Nhân sự và Chánh sách Đại Hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần XX – Hoàng Đình Khuê

Cac Bai Khac

No sub-categories

Đại Hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần 20 đã bế mạc vào cuối tuần qua với việc Tổng Bí Thư Tập Cận Bình đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 không tiền lệ. Việc ông Tập đạt được sự thống trị gần như tuyệt đối với các cơ quan lãnh đạo cao nhất đảm bảo hầu hết các chánh sách bảo thủ theo chủ nghĩa Mao bao gồm cả việc duy trì chánh sách zero-Covid sẽ tồn tại trong tương lai gần.

Theo các trang Mạng Tây phương điều này không chắc là điều tốt cho Tập nói riêng và Trung Quốc nói chung. Vậy chúng ta xem qua thành phần nhân sự và chánh sách như thế nào?

Trong Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính trị mới, ông Tập vẫn là Tổng Bí Thư và
Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. Sáu thành viên Bộ Chính trị khác được coi
là phe thân tín của Tập Cận Bình.

I – Bảy Ủy viên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị Trung Quốc:

Bộ Chính trị Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX gồm 24 thành viên, trong đó có 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị:
1- Tập Cận Bình, sinh năm 1953, quê quán Thiểm Tây: Tổng Bí Thư; Chủ
tịch Quân Ủy Trung Ương; Chủ tịch nước.
2- Lý Cường, sinh năm 1959, quê quán Chiết Giang, Bí thư Thành ủy
Thương Hải, sẽ trở thành Thủ Tướng thay thế ông Lý Khắc Cường.
Lý Cường là nhân vật số 2 sau Tập Cận Bình, ông từng là thư ký cho Tập
Cân Bình khi ông Tâp làm Bí thư Chiết Giang từ 2002 đến 2007.
3- Triệu Lạc Tế, sinh năm 1957, quê quán Thiểm Tây, Bí thư Ủy ban Kiểm
tra Kỷ luật Trung Ương.
4- Vương Hỗ Ninh, sinh năm 1955, quê quán Sơn Đông, Bí thư thứ nhất
Ban Bí thư.
5- Đinh Tiết Tường, sinh năm 1962, quê quán Giang Tô, Chủ nhiệm Văn
phòng Trung Ương Đảng.
6- Thái Kỳ, sinh năm 1955, quê quán Phúc Kiến, Bí thư Ban Bí thư, Bí
thư Thành Ủy Bắc Kinh.

7- Lý Hy, sinh năm 1956, quê quán Cam túc, Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ
luật Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông

7 Ủy viên Thường Vụ Bộ Chính trị ra mắt ngày 23/10/2022

Bốn thành viên không còn trong Thường vụ Bộ Chính trị là Thủ tướng Lý
Khắc Cường, 67 tuổi; Chủ tịch Quốc Hội Lật Chiến Thư, 72 tuổi; Chủ tịch
Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Uông Dương, 67
tuổi; và Phó Thủ tướng Hàn Chính, 68 tuổi.

Một điều ngạc nhiên tại Đại Hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần này là Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa không còn trong Bộ Chính trị.

Ông Hồ Xuân Hoa chỉ mới 59 tuổi được vào Bộ Chính trị năm 2012, trong khi Lý Cường vào Bộ Chính trị năm 2017. Hồ Xuân Hoa có thể hy vọng làm Thủ tướng nếu vào được Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại Hội XX.

Thủ Tướng Lý Cường

*Đặc biệt Hồ Cẩm Đào, cựu Chủ tịch Nước Trung Quốc được đưa ra khỏi bục sân khấu Đại Lễ đường Nhân Dân Bắc Kinh trong ngày bế mạc Đại Hội XX, gây chú ý toàn cầu khi mọi người tìm hiểu chuyện gì xảy ra?

II- Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc

Một điểm chính trong tư tưởng Tập Cận Bình là “hiện đại hóa kiểu Trung
Quốc” mà ông Tập nêu ra đầu tiên trong báo cáo khai mạc Đại HộiTrung
Quốc có nghĩa là chỉ những luật lệ của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội
mới phù hợp với điều kiện của Trung Quốc trong thế kỷ 21, thế kỷ mà nhà lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình sẽ được theo dõi trong tất cả các hoạch định chính sách.

Theo định nghĩa do chính ông Tập đặt ra “hiện đại hóa theo kiểu Trung
Quốc” được tạo thành từ các yếu tố như lãnh đạo nghiêm khắc của Đảng; giữ vững luật lệ xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Quốc; hiện thực hóa “phát triển chất lượng cao”; làm phong phú thêm “thế giới tinh thần” của nhân dân; đạt được sự thịnh vượng chung; tìm kiếm sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên; và thúc đẩy hòa bình toàn cầu vào mục tiêu “vận mệnh chung của nhân loại”.

III- Chánh sách đối ngọai và quân sự

Về mặt đối ngoại nhóm của ông Tập sẽ tiếp tục củng cố chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt là liên quan đến việc Trung Quốc thống nhất Đài Loan và khôi phục địa vị “ Vương Quốc Trung Hoa”.

Xuyên qua Đại Hội Đảng lần 20, bao gồm cả trong bài phát biểu bế mạc của ông Tập, không hề đề cập đến Mỹ và Đồng minh. Ông Tập liên tục kêu gọi các thành viên Quốc Hội và toàn thể nhân dân chống lại “chủ nghĩa bá quyền và bắt nạt” của các nước khác và kêu gọi người dân dũng cảm để đấu tranh và giỏi đấu tranh.
Ngay cả trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế và giao lưu giữa người với người bình thường, giữa người Trung Quốc và người phương Tây, ông Tập đã chỉ thị chính quyền Trung Quốc sẽ đặt vấn đề an ninh quốc gia trên cả vấn đề kinh tế.
Để phản ánh lệ thuộc quá nhiều vào một quân đội hiện đại hầu thực hiện các chánh sách đối ngoại của mình, ông đã phá lệ quy tắc thông thường “nghỉ hưu ở tuổi 68” để giữ lại Phó Chủ tịch Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia) thuộc Quân Ủy Trung Ương thêm nhiệm kỳ 5 năm nữa.
Ngoài ra ông Tập vừa thăng cấp cho hai vị Tướng trong Quân Ủy Trung Ương là Phó Chủ tịch Hà Vệ Đông (He Wei Dong) và Miêu Hoa (Miao Hua) và thêm ba thành viên mới của Quân Ủy Trung Ương là Tướng Trương Thăng Dân (Zhang ShengMin), người giám sát kỷ luật Quân đội và chống tham nhũng; Thượng tướng Lưu Chấn Lập (Liu ZhenLi), người đang ứng cử vào chức Bộ trưởng Bộ Tham mưu Liên quân và Tướng Lý Thượng Phúc (Li ShangFu), một kỹ sư Hàng không vũ trụ tài giỏi …
Nhưng một yếu tố đáng lo ngại ảnh hưởng đến sự thay đổi nhân sự tại Đại Hội là một loạt các quan chức có kiến thức học vấn phương Tây và có khuynh hướng thị trường đã nghỉ hưu. Trường hợp Thủ tướng Lý Khắc Cường khi về hưu đã nhận xét “nước sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược”, có ý khiển trách việc ông Tập khôi phục chủ nghĩa Mao. Còn các quan chức nghỉ hưu khác có kinh nghiệm làm việc ở phương Tây bao gồm Phó Thủ tướng sắp mãn nhiệm Liu He, một nhà kinh tế được đào tạo tại Havard, người từng là cố vấn cho ông Tập; còn Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang, nguyên là Giáo sư kinh tế Đại học Hoa Kỳ.

IV- Nền kinh tế suy sụp

Nền kinh tế Trung Quốc đang chao đảo. Tỷ lệ thất nghiệp đang tăng vọt. Các biện pháp phong tỏa chống Covid-19 (Zero-Covid) đang tàn phá doanh nghiệp và đời sống người dân. Lãnh vực bất động sản đang gặp khủng hoảng, nhất là mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các cường quốc trên thế giới đang trở nên căng thẳng.
Bắc Kinh bắt đầu hạn chế cấp tín dụng dễ dàng cho các công ty bất động sản vào năm 2020, đưa đến tình trạng khan hiếm tiền mặt và vỡ nợ đối với nhiều nhà khai thác bất động sản, trong đó có tập đoàn khổng lồ Evergrande.
Nhưng trong thời kỳ lãnh đạo của ông Tập không có gì làm rung chuyển nền kinh tế và xã hội Trung Quốc nhiều như chánh sách Zero-Covid.
Trong năm thứ ba của Đại dịch, Trung Quốc tiếp tục chánh sách khắc nghiệt dựa vào việc xét nghiệm hàng loạt, kiểm duyệt qui mô và phong tỏa cấp thời để dập tắt các ca lây nhiễm bằng mọi giá trong khi cả thế giới đều thích nghi với cách chữa trị.
Trung Quốc tiếp tục phong tỏa toàn bộ các thành phố chỉ vì một số ít trường hợp bị lây nhiễm, đồng thời đưa tất cả trường hợp bị dương tính vào trung tâm kiểm dịch của chính phủ và chính sách Zero-Covid gây tổn thất chi phí khổng lồ và làm sa sút nền kinh tế Trung Quốc.
Gần ba năm trôi qua, khi hầu hết các chuyên viên quốc tế khuyên Trung Quốc nên tìm các sống chung với Virus. Ngược lại Trung Quốc càng siết chặt các biện pháp phòng dịch.
Điển hình đầu năm nay, Thượng Hải một đô thị có dân số nhiều gấp ba lần thành phố New York, đã bị phong tỏa trong vòng 2 tháng làm cho 25 triệu người dân không đủ lương thực và các nhu yếu phẩm cơ bản, khiến người dân tuyệt vọng lao ra khỏi nhà và xung đột với các nhân viên thi hành công vụ trong các cuộc biểu tình trên đường phố.
Với tư cách là một Tổng Bí thư, ngay từ đầu Tập Cận Bình đã hạ gục mọi đối thủ thông qua một chiến dịch chống tham nhũng.
Trong thập niên qua, ông đã củng cố quyền lực ở một mức độ chưa từng có kể từ thời Mao Trạch Đông, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Tập đã đứng đầu nhà nước, chỉ huy lực lượng vũ trang và nhiều ủy ban khác đến nổi ông được mệng danh là “chủ tịch của mọi thứ”.
Giờ đây ông đã dùng Đại Hội năm nay để xóa bỏ bất kỳ tàn dư cuối cùng nào của những người chống đối cho rằng cần thay đổi về kinh tế, xã hội và chính trị.
Nhưng quyền lực tuyệt đối thường đi kèm với trách nhiệm tuyệt đối và khi các vấn đề khó khăn càng gia tăng, các nhà phân tích cảnh báo rằng ông Tập sẽ khó có thể trốn trách nhiệm.
“Tôi nghĩ rằng kẻ thù lớn nhất của việc Tập Cận Bình nắm quyền lâu dài, chính là Tập Cận Bình”.

Hoàng Đình Khuê
Ngày 24 Tháng 10 năm 2022

Tham khảo:

https://jamestown.org

https://www.rfi.fr/vi

https://www.reuters.com/world/china