Hơn 50 trường tại Trung Quốc biểu tình chống ‘Zero COVID’ và kêu gọi dân chủ
Mộc Vệ •Thứ hai, 28/11/2022 – Hòa nhịp vào làn sóng phẫn nộ trên toàn quốc, hơn 50 trường cao đẳng và đại học tại Trung Quốc đã phát động biểu tình phản đối thể chế toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), hưởng ứng “cách mạng giấy trắng”.
Những nguồn tin từ Trung Quốc cho thấy có hơn 50 trường cao đẳng và đại học ở nước này đang phát động biểu tình, hưởng ứng “cách mạng giấy trắng”. (Chụp màn hình video)
Đồng lòng với vụ hỏa hoạn ở Tân Cương
Dường như vụ hỏa hoạn vào ngày 24/11 tại một tòa nhà dân cư ở Urumqi – Tân Cương làm hàng chục người thiệt mạng có phần lý do dẫn đến sự kiện này, vì trong vụ hỏa hoạn đó nhiều người không thể chạy thoát do cơ quan chức năng phong tỏa dịch bệnh COVID-19. Vụ việc đã làm dấy lên phản ứng mạnh mẽ từ người dân địa phương, bất mãn tích tụ đến giới hạn đã khiến mọi người bất chấp xuống đường biểu tình, và hiện tượng dần lan rộng ra nhiều nơi khác tại Trung Quốc.
Hiện nay, ngoài các cuộc biểu tình đường phố tự phát của người dân ở nhiều thành phố, sinh viên từ nhiều trường cao đẳng và đại học ở Trung Quốc cũng đã giơ cao giấy trắng và hô khẩu hiệu trong khuôn viên trường để phản đối chế độ ĐCSTQ, nhằm đáp lại làn sóng cuộc biểu tình “giấy trắng” đang lan rộng nhanh chóng ở Trung Quốc.
Cựu phóng viên Wu Ruoshan của Đài truyền hình Anh (BBC) trú tại Hồng Kông đã chia sẻ danh sách các trường học biểu tình được cư dân mạng Trung Quốc tổng kết đăng trên Twitter vào ngày 27/11, cho thấy chỉ trong 3 ngày từ ngày 25 đến sáng ngày 27/11, khi nhiều người phanh phui lý do thảm kịch hỏa hoạn tòa nhà chung cư ở Urumqi thì đã có các cuộc biểu tình của sinh viên tại hơn 50 trường đại học.
Danh sách cho thấy nhiều trường trong số đó được xếp hạng hàng đầu như: Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, Đại học Thượng Hải, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Truyền thông Nam Kinh, Đại học Nghệ thuật Nam Kinh, Đại học Chiết Giang, Đại học Cát Lâm, Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc, Đại học Nghiên cứu Quốc tế Tây An, Đại học Công nghệ Tây An, Đại học Hồ Nam, Học viện Sân khấu Thượng Hải, Đại học Nông nghiệp Đông Bắc, Học viện Mỹ thuật Quảng Châu, Đại học Thâm Quyến, Đại học Vũ Hán, Đại học Luật và Khoa học Chính trị Tây Bắc, Đại học Trùng Khánh, Đại học Nghiên cứu Quốc tế Tứ Xuyên, Đại học Thành Đô, Đại học Sư phạm Trung ương Trung Quốc, Đại học Dầu khí Trung Quốc, Học viện Điện ảnh Thanh Đảo, Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn, Học viện Truyền thông Tứ Xuyên, Đại học Khoa học Chính trị và Luật Đông Trung Quốc, Học viện Opera Trung Quốc, Học viện Hý kịch Trung ương, Đại học Công nghệ Vũ Hán, Đại học Vạn Lý Chiết Giang, Đại học Sơn Đông, Đại học Phúc Đán, Tôn Đại học Yat-sen, Đại học Nhân dân Trung Quốc…
Wu Ruoshan nói rằng các sinh viên từ các trường này đã đồng loạt bày tỏ sự tức giận của họ đối với chính sách phong tỏa COVID-19 của chính quyền ĐCSTQ, đồng thời cổ vũ tự do dân chủ đất nước và gửi lời chia buồn tới các nạn nhân.
Vivian Wu@vivianwubeijing·Follow
An incomplete list of schools collected by netizens showed that, by this morning more than 50 universities nationwide including some top ones, have seen protests or actions participated by students. They expressed anger against lockdown,control over freedom, mourned for victims.
Phóng viên Dake Kang của AP trú tại Bắc Kinh đã đăng trên Twitter để tìm kiếm những người có thể đưa tin về ‘cách mạng giấy trắng’ này: “Chúng tôi hy vọng có bức tranh khách quan và trung thực nhất, đồng thời cũng muốn phản ánh tiếng nói của nhiều người hơn, nhưng chúng tôi không thể cùng lúc đảm bảo an toàn cho bạn, mong mọi người bảo vệ tốt nhất an toàn cá nhân của mình”.
Kêu gọi truy tìm danh tính cảnh sát bắt sinh viên biểu tình
Trong khi các trường cao đẳng và đại học trên khắp Trung Quốc biểu tình phản đối chế độ ĐCSTQ, có thông tin cho rằng một số sinh viên đã bị cảnh sát mặc thường phục bắt giữ bất hợp pháp.
Theo video trực tuyến, một số sinh viên đã bị cảnh sát mặc thường phục bắt giữ bất hợp pháp trong đám đông biểu tình và cưỡng chế giải tán địa điểm, các sinh viên hét lên “Tại sao các người lại bắt người?”, “Thả người ra!”…Để phản đối đàn áp bạo lực, một số cư dân mạng sau đó đã tweet rằng “Mọi người hãy cùng phát động truy tìm đối với những viên cảnh sát mặc thường phục đã bắt giữ trái phép sinh viên để báo thù”. Cư dân mạng Trung Quốc đã đồng loạt hưởng ứng hợp tác để tìm kiếm thông tin cá nhân của những viên cảnh sát mang thường phục, bao gồm ảnh cá nhân, địa chỉ cá nhân, địa chỉ nhà của cha mẹ và thậm chí cả căn cước công dân.
Cư dân mạng Trung Quốc đã đồng loạt hưởng ứng hợp tác để tìm kiếm thông tin cá nhân của những viên cảnh sát mang thường phục. (Ảnh: MXH)
Cư dân mạng Trung Quốc đã đồng loạt hưởng ứng hợp tác để tìm kiếm thông tin cá nhân của những viên cảnh sát mang thường phục. (Ảnh: MXH)
Sinh viên Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh kêu gọi tự do dân chủ
Trường cũ nơi trước đây lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình theo học là Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh cũng có đông đảo sinh viên biểu tình vào ngày 27/11, mọi người hô vang khẩu hiệu “Dân chủ và pháp quyền, tự do ngôn luận”.
Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.
Các video đăng trên mạng xã hội Twitter cho thấy đông đảo sinh viên Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh tập trung trong khuôn viên trường để phản đối.
Reuters đưa tin, trong số đám đông tụ tập trong khuôn viên Đại học Thanh Hoa để hát quốc ca Trung Quốc, có thể nhìn thấy các sinh viên đại học cầm tờ giấy trắng để phản đối.
Một trường hàng đầu khác là Đại học Bắc Kinh cũng cho thấy hoạt động hưởng ứng. Tại một khu vực trong trường có người ghi hàng chữ đỏ: “Chấm dứt phong tỏa, trả lại tự do! Không cần axit nucleic mà cần lương thực!… Hãy mở mắt ra nhìn thế giới! ‘Zero COVID’ là hoang đường!”
李老师不是你老师@whyyoutouzhele·Follow
北京大学 家园食堂门口 不要封控要自由!不要核酸要吃饭! 务实不是躺平!睁眼看看世界! 动态清零 终是谎言! 早日转向 还有缓冲!10:07 AM · Nov 26, 2022
Vanessa 姗@Vanessa_ZhangUK·Follow
北京大学 家园食堂门口 “不要封控要自由 不要核酸要吃饭 务实不是躺平 睁眼看看世界 动态清零 终是谎言 早日转向 还有缓冲” 字已迅速被清除,比乌鲁木齐救火的速度都快!
Nói về sự kiện lớn này tại Trung Quốc, giáo sư Feng Chongyi từ Đại học Công nghệ Sydney (Úc) cho hay trên Epoch Times vào ngày 27/11, rằng hoạt động cho thấy điểm khác biệt quan trọng là hiệu ứng dây chuyền chứ không chỉ mang tính đơn lẻ. Phong trào xuống đường chống lại nhà cầm quyền toàn trị ĐCSTQ có thể cuối cùng đã bắt đầu, phong trào này sẽ sản sinh ra một nhóm anh hùng của thời đại, những người sẽ thay đổi Trung Quốc, có thể buổi bình minh của sự chuyển đổi hiến pháp tại Trung Quốc đang mở ra.