Trung Quốc lên kế hoạch ‘trấn áp’ sau các cuộc biểu tình chống zero-Covid
Cơ quan an ninh hàng đầu Trung Quốc đã yêu cầu một cuộc trấn áp “những thế lực thù địch” sau các cuộc biểu tình chống Covid tại các thành phố Trung Quốc vào cuối tuần qua.
Các cảnh sát đã được tăng cường tại những địa điểm đã xảy ra biểu tình, và một số người biểu tình cho biết cảnh sát đã tiếp xúc họ để tìm kiếm thông tin về nơi ở.
Trong khi giới chức y tế Trung Quốc cho biết các cuộc phong tỏa nên được “áp đặt và nới lỏng một cách nhanh chóng”.
Trung Quốc đã ghi nhận số ca mới tăng kỷ lục trong những ngày gần đây.
Cảnh sát đứng trước dòng người biểu tình tại Bắc Kinh ngày 28/11
Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới còn duy trì chính sách zero-Covid, chính quyền địa phương tiến hành kiểm soát những trận dịch thậm chí dù có quy mô nhỏ nhưng vẫn tiến hành xét nghiệm hàng loạt, cách ly và phong tỏa đột ngột.
Trong cuối tuần qua, hàng ngàn người đã đổ ra đường yêu cầu chấm dứt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt – một số người thậm chí thậm chí có những lời kêu gọi hiếm hoi yêu cầu Chủ tịch Tập Cận Bình từ chức.
Việc cảnh sát hiện diện dày đặc ở những thành phố lớn ở Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải, dường như đã kiềm chế các cuộc biểu tình có thể xảy ra thêm vào ngày thứ Hai 28/11 và thứ Ba 29/11.
Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, phụ trách việc thực thi pháp luật trong nước, cho biết “cần thiết trấn áp sự xâm nhập và các hoạt động phá hoại từ các thế lực thù định căn cứ theo luật pháp”.
Tuyên bố được Tân Hoa Xã công bố, không đề cập đến các cuộc biểu tình gần đây, vốn đã xảy ra sau một vụ hỏa hoạn tại khu căn hộ cao tầng ở thành phố Urumqi, miền tây Trung Quốc, khiến 10 người thiệt mạng vào ngày thứ Năm 24/11.
Nhiều người dân Trung Quốc tin rằng các lệnh hạn chế Covid đã làm số ca tử vong gia tăng, mặc dù chính quyền bác bỏ điều này.
Cảnh sát xuất hiện dày đặc tại Bắc Kinh ngày thứ Ba 29/11
Cảnh sát xuất hiện đông đảo trên đường phố vào ngày thứ Ba 29/11 trong các khu vực tại Bắc Kinh và Thượng Hải, nơi đã diễn ra các cuộc biểu tình vào cuối tuần rồi.
Có thông tin khoảng 150 cảnh sát đã xuất hiện tại các khu vực mua sắm đông đúc ở thành phố Thẩm Quyến sau các tin đồn về những cuộc biểu tình lên kế hoạch xuất hiện trên mạng xã hội.
Cũng vào hôm thứ Ba 29/11, giới chức y tế Trung Quốc cho biết chính quyền sẽ giải quyết để giảm “sự bất tiện” do đại dịch Covid gây ra.
Ông Mễ Phong, người phát ngôn Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, nói với các phóng viên là những đợt phong tỏa nên “được áp đặt và nới lỏng nhanh chóng” và “các biện pháp kiểm soát quá mức nên tiếp tục được chỉnh sửa”.
Giới chức y tế trước đó đã kêu gọi có thêm các biện pháp chống Covid có mục tiêu – cho rằng những khiến nại liên quan các lệnh cấm nghiêm ngặt là kết quả của việc tiến hành địa phương “tùy tiện”, hơn là theo những hướng dẫn quốc gia.
Tại tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, chính quyền cũng đã công bố các thay đổi đối với chính sách Covid địa phương vào tối ngày thứ Ba 29/11, cho phép những người tiếp xúc gần với các ca nhiễm Covid được cách ly tại nhà thay vì tại các cơ sở nhà nước.
Anh Quốc cũng đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại London để họp, sau khi một nhà báo của BBC, Ed Lawrence bị đánh và bị bắt sau khi đưa tin về cuộc biểu tình chống chính phủ của Tập Cận Bình hôm Chủ nhật 27/11.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3gp475j815o