Những mục tiêu nào của Tập Cận Bình sau Đại hội 20 Đảng CSTQ?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Những mục tiêu nào của Tập Cận Bình sau Đại hội 20 Đảng CSTQ?

Ngụy Kinh Sinh

     Lê Minh Nguyên dịch

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Tập Cận Bình đã giành được ưu thế bằng sự lừa dối.  

Bây giờ chủ đề thảo luận là những gì ông ta sẽ làm, vì ông ta đã quét sạch phe của Đoàn Thanh niên CS và đàn áp phe Giang Trạch Dân để trở thành hoàng đế trong nhóm cầm quyền của ông.

Bước tiếp theo của Tập là phải đạt được mục tiêu mạo hiểm nhất của mình: thống nhất Đài Loan bằng quân sự.  

Vì lý do này, ông ta đầu tiên cần phải ổn định nội bộ để đương đầu với thế giới bên ngoài, đồng thời quét sạch các thế lực và tiếng nói đối lập. Hoặc thực hiện cả hai cách này cùng một lúc.

Các dấu hiệu rất rõ ràng là: Gần đây, một số quan chức cấp cao đã nghỉ hưu của ĐCSTQ bị bắt vì “nói sai về chính quyền trung ương”.  Sự nhanh chóng bị bắt này chứng tỏ rằng mọi người đều gặp nguy hiểm.  Vì vậy mọi người cần nhanh chóng kiểm tra xem mình có bị những người xung quanh phản bội hay không.  Nếu người nào nên chạy trốn, thì hãy chạy trốn;  nếu người nào nên nổi loạn, thì hãy nổi loạn.  Vì khi luỡi dao rơi xuống cổ ai thì ắt bị chặt, cho nên người nào nhận thức được thực trạng sẽ là những anh hùng, biết nắm bắt thời cơ là điều kiện tất yếu để thành công.  Sự do dự thường đưa người ta đến ngõ cụt.

Tại sao tôi nói như vậy?  Đó là bởi vì cửa sổ cơ hội tốt nhất cho cuộc chiến thống nhất quân sự của Tập Cận Bình chống lại Đài Loan là trong vòng hai năm tới.  

Hiện nay cộng đồng quốc tế đang tăng cường nỗ lực để trung gian hòa giải cuộc chiến ở Ukraine, một giải pháp đàm phán đã trở thành quan điểm chủ đạo.  

Một khi chiến tranh Nga-Ukraine lắng dịu hoặc chấm dứt, các nước phương Tây sẽ có thể dốc toàn lực hỗ trợ Đài Loan, và Tập Cận Bình sẽ mất cơ hội thôn tính này.  Vì vậy, bây giờ ông ta có sự thôi thúc hơn bất cứ ai khác.  Trong nỗ lực tập trung quyền lực và đảm bảo có thể phát động chiến tranh một cách nhanh chóng, ông Tập không sợ mất mặt.

Để việc thống nhất quân đội diễn ra suôn sẻ, phe Tập của ĐCSTQ cần chuẩn bị những gì?  Việc thanh trừng bên trong ĐCSTQ có thể được tiến hành cùng lúc với chiến tranh.  

Việc kiểm soát người dân TQ đã đi quá xa, đến mức lịch sử có thể xuất hiện trở lại với sự kháng cự của quần chúng ở quy mô lớn nếu có chiến tranh như trong những năm cuối cùng của triều đại nhà Tùy.  Do đó, nhu cầu là cần phải dừng hoặc làm chậm chính sách zero-Covid.  Những tiếng nói khác biệt về vấn đề này đã xuất hiện trong ĐCSTQ.  

Những người đang hưởng lợi từ zero-Covid không muốn dừng lại, trong khi những người muốn hưởng lợi từ cuộc chiến Đài Loan đang đề nghị dừng zero-Covid.  Họ đều là băng đảng của Tập, và Tập đang cố gắng giải quyết mâu thuẫn nội bộ.  Do đó, việc zero-Covid có dừng lại hay không và thời điểm dừng lại sẽ là tín hiệu cho thấy cuộc chiến có bắt đầu hay không.

Phản ứng của chính phủ Mỹ và các nước phương Tây là tương đối đúng.  Trong khi ủng hộ Ukraine, họ đã không buông lỏng cảnh giác với ĐCSTQ.  

Tuy nhiên, một số người TQ không cảm thấy như vậy.  Dư luận TQ tương đối nhất trí cho rằng TQ không thể thắng được Mỹ cho nên ĐCSTQ không dám phát động chiến tranh với Đài Loan.  Người dân và chính phủ Đài Loan cũng tương đối tin vào dư luận sai lầm này.  

Niềm tin này đã tạo điều kiện cho bè lũ Tập Cận Bình phát động chiến tranh.

Điều kiện quan trọng đầu tiên của Đài Loan để chống lại sự cai trị quân sự của ĐCSTQ là huy động bầu không khí phản kháng trong toàn dân, như Do Thái đã làm, để khi chiến tranh nổ ra sẽ có tình trạng toàn dân phản kháng.  Sự trợ giúp từ bên ngoài là yếu tố không chắc chắn và lệ thuộc vào ý chí đề kháng của nguời dân Đài Loan.  

Người Đài Loan có nhiều mơ ước để tự an ủi, chẳng hạn như viện binh của Mỹ và Nhật Bản sẽ giúp, hay cái gọi là “lá chắn silicon” (do Đài Loan có công nghệ bán dẫn cao mà phương Tây không bỏ được), những mơ ước viễn vong này làm suy yếu sự gắn kết của ý thức phản kháng và là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh của Đài Loan.

Việc Đài Loan và những người chống chiến tranh tăng cường các tuyên bố và hành động thân thiện với người dân TQ đại lục và tăng cường ủng hộ các lực lượng đối lập bên trong ĐCSTQ là những chiến lược hiệu quả để bẻ gãy kế hoạch chiến tranh của bè lũ Tập Cận Bình.  

Mối quan tâm lớn nhất của Tập Cận Bình khi phát động chiến tranh không phải là việc Đài Loan có đại bác và tên lửa, hay vì Đài Loan có giấc mơ “lá chắn silicon”, mà là sự ổn định bên trong của xã hội TQ.  Tạo được bất ổn cho ông ta là yếu tố đáng tin cậy nhất để người dân Đài Loan giành chiến thắng với sức mạnh và tài nguyên ít hơn, nó đáng tin cậy hơn việc viện binh của Hoa Kỳ và Nhật Bản.  Cho dù người ngoài có muốn giúp bạn, họ cũng phải xem bạn có đủ can đảm và quyết tâm.  Sẽ không ai giúp đỡ một đứa bé vô dụng.

Để kéo dài chiến tranh Nga-Ukraine, Tập Cận Bình có thể thay đổi chiến lược “toạ sơn quan xem hổ đấu” mà tăng viện trợ cho Nga, bao gồm viện trợ thông qua Triều Tiên, Iran và viện trợ trực tiếp từ TQ.  Chiến thắng của Putin ở Ukraine sẽ làm tăng lực lượng phương Tây ở Âu châu hơn và làm suy yếu sự hỗ trợ và bảo vệ cho Đài Loan.  

Tuy nhiên, không có nhiều hy vọng, hoặc ít nhất là một tầm nhìn xa cho chiến thắng của Ukraine đối với Putin bằng cách đẩy ông ta hoàn toàn trở lại biên giới trước chiến tranh.  

Việc thúc đẩy cộng đồng quốc tế giải quyết cuộc chiến Ukraine thông qua đàm phán hòa bình là mối quan tâm hàng đầu của Đài Loan và người Hoa trên khắp thế giới.

Hiện nay, tư tưởng chủ đạo của Đài Loan và người Hoa trên khắp thế giới là thúc đẩy Ukraine chiến đấu tới cùng.  Đây có phải là tình huống thuận lợi mà ĐCSTQ cần?  Đây có phải là một kế hoạch đánh lừa dư luận do ĐCSTQ thúc đẩy?  Khó mà nói được.

Lịch sử không phải lúc nào cũng diễn ra một cách trung thực.  Theo binh pháp của Tôn Tử, binh sĩ sử dụng mưu kế.  Sự lừa dối mà Tập Cận Bình sở trường có thể giúp ông ta giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh kế tiếp.  Khi đó Đài Loan sẽ gặp nạn tai, và thảm họa của Trung Quốc sẽ kéo dài.

https://bit.ly/3GwSI2B