Thư Cho Con: 47 Năm Quốc Hận Viết Cho Người Tù Lương Tâm Và Nhân Quyền Việt Nam – Giáo Già
Ngày 30 tháng 4 năm 2022
Tính từ ngày Quốc Hận 30/4/1975 đến nay đã 47 năm. Mỗi năm, ở bất cứ nơi nào có đông người lưu dân Việt hải ngoại sinh sống, cộng đồng đều đồng loạt tổ chức những buổi tưởng niệm, lớn nhỏ tùy nơi, nhưng tất cả đều long trọng và đều vinh danh những vị tướng anh hùng, như chân dung đính kèm. Mọi người cũng không quên nhắc tới Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và Trung tá Cảnh sát Nguyễn Văn Long đã tự sát trước tượng đài TQLC, sáng 30-4-1975, trước Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa [xem hình]. Hôm 30 Tháng Tư, Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Nam California tổ chức đại lễ giỗ các anh hùng tuẫn tiết và tưởng niệm tất cả quân dân cán chính VNCH đã vị quốc vong thân, tại hội trường sân khấu đài truyền hình SBTN, ở thành phố Garden Grove. Hơn 100 khách mời và các cựu quân nhân tham dự lễ giỗ tại hội trường. Chương trình được cử hành lúc 1 giờ 30 phút trưa với nghi thức chào cờ Hoa Kỳ và VNCH với phần rước quốc kỳ do đội thiếu sinh quân của Seal Beach Sea Cadets thực hiện. Nói với nhật báo Người Việt, nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN, cho biết: “Qua ngày này chúng ta tưởng niệm một đại tang cho miền Nam Việt Nam, từ đó chúng ta nhìn đến tương lai để không buồn lòng những người đã hy sinh, họ hy sinh vì tự do, và để thế hệ con cháu VNCH có tương lai như ngày hôm nay… Điều quan tong là thế hệ trẻ hiểu được lịch sử VNCH, và làm sao để chúng ta tiếp tục giữ được gia tài mà người nằm xuống để lại, đó chính là văn hóa của VNCH để chúng ta cùng bảo vệ và phát triển…”. Cùng với các thành phố khác ở Hoa Kỳ, và khắp nơi có đông người Việt tỵ nạn cư ngu, như Paris, Luân Đôn, Đức, Úc, Bỉ… năm nay sinh hoạt tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30/4/1975 được tổ chức rất rầm rộ qua nhiều hình thức như biểu tình phản kháng, lên án đảng CSVN đã cam tâm dâng hiến đất đai, vùng biển, hải đảo và tài nguyên của đất nước cho Trung Cộng, đặc biệt là gần đây CSVN cho Trung Cộng đổ người vào Tây Nguyên khai thác Bô-Xít gây tác hại nghiêm trọng về mọi mặt cho Việt Nam. Tại Seattle, Cộng Đồng Việt Nam đã uỷ nhiệm cho Liên Minh Cử Tri Người Mỹ Gốc Việt nhận lãnh trách nhiệm tổ chức Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30/4/1975 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Rainier, Seattle. Hơn một trăm đại diện các tổ chức cộng đồng, hội đoàn, nhân sĩ, đồng hương và truyền thanh, báo chí hiện diện. Mở đầu buổi lễ là chào cờ Hoa Kỳ, VNCH và phút mặc niệm, do MC. Phạm Thanh Xuân (ĐH.CTCT) điều khiển, với sự đóng góp của Hội Phụ Nữ Trưng Vương Tacoma. Kế tiếp, đại diện các tổ chức hội đoàn và quí nhân sĩ lên dâng hương trước bàn thờ trong tiếng nhạc và giọng ngâm tha thiết bi hùng của ông Lê Nhiên qua bài thơ “Anh Hùng Vô Danh” (thơ Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy). Năm trước, vào lúc 11:00am Chủ Nhật ngày, 25/4/2021, tại tượng đài Đức Trần Hưng Đạo, 1111 Story Rd., San Jose, một số hội đoàn phối hợp tổ chức Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30/4 lần thứ 46. Có hàng trăm đồng hương và các tổ chức hội đòan tham dự. Trong phần phát biểu của mình, mỗi vị đều có một cái nhìn về ngày 30/4/75, nhưng tựu trung vẫn là nhớ đến nỗi đau thương mất mát, những cựu quân nhân bị tù đày sau năm 1975, những gia đình Việt Nam bỏ mạng trên con đường vượt thoát bằng đường biển, đường bộ đi tìm tự do…v.v. Riêng cô May Nguyễn, không chỉ nhắc đến quá khứ, cô còn nhìn về tương lai với những nhận định khá rõ ràng là tiếp tục con đường đấu tranh của cha ông, của thế hệ đi trước; May Nguyễn xác định “giải thể chế độ độc tài độc đảng của Việt cộng tại Việt Nam” để đem lại dân chủ, nhân quyền cho nước Việt Nam. Trước đó nữa, trong một chuỗi tưởng niệm 40 năm (1975-2015) Ngày Quốc Hận 30/4 trên toàn thế giới, tại Hoa Thịnh Đốn có gần 500 đồng bào đã tề tựu trong công viên Sheridan Circle, trước mặt Tòa đại sứ CSVN, để tưởng niệm ngày Quốc Hận 30-4 vào chiều ngày 29/4. Từ 6 giờ chiều, các phái đoàn từ nhiều địa phương trên Hoa Kỳ và Canada đã có mặt tại hiện trường như Philadelphia, Maryland, Virginia, New York, Toronto, Mississauga… với rừng cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Hoa Kỳ… tung bay bên cạnh nhửng biểu ngữ đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam đã tràn ngập cả công viên, tất cả như cho thế giới biết rằng chính nhà cầm quyền CSVN đã chủ trương đàn áp người dân qua mọi hình thức từ khi họ lên nắm chính quyền. Đến 7 giờ 30 phút chương trình bắt đầu với phần văn nghệ đấu tranh do các ca nhạc sỹ từ Trung Tâm Asia, thực hiện, dẫn đầu bởi nhạc sỹ Trúc Hồ cùng các MC như Nam Lộc, Diệu Quyên, Thùy Dương. Các ca sỹ có lòng với đất nước như Đan Nguyên, Lâm Thúy Vân, Mai Thanh Sơn, Huỳnh Phi Tiễn, Cát Linh, Ngọc Đan Vy, Đoàn Phi, Đặng Thế Luân, Hoàng Thục Linh, Quốc Khanh… đã trình diễn những bản nhạc đấu tranh để khơi dậy lòng yêu nước như: Xin Hãy Làm Ánh Đuốc, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Vẫn Còn Đây Các Con Của Mẹ… Như vậy là từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, nơi nào cũng có sự hiện diện của người lưu dân Việt hải ngoại. Nếu trước đây, lúc Đế Quốc Anh cường thịnh, có người bạo miện nói “Mặt trời không bao giờ lặn đối với nước Anh” thì bây giờ chúng ta cũng có mạnh miệng nói “Mặt trời không bao giờ lặn đối với người Việt Nam hải ngoại”, vì “Mặt trời chưa kịp lặn ở các quốc gia có người lưu dân Việt hải ngoại sinh sống ở phía Tây thì nó đã mọc lên ở các quốc gia có người lưu dân Việt sinh sống ở phía Đông”. Sự hiện diện của người lưu dân Việt hải ngoại còn được đánh dấu bằng những sự kiện cụ thể, như mới đây, ghi dấu 47 năm Quốc Hận, tại miền Nam California, địa phương đã cho đổi tên một công viên ở Westminster thành Tony Lam Park, nhằm vinh danh ông Tony Lâm, vị dân cử gốc Việt đầu tiên của Hoa Kỳ. Đây cũng là lần đầu tiên một công viên ở Mỹ mang tên một người gốc Việt, một sự hiện diện thường xuyên của người lưu dân Việt. Từ Mỹ sang Canada, thành phố Brampton cũng có buổi lễ đặt tên Saigon Park vào ngày thứ ba 19 tháng 10 năm 2021 từ 1:15 pm đến 2:30 pm tại công viên sẽ mang tên Saigon Park, số 35 Almond Street, Brampton, ON. Buổi lễ sẽ có sự hiện diện của Thị trưởng Brampton, ông Patrick Brown, và các nghị viên thành phố Brampton. Buổi lễ sẽ có sự hiện diện của Thị trưởng Brampton, ông Patrick Brown và các nghị viên thành phố Brampton. [Theo quy định giãn cách xã hội của Tòa Thị chính Brampton, nhân số hiện diện tại buổi lễ sẽ hạn chế ở mức tối đa 100 người. Quý đồng hương có ý định tham dự buổi lễ, xin vui lòng ghi danh qua địa chỉ Email: vietbrampton@gmail.com Liên lạc chi tiết: Ty Ty (647) 395-2883, Vũ (647) 208-3119]. Ngày lễ khánh thành Saigon Park sẽ được tổ chức vào ngày thứ bảy 14 tháng 5 năm 2022 từ 2 giờ trưa đến 8 giờ tối tại số 244 Matheson Blvd. W., Mississauga.
Trở lại với 47 năm Quốc Hận, trong bài “Bình luận của blogger Viết Từ Sài Gòn” đăng trên đài RFA ngày 22/4/2022 mang tên “Ta đã thấy gì sau bao năm?” tác giả khởi đầu”: “Những ngày này, giữa tháng tư này, trước đây gần nửa thế kỉ, nhân dân hai miền Nam và Bắc đón nhận một biến cố, biến cố của kẻ thắng cuộc và biến cố của bên thua cuộc. Sở dĩ tôi gọi biến cố bên thắng cuộc và đồng nhất họ với bên thua cuộc trong một biến cố bởi vì nếu nhìn từ bên ngoài thì miền Bắc đã thắng miền Nam, nhưng nhìn sâu xa hơn thì quốc gia này, dân tộc này đã thua, đã đón nhận một biến cố mà ở đó, các giá trị văn minh của cả hai miền chính thức bị bức tử, một chu kì mới với đầy rủi ro, hoang mang và tan thương đang bắt đầu.
Trước 30 tháng tư năm 1975, không ít người miền Bắc đau đáu dành dụm từng cân gạo, từng ký khoai để mang vào cho bà con, người thân, tộc họ và cả người không quen biết của miền Nam “đang đau khổ, thiếu thốn, đói kém vì chịu sự kìm kẹp của Mỹ Diệm”. Dường như trong hàng triệu người lên đường, trong hàng triệu trái tim nôn nóng “giải phóng miền Nam” ấy có rất nhiều, thậm chí hoàn toàn nghĩ như vậy bởi sau quá nhiều tuyên truyền và tẩy não của người Cộng sản. Và từng cân gạo, ký khoai lang khô chắt chiu ấy là gì nếu không phải là tình yêu thương, là văn minh, là giá trị nhân văn?
Thế nhưng sau khi người lính Cộng sản Bắc Việt chính thức bước vào dinh Độc Lập và sau một thời gian dài thu chiến lợi phẩm, hưởng niềm vui chiến thắng và nhìn miền Nam như một cái xác mang linh hồn Mỹ Diệm bởi quá nhiều lời chỉ giáo, lên dây cót thù hận của chỉ huy, của cấp trên. Song hành với các giáo huấn này là những chiến dịch tận diệt người miền Nam có liên quan đến chế độ cũ, đẩy người miền Nam đến đường cùng và tha hồ thu chiến lợi phẩm mang về quê hương, cả một kho chiến lợi phẩm dù có tưởng tượng giỏi cỡ nào người lính Cộng sản cũng không bao giờ tin nổi vào mắt mình, đó là sự thật. Thế mới có người mang con búp bê, mang chiếc xe đạp, chạy cả chiếc xe Honda 67, Honda Dame về miền Bắc…
…Và chưa dừng ở đó, cuộc chiến trong tâm hồn người Việt Nam, cuộc chiến trong tâm linh dân tộc trở nên ráo riết, tàn bạo hơn khi người Cộng sản áp đặt mô hình kinh tế tập trung bao cấp thần thánh của họ lên miền Nam và thít chặt hơn ở miền Bắc, điều đó dẫn đến những bài ca ca ngợi quê hương với hình ảnh chất đầy những bữa ăn ước mơ, những hạt lúa ước mơ, những thứ tưởng chừng rất đơn giản nhưng nằm trong ước mơ của con người. Phải lâu lắm, hơn mười một năm sau, sau biết bao nhiêu biến cố chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, đói khổ, đau đớn vượt biển, đền đài miếu mạo, lăng tẩm bị đập phá, bị hoang phế… Cả một dân tộc tan tác dưới trời đau… Người ta mới chịu mở ra cánh cửa thị trường. Nhưng cái cánh cửa thị trường ấy thêm một lần nữa cắt sâu vết thương dân tộc bởi cái định hướng xã hội chủ nghĩa của nó. Vì đây là thị trường có định hướng, có đảng Cộng sản vẽ kim chỉ Nam và có sự giám sát, quản lý toàn triệt của Đảng, nên chắc chắn một điều, trong cái thị trường ấy, chỉ có thái tử Đảng, phe cánh hẩu của đảng, những nhóm lợi ích trực thuộc đảng thu về mối lợi lộc, dân đen không những không được lợi lộc gì mà phải đối diện với một thứ tư bản rừng rú nấp bóng “định hướng xã hội chủ nghĩa”, mượn danh “tài sản quốc dân, toàn dân”…
Và trong cơn quẫy đạp đầy rẫy máu và nước mắt của những con quái thú tư bản rừng rú, có hàng triệu người dân bỗng chốc trở thành dân oan, có hàng triệu người dân cho đến thế kỉ 21 vẫn không dám mở miệng nói ra suy nghĩ của mình cho dù đó chỉ là suy nghĩ rất đơn giản rằng mình cần được đối xử công bằng. Vực thẳm phân ly của dân tộc ngày càng mở ra toang hoác, sự phân chia Nam – Bắc ngày càng thêm nặng. Và đau đớn nhất là người ta trở nên mù quáng và tự phát. Mù quáng vì không cần biết đúng – sai, tốt – xấu, đen – trắng mà chỉ cần biết đã Bắc thì phải tốt, cũng như ngược lại, đã Nam thì phải ngố và hợm hĩnh. Tự phát bởi người ta đánh mất trung tính để nhận biết đúng sai mà chỉ cần chứng minh rằng mình hiểu biết, mình tử tế, người ta sẵn sàng đạp lên mọi giá trị và đạp qua cả chính sự tử tế và lòng trắc ẩn của bản thân để nói cái mình thích, cái có lợi cho mình.
Và sau gần nửa thế kỉ, sự đánh mất trung tính của một dân tộc đã đến hồi cao trào, người ta không những không còn phân biệt đúng – sai mà chuyển lên cấp độ mới hơn là phe tao luôn đúng và phe mày luôn sai. Phe tao là ai? Phe tao là những ai phát biểu, chống đối, xun xoe, bợ đỡ hay vùi dập giống với tao, cùng mục tiêu như tao thì đều đúng cả. Còn phe mày là ai, là đứa nào dám nói ngược, dám phản biện, dám phản tư, dám chỉ ra điều bất công và dám chặn đứng tiến trình bóc lột của tao, đương nhiên phải là sai và là kẻ thù của tao rồi…
…Và sau gần nửa thế kỉ đi qua, chuyện chén cơm, manh áo, chỗ ở không còn thao thức như ngày xưa. Nhưng không thao thức không có nghĩa là bình yên, thái bình. Vì sau gần nửa thế kỉ, con người, khi đối mặt với chuyện ăn, mặc, ở đã chuyển từ thao thức sang khốc liệt, con người dẫm đạp lên nhau, con người man trá, lừa lọc và bất chấp thủ đoạn kể cả người thân với nhau để đạt mục đích của họ. Mà đáng sợ là cái mục đích ấy lại quanh quẩn ở chuyện ăn mặc ở một tầng bậc cấp thấp, thứ tầng bậc ở nhân loại chưa phát triển. Bởi trong một nhân loại đã phát triển, nỗi thao thức chuyện ăn mặc ở sẽ chuyển sang nỗi thao thức về thân phận cá nhân và nhân quần, thao thức về đồng loại và thế giới, thao thức về vũ trụ quan sau chuỗi dài chiêm nghiệm tri thức. Đáng sợ ở chỗ một quốc gia nghèo và dốt, cánh cửa tri thức chỉ mới mở hé và lực lượng trí thức còn rất mỏng, hàm lượng tri thức còn yếu ớt khi bước ra biển lớn. Nhưng chúng ta lại có quá nhiều giáo sư tiến sĩ, chúng ta có quá nhiều cử nhân và các giáo sư tiến sĩ bận xun xoe, bợ đỡ, hiếm hoi người suy tư về dân tộc, các cử nhân bận chạy xe ôm, cò đất, cò nhà, ship hàng online…
Kết quả là sao? Sau rất nhiều nỗ lực để xóa nghèo đói, xóa dốt, Việt Nam có những cánh rừng trơ trọi và có những biệt phủ triệu đô trang trí đầy gỗ quý, Việt Nam có những con người vung tiền như lá mít và có những vùng quê bị xóa sổ bởi nghèo đói và nạn cờ bạc, đề đóm, Việt Nam cạn kiệt tài nguyên tự nhiên và con người, Việt Nam có những người đi bán thận để mua điện thoại, Việt Nam có những gia đình nhà chứa đầy các vật dụng đắt giá, thời thượng và có hầm rượu ngoại nhưng không có lấy một cái kệ sách nhỏ. Việt Nam cơ bản đã vượt qua được đói, nghèo bằng nỗ lực đấu tranh và đấu tranh nhưng cũng cơ bản vượt qua nạn dốt bằng nỗ lực học thuộc điều lệ Đảng, những cánh cửa tri thức khác vẫn im ỉm đóng với dân tộc, chỉ có những trí thức chịu dòm lén qua khe cửa và tự than vãn về góc u tối của đời mình, giỏi lắm cũng chỉ dám thở dài về bóng tối bao phủ cả căn nhà có quá nhiều ổ khóa.
Vậy thì sau gần nửa thế kỉ, chúng ta nhìn lại và thấy gì? Thấy lòng hoài nghi, thấy sự dửng dưng, thấy kẻ hãnh tiến và đạp qua nỗi đau đồng loại, thấy người xun xoe, thấy đời trống rỗng và vô vị… Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau![Xem phụ đính A]
Sau 47 năm Quốc Hận, trả lời câu hỏi Ta đã thấy gì sau bao năm? Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học vừa tổ chức đêm nhạc Tháng Tư với chủ đề “Nước Non Nhìn Lại” vào tối Thứ Bảy, 23 Tháng Tư, tại trụ sở của hội, trên đường Brookhurst, thành phố Westminster [Xem phụ đính B].
Theo lời của Lâm Hoài Thạch trên báo Người Việt thì “Trong thính phòng ấm cúng của Viện Việt Học, tuy không lớn, nhưng gói trọn vẹn tinh thần của những người yêu quê hương, gắn bó trong tình đồng hương xa xứ và nỗi cảm thông, thương nhớ những đồng bào ruột thịt còn trong nước. Qua chủ đề “Nước Non Nhìn Lại” đã nhắc nhở cho mọi người trong hoàn cảnh ly hương của mùa Tháng Tư nhớ về quê hương dân tộc. Người Việt Nam ở hải ngoại vẫn thường nghe câu “chúng ta ra đi mang theo quê hương,” vì thế, quê hương vẫn canh cánh trong lòng…” Thay mặt ban tổ chức, cô Nguyễn Kim Ngân, giám đốc Viện Việt Học nói: “Chúng ta quây quần trong dịp 30 Tháng Tư hàng năm. Có người cho rằng, chắc Viện Việt Học không có văn nghệ đấu tranh. Xin thưa rằng, chúng ta có nhiều hình thức đấu tranh. Đấu tranh bất bạo động, đấu tranh trong văn nghệ…, mà trong 47 năm qua, chúng ta không tìm được lý do để thông cảm cho nhau, đó là lý do có đêm nhạc qua chủ đề “Nước Non Nhìn Lại” sau 47 năm, chúng ta còn những gì.” Cũng theo lời Lâm Hoài Thạch thì trong đêm ca nhạc này bài thơ “Cuối Đường Mẹ Đi” của Võ Đại Tôn, có nội dung miêu tả người mẹ đi từ Gio Linh cho đến Cà Mau, trên hành trình theo bước chân mẹ đã có nhiều xác của các chiến sĩ VNCH và đồng bào. Rồi, mẹ lại đau lòng nhìn đàn con rời bỏ quê hương. Nỗi đau này đã khiến nhạc sĩ Võ Tá Hân soạn thành ca khúc, xem như sự tạ ơn mẹ Việt Nam, và tạ ơn những ai đã nằm xuống vì quê hương dân tộc. Toàn ban văn nghệ Viện Việt Học đồng ca bài nhạc này.
Phần cô Hạnh Nhung, thành viên trong ban tổ chức thì: “Nói đến sự mất mát của dân tộc Việt Nam sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, đây là một ký ức khó quên của tôi, vì tôi cũng là một thuyền nhân, nên tôi hiểu được sự khó khăn, nguy hiểm trên đường tìm tự do và nỗi đau của đồng bào còn ở lại trong nước.”…
Nói đến những chương trình ca nhạc nhân mùa Quốc Hận năm thứ 47 Giáo Già không quên nghĩ tới chương trình buổi văn nghệ “Hát Cho Tù Nhân Lương Tâm Và Nhân Quyền Việt Nam” mà theo Tâm Thư được Ban Tổ Chức phổ biến [Xem phụ đính kèm theo Thư Cho Con kỳ trước, ngày 8/4/2022] thì “Nhận thấy rằng, nhân ngày kỷ niệm 29 năm Ngày Nhân Quyền Việt Nam 11/5 hằng năm được tổng thống Bill Clinton ban hành năm 1993, là cơ hội rất tốt để nhắc nhở cộng đồng người Việt chúng ta tiếp tục lên tiếng tố giác trước thế giới chế độ “vi phạm nhân quyền” của Cộng Sản Việt Nam. Chúng tôi, 7 tổ chức đã cùng phối hợp để tổ chức ngày “Hát Cho Nhân Quyền Việt Nam” vào lúc 1 giờ trưa ngày Chủ Nhật 15/5/2022 tại trường trung học Yerba Buena, San Jose.” Cũng theo lời Ban Tổ Chức thì đây là “một chương trình văn nghệ thật quy mô, đặc sắc với sự góp mặt của các ca sĩ được đồng hương mến mộ như: Thế Sơn, Diễm Liên, Việt Khang… có sự góp mặt của hai ca sĩ đấu tranh từ Paris là Thu Sương và Đình Đại bay đến San Jose tham dự… Thêm nữa, Phong Trào Hưng Ca VN từ khắp nơi cũng bay về với những bài ca rực lửa đấu tranh…, đặc biệt với ca khúc “Tiếng Vọng Từ Ngục Tối” dành riêng cho Phạm Đoan Trang, người Tù Lương Tâm đang được nhiều tổ chức vận động cho “Giải Nobel” sắp tới. Đặc biệt hơn nữa là Nam Lộc, người MC nổi tiếng của các chương trình Ca Nhạc của Trung Tâm ASIA, khi hay tin cũng vội vàng thu xếp việc riêng để về tham dự cùng MC Nguyễn Văn Khanh, Cựu Giám Đốc Chương trình Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do, từ Thủ Đô Washington, bay về phối hợp với các MC tên tuổi tại Bắc Cali như Hoàng Tuấn, Mỹ Linh, Mây Lan, Nguyễn Hồng Dũng… hướng dẫn chương trình văn nghệ quy mô, đặc sắc và ý nghĩa hiếm có thêm phần sinh động… Với chương trình văn nghệ quy mô và đặc sắc, có thêm phần ẩm thực nhẹ, cho đông đảo đồng hương tham dự, với giá vé chỉ từ $20, $50 và VIP $100. Ngoài ra, số tiền thu được từ buổi văn nghệ này sẽ hỗ trợ các công tác tranh đấu cho Nhân Quyền VN, cho Mạng Lưới Nhân Quyền VN và cho các tù nhân lương tâm VN, để nói với các nhà tranh đấu, các tù nhân lương tâm trong nước là chúng ta không bao giờ quên họ.
Hẹn con thư sau
Giáo Già (Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Phụ đính A
Ta đã thấy gì sau bao năm?
Bình luận của blogger Viết Từ Sài Gòn 2022.04.22
Xem hình: Xe tăng của quân đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn hôm 30/4/1975, xung quanh là người dân đứng nhìn
Những ngày này, giữa tháng tư này, trước đây gần nửa thế kỉ, nhân dân hai miền Nam và Bắc đón nhận một biến cố, biến cố của kẻ thắng cuộc và biến cố của bên thua cuộc. Sở dĩ tôi gọi biến cố bên thắng cuộc và đồng nhất họ với bên thua cuộc trong một biến cố bởi vì nếu nhìn từ bên ngoài thì miền Bắc đã thắng miền Nam, nhưng nhìn sâu xa hơn thì quốc gia này, dân tộc này đã thua, đã đón nhận một biến cố mà ở đó, các giá trị văn minh của cả hai miền chính thức bị bức tử, một chu kì mới với đầy rủi ro, hoang mang và tan thương đang bắt đầu. Trước 30 tháng tư năm 1975, không ít người miền Bắc đau đáu dành dụm từng cân gạo, từng ký khoai để mang vào cho bà con, người thân, tộc họ và cả người không quen biết của miền Nam “đang đau khổ, thiếu thốn, đói kém vì chịu sự kìm kẹp của Mỹ Diệm”. Dường như trong hàng triệu người lên đường, trong hàng triệu trái tim nôn nóng “giải phóng miền Nam” ấy có rất nhiều, thậm chí hoàn toàn nghĩ như vậy bởi sau quá nhiều tuyên truyền và tẩy não của người Cộng sản. Và từng cân gạo, ký khoai lang khô chắt chiu ấy là gì nếu không phải là tình yêu thương, là văn minh, là giá trị nhân văn? Thế nhưng sau khi người lính Cộng sản Bắc Việt chính thức bước vào dinh Độc Lập và sau một thời gian dài thu chiến lợi phẩm, hưởng niềm vui chiến thắng và nhìn miền Nam như một cái xác mang linh hồn Mỹ Diệm bởi quá nhiều lời chỉ giáo, lên dây cót thù hận của chỉ huy, của cấp trên. Song hành với các giáo huấn này là những chiến dịch tận diệt người miền Nam có liên quan đến chế độ cũ, đẩy người miền Nam đến đường cùng và tha hồ thu chiến lợi phẩm mang về quê hương, cả một kho chiến lợi phẩm dù có tưởng tượng giỏi cỡ nào người lính Cộng sản cũng không bao giờ tin nổi vào mắt mình, đó là sự thật. Thế mới có người mang con búp bê, mang chiếc xe đạp, chạy cả chiếc xe Honda 67, Honda Dame về miền Bắc. Và đương nhiên, điều đáng buồn nhất, có tính chấm dứt mọi lý tưởng có được (cho dù đó là lý tưởng sai lầm, hình thành từ sự tuyên truyền đối trá) còn mang hơi hướm tình người của miền Bắc dành cho miền Nam chính thức chết đi bởi họ bẽ bàng nhận ra những bước chân lạc lõng của mình trên đất phương Nam. Họ hiểu rằng kể từ khi bước vào đây, không có khái niệm giải phóng nào ở đây mà là đi xâm chiếm, đi dọn cỏ miền Nam và đi thu chiến lợi phẩm. Và họ cũng bẽ bàng nhận ra rằng họ chẳng phải là bậc cứu thế trong mắt người miền Nam, họ nhếch nhác và có phần tệ hại trong mắt người miền Nam… Chút lòng yêu thương hay trắc ẩn của kẻ thắng cuộc nhanh chóng chuyển sang thù hận và trả thù. Ranh giới phân chia Nam – Bắc giãn rộng trong tâm hồn mỗi người. Và chưa dừng ở đó, cuộc chiến trong tâm hồn người Việt Nam, cuộc chiến trong tâm linh dân tộc trở nên ráo riết, tàn bạo hơn khi người Cộng sản áp đặt mô hình kinh tế tập trung bao cấp thần thánh của họ lên miền Nam và thít chặt hơn ở miền Bắc, điều đó dẫn đến những bài ca ca ngợi quê hương với hình ảnh chất đầy những bữa ăn ước mơ, những hạt lúa ước mơ, những thứ tưởng chừng rất đơn giản nhưng nằm trong ước mơ của con người. Phải lâu lắm, hơn mười một năm sau, sau biết bao nhiêu biến cố chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, đói khổ, đau đớn vượt biển, đền đài miếu mạo, lăng tẩm bị đập phá, bị hoang phế… Cả một dân tộc tan tác dưới trời đau… Người ta mới chịu mở ra cánh cửa thị trường. 8 Nhưng cái cánh cửa thị trường ấy thêm một lần nữa cắt sâu vết thương dân tộc bởi cái định hướng xã hội chủ nghĩa của nó. Vì đây là thị trường có định hướng, có đảng Cộng sản vẽ kim chỉ Nam và có sự giám sát, quản lý toàn triệt của Đảng, nên chắc chắn một điều, trong cái thị trường ấy, chỉ có thái tử Đảng, phe cánh hẩu của đảng, những nhóm lợi ích trực thuộc đảng thu về mối lợi lộc, dân đen không những không được lợi lộc gì mà phải đối diện với một thứ tư bản rừng rú nấp bóng “định hướng xã hội chủ nghĩa”, mượn danh “tài sản quốc dân, toàn dân”. Những người Việt Nam vượt biển tìm đường đi tỵ nạn được cứu trên biển hôm 8/7/1979 trên tàu bệnh viện của Pháp có tên L’Ile de Lumière. AFP Và trong cơn quẫy đạp đầy rẫy máu và nước mắt của những con quái thú tư bản rừng rú, có hàng triệu người dân bỗng chốc trở thành dân oan, có hàng triệu người dân cho đến thế kỉ 21 vẫn không dám mở miệng nói ra suy nghĩ của mình cho dù đó chỉ là suy nghĩ rất đơn giản rằng mình cần được đối xử công bằng. Vực thẳm phân ly của dân tộc ngày càng mở ra toang hoác, sự phân chia Nam – Bắc ngày càng thêm nặng. Và đau đớn nhất là người ta trở nên mù quán và tự phát. Mù quán vì không cần biết đúng – sai, tốt – xấu, đen – trắng mà chỉ cần biết đã Bắc thì phải xấu, cũng như ngược lại, đã Nam thì phải ngố và hợm hĩnh. Tự phát bởi người ta đánh mất trung tính để nhận biết đúng sai mà chỉ cần chứng minh rằng mình hiểu biết, mình tử tế, người ta sẵn sàng đạp lên mọi giá trị và đạp qua cả chính sự tử tế và lòng trắc ẩn của bản thân để nói cái mình thích, cái có lợi cho mình. Và sau gần nửa thế kỉ, sự đánh mất trung tính của một dân tộc đã đến hồi cao trào, người ta không những không còn phân biệt đúng – sai mà chuyển lên cấp độ mới hơn là phe tao luôn đúng và phe mày luôn sai. Phe tao là ai? Phe tao là những ai phát biểu, chống đối, xun xoe, bợ đỡ hay vùi dập giống với tao, cùng mục tiêu như tao thì đều đúng cả. Còn phe mày là ai, là đứa nào dám nói ngược, dám phản biện, dám phản tư, dám chỉ ra điều bất công và dám chặn đứng tiến trình bóc lột của tao, đương nhiên phải là sai và là kẻ thù của tao rồi. Cái nếp nghĩ cực đoan một cách có biện chứng này đã thành nếp nghĩ phổ quát của dân tộc một khi các hệ hình giá trị dân tộc được căn cứ trên vật dục, trên cái nhà, chiếc xe, bể bơi, siêu xe, siêu biệt thự và sâu xa hơn nữa là nhiều thớt, tức vợ ở nhà là thớt chính, các thớt còn lại ngoài xã hội chính là các chân dài, và chân càng dài, óc càng ngắn thì càng dễ kiếm tiền. Bởi chân dài giúp người sở hữu có cái để dợt le và thỏa cơn khát dục, chân dài cũng là thứ chuẩn mực thẩm mỹ duy vật biện chứng. Và óc càng ngắn thì càng hay, bởi óc ngắn ít thủ đoạn, óc ngắn ít làm việc đầu óc mà chuyển năng lượng sang làm việc ở các đơn vị cơ thể khác. Khi chân dài óc ngắn trở thành món hang hiếm, hàng hot của xã hội, len lỏi trong cả giáo dục và quản lý, chính trị, kinh tế… thì đương nhiên, điểm đến của dân tộc nằm ở đâu, thiết không cần bàn thêm! [Xem hình:Một người lái xe ôm nằm trên chiếc xe máy của mình chờ khách trước một tấm biển quảng cáo căn hộ chung cư đắt tiền ở TPHCM hôm 20/11/2013. AFP] 9 Và sau gần nửa thế kỉ đi qua, chuyện chén cơm, manh áo, chỗ ở không còn thao thức như ngày xưa. Nhưng không thao thức không có nghĩa là bình yên, thái bình. Vì sau gần nửa thế kỉ, con người, khi đối mặt với chuyện ăn, mặc, ở đã chuyển từ thao thức sang khốc liệt, con người dẫm đạp lên nhau, con người man trá, lừa lọc và bất chấp thủ đoạn kể cả người thân với nhau để đạt mục đích của họ. Mà đáng sợ là cái mục đích ấy lại quanh quẩn ở chuyện ăn mặc ở, một tầng bậc cấp thấp, thứ tầng bậc ở nhân loại chưa phát triển. Bởi trong một nhân loại đã phát triển, nỗi thao thức chuyện ăn mặc ở sẽ chuyển sang nỗi thao thức về thân phận cá nhân và nhân quần, thao thức về đồng loại và thế giới, thao thức về vũ trụ quan sau chuỗi dài chiêm nghiệm tri thức. Đáng sợ ở chỗ một quốc gia nghèo và dốt, cánh cửa tri thức chỉ mới mở hé và lực lượng trí thức còn rất mỏng, hàm lượng tri thức còn yếu ớt khi bước ra biển lớn. Nhưng chúng ta lại có quá nhiều giáo sư tiến sĩ, chúng ta có quá nhiều cử nhân và các giáo sư tiến sĩ bận xun xoe, bợ đỡ, hiếm hoi người suy tư về dân tộc, các cử nhân bận chạy xe ôm, cò đất, cò nhà, ship hàng online… Kết quả là sao? Sau rất nhiều nỗ lực để xóa nghèo đói, xóa dốt, Việt Nam có những cánh rừng trơ trọi và có những biệt phủ triệu đô trang trí đầy gỗ quý, Việt Nam có những con người vung tiền như lá mít và có những vùng quê bị xóa sổ bởi nghèo đói và nạn cờ bạc, đề đóm, Việt Nam cạn kiệt tài nguyên tự nhiên và con người, Việt Nam có những người đi bán thận để mua điện thoại, Việt Nam có những gia đình nhà chứa đầy các vật dụng đắt giá, thời thượng và có hầm rượu ngoại nhưng không có lấy một cái kệ sách nhỏ. Việt Nam cơ bản đã vượt qua được đói, nghèo bằng nỗ lực đấu tranh và đấu tranh nhưng cũng cơ bản vượt qua nạn dốt bằng nỗ lực học thuộc điều lệ Đảng, những cánh cửa tri thức khác vẫn im ỉm đóng với dân tộc, chỉ có những trí thức chịu dòm lén qua khe cửa và tự than vãn về góc u tối của đời mình, giỏi lắm cũng chỉ dám thở dài về bóng tối bao phủ cả căn nhà có quá nhiều ổ khóa. Vậy thì sau gần nửa thế kỉ, chúng ta nhìn lại và thấy gì? Thấy lòng hoài nghi, thấy sự dửng dưng, thấy kẻ hãnh tiến và đạp qua nỗi đau đồng loại, thấy người xun xoe, thấy đời trống rỗng và vô vị… Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau!
Phụ đính B
‘Nước Non Nhìn Lại,’ đêm nhạc Tháng Tư chia sẻ tình người ly hương
April 24, 2022 Lâm Hoài Thạch/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học vừa tổ chức đêm nhạc Tháng Tư với chủ đề “Nước Non Nhìn Lại” vào tối Thứ Bảy, 23 Tháng Tư, tại trụ sở của hội, trên đường Brookhurst, thành phố Westminster. Quang cảnh của đêm nhạc. (Hình:) Trong thính phòng ấm cúng của Việt Việt Học, tuy không lớn, nhưng gói trọn vẹn tinh thần của những người yêu quê hương, gắn bó trong tình đồng hương xa xứ và nỗi cảm thông, thương nhớ những đồng bào ruột thịt còn trong nước. Qua chủ đề “Nước Non Nhìn Lại” của chương trình đã nhắc nhở cho mọi người trong hoàn cảnh ly hương của mùa Tháng Tư nhớ về quê hương dân tộc. Người Việt Nam ở hải ngoại vẫn thường nghe câu “chúng ta ra đi mang theo quê hương,” vì thế, quê hương vẫn canh cánh trong lòng. Thay mặt ban tổ chức, cô Nguyễn Kim Ngân, giám đốc Viện Việt Học nói: “Chúng ta quây quần trong dịp 30 Tháng Tư hàng năm. Có người cho rằng, chắc Việt Việt Học không có văn nghệ đấu tranh. 10 Xin thưa rằng, chúng ta có nhiều hình thức đấu tranh. Đấu tranh bất bạo động, đấu tranh trong văn nghệ…, mà trong 47 năm qua, chúng ta không tìm được lý do để thông cảm cho nhau, đó là lý do có đêm nhạc qua chủ đề “Nước Non Nhìn Lại” sau 47 năm, chúng ta còn những gì.” Toàn ban đồng ca bài “Tình Hoài Hương”. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt) Mở đầu chương trình ca nhạc, hai bài nhạc “Tình Hoài Hương” của cố nhạc sĩ Phạm Duy và bài “Bạch Đằng Giang” của Lưu Hữu Phước để nói lên lòng thương nhớ quê hương của người Việt trên đất khách và tinh thần bất khuất chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc, do toàn ban văn nghệ Viên Việt Học đồng hát. Bài “Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi” cũng của cố nhạc sĩ Phạm Duy đã đưa khán giả trong nhiều cảm xúc nhớ về cuộc vượt biên đầy chông gai, hiểm nghèo trong rừng sâu và biển cả để được đến bến bờ tự do qua hai tiếng hát của đôi song ca Ngọc Diệp và Mạnh Hùng. Chế Tùng và Thu Hà hát bài “Việt Nam Niềm Nhớ”. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Rồi trong những khoảnh khắc khán giả đang nhớ thương về nguồn cội, ca sĩ Nam Trân, với tiếng hát được ươm mầm trong vườn hoa âm nhạc tại Little Saigon: “Cho tôi lại ngày nào, trăng lên bằng ngọn cao. Mẹ tôi ngồi khâu áo bên cây đèn dầu hao. Cha tôi ngồi xem báo. Phố xá vắng hiu hiu. Trong đêm mùa khô ráo, tôi nghe tiếng còi tàu…”. Đó là lời ca khúc “Kỷ Niệm” cũng của Phạm Duy. Bài nhạc “Việt Nam Niềm Nhớ” của Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ đã có lúc cho khán giả hải ngoại không quên những hình ảnh của quê mẹ thân yêu, những đau thắt trong lòng của đồng hương mỗi khi Tháng Tư về trên đất khách. Ca khúc này đã được Trung Tâm Asia trình làng hải ngoại trong dịp 30 Tháng Tư hơn 12 năm về trước tại Little Saigon. Đêm nay, một lần nữa, bài nhạc này được khơi động qua tiếng hát mượt mà của Chế Tùng và Thu Hà. Ban Tứ Ca Nam hát bài “Nhớ Mẹ”. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Trong đêm nay, bài thơ “Cuối Đường Mẹ Đi” của Võ Đại Tôn, có nội dung miêu tả người mẹ đi từ Gio Linh cho đến Cà Mau, trên hành trình theo bước chân mẹ đã có nhiều xác của các chiến sĩ VNCH và đồng bào. Rồi, mẹ lại đau lòng nhìn đàn con rời bỏ quê hương. Nỗi đau này đã khiến nhạc sĩ Võ Tá Hân soạn thành ca khúc, xem như sự tạ ơn mẹ Việt Nam, và 11 tạ ơn những ai đã nằm xuống vì quê hương dân tộc. Toàn ban văn nghệ Việt Viện Học đồng ca bài nhạc này. Nhắc đến bài nhạc “Nhớ Mẹ” thì ai cũng nhớ đến cựu tù nhân Lê Minh Đảo, vị tướng của QLVNCH. Ngày chiến sĩ gãy súng, ngày không còn súng nổ đạn bay, những tù nhân chiến sĩ có người đã khóc cho quê hương mình, có người đã nhục vì không thể làm tròn nhiệm vụ của thời trai thế hệ, nhưng, ai cũng không thể quên được hồn mẹ Việt Nam, trong đó có mẹ ruột của mình đã khóc vì những người con anh hùng ngã ngựa. Phần trình diễn của Nguyễn Kim Ngân. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt) “Mẹ ơi, mẹ biết không! Còn cháy mãi trong con những lời mẹ cầm tay nói/Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối/Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi nhé con.” Lời bài hát “Nhớ Mẹ,” sáng tác Lê Minh Ðảo, lời nhạc buồn da diết nhưng đầy hào khí được trình bày qua nhóm tứ ca nam gồm Trọng Thái, Hoàng Tuấn, Trần Thạch và Quý Hà. Cô Hạnh Nhung, thành viên trong ban tổ chức chia sẻ: “Nói đến sự mất mát của dân tộc Việt Nam sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, đây là một ký ức khó quên của tôi, vì tôi cũng là một thuyền nhân, nên tôi hiểu được sự khó khăn, nguy hiểm trên đường tìm tự do và nỗi đau của đồng bào còn ở lại trong nước.” Từ những ký ức khó quên đó, nhiều đồng hương đến tham dự đêm ca nhạc “Nước Non Nhìn Lại” bày tỏ suy nghĩ của mình với những đồng bào còn trong nước. Ông Nguyễn Quang Đạt nói: “Sau hơn 45 năm ly hương, thì đêm nhạc này cũng là dịp để chúng ta cùng nhớ lại những đau thương chung cho cư dân Garden Grove Ba Mai Trần, tâm tình: “Tôi xa quê hương đã 16 năm, xem như tôi được thoát nạn cộng sản, nhưng khi nhớ đến quê hương, thì mình cũng có nhiều xúc cảm về nỗi đau của nhiều người trong nước.” Ông Ngô Khải, cựu giảng viên Đại Học Y Khoa Sài Gòn kể: “Năm 1954, chúng tôi đã di cư từ miền Bắc vào trong Nam. Đến Tháng Tư, 1975 thì chúng tôi lại rời xa quê hương cho đến bây giờ. Xa quê hương mà ai không nhớ về quê nhà, tuy rằng, mình đã có được sự tự do sống trên xứ người, nhưng mình cũng phải cảm thông cho những ai còn ở lại.”
Chương trình ca nhạc Tháng Tư “Nước Non Nhìn Lại” với 27 tác phẩm của các nhạc sĩ Phạm Duy, Trần Tử Thiêng, Trúc Hồ, Lưu Hữu Phước, Võ Tá Hân, Nguyễn Đức Quang, Phan Văn Hưng, Anh Bằng Việt Dzũng, Ngân Khánh, Nam Lộc…, với những tiếng hát Ngọc Quỳnh, Lâm Dung, Hương Thơ, Mỹ Tú, Qúy Hà, Đào Tâm, Ngọc Diệp, Mạnh Hùng, Chế Tùng, Thu Hà, Nam Trân, Trọng Thái, Hoàng Tuấn, Trần Thạch… Một đêm nhạc đầy sắc thái hồn quê dân tộc và chia sẻ tình người ly hương hướng về đồng bào trong nước. [kn]