Những hình thức trừng phạt trong Bang giao Quốc tế

Cac Bai Khac

No sub-categories

Những hình thức trừng phạt trong Bang giao Quốc tế

PHẦN MỘT : NHỮNG HÌNH THỨC TRỪNG PHẠT

Trong mối bang giao quốc tế hôm nay, không còn  chỉ gom vào vài nước láng giềng và khu vực  như các thể kỷ trước , mà là cộng đồng quốc tế toàn cầu để cùng nhau gìn giữ hoà bình và phát triển , duy trì sự sống còn con người và trái đất . Tuy nhiên, bên cạnh những lý tưởng cao đẹp ấy, phải luôn đi kèm những biện pháp cấm đoán ,hạn chế , trừng trị những quốc gia vi phạm nghĩa vụ chung hay thực thi sai các luật lệ và qui tắc đã được thế giới phê chuẩn và chấp nhận

Trong những biện pháp trừng phạt của LHQ , có một số như sau:

1.  CHẾ TÀI (Sanction)

Là biện pháp không võ lực ,được thỏa thuận  bởi các quốc gia nhằm cưỡng chế , trừng phạt hay hạn chế ,cấm  đoán tham gia vào hoạt động thương mại , mậu dịch , chính trị , thể thao ; nhằm để quốc gia ấy tuân thủ luật pháp hay quy tắc quốc tế hầu mang lại hoà bình ổn định thế giới. ( theo chương VII , điều 41 , Hiến Chương LHQ). Trừ khi quốc gia vi phạm dùng đến phương tiện quân sự để đạt mục tiêu.

Những sự vi phạm ấy có nhiều nguyên nhân như : dùng quân đội xâm chiếm quốc gia khác, vì phạm nhân quyền , diệt chủng,  kỳ thị chủng tộc ,phá hoại môi trường, buôn người , rửa tiền..triển khai võ khí hạt nhân , khủng bố…

Có 5 loại chế tài :
a. Khủng bố
b. Triển khai võ khí hạt nhân
C. Xâm lăng quốc gia khác
d. Vì phạm nhân quyền
e. Diệt chủng

Sự chế tài đầu tiên là vào năm 1966, quốc gia bị chế tài là S. Rhodesia  , vì Tổng Thống nước này đã cai trị với chính sách “ da trắng thượng đẳng “. Và gần đây nhất là Nga sau khi xâm lăng Ukraine , cũng bị LHQ chế tài kinh tế , thương mại , ngân hàng . Cấm tổ chức và tham dự các cuộc thể thao. Tịch biên tài sản ở nước ngoài những người lãnh đạo và cố vấn , tài phiệt chóp bu . Loại khỏi nhân hàng thanh toán quốc tế . Đây là một chế tài toàn diện.

Khi nào LHQ sử dụng lực lượng gìn giữ hoà bình ?

LHQ sẽ sử dụng lực lượng này khi :
– Để hỗ trợ giữ gìn hoà bình,
– Để hỗ trợ chế tài ,
– Để tự vệ,
– Để bảo vệ thường dân ,
– Và để cứu trợ nhân đạo.

Lực lượng này bắt đầu thi hành sứ mạng vảo nằm 1956, cuộc chiến giữa Do Thái và Ai Cập. Nhưng sau đó rất là khó khăn, khi thế giới chia làm hai khối. Tuy nhiên , khi khối CS tan vỡ, thì từ năm 1991 đến 1994 , công việc lại hơn cả 45 năm cộng lại.

Năm 1988 Lực Lượng Gìn Giữ Hoà Bìnhcủa LHQ được giải Nobel Hoà Bình.

Vì là lực lượng gìn giữ hoà bình , nên LHQ sử dụng phương tiện này vào chiến tranh Để hỗ trợ biện pháp chế tài cũng là điều hãn hữu.

Lần đầu tiên thực sự tác chiến vào năm 1960 để chống lại phiến loạn ở Congo . Lúc cao điểm là 20 ngàn nhân viên. Sau đó là chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Chiến tranh Iraq, 1991. Chiến tranh chống khủng bố ở Afghanistan. Ngày nay chừng 120 quốc gia tham gia vào lực lượng LHQ, cho đội quân vả các đơn vị hỗ trợ là 110 ngàn người. Chừng 3000 binh sĩ hy sinh .

2. CẤM VẬN (Ambargo)

Là sự khước từ trao đổi mậu dịch , thương mại hay quân sự cho một nước khác.( theo chương 6&7 Hiến Chương LHQ).

Có hai loại cấm vận :

A- Cấm vận kinh tế thương mại.

Là những cấm vận về thương mại tài Chánh do một hay nhiều quốc gia nhắm vào một quốc gia khác , hay tập đoàn kinh doanh hay cá nhân. Cấm vận kinh tế không cần phải nhằm đạt được mục tiêu kinh tế , mà có thể nhắm vào nhiều mục tiêu khác như quần sự , chính trị, xã hội ; ngay cả chính sách đối ngoại và đối nội của quốc gia đó.
Ví dụ như cấm vận kinh tế VN từ 1975-1992

B. Cấm vận về vấn đề quân sự .

Thường thì không cho nhập cảng vũ khí ( hay xuất cảng ) vì nhiều nguyên nhân, như :
– Giữ trung lập trong một cuộc xung đột, hay nhằm tái lập hoà bình trong một cuộc xung đột quân sự.
– Giới hạn thiệt hại cho chủ thể khác.
– Lảm suy yếu quân đội một quốc gia, trước khi đưa quân đội LHQ vào.

Vài trường hợp điển hình cấm vận võ khí của LHQ :
– Cộng Hoà Trung Phi( 2013)
-Cộng Hoả Dân Chủ Congo (1993-2003)
– Iraq (1990)
– Lybia (2011)
– Bắc Triều Tiên (2006)….

3. PHONG TỎA ( Blockade)

Phương tiện đóng cửa khẩu để ngăn cấm người hay của cải ra vào một vùng nào đó. Quốc gia phong tỏa phải công bố cho các quốc gia khác biết, vì đó là tập quán và luật bang giao. Nếu cấm vận thiên về kinh tế, thương mại , Mậu dịch ; thì phong tỏa nghiêng về hành vi quân sự .

Ví dụ: phòng tỏa Tây Bá Linh 1948-1949 do Nga Xô . Phong tỏa Vịnh Bắc Việt 1972. Phong tỏa Iraq 1991. Cuba 1958.

4. TẨY CHAY (  Boycott)

Là sự không tham gia hay ngăn cản một quốc gia  không cho tham dự hay tổ chức thể thao hay văn hoá, xã hội .

Ví dụ: Các quốc gia trong khối Ả Rập không chịu tranh tài thể thao với Do Thái. TT Reagan phát động tẩy chay Olympic Moscow 1980 sau khi Nga Xô  xâm lăng Afghanistan .
Hay thế giới tẩy chay Olympic Mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh, vì diệt chủng người Ngô Duy Nhĩ . Hay hiện nay các quốc gia chung bảng EURO với Nga đã tẩy chay  đội tuyển Nga , không một đội nào chịu tranh tài . Và không cho tranh tài hay tổ chức thể thao tại Nga , vì xâm lăng Ukraina.

5. LUẬT MAGNITSKY

Ông MAGNITSKY là một luật sư về thuế . Chuyên tố cáo các cá nhân hay tập đoàn trốn thuế, bị chính quyền Nga tống vô tù và còn 8 ngày là được phóng thích thì ông bị chết trong tù năm 2009. Cái chết của ông làm chấn động nước Nga và thế giới, vì ông là một nhà tranh đấu cho dân quyền nổi tiếng.

Quốc Hội HK biểu quyết thành luật năm 2012 , nhằm phạt và đưa ra tòa những cá nhân vi phạm nhân quyền , và tài sản có thể bị trưng thu .Năm 2016 thì được nhiều quốc gia mang về áp dụng, nhằm diệt trừ các tội phạm  lũng đoạn công quỹ  quốc gia , bảo vệ sự minh bạch trong cơ cấu công quyền,và kể cả trưng thu trương mục tại nước sở tại ,cũng như không cho nhập cảnh.

Và chỉ trong vòng hai tuần sau , Nga đã cho ra luật Dima Yakovlev Law , nhằm trả đủa. Đây là một em bé gốc Nga , 21 tháng tuổi, được một vợ chồng người Mỹ nhận con nuôi. Nhưng ông đã lơ đễnh, để em bé gái trong xe mùa hè đến 9 tiếng đồng hồ và đi làm việc. Sau đó em bị chết ngộp vì nóng .Nga khởi tố luật sư cho bố mẹ nuôi vi phạm nhân quyền. Và sau đó một năm công an Nga nói là có bằng chứng Magnisky và viên luật sư kia gian lận thuế.

6. TỐI HUỆ QUỐC  (The Most Favored Country )

Là quốc gia yếu thế hơn mặt nào đó của nền kinh tế để một quốc gia khác giúp đỡ qua thuế quan nhẹ ( hay miễn ), không giới hạn quotas. Luật này muốn hình thành khi nào cũng được và muốn huỷ bỏ cũng dễ dàng.

Đúng ra , điều khoản này không nằm trong những biện pháp trừng phạt. Nhưng khi một bên huỷ bỏ nó , thì cho thấy sự khó khăn của quốc gia thụ hưởng tăng lên phần nào . Do khác quan điểm chính trong hay xung đột quyền lợi quốc gia.Luật này xuất hiện khi bang giao giữa hai bên còn tốt đẹp, và khi mối bang giao không còn nồng ấm thì chấm dứt .

Ví dụ: Ấn cho Hồi Quốc MFN , nhưng khi Hồi Quốc tấn công đồn lính  giết khoảng 40 binh sĩ Ấn. Bực mình, Ấn huỷ bỏ MFN cho Hồi Quốc. Hiện giờ, HK và nhiều nước Âu Châu, cũng huỷ MFN cho Nga vì xâm lăng Ukraina.

PHẦN HAI : HIỆU QUẢ

1.  MỤC TIÊU HOÀ BÌNH

Quả thật , ngày hôm nay dân số thế giới 7 tỷ số với diện tích để sinh sống được thì quá nhỏ. Đất có thể trồng trọt được chỉ  15,7 triệu KM vuông . Đất có thể sinh sống chừng 18 triệu KM vuông ( lớn hơn diện tích Nga một ít). Diện tích mặt đất chỉ 148 triệu KM vuông , chiếm khiêm tốn chỉ 29% diện tích trái đất. Như thế đất canh tác chiếm 9% và đất tái tạo chiếm 7,5% , còn lại là rừng núi , sa mạc . Nước mặn chiếm 97% , nước ngọt chỉ 3%, và nước uống được chỉ 1,2% . Chính vì thế , như Trung Cộng cố tranh dành nguồn nước sông Mekông cũng như Tây Tạng nguồn nước từ Hy Mã Lạp Sơn . Và Do Thái cũng khống chế các sông chung quanh biên giới với các quốc  gia lân bang . Tài nguyên cũng cạn kiệt qua sự phát triển kinh tế chung của các nền kinh tế các quốc gia tư bản và nổi lên các nền kinh tế thế giới thứ ba . Vấn đề cạnh tranh đất sống , tài nguyên và hàng hoá ngày càng phức tạp và khó khăn.

Sau khi sự sụp đổ của khối  CS, các quốc gia nhỏ trước đây tập hợp bởi quân đội và công an , nay muốn tìm lại bản sắc của mình , do đó có rất nhiều xung đột địa phương, như Nam Tư trước kia chỉ một, bây giờ chia thành 7 quốc gia nhỏ. Liên Bang Xô Viết trước kia chỉ một , nay thành 12 và Nga .

Do đó , từ năm 1991 đến nay , công việc gìn giữ hoà bình của LHQ bằng 45 năm trước kia góp lại . Vài cuộc chiến tranh khu vực như Ethiopia và Eritrea, Vietnam và Campuchia, Vietnam và Trung Cộng, Iraq và Kuwait, Iraq và Iran, Afghanistan và chống khủng bố, Bosnia và Herzegovina ,nay là Nga xâm lăng Ukraina . Qua đó chúng ta thấy hầu hết là vấn đề lãnh thổ, chỉ có Afghanistan là tìm diệt khủng bố mà HK rút quân về năm 2021.

So với những khó khăn mà các quốc gia đối đầu  và sự giao tiếp giữa các quốc gia đã mở ra sự hiểu biết nhau hơn giữa người và người, giữa quốc gia và quốc gia. Bộ não và trái tim con người rộng mở hơn ,( kể cả lãnh đạo) . Nên những siêu cường ngồi chung lại giải quyết các vấn đề quốc tế trong hoà bình , giới hạn giải pháp quân sự; như tẩy chay hay bãi bỏ Tối Huệ Quốc. Hai biện pháp này chỉ là  “ danh dự “ của quốc gia nhiều hơn là tài chánh , bị loại trừ tham dự các sinh hoạt trong  cộng đồng thế giới. Thế giới ngày nay , không thể là Robinson trên hoang đảo , mà là cùng đóng góp và chia xẻ trách nhiệm chung cho trái đất .Giống như trong gia đình cùng vui và cùng buồn. Còn phòng tỏa chỉ giới hạn hay làm quốc gia đối tượng khó khăn hơn thôi.

Tuy nhiên , trong bang giao giữa các quốc gia , lúc nào cũng có sự cọ xát , tranh tụng, bất đồng được đưa ra ĐHĐ và các tổ chức đặc biệt của LHQ phân xử , kể cả vấn đề quân sự . Cho đến nay đã có 71 lần LHQ đưa lực lượng gìn giữ hoà bình đến để giúp giảm căng thẳng tại các quốc gia.Kết quả khá thành công . Nay chỉ 12 quốc gia còn giữ lại lực lượng hòa bình :7 quốc gia Châu Phi, 3 quốc gia vùng Trung Đông, 2 quốc gia vùng Châu Âu, và 1 ở Á Châu. Cho 195 quốc gia và hai đại diện quan sát viên.

2. CÁC BIỆN PHÁP MẠNH

Thời cuộc thế giới không phải lúc nào cũng là đường thẳng, mà là theo hình parabol.

Năm 1950-1953 ,Bắc Triều Tiên đã tràn xuống Nam Hàn, với sự giúp đỡ của chí nguyện quân Trung Cộng. Với sự chấp thuận của ĐHĐ, HK đã lãnh đạo lực lượng LHQ để ngăn chặn sự xâm lăng từ Bắc Hàn. Kết quả là lực lượng LHQ đã thành công. Hiện nay hai bên vẫn còn duy trì Khu Phi Quân Sự. Sở dĩ HK và các nước phương Tây quyết liệt vì muốn ngăn chặn xuất cảng chiến tranh giải phóng tại các quốc gia cựu thuộc địa  còn nghèo .

Chiến tranh Iraq :1990-2003 . HK cũng dẫn đầu lực lượng LHQ trong chiến dịch Bão Sa Mạc , lật đổ Sadam Hussein vì đã xâm lăng Kuwait , và sử dụng võ khí hóa học diệt ngừơi Kird , sau khi cấm vận kinh tế và quân sự mà Hussein vẫn không chịu rút quân ra khỏi Kuwait.

Chiến tranh Afganistan tìm diệt khủng bố .2001-2021

Liên Xô , muốn xây dựng một nhà nước CS thân hữu với mình từ 1979  tại Afganistan .Nhưng Liên Xô đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của người Afgans . Họ đoàn kết các lực lượng Hồi giáo như Taliban, Al Qaeda  và được Pakistan, Arab Saudi , Iraq hỗ trợ để chống Liên Xô . Họ đã tạo thành thánh chiến, có cả HK đứng sau lưng .Đến năm 1989 Liên Xô rút quân vì tổn thất người và vật chất quá nặng. Sau đó Taliban chiếm chính quyền Kabul, và chứa chấp Al Qaeda nhờ chung chí hướng. Ở đó Bin Laden  đã tổ cho được một cuộc khủng bố trên 3 máy bay hàng không dân sự , đâm xuống ba địa điểm ở HK. HK đã qua LHQ để xin lực lượng LHQ chống khủng bố.Mãi đến 2009 mới diệt được Bin Laden .Vả HK đã rút quân về 2021.

3. CHÁNH TRỊ VÀ QUYỀN LỢI

Trên đây là vài ví dụ mà LHQ đã phải dùng sức mạnh quân sự sau các biện pháp trừng phạt hay áp lực ngoại giao thất bại. Sở dĩ như thế vi trên thế giới chia làm ba khối : các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ , các quốc gia trong khối CS và các quốc gia Phi Liên Kết. Khối thứ ba , thường có khuynh hướng chính trị ngã về trái ; nhưng trong vấn đề phát trển thì ngã về phải.

Như chế tài , nhằm giảm hay chấm dứt triển khai võ khí hạt nhân, hay giết người hàng loạt, hay võ khí hoá học . Có thể bảo vệ môi trường, và chống buôn người hay buôn lậu ma tuý…v. v . Nhưng khi thi hành thì khối nào
bênh vực khối đó hay bao che những sự giúp đỡ lén lút

Tuy bị cấm vận nhưng Iran vẫn tiếp tục chương trình võ khí hạt nhân , chống lại các cuộc thương thảo mang lại hoà bình cho vùng Trung Đông .

Cuba , bị HK cấm vận kinh tế từ 1958 , chế độ độc tài CS vẫn đứng vững

Ấn , Hồi vẫn thử nghiệm vả chế được bom nguyên tử dù bị chế tài .

Lybia vẫn chịu chế tải nhưng không cho dẫn độ hai tên tội phạm đặt bom Pan Nam 103.

Không ngăn được Serbia tấn công quân sự.

Không ngăn được Trung Cộng chấm dứt xuất cảng kỹ thuật nguyên tử. Hay sản xuất lậu các loại kích thích tố.

Cũng không làm cho Sadam giải giao Omar( lãnh tụ Taliban) cho HK.   

Bắc Hàn tuy dân đói , xin thế giới cứu trợ vì bị cấm vận và chế tài , nhưng vẫn một mực sản xuất võ khí nguyên tử. v. v…

Quatar vẫn trao đổi Mậu dịch với Iran , Tàu, Âu châu ;tuy bị Ai Cập , Arab Saudi, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập và Barain cấm vận kinh tế vì ủng hộ khủng bố .

Chế tài vì mục tiêu quá lớn mà thời gian thì không cho phép. Phí tổn quá cao. Như trường hợp Sadam bị chế tài kinh tế và quân sự nhưng vẫn không rút khỏi Kuwait . Cuối cùng phải dùng đến Desert Storm.

Quyền lợi của các siêu cường : khi họ hành động, thường thì chẳng ai muốn đụng. Như HK phòng tỏa vịnh Bắc Việt vả dùng máy bay ném bom B 52 để bình địa HN thì ngay cả LX và Trung cộng không can thiệp gì cả .Cũng không cần ra LHQ. Hay ngay như Iraq, bị HDBA bác nhưng HK vẫn đổ quân. Vì áp lực của khối Do Thái muốn tiêu diệt các quốc gia mạnh về quân sự ở vùng Trung Đông, có thể để doạ sự sống còn của đất nước họ. Hay TC dạy cho VN một bài học 1979 , cũng không cần nghị quyết nào của LHQ. Các cuộc tranh đấu của SV HK rồi cũng tắt . Vụ Thiên An Môn bị chế tài cũng không lảm sứt mẻ gì nền kinh tế  TC. Các vụ dẹp  tan dân chúng nổi dậy đòi tự do ở Hung , Tiệp mả LX mang xe tăng vào cũng chẳng cần LHQ.Hay hiện nay , Nga xâm chiếm Ukraina, HK cũng vẽ lằn ranh đỏ, TC thì phiếu trắng

Sau khi khối CS bị tan vỡ, ngày nay trên thế giới lại nổi lên nhiều quốc gia theo khuynh hướng khuynh hữu cực đoan trở thảnh dân tuý độc tài chứ không phải một nền dân chủ ôn hoà để thích nghi cho quốc gia. Như Ấn , Nga, Hung, Belarus, Thổ, Ba Tây  và vài nước Trung Á trong LBXV cũ. Và họ cùng đi chung lá phiếu hay bang giao vì quyền lợi hai bên hơn là theo khối như trước kia.

Chính vì thế , có rất nhiều người nghĩ LHQ cần phải cải tổ , nhưng cải tổ như thế nào vẫn còn chưa có giải đáp.Như HDBA, tham nhũng , nhóm vận động hành lang ( oil for food của Iraq),. ..Dù gì đi nữa, trong những cái dở thì LHQ vẫn lả cái ít dở nhất.

HOÀNG ĐÌNH TẠO