh báo 6.5 triệu người Trung quốc theo dõi trên  mạng Weibo của cô rằng những người biểu tình không nên bị lợi dụng bởi những người có mưu đồ ngầm. Bình luận của cô được vợ của Triệu Lập Kiên, phát ngôn  viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng tải lại. 

Phản ứng dữ dội chống lại biểu tình nêu bật một sự thay đổi quan trọng, bản chất của Chủ nghĩa Dân tộc Online ở Trung Quốc, một lực lượng có khả năng hạ bệ những người có quyền lực và các thương hiệu nổi tiếng quốc tế. Những chiến dịch yêu nước cực đoan như vậy đã từng được truyền thông nhà  nước điều khiển và chỉ đạo công khai.

Những người yêu nước trên Mạng này thường tuyên bố họ đại diện cho lòng tự hào dân tộc và lòng trung thành sâu sắc của họ đối với đảng Cộng sản cầm quyền. Nhưng những nhà quan sát hoài nghi đặt câu hỏi về mức độ hoài nghi mà thông  điệp dàn dựng bởi nhóm người liên kết với nhà nước. 

Theo cách này tình cảm có thể tạo ra giống như lòng trung thành theo bản năng  nhiều hơn là những lời tuyên truyền của chính phủ. 

Dù bằng cách nào đi nữa sự trỗi dậy của các cá nhân theo “Chủ nghĩa Dân tộc Online” với lượng người khổng lồ theo dõi trên Mạng mang lại rủi ro hay phần thưởng cho các nhà cầm quyền đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đôi khi nhưng người thiết tha yêu nước trên Mạng xã hội có lập trường hung hãn hơn chính quyền ở Bắc Kinh.

Biểu tình Giấy trắng tại Quảng trường Văn hóa Đại học Trung Văn Hồng Kông ngày 29/11/2022

Chẳng hạn khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan vào tháng 8 năm ngoái,  cư dân Mạng còn kêu gọi các nhà cầm quyền của họ phải bắn hạ máy bay  của giới chức cao cấp Washington. Biện minh của họ là trừng phạt Pelosi vì đã  khiêu khích Trung Quốc thông qua chuyến đi của Bà tới hòn đảo tự trị mà Bắc  Kinh cho là một Tỉnh của họ. 

Một cư dân có biệt danh là Chan Xiaoyan đã đăng trên Weibo:”Tôi cảm thấy hụt  hẫng quá! Cũng giống như nhiều người Trung Quốc, tôi tin rằng đất nước chúng tôi sẽ trừng phạt bà ấy; nhưng máy bay chiến đấu của chúng tôi đã hạ gục Pelosi ở đâu? Tại sao đất nước lại do dự như vậy?”

Biến cố Online này có hậu quả đối với Trung Quốc và cách các chính phủ nước  ngoài cũng như các Công ty quốc tế sẽ đối phó với nước này ra sao? Càng ngày những người theo Chủ nghĩa Dân tộc Online càng ủng hộ chính phủ và những người có ảnh hưởng tiềm năng đối với chính sách của chính phủ khi Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba.

“RuHua thịnh nộ”: Làm thế nào những người theo “Chủ nghĩa Dân tộc Online” của Trung Quốc huy động mạnh mẽ một Thuật ngữ (RuHua)? 

Kết tội “RuHua” tương đương với “xúc phạm Trung quốc” đã trở thành câu Thần chú uy tín nhất trên Internet của Trung quốc trong những năm gần đây.

(ND xin lỗi không tìm ra nguồn gốc của thuật ngữ RuHua? – Đây là phiên âm nghĩa đen của RuHua là “Như Hoa”, mà Nikkei Asia tạm dịch tương đương  “xúc phạm Trung quốc”)

Những người sử dụng phương tiện truyền thông Online viện dẫn thuật ngữ này để tấn công những hành vi coi thường văn hóa và lòng yêu nước để bảo vệ chế độ đảng Cộng sản Trung quốc.

Cư dân Mạng và thậm chí các thương hiệu lớn của nước ngoài đã từng nếm mùi sức mạnh làm phá sản danh tiếng của họ.

Nikkei Asia đã phân tích việc sử dụng RuHua trên các bài đăng trên Weibo – Mạng xã hội giống như Twitter bị kiểm duyệt gắt gao của Trung quốc trong 10 năm nay để đưa ra một bức tranh tổng thể về Chủ nghĩa Dân tộc Online đang trỗi  dậy. Thời gian bắt đầu phát động từ năm 2012, năm Tập Cận Bình vừa lên nắm  chính quyền.

Thuật ngữ RuHua lần đầu tiên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung quốc vào đầu những năm 2000 và từ đó bắt đầu lan truyền rộng rãi trong  thập kỷ vừa qua trên mạng xã hội. 

Ta hãy xem diễn tiến tai hại của thuật ngữ RuHua: 

Vào cuối năm 2013, RuHua được sử dụng để chỉ trích diễn viên hài Jimmy  Kimmel của đài truyền hình ABC của Hoa Kỳ về cuộc chuyện trò của ông với nhóm  trẻ về việc giảm nợ của chánh phủ Hoa Kỳ mà phần lớn do Trung quốc nắm giữ. Khi một em gợi ý rằng “giết tất cả mọi người ở Trung quốc có thể giải quyết được  nợ nần”. Kimmel nói rằng đề xuất này là một “ý tưởng thú vị”.  Trên mạng Weibo phản đối dữ dội và sau đó Kimmel phải xin lỗi nói rằng anh ấy  rõ ràng không đồng ý với tuyên bố đó. 

RuHua lại càng phất lên năm 2014 khi một Video clip quay cảnh một người  Trung quốc bị một Câu lạc bộ ở Tây Ban Nha từ chối khi có tấm biển: “Cấm người  Trung quốc và Chó” được phát sóng trên đài truyền hình Tây Ban Nha số 5. 

Việc này gây phản ứng dữ dội trên Weibo. Hàng trăm người phản hồi và kêu gọi  xin lỗi. 

 1  Một người mẫu Trung Quốc dùng đũa vụng về với thức ăn Ý 

– Chủ nghĩa Dân tộc RuHua lại đạt đến đỉnh cao vào tháng 11 năm 2019. Sự kiện này xảy ra sau khi một quảng cáo trên mạng xã hội của thương hiệu thời trang Ý Dolce & Gabbana có hình ảnh một người mẫu Trung quốc đang dùng đũa vụng về để ăn các món ăn Ý. Các bài đăng với cụm từ “xúc phạm Trung quốc” đã đăng lên Weibo trên 7.000 bài mỗi ngày.

– Năm ngoái những ủng hộ viên Chủ nghĩa Dân tộc Online đã kêu gọi tẩy chay các công ty thương hiệu quốc tế bao gồm H&M, Adidas và Nike. Các thương hiệu này  đã từ chối sử dụng bông Tân Cương trong hàng may mặc của họ do nhiều cáo  buộc xúc phạm lao động cưỡng bách, điều mà Trung quốc luôn phủ nhận. Chủ đề này đã tạo ra cơn sóng thần Online giận dữ để ủng hộ Bắc Kinh với hơn  5.000 bài đăng mỗi ngày trên Weibo . Hàng loạt các truyền thông Hoa ngữ tuyên bố ngưng hợp tác với các doanh nghiệp liên hệ.

Sự trỗi dậy của những người yêu Chủ nghĩa Dân tộc Online: 

Nếu một công ty hay một người bí gán cho là RuHua (xúc phạm Trung quốc) trên Internet, điều này có thể gây nguy hiểm cho địa vị và danh tiếng của họ trong  xã hội. Ngược lại một cư dân Mạng được biết đến trung thành Chủ nghĩa Dân tộc  Online và bảo vệ RuHua có cơ hội tốt được nhiều người hâm mộ và có nhiều tiền. Tài khoản cá nhân của những người này tăng rõ ràng trong hai năm nay. Vào năm 2019, 26 trong số 299 tài khoản, tương đương 9% trong số các bài đăng với thuật ngữ RuHua được tài khoản truyền thông nhà nước đăng lại hơn 100 lần.

Các tài khoản cá nhân như The Eagle of God, The Official Account of Diba và  Diguaxiong Laoliu nằm trong số những tài khoản đăng nhiều nhất trong các chiến  dịch RuHua. Mỗi người có một cách trình bày riêng biệt: chẳng hạn như  Diguaxiong Laoliu, là một họa sĩ vẽ tranh biếm họa theo Chủ nghĩa Dân tộc nổi tiếng với những bài bình luận thường xuyên về các sự kiện thời sự. Những người thực hiện coi như họ đã trở thành những nhà lãnh đạo yêu nước nổi  tiếng trên Internet Trung quốc, mỗi người có hàng triệu người theo dõi trên  Weibo. Những tài khoản này đã đăng những tuyên bố RuHua chống lại các doanh  nghiệp và người dân đã xúc phạm Trung quốc. 

Ngày nay Chủ nghĩa Dân tộc đã tạo ra nhiều lưu lượng truy cập Online nhất. Trường hợp điển hình, Seaver Tao một đối tác kinh doanh với một người yêu  nước cực đoan nổi tiếng trên Internet có tên là Niu Tanqin. Seaver Tao cho biết  Niu Tanqin là cựu phóng viên cao cấp của hãng thông tấn nhà nước Trung quốc Tân Hoa Xã, có hơn 4 triệu người theo dõi trên Weibo. 

Chủ nghĩa Dân tộc như một công cụ đề cao tính hợp pháp cùa đảng Cộng sản  Trung quốc: 

Đã có 15 lần tăng đột biến trên mạng xã hội liên quan đến thuật ngữ RuHua, đề cập đến những ngày mà từ này xuất hiện trong hơn 1.000 bài trong ba năm qua. Chánh phủ Trung quốc luôn thúc đẩy niềm tự hào dân tộc thông qua chương trình  giáo dục về lòng yêu nước và tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông. Những nỗ lực này đã gia tăng sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012 và phát động Internet như một chiến trường tối quan trọng đối với trái tim và  khối óc của người dân Trung quốc. 

Suisheng Zhao, giám đốc Trung tâm Hợp tác Trung quốc – Hoa Kỳ tại Đại học  Denver, cho biết tính hợp pháp của đảng Cộng sán Trung quốc luôn là ưu tiên  hàng đầu của các nhà cầm quyền Trung quốc. Chủ nghĩa Dân tộc đã trở thành 

một công cụ tối ưu để đoàn kết các lực lượng trong nước và tái khẳng định Đảng  là nhà lãnh đạo tuyệt đối của Trung quốc. 

Ngoại giao “Chiến Lang” của Trung quốc: 

Sự bùng nổ của Chủ nghĩa Dân tộc Online phù hợp với chính sách ngoại giao hiếu  chiến (Chiến Lang-Wolf War) mà các đại sứ Trung quốc đã áp dụng kể từ khi ông  Tập lên nắm quyền.

Nhưng những rủi ro ngoại giao ngày càng tăng vuột khỏi tầm kiểm soát. Zheng Wang, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hòa Bình và Xung đột tại Đại học Seton Hall, đã tóm tắt hậu quả của việc cổ vũ tinh thần yêu nước cực đoan bằng  một câu thành ngữ Trung quốc: ”Một khi đã cưỡi hổ, khó mà xuống được”. Zheng Wang, tác giả của cuốn sách “Không bao giờ quên nỗi nhục quốc gia” đã  nói: 

“Sau khi đã sử dụng Chủ nghĩa Dân tộc, chính phủ sẽ khó chọn một con đường  khác cho quốc gia – Điều đó khiến chính phủ khó thay đổi chính sách đối ngoại”, mặc dù nhiều người Trung quốc biết rằng hiện tại chính sách không có lợi cho  Trung quốc.  

Ngẫu nhiên hơn về Phân biệt Chủng tộc: 

Một xu hướng quan trọng khác là sự phẫn nộ Online về những lời xúc phạm Trung  quốc đã bắt đầu nhắm vào các công ty trong nước. 

Phản ứng dữ dội chống lại gã khổng lồ bán đồ ăn nhanh (fast food) của Trung  quốc “Three Squirrels” năm ngoái là một ví dụ điển hình. Công ty thực phẩm này  bị phản đối kịch liệt vì xúc phạm đất nước trong một quảng cáo cũ về người mẫu  một mí đã nhái người Trung quốc mắt xếch. Three Squirrels đã xin lỗi và rút quảng  cáo. 

Vào tháng 10, thương hiệu thể thao Trung quốcc Li- Ning đã cảm nhận sức nóng  truyền thông của lò Chủ nghĩa Dân tộc Online. 

Công ty này bị cư dân Mạng chỉ trích vì một số thiết kế quần áo mới nhất giống  quân phục của quân đội Nhật Bản trong Thế chiến II. Công ty đã xin lỗi và thu hồi  sản phẩm.

 t 

 Thương hiệu quần áo TQ “Li-Ning” bị chỉ trích do thiết kế  giống quân phục Nhật 

Hiệu Ứng Weibo: 

Những sự cố này làm Weibo trở thành một trang Web nổi tiếng yêu nước trực tuyến. 

Nền tảng được thành lập vào năm 2009, đã phát triển lên 252 triệu người hoạt động hàng ngày vào năm 2022. Điều này khiến Weibo trở thành truyền thông xã  hội, mang tính dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ nhất ở Trung quốc, đặc biệt khi kêu gọi  tẩy chay một công ty, một người hoặc một quốc gia. 

Weibo đang thu hút ngày càng nhiều giới trẻ. Khoảng 80% người dung, sinh từ năm 1990 trở đi. Phụ nữ chiếm đa số, đặc biệt là các nhóm trẻ hơn. Vai trò của Weibo được minh định thêm là sự kiểm duyệt đã thắt chặt trong thập niên qua. 

Trường hợp nổi bật nhất vào năm 2017, He Weifang, một giáo sư Luật nổi tiếng ở Đại học Bắc Kinh, đã quyết định giữ im lặng trên Weibo sau khi Mạng thông tin  này liên tục chặn các bài đăng của ông. Weibo thậm chí còn cấm ông đăng bài  trong 108 ngày vì quảng bá các giá trị phổ quát và pháp quyền. Khi tài khoản của ông ấy bị đóng vào năm 2017, ông ấy có khoảng 1.9 triệu người  theo dõi. 

Kiểm duyệt sẽ chặt chẽ hơn nữa vào năm tới. Bắc Kinh đang áp đặt các quy tắc  mới được gọi là Luật Bảo vệ Anh hùng và Liệt sĩ. Đảng cho rằng điều đó là cần  thiết vì một số người đã “xuyên tạc lịch sử”. 

Áp lực chính thức được thể hiện trong các hình phạt áp dụng trên các nền tảng truyền thông xã hội. 

Năm ngoái Cục quản lý Không gian Mạng Trung quốc (CAC: Cyberspace  Administration of China) đã áp đặt 45 hình phạt đối với Weibo với tổng số tiền  17.3 triệu nhân dân tệ vì liên tục xuất bản thông tin”bất hợp phát”. 

Những người con yêu nước: 

Không có gì ngạc nhiên khi những người tha thiết yêu nước Online đã phát triển  mạnh trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ đã trở thành những người con  yêu của Đảng. 

Nhiều tài khoản Weibo được xếp hạng cao nhất để bình luận tin tức và các vấn đề an ninh quốc gia được điều hành bởi các nhà lãnh đạo yêu nước. Những người này gồm: Hu Xijin, cựu tổng biên tập tờ báo Lá cải Global Times; Guyan Muchan, môt người có ảnh hưởng thường viết bình luận về các sự kiện  quốc tế; và Tư Mã Nam, nổi tiếng với quan điểm chống Mỹ. 

Họ thường tự cho mình là “nhà bình luận tin tức” hoặc “chuyên viên an ninh quốc  gia” trên trang Weibo của mình, mặc dù nhìn chung họ không cung cấp kiến thức  về các chủ đề thời sự Quốc phòng hay Quân sự. Thay vào đó họ thường viết về các chủ đề như “Số ca tử vong Covid-19 ở Mỹ”; “Ảnh hưởng của nước ngoài với Mạng Internet của Trung quốc” hay những cáo buộc vô căn cứ “Washington  đã xây dựng các phòng vũ khí sinh học ở Ukraine” 

Nikkei đã trích đăng 90 tài khoản các bài đăng yêu nước thường xuyên trên  Weibo và kiểm tra các đối tác giữa các tài khoản đó và tài khoản truyền thông  trong vài năm qua. 

Phân tích của Nikke cho thấy các nhà lãnh đạo có quan niệm yêu nước thường  xuyên đăng lại các phương tiện truyền thông nhà nước như CCTV và Tân Hoa Xã,  nhưng nhiều nhất là Nhân Dân Nhật Báo có 150 triệu người theo dõi trên Weibo, được quản lý của Ủy ban Trung Ương Đảng. 

Cuộc chiến Ukraine tạo thêm động lực cho những người Trung quốc theo Chủ nghĩa Dân tộc Online. Vào khoảng tháng 4, Nhân Dân Nhật Báo đã tuyển chọn  Jin Canrong trên Weibo và phỏng vấn ông ấy về cuộc chiến Ukraine. Jin tuyên bố Mỹ phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột và đang sử dụng Ukraine  như một công cụ. 

Đùa với ngọn lửa Chủ nghĩa Dân tộc: 

Weibo đã thành lập một nền tảng khác cho những người theo Chủ nghĩa Dân tộc vào năm 2022. Những điều này được cho là để khuyến khích các nhà lãnh đạo có quan điểm tạo ra các xu hướng nóng. 

Seaver Tao, đối tác kinh doanh của Niu Tamqin, một người yêu nước cực đoan  trên Internet, cho biết nền tảng này “ưu tiên các tài khoản như tài khỏan của  chúng tôi” cho các chương trình đặc biệt như bình luận. 

Weibo cấp quyền truy cập cho nhiều khán giả hơn với các thẻ bắt đầu bằng những  dấu “#” và những người sáng tạo kiếm được lợi nhuận dựa vào số lượt người  xem. 

Nhưng ngọn lửa trực tuyến của Chủ nghĩa Dân tộc có khả năng gây nguy hiểm  cũng như có lợi cho chính quyền Trung quốc. 

Đại dịch, xung đột Ukraine và chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc  Kinh đã làm leo thang sự đối kháng ở Trung quốc đối với Tây phương, với các nhà  lãnh đạo có quan điểm yêu nước thổi bùng ngọn lửa. 

Lời kết của ND

Chủ nghĩa Dân tộc là một quan niệm và một phong trào cho rằng Dân tộc và Nhà  nước là Một. 

Trong cách mạng Pháp, Chủ nghĩa Dân tộc đặt dân tộc, những người dân trong  một quốc gia là hiện thân của đất nước, trái ngược với quan niệm của chế độ cũ  Vua Pháp là hiện thân của đất nước. 

Do đó Chủ nghĩa Dân tộc là một dân tộc tự mình cai trị, không bị ảnh hưởng từ bên ngoài và được kết nối tự định hướng. 

Vì vậy Chủ nghĩa Dân tộc hướng đến sự phát triển và duy trì bản sắc dân tộc dựa  vào các điểm chung như văn hóa, ngôn ngữ, chủng tộc, tôn giáo.  Vì vậy Chủ nghĩa Dân tộc tìm cách bảo tồn văn hóa của dân. 

Chủ nghĩa Dân tộc thường cảm giác tự hào về những thành tựu của dân tộc và có  sự liên kết chặt chẽ với khái niệm “chủ nghĩa yêu nước”. 

Chủ nghĩa dân tộc rất nguy hiểm nếu vượt quá giới hạn của nó sẽ đưa đến Chủ nghĩa Dân tộc cực đoan. 

Chủ nghĩa Dân tộc cực đoan là xu hướng tư tưởng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc  mình, đặt dân tộc mình ở vị trí cao nhất trong toàn bộ giá trị đi đến khoa trương  bài ngoại, tự phụ coi dân tộc mình là văn minh duy nhất trên thế giới, tất cả còn  lại đều man di mọi rợ. 

Dưới thời Tập Cận Bình, Chủ nghĩa dân tộc ở Trung quốc trở nên đen tối. Mặt tối của nó đã để lại trong lịch sử khá đẫm máu, khi lòng trung thành của một dân tộc đưa đến việc xem thường một dân tộc khác hay những cộng đồng thiểu  số trong nước là ác quỷ. 

Tập Cận Bình cho mình là người ủng hộ Chủ nghĩa Dân tộc, dùng Chủ nghĩa Dân  tộc như một động lực để thực hiện nhiều tham vọng lớn. Đáng sợ nhất là đường  lối ngoại giao trong bang giao kinh tế. 

“Chủ nghĩa Dân tộc là một loại tư tưởng độc hại”, đó là lời phát biểu của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trước các viên chức ngoại giao của mình vào  tháng 1 năm 2019.

– Tháng 11/2018, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong buổi lễ kỷ niệm 100  năm kết thúc Thế chiến I đã tuyên bố: “Chủ nghĩa Dân tộc là phản bội lại chủ nghĩa yêu nước”. 

Ngày nay rất nhiều người trí thức ở phương Tây công khai ghét bỏ Chủ nghĩa Dân  tộc, trong khi vẫn ghi nhận giá trị của chủ nghĩa yêu nước. 

Chúng ta ghi nhận: 

– Chủ nghĩa Dân tộc chân chính và Chủ nghĩa Dân tộc cực đoan, hai biểu hiệu trái  ngược nhau trong quan hệ Chủ nghĩa Quốc tế. 

Trong lịch sử ngày nay, Chủ nghĩa Dân tộc và Chủ nghĩa Quốc tế đều chi phối vấn  đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh hoàn cầu hiện nay, hai chủ nghĩa này đều có sắc thái mới và tác  động mạnh mẽ đến đời sống chính trị nội bộ của các quốc gia dân tộc. Do đó mối  quan hệ này sẽ góp phần giúp các quốc gia dân tộc, vừa bảo đảm lợi ích của mình,  vừa đóng góp sự phát triển chung cho nhân loại. 

Hoàng Đình Khuê 

Ngày 9 tháng 1 năm 2023