Khủng hoảng trái phiếu ở Việt Nam: ‘Bên SCB em có cái này hay lắm’/ Dự án TNR Stars Đồng Văn (Hà Nam): Khách hàng khốn đốn,
Người dân mua trái phiếu thông qua SCB, phản đối đòi tiền tại chi nhánh ngân hàng SCB ở địa chỉ số 49 Trường Thành, Hà Nội28 tháng 12 2022, 16:59 +07
Cuộc
khủng hoảng trái phiếu liên quan đến Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn (SCB) tại Việt Nam đến nay vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều
người rơi vào tình cảnh túng quẫn khi ngày Tết đang đến gần.
Truyền
thông chính thống trong nước vẫn lặng thinh trước cuộc tranh đấu của
các trái chủ ‘bất đắc dĩ’, và đến nay Bộ tài chính và các cơ quan chức
năng vẫn chưa đưa ra giải pháp cụ thể.
Không
còn sự lựa chọn, nhiều nhà đầu tư khắp các tỉnh thành tiếp tục đến các
chi nhánh SCB hay trụ sở Bộ Tài Chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để
đòi tiền, thay vì đấu tranh pháp lý.
Một số người thậm chí nói họ sẽ tăng tần suất đi phản đối đòi tiền lên mỗi ngày.
Một
chuyên gia kinh tế Việt Nam bình luận với BBC rằng có dấu hiệu cho thấy
cách làm của SCB là “hành vi lừa dối cố tình mang tính hệ thống”.
Khủng hoảng trái phiếu ở Việt Nam: Còn cánh cửa nào cho nhà đầu tư?
Việt Nam: Khách hàng kể về quá trình ‘bị lừa’ khi mua trái phiếu qua SCB
Vụ Ngân hàng SCB, có ai nghĩ tới các nạn nhân?
‘Bên SCB em có cái này hay lắm’
Từ
Sài Gòn, hôm 27/12, một trái chủ khác kể với BBC về cách tư vấn theo
kiểu ‘lùa’ người gửi tiền tiết kiệm sang mua trái phiếu của SCB.
Vị khách giấu tên nói đã ‘trót’ bỏ ra 1,5 tỷ đồng vì niềm tin hơn 10 năm cho SCB từ lời mời chào ngọt ngào.
“Tôi
là một khách hàng gửi tiền tiết kiệm hơn 10 năm của ngân hàng SCB.
Trong một, hai năm trở đây thì SCB có gói tiết kiệm linh hoạt, theo nhân
viên tư vấn thì gói này hay hơn gói bình thường, cụ thể là lãi suất sẽ
tăng 0.1% cứ mỗi hai tuần. Tôi thấy gói này hay, vì lãi suất cứ tăng nên
gửi theo gói tiết kiệm này.
“Vào
khoảng tháng Sáu, tôi tới chi nhánh SCB, địa chỉ 51 khu dân cư Ngân
Long, đường Nguyễn Hữu Thọ, Huyện Nhà Bè, TP HCM, thì nhân viên nói ‘bữa
nay có gói này mới nè, số tiền anh nhiều gửi cái này được nè’. Bạn đó
nói gói này y chang gói gửi tiết kiệm linh hoạt lúc trước, nhưng khác
xíu là ‘cứ bốn tuần tăng 0,2%’.
“Tôi
mới nói là ‘ủa cũng y chang gói cũ thì cứ để như cũ’, nhưng nhân viên
tư vấn SCB lại nói là với gói cũ thì lãi suất tăng đến hơn 6% thì sẽ
dừng, buộc tôi phải tất toán và mua lại gói mới.
“Còn
với gói mới này, nhân viên nói là sẽ không tăng chỉ tới hơn 6% đâu, mà
có thể tới 7%, 8%. Tôi mới thấy hay quá, chỉ có bất lợi một chút, là
phải chịu trong vòng 4 tuần, tôi thì cũng không quen tính toán kỹ và vì
cũng không cần tiền gấp, nên tôi quyết định mua.
“Khi
mua thì tôi thấy lâu quá, vì thường 15-20 phút là in xong rồi nhưng hôm
đó, thì bạn nhân viên nói giờ in giấy tờ ra cho tôi ký trước, rồi kêu
một đến hai tuần nữa quay lại. Sau một tuần, tôi hỏi nhân viên sao chưa
thấy giấy tờ gì thì bạn đó nói ‘thông cảm, vài ngày nữa nếu có sẽ nhắn
tôi lên nhận’.
“Nhân
viên không hề nói với tôi là hợp đồng này có liên quan đến đầu tư trái
phiếu, cổ phiếu gì hết, vì nếu nói thì tôi đâu có đầu tư vào kênh này,
vì tôi là chuyên gia về bất động sản.
“Cách
dùng từ của nhân viên tư vấn ‘bên em’ khiến khách hàng lầm tưởng trái
phiếu là sản phẩm của SCB. Họ hay có câu mở miệng ‘Anh ơi, bên SCB em có
cái này hay lắm’, rồi sau đó tôi hỏi là cái gì thì nhân viên chỉ tập
trung vào các vấn đề như lãi suất mà thôi.
“Cả
hai tháng qua, tôi không thấy báo, đài, tivi trong nước đả động gì đến
vấn đề này, trong khi tôi lại rất nôn nóng vì tiền bạc công sức của
mình. Sau đó tôi đăng bài lên group trên Facebook nhằm tìm kiếm sự giúp
đỡ.
“Bạn
nhân viên tư vấn cho tôi đã nghỉ việc tại SCB, sau đó khi tôi hỏi tình
hình thì bạn đó đưa cho tôi số địa chỉ và số điện thoại hotline của SCB
cho tôi.
“Cách
đây một tháng tôi mới lên văn phòng SCB, thì trưởng phòng tại đó nói
‘thông cảm, tụi em chỉ là bên môi giới’ và ghi nhận ý kiến của tôi và
nói sẽ chuyển lên cơ quan xử lý như Bộ Công an, và kêu tôi chờ đợi.
“SCB
hiện giờ hay có một câu nói có thể gây lầm tưởng như ‘mấy cái này lên
tới Bộ Công an rồi anh ơi, tụi em có làm được gì đâu, đợi trên đó giải
quyết’. Tôi cũng không rõ Bộ Công an đang xử lý như thế nào, rồi tài sản
của nhà đầu tư sẽ ra sao.
“Tôi
cũng có nói là tôi đến SCB với mục đích chính là gửi tiết kiệm thôi,
chứ nếu tôi muốn mua trái phiếu của An Đông thì tôi lên An Đông mà mua
chứ vào SCB làm gì.
“Giờ
tôi đâu có giấy tờ gì bằng chứng nào khác ngoài hợp đồng mua trái
phiếu. Theo tôi, cơ quan nhà nước nếu muốn giải quyết tới nơi tới chốn
thì cần phải trích xuất thông tin từ camera tại ngân hàng SCB.”
Khủng hoảng trái phiếu ở Việt Nam: Còn cánh cửa nào cho nhà đầu tư?
Việt Nam: Khách hàng kể về quá trình ‘bị lừa’ khi mua trái phiếu qua SCB
‘Hệ thống’ và ‘cố tình’?
Hai trái chủ khác ở Đà Nẵng và Sài Gòn cũng kể những câu chuyện tương tự, với một điểm chung là họ đều nói đã “bị lừa”.
Cụ
thể các nhà đầu tư không được giải thích rõ ràng thế nào là trái phiếu
mà thay vào đó chỉ được nói là gói tiết kiệm linh hoạt, lãi suất cao
trong 31 ngày.
BBC
đặt câu hỏi cho một chuyên gia kinh tế tại Việt Nam là liệu có khả năng
SCB vi phạm ‘misrepresentation’ (khai báo sai), như ‘khuyến dụ’ nhà đầu
tư, mặc dù quá trình điều tra vẫn đang được tiến hành.
Và
nếu có, thì đây là dấu hiệu ‘innocent misrepresentation’ (vô ý khai báo
sai), ‘negligent misrepresentation’ (khai báo sai do cẩu thả) hay là
‘fraudulent misrepresentation’ (khai báo sai gian lận).
Ngày 28/12, Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, Giám đốc Điều hành (CEO) từ Thinking School trả lời với BBC như sau:
“Dựa
trên các quan sát (nghe và thấy từ các clip do nạn nhân chia sẻ trên
mạng xã hội), tôi cho là đây không thể là ‘innocent misrepresentation’,
mà có dấu hiệu của ‘fraudulent mispresentation’ – một sự lừa dối với các
lý do như sau đây.
“Xét
về phía nạn nhân, chúng ta có thể thấy số lượng nạn nhân lớn: theo ước
tính có hàng chục ngàn người. Họ đều là khách hàng đang có giao dịch tại
SCB (gửi tiền hay sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng).
“Các
nạn nhân đều có lời khai giống nhau là họ không biết gì về trái phiếu
và được nhân viên ngân hàng tư vấn như, thứ nhất, đây là gói tiết kiệm
linh hoạt, thứ hai, đây là sản phẩm của SCB, thứ ba, lãi suất cao, và
thứ tư là họ không được tư vấn gì về trái phiếu hay về công ty An Đông
(thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).
Một
số nạn nhân khác còn cho là đã được tư vấn là đây là sản phẩm chỉ dành
cho khách hàng VIP có lượng tiền gửi lớn. Họ không được nhân viên tư vấn
cho đọc các hợp đồng và chứng từ mà chỉ được yêu cầu ký tên trên các
văn bản này.”
Khủng hoảng trái phiếu ở Việt Nam: Còn cánh cửa nào cho nhà đầu tư?
Việt Nam: Khách hàng kể về quá trình ‘bị lừa’ khi mua trái phiếu qua SCB
Khủng hoảng trái phiếu bất động sản VN: ‘Một số nhà phát hành rất khôn lỏi’?
Từ đó, Tiến sĩ Vũ Thế Dũng nhận định:
“Nếu
chỉ một vài khách hàng tố cáo thì có thể đây là sai phạm vô tình của
một vài nhân viên tư vấn ở một vài chi nhánh. Nhưng với số lượng rất lớn
khách hàng (bây giờ là nạn nhân) ở rất nhiều chi nhánh trên toàn quốc
(có thể thấy các clip nạn nhân chia sẻ ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha
Trang…) với lời khai giống nhau thì có dấu hiệu cho thấy đây là hành
vi lừa dối cố tình mang tính hệ thống.
“Gọi
là cố tình vì cố tình không mô tả, tư vấn trung thực về bản chất sản
phẩm trái phiếu với các rủi ro của nó. Cố tình vì ngân hàng, các lãnh
đạo, và nhân viên tư vấn là những người có chuyên môn sâu về tài chính.
Họ hiểu rõ bản chất của sản phẩm nhưng chọn không nói cho khách hàng để
trục lợi.
“Gọi
là hệ thống vì nó diễn ra ở qui mô lớn, trên một diện rộng, tức là nó
là một hoạt động có kế hoạch, có chỉ đạo từ cấp trên xuống, mang tính
nhất quán. Nếu không có sự chỉ đạo này thì khi lãnh đạo ngân hàng thấy
có một sự chuyển dịch dòng vốn của khách hàng từ gửi tiết kiệm sang mua
trái phiếu thì phải sự cảnh báo và điều tra nội bộ. Còn đây chúng ta
không thấy điều này cho đến khi sự việc được phát hiện.
“Cũng
có thể tại thời điểm tư vấn bán trái phiếu cho khách hàng, ngân hàng và
nhân viên tư vấn không lường trước được là công ty An Đông sẽ bị điều
tra và có thể mất khả năng chi trả. Nhưng ngay cả trong trường hợp này
họ cũng vẫn cố tình lừa dối khách hàng khi không cung cấp đầy đủ – chính
xác thông tin cho khách hàng (đặc biệt là thông tin về các rủi ro đi
kèm).
Họ
(ngân hàng SCB, các lãnh đạo, và nhân viên) có dấu hiệu cố tình tư vấn
sai bản chất cho khách hàng. Nếu đúng như thế (cần có kết luận chính
thức của cơ quan điều tra) thì họ đã vi phạm pháp luật và vi phạm đạo
đức nghề nghiệp nghiêm trọng khi lợi dụng tín nhiệm và sự thiếu hiểu
biết của khách hàng để trục lợi.”
Khủng hoảng trái phiếu ở Việt Nam: Còn cánh cửa nào cho nhà đầu tư?
Việt Nam: Khách hàng kể về quá trình ‘bị lừa’ khi mua trái phiếu qua SCB
Khủng hoảng trái phiếu bất động sản VN: ‘Một số nhà phát hành rất khôn lỏi’?
Trả lời câu hỏi của BBC về việc SCB có thể nào vô can, Tiến sĩ Vũ Thế Dũng nói:
“Nếu
các dữ kiện mà tôi nêu ở trên được kết luận qua điều tra là chính xác,
thì chắc chắn SCB không vô can. Họ vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
nghề nghiệp để trục lợi. Từ đây, họ gây ra các hậu quả nghiêm trọng như
hàng chục ngàn gia đình bị mất tài sản, người dân mất niềm tin vào hệ
thống ngân hàng, và có thể gây ra các ảnh hưởng xấu về xã hội và kinh tế
vĩ mô”.
TS Vũ Thế Dũng cho rằng các nhà đầu tư có thể khởi kiện và nên khởi kiện SCB về hành vi tư vấn gian dối.
“Tất
nhiên cần thu thập đầy đủ bằng chứng. Có thể thấy, khi sự việc diễn ra ở
qui mô lớn, trên rất nhiều chi nhánh, liên quan đến hàng chục ngàn
khách hàng và rất nhiều nhân viên tư vấn thì sẽ có rất nhiều bằng chứng
để xác thực các lời khai của khách hàng như các trao đổi qua tin nhắn,
các sai sót trong qui trình tư vấn, các video từ camera của ngân hàng
ghi lại quá trình tư vấn….”.
“Theo
tôi, các nạn nhân nên tạo nhóm kết nối, làm việc với luật sư, thu thập
các bằng chứng, khởi kiện SCB ra tòa, làm việc và cung cấp bằng chứng
cho cơ quan công an, tiếp tục làm việc với đại diện SCB và liên tục ghi
nhận các bằng chứng và tài liệu, gửi các thỉnh nguyện đơn lên Quốc hội
và các cơ quan cấp cao”, TS Vũ Thế Dũng khuyên các trái chủ ở Việt Nam
vào thời điểm hiện tại.
Trong thông cáo
lần gần nhất của SCB hôm 6/11, ngân hàng này nói họ đang “tiếp tục làm
việc với Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt, Tổ chức phát hành, Bộ
Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền” nhằm tìm giải pháp “bảo
vệ quyền lợi và lợi ích” của khách hàng.
Khủng hoảng trái phiếu ở Việt Nam: Còn cánh cửa nào cho nhà đầu tư?
Việt Nam: Khách hàng kể về quá trình ‘bị lừa’ khi mua trái phiếu qua SCB
Khủng hoảng trái phiếu bất động sản VN: ‘Một số nhà phát hành rất khôn lỏi’?
Việt Nam: Ngân hàng SCB hậu ‘kiểm soát đặc biệt’ sẽ thế nào?
Dự án TNR Stars Đồng Văn (Hà Nam): Khách hàng khốn đốn, không được xây nhà dù đã trả tiền
RFA
2022.12.28
Chủ đầu tư thứ cấp Dự án TNR Stars Đồng Văn biểu tình phản đối chủ đầu tư
Facebook Ngocdoanh Bui 00:00/06:37
Hàng trăm khách hàng mua đất tại Dự án Khu nhà ở phục vụ Khu
công nghiệp Đồng Văn (Dự án TNR Stars Đồng Văn) ở thị xã Duy Tiên, tỉnh
Hà Nam vẫn không được xây nhà dù đã trả tiền cho chủ đầu tư nhiều năm
trước chỉ vì chủ đầu tư chuyển nhượng đất trái pháp luật.
Dự án bao gồm 1.570 lô đất trên khu vực có diện tích 46 hecta do Công
ty Cổ phần Phát triển Hà Nam làm chủ đầu tư và Công ty Cổ phần Đầu tư
và Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam (viết tắt là Công ty
TNR Holdings) là đơn vị phát triển dự án.
Đến cuối năm 2018, chủ đầu tư đã ký hợp đồng chuyển nhượng khoảng
1.400 lô đất cho hàng nghìn khách hàng, với tổng số tiền thu được hàng
nghìn tỷ đồng. Cho tới nay, nhiều khách hàng đã thanh toán cho chủ đầu
tư tới 95% giá trị hợp đồng chuyển nhượng đất nhưng họ vẫn chưa được chủ
đầu tư trao sổ đỏ.
Giá ban đầu mỗi lô đất khoảng 600 triệu – 700 triệu đồng nhưng giá
thị trường hiện nay là hơn một tỷ đồng, khách hàng không được xây dựng
trên lô đất mà chính họ đã bỏ tiền ra mua vì chính quyền huyện Duy Tiên,
nay là thị xã Duy Tiên, không cho phép.
Ông Bùi Ngọc Doanh, một nhà đầu tư bất động sản cho biết, gia đình
ông bị chính quyền địa phương ngăn cản khi đưa vật liệu vào lô đất đã
mua từ dự án. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 27/12:
“Bọn tôi mua từ tháng 7/2017. Đến bây giờ có Giấy chuyển nhượng đất, biên bản bàn giao lô đất, bàn giao thực địa mà giờ tỉnh không cho mình xây. Tỉnh nó bảo chúng tôi mua đồ ăn cắp. Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên-Môi trường, ông Dưỡng phó chủ tịch tỉnh Hà Nam, Chức – Phó chủ tịch tỉnh, ông Vượng – Phó chủ tịch tỉnh trả lời dân như thế.”
Ông Doanh, cho biết đa số khách hàng mua lô đất của dự án là công
nhân và họ bị khốn cùng vì không được xây dựng nhà để ở mà vẫn phải đi
thuê.
“Khoảng 60-70% khách hàng là công nhân mua đất ở đó để về xây dựng quê hương. Bao nhiêu người công nhân giờ màn cùng chiếu đất không có chỗ ăn ở, thậm chí có người vợ chết mà không có chỗ thờ.”
Ông Trần Duy Vũ, một người dân ở Hà Nam cho biết, cả hai vợ chồng ông đều là công nhân và các con đều còn nhỏ.
Năm 2017, ông gom tiền dành dụm mua một lô đất của dự án với giá 600
triệu đồng, nhưng đến nay vẫn chưa thể xây nhà nên vẫn phải đi thuê nhà.
Ông Vũ nói cuộc sống của gia đình gồm năm người rất chật vật trong một căn phòng thuê chỉ khoảng 30 mét vuông.
Ông Vũ Văn Trung, một nhà đầu tư bất động sản ở tỉnh Ninh Bình cũng
mua hai lô đất ở dự án này và đã thanh toán 95% tổng giá trị từ năm 2018
nhưng mới chỉ nhận được hợp đồng, giấy tờ giao nhận hai lô đất từ phía
công ty, nhưng chưa nhận được thứ quan trọng nhất là sổ đỏ. Ông nói với
RFA:
“Trong hợp đồng người ta bảo (Công ty Cổ phần Phát triển Hà Nam- PV) chờ thời gian sau 29 ngày gì đấy nhưng thủ tục người ta không được nên cuối cùng mấy năm rồi vẫn chưa có (sổ đỏ- PV) cho bà con.”
Trong bốn năm qua, do không được cấp sổ đỏ và bị chính quyền tỉnh Hà Nam không cho xây dựng trên lô đất đã được Công ty Cổ phần Phát triển
Hà Nam, nhiều người mua đất của dự án đã biểu tình phản đối chủ đầu tư,
gửi đơn tới nhiều cơ quan của nhà nước như Thanh tra Chính phủ, Văn
phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng… tố cáo công ty này lừa đảo
để chiếm dụng vốn nhưng không có gì biến chuyển.
Một số tờ báo và truyền hình có đưa tin về dự án cùng nỗi thống khổ
của nhiều công nhân trót bỏ hết số tiền ky cóp được để mua đất của dự án
nhưng chính quyền tỉnh Hà Nam vẫn không cấp sổ đỏ cho nhà đầu tư thứ
cấp.
Trong phóng sự Alo Chào Buổi sáng của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1)
năm 2021, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Trần Xuân Dưỡng cho
biết lý do chủ đầu tư không thể làm sổ đỏ giao cho nhà đầu tư thứ cấp là
tranh chấp giữa các cổ đông của dự án chưa được giải quyết trong nhiều
năm qua.
Ông Dưỡng nói dự án vẫn chưa được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch,
chưa được sự cho phép phân lô bán nền của Bộ Xây dựng nên chưa đủ điều
kiện để bán và xây dựng.
Cũng trong chương trình này, đại diện UBND tỉnh Hà Nam cho biết sau
khi có kết luận của cơ quan cấp trên về tranh chấp nội bộ giữa các cổ
đông của dự án, chính quyền địa phương sẽ đẩy mạnh việc phê duyệt các
bước tiếp theo của dự án để người mua sớm được xây nhà.
Báo cáo quá trình triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở
phục vụ Khu công nghiệp Đồng Văn, thị xã Duy Tiên ngày 23/3/2021 của
Tỉnh uỷ Hà Nam viết:
“Dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây nhà ở, nhưng chủ đầu tư đã mở sàn giao dịch để giao bán đất nền, ký hợp đồng gớp vốn, thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân và cam kết thời điểm hoàn thiện thủ tục pháp lý để bàn giao sổ đỏ cho khách hàng đã gây mất ổn định về an ninh trật tự tại khu vực, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của tỉnh.”
“Dự án đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích các ô đất ở theo quy hoạch chi tiết được duyệt cho Chủ đầu tư từ năm 2012. Tuy nhiên, đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho nhà đầu tư thứ cấp, hiện nay chưa đủ căn cứ để cấp do Dự án chưa hoàn thành đầu tư xây dựng giai đoạn 2.”
Phóng viên gọi điện cho hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam là ông
Nguyễn Đức Vượng và Trần Xuân Dưỡng để đề nghị họ cập nhật về dự án
nhưng không ai nghe máy.
Phóng viên gọi điện thoại cho ông Nguyễn Văn Sáng, Phó giám đốc phụ
trách dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Nam, nhưng ông này từ chối trả
lời, yêu cầu liên lạc trực tiếp với công ty.
Chúng tôi cũng gửi email cho Công ty TNR Holdings nhưng chưa nhận được phản hồi.
Báo Pháp luật Việt Nam online trong bài “Chủ đầu tư phối hợp cùng cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi khách hàng Dự án TNR STARS Đồng Văn”
ngày 01/07/2021 cho biết Công ty cổ phần Phát triển Hà Nam đã được cấp
sổ đỏ cho toàn bộ dự án, hoàn tất nghĩa vụ tài chính và các hạng mục xây
dựng cơ sở hạ tầng của dự án.
Công ty đã đệ trình hồ sơ lên UBND tỉnh Hà Nam xin gia hạn dự án. Bên
cạnh đó, công ty nói sẵn sàng hỗ trợ thanh lý hợp đồng, hoàn trả tiền
gốc và thanh toán lãi suất tương ứng với mức lãi suất ngân hàng
(11%/năm) căn cứ trên tổng số tiền khách hàng đã thanh toán theo tiến độ
đến hết ngày 31/01/2021.
Tuy nhiên, ba người mà chúng tôi phỏng vấn nói họ không
muốn thanh lý hợp đồng mà muốn nhận được sổ đỏ để được xây dựng trên lô
đất họ đã mua, vì theo họ giá đất đã tăng 2-3 lần và họ không thể mua
được một mảnh đất tương tự nếu chấp nhận nhận số tiền thanh lý hợp đồng
mà công ty đề nghị. Ông Doanh nói những người đi đòi quyền lợi cùng với ông trong nhiều năm qua cũng có ý nguyện như vậy.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/clients-of-tnr-stars-dong-van-cannot-build-houses-on-purchased-land-12282022074551.html