VinFast lên tiếng về khoản nợ, lỗ hơn chục tỷ đô la trong cáo bạch.
Quí Bạn thân mến,
Sự kiện VinFast bán xe điện qua Mỹ cũng có ý kiến tích cực nhưng tiêu cực thì lại nhiều hơn. Ðể góp phần vào cái nhìn tổng quan xin quý Bạn chú ý đến những điểm sau đây :
Trước hết bài học vỡ lòng cho bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào muốn tung ra thị trường và hy vọng có được thị phần cần phải làm đúng mức 3 bước sau đây :
– Nghiên cứu tính khả thi của sản phẩm – Feasibility Study
– Đánh giá rủi ro – Risk assessment
– Dự phóng tương lai – Projection
Ðem xe bán qua Mỹ trong khi xe điện VinFast chưa thành công và giành được thị trường ngay tại đất nhà hoặc các nước láng giềng chung quanh VN, sự canh tranh còn thấp và các đòi hỏi về an toàn môi trường không quá gắt gao như ở Mỹ nơi đã có mặt nhiều loại xe điện khác có chất lượng cao, giá cả vừa phải, một thị trường tự do cạnh tranh gay gắt và nhứt là phải đáp ứng rất nhiều đòi hỏi rất gắt gao về an toàn công cộng, môi trường, chất lượng vận hành, mỹ thuật, sự thoải mái, giá cạnh tranh và điều kiện phục vụ khi có sự cố kỹ thuật cao nhất thế giới.
Tiền sử thành công về xe nói chung của VinFast chưa có mà ngược lại xe chạy xăng của VinFast đã hoàn toàn thất bại tại VN ngay chính quê hương của nó, VinFast đã chính thức dẹp tiệm xe xăng sau khi xảy ra nhiều lỗi kỹ thuật gây chết người và nhứt là cách đối xử rất lạ đối với người mua xe khi họ gặp trục trặc về kỹ thuật khi vận hành tại VN
Hơn nữa công ty mẹ của xe điện VinFast là Vingroup theo bản cáo minh bạch mà VinFast nộp cho SEC cho thấy hãng xe Việt Nam có tổng tài sản hơn 4,4 tỷ USD nhưng đang nợ tổng cộng gần 8,8 tỷ USD và có khoản lỗ lũy kế gần 4,7 tỷ USD nhưng lại đang rầm rộ quảng bá sắp bán ra 999 xe VF8 đồng thời cùng một lúc nộp hồ sơ lên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) để phát hành cổ phiếu phổ thông ra công chúng (IPO) thông quan sàn chứng khoán Nasdaq hồi đầu tháng này càng làm cho giới quan sát đặt ra nhiều dấu hỏi
Trang Jalopnik chuyên về ô tô ở Mỹ đánh giá rằng ô tô của VinFast “chưa sẵn sàng cho thị trường Mỹ” cho rằng VF8 được chế tạo không đến nơi đến chốn, dở dang và có mức giá quá cao, hơn 50.000 USD.
VinFast chưa có chứng nhận CARB EO – EO, Executive Orders là Lệnh điều hành là tài liệu bằng văn bản chứng nhận về việc tuân thủ các quy định các tiêu chuẩn khí thải cụ thể của CARB [The California Air Resources Board – Sở Tài nguyên không khí California] – nên chưa thể giao đến tay khách hàng, chưa nói đến chuyện không có công ty bảo hiểm nào dám bán bảo hiểm hoặc bank cho vay tiền để mua {ngoại trừ người mua trả bằng tiền mặt] thì làm sao giới đầu tư sẵn sàng bỏ tiền ra để mua cổ phần Vingroup?
VinFast đã làm Feasibility Study tới đâu, hoàn thiện Risks assessment đến mức nào và nếu bị khám phá ra lỗi kỹ thuật hay xảy bất cứ sai phạm với điều lệ an toàn thì đã có tổ chức hệ thống thu lại chỉnh sửa khi bị recall hay chưa thì chưa thấy công bố nhưng theo quy định của Hải quan Mỹ viết rằng xe ô tô nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng các quy định về an toàn và khí thải của Bộ Giao thông và Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ. Nếu không đạt yêu cầu, xe nhập khẩu phải được chỉnh sửa để đủ tiêu chuẩn, hoặc phải bị trả về hay bị tiêu hủy.
Nhưng qua tuyên bố của Bà Chủ tịch VinFast Lê Thị Thu Thủy mới lên tiếng giải thích “Chúng tôi đã được phê duyệt các giấy tờ cần thiết để bán ô tô điện ở Mỹ. Điều này có nghĩa là xe của chúng tôi đạt yêu cầu để bán ở thị trường này”, bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng giám đốc điều hành của VinFast, cho hay trong một email, được Bloomberg dẫn lại nhưng bà Thúy không đi vào chi tiết đó là những giấy phép gì.
Tin của trang web chuyên về ô tô Carscoop nhận xét rằng những chiếc VF8 vừa cập cảng ở Mỹ là phiên bản City Edition chỉ có tầm xe chạy khi pin sạc đầy là 179 dặm (288 kilomet), bị xem là kém cạnh tranh khi giá khởi điểm của xe là 59.000 đô la song chỉ đi được quãng đường ngắn hơn nhiều so với các đối thủ trong cùng tầm giá đó là Cadillac Lyriq có giá khởi điểm 62.990 đô la với tầm xe chạy 312 dặm (502 km), hay Audi Q4 50 e-tron quattro, giá từ 55.200 đô la và đi được 236 dặm (380 km) mỗi lần sạc đầy, cũng như không thể bỏ qua Tesla Model Y phiên bản có tầm chạy xa với giá khởi điểm 65.990 đô la, đi được 330 dặm (531 km)
Các trang chuyên về ô tô và công nghệ gồm Jalopnik, MotorTrend, dot.LA và Yahoo!News đăng bài cho rằng việc VinFast quảng cáo, chào bán VF8 có tầm chạy trên 250 dặm (400 km) mỗi lần sạc nhưng giờ đây thông báo chỉ có thể giao phiên bản chạy được khoảng 180 dặm (288 km) bị xem là gây bất ngờ, đánh úp khách hàng.[Misleading Consumers]
Bản tin ngày 21/12 của Carscoop cho biết hiện nay trang web của VinFast vẫn chào bán VF8 có tầm chạy tới 292 dặm (470 km) kèm theo lời chú thích rằng các thông số được đưa ra là của xe mẫu trước khi sản xuất hàng loạt và “có thể khác biệt một chút”. Tuy nhiên, Carscoop bình luận rằng “sự khác biệt tới 113 dặm (182 km) gây sốc nặng”.
Vingroup có tổng tài sản hơn 4,4 tỷ USD nhưng đang nợ tổng cộng gần 8,8 tỷ và đang bị lỗ lũy kế gần 4,7 tỷ USD chứng tỏ sản phẩm của Vingroup không được ưa chuộng tại VN và ban quản trị kém cỏi, làm sao nó lại được tiếp tục tồn tại mà nay lại được chống lưng cho xe điện Vinfast phiêu lưu vào một canh bạc mới tại thị trường đã có nhiều xe điện tốt, chất lượng cao, giá cạnh tranh hơn Vinfast thì lấy gì để bảo đảm rằng xe Vinfast sẽ bán được kiếm lời để trả nợ ?
Một chỉ dấu khác cần được chú ý là đằng sau các yếu điểm về sản phẩm – xe VinFast không phải là xe điện được phát minh đầu tiên trên thế giới mà VF8 chỉ là một phiên bản GOM GÓP VÀ LẮP RÁP các linh kiện từ các nguồn khác nhau – và Vingroup, là công ty mẹ của VinFast là công ty tài chính đang bị bệnh nặng với số nợ khổng lồ 8.8 tỷ đô, đang liên tục bị lỗ (lỗ lũy kế) đến mức đáng sợ là 4.4 tỷ đô … là các yếu tố rất tối kỵ khi muốn phát hành cổ phiếu IPO lần đầu ra công chúng.
Như vậy Vingroup thực sự muốn gì khi nhắm tới kế hoạch IPO [Initial public offering – lần phát hành bán cổ phiếu đầu tiên ra công chúng] Đó là một hình thức đi TÌM VỐN Ở MỸ bằng cách niêm yết và bán cổ phiếu của mình trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq với hi vọng là THÂU về hàng tỷ đô để BÙ vào lỗ hổng LỖ NẶNG 4.7 tỷ đô và PHẢI TRẢ khối nợ chồng chất gần 8.8 tỷ đô !
Nếu bạn là người bình thường muốn đầu tư vào những công ty mà sản phẩm đang được ưa chuộng, có ban lãnh đạo thông minh, tài giỏi đang có triển vọng làm ăn tươi sáng trong tương lai để lúc giá cổ phiếu tăng thì bán lại có lời.
Nếu chưa có các tiêu chuẩn về phong cách làm ăn đàng hoàng, trong sáng nhằm mang lại thành công cho VinFast thì cái gọi là “tự hào VN” có từ đâu ? làm cho người ta xem chuyện đem chuông [xe điện] đi đánh xứ người [Mỹ] chỉ là phản ảnh tính ngông của tư duy cs, cái tự hào xuẩn động “đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc” hay từ thói ngang của kẻ quen với nếp độc tài, độc đoán … thì quả tai họa vô cùng trong việc buôn bán ở chỗ thanh thiên bạch nhựt.
Việc nhỏ không làm, sao có thể làm thành việc lớn?
Người dân VN có nên tiếp tục im lặng để cho đồng tiền thuế cơ cực của mình phung phí một cách vô trảch nhiệm bằng cái tự hào ngông ngang không đúng cách.
Lê Văn 26/12/2022
VinFast lên tiếng về khoản nợ, lỗ hơn chục tỷ đô la trong cáo bạch
20/12/2022
Buổi lễ xuất khẩu những chiếc xe ô tô điện đầu tiên của VinFast sang Mỹ tại Hải Phòng, có sự tham gia của Đại sứ Mỹ Marc Knapper, hôm 11/25/2022.
Chủ tịch VinFast Lê Thị Thu Thủy mới lên tiếng giải thích về khoản nợ gấp 2 lần tổng giá trị tài sản và lỗ nhiều tỷ đô la trong bản cáo bạch mà hãng ô tô khởi nghiệp của Việt Nam nộp cho Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ, khi khẳng định hãng “tự tin về sức khỏe tài chính”.
VinFast, thuộc tập đoàn Vingroup, đã nộp hồ sơ lên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) để phát hành cổ phiếu phổ thông lần đầu ra công chúng (IPO) thông quan sàn chứng khoán Nasdaq hồi đầu tháng này.
Bản cáo bạch mà VinFast nộp cho SEC cho thấy hãng xe Việt Nam có tổng tài sản hơn 4,4 tỷ USD nhưng đang nợ tổng cộng gần 8,8 tỷ USD và có khoản lỗ lũy kết gần 4,7 tỷ USD. Theo một giám đốc tài chính và chuyên gia kinh tế ở Texas, GS-TS Khương Hữu Lộc, nhận định với VOA, số nợ và lỗ như nêu trên cho thấy sức khỏe của công ty “rất xấu” với hiểm họa về tính thanh khoản “rất lớn.”
Tuy nhiên, bà Thủy, cũng là phó chủ tịch tập đoàn Vingroup, nói trong một cuộc phỏng vấn được các báo mạng chuyên về doanh nghiệp và ô tô ở Việt Nam đăng tải lại hôm 16/12 rằng công ty “hoàn toàn tự tin đủ sức khỏe tài chính để tiến ra thế giới”.
Trong bài phỏng vấn từ cùng một nguồn “Nhịp sống thị trường”, bà Thủy, người hồi tháng 3 tới Mỹ ký kết bản ghi nhớ xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại đây với mức đầu tư ban đầu 2 tỷ USD, nói rằng “không phải toàn bộ con số 4,7 tỷ USD là phản ánh đúng số lỗ thực tế của VinFast”. Lý giải về điều này, bà Thủy cho rằng “sự khác biệt về nguyên tắc hạch toán giữa Mỹ và Việt Nam dẫn đến các kết quả khác nhau.”
Dữ liệu trên bản cáo bạch cho thấy VinFast có khoản lỗ lũy kế 4,862 tỷ USD tính đến ngày 30/9/2022. Nhưng theo bà Thủy, hầu hết các khoản chi phí này “được tính là khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp” theo chuẩn kế toán Việt Nam và khi áp dụng chuẩn mực kế toán Mỹ, các khoản này “lại được hạch toán là chi phí ngay khi phát sinh dẫn đến lỗ lũy kế bị đội lên”.
Cũng theo bản cáo bạch, VinFast có khoản nợ hơn 8,732 tỷ USD, trong đó nợ dài hạn là hơn 5,3 tỷ USD và nợ ngắn hạn là hơn 3,4 tỷ USD.
Lý giải về con số này, bà Thủy được báo điện tử Nhịp sống Doanh nghiệp trích lời nói rằng “không phải toàn bộ 8,8 tỷ USD này là nợ”. Theo giải thích của người đứng đầu VinFast, một số khoản phải trả “không mang tính chất nợ” trong khoản phải trả hơn 2 tỷ USD là “một cơ cấu nội bộ cho mục đích tái cấu trúc phục vụ IPO”. Bà Thủy nói rằng, nếu loại bỏ các khoản phải trả không có yếu tố nợ thì “tổng phải trả của VinFast còn lại là 6,1 tỷ USD”.
Bình luận với VOA chỉ ít giờ sau khi xuất hiện các phát biểu của nữ chủ tịch VinFast, GS-TS Khương Hữu Lộc nói rằng việc nêu ra chuẩn kế toán khác nhau của Mỹ và Việt Nam là thiếu thuyết phục vì kế toán Mỹ cũng quy định rõ các hạng mục về đầu tư, khấu hao và tái cơ cấu. Quy định chặt chẽ của Mỹ về kế toán, kiểm toán buộc các doanh nghiệp phải minh bạch, khó che giấu thông tin, theo ông Lộc.
Bên cạnh đó, cho dù số nợ có giảm xuống 6,1 tỷ USD theo cách lập luận của bà Thủy, sức khỏe tài chính của VinFast vẫn trong tình trạng đáng lo ngại khi tỷ lệ tài sản so với nợ đang ở mức dưới 1:1.Tỷ lệ này có mức lý tưởng là 2:1, GS-TS Lộc lưu ý.
SEC hiện đang xem xét hồ sơ của VinFast về chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng ở Mỹ và sẽ có hồi đáp sau 27-30 ngày.
Trong bài phỏng vấn, cũng được tạp chí mạng Autopro đăng tải, bà Thủy tự tin nói về triển vọng IPO sắp tới của VinFast, một hãng xe tân binh chưa có tên tuổi và sẽ phải cạnh tranh với các hãng xe lớn có tiếng tăm tại thị trường Mỹ. Theo bà Thủy, dù mới chỉ gia nhập thị trường 5 năm nhưng VinFast “đã xây dựng thành công một hãng xe hiện đại, hoàn toàn làm chủ quy trình phát triển sản xuất”.
Hãng xe Việt Nam cũng mới xuất cảng gần 1.000 ô tô điện đầu tiên để giao cho khách hàng tại Mỹ. Tuy nhiên, trước khi những chiếc xe này được giao cho khách hàng, các báo ở Mỹ đã có những bài viết nhận xét tiêu cực về dòng xe VF8, được cho là sẽ được bán cho khách hàng tại thị trường có độ cạnh tranh cao nhất thế giới.
Bài báo gần đây nhất trên trang chuyên về ô tô ở Mỹ cho rằng VF8 được
chế tạo không đến nơi đến chốn, dở dang và có mức giá quá cao, hơn
50.000 USD. Trang Jalopnik đánh giá rằng ô tô của VinFast “chưa sẵn sàng cho (thị trường) Mỹ”
cũng như cho biết 999 chiếc xe mà VinFast xuất sang Mỹ chưa có chứng
nhận CARB EO nên chưa thể giao đến tay khách hàng. Trước đó, hai bài báo
được đăng trên các trang mạng chuyên về ô tô và công nghệ ở Mỹ cũng cho
rằng ô tô điện VF8 của VinFast sẽ khó cạnh tranh và khó thuyết phục được khách hàng ở Mỹ.