Cuộc Chiến Ukraina – Nga và Những Hệ Lụy Dự Đoán.

Cac Bai Khac

No sub-categories

Cuộc Chiến Ukraina – Nga và Những Hệ Lụy Dự Đoán.

I.- Bối cảnh lịch sử

Trong buổi họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ngày 07/4/2022 để biểu quyết Đình Chỉ mọi sinh hoạt của Nga trong Hội Đồng nầy, với 93 phiếu thuận và 24 phiếu chống của những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Nga về kinh tế, tài chánh và cả về quân sự trong quá khứ cũng như hiện tại, trong đó có Trung Cộng và Việt Nam.

1.- Đối với Trung Cộng: Mặc dầu có nhièu xung đột về mặt lãnh thổ giữa Trung Cộng và Nga mà cho đến nay chưa thể giải quyết được, nhưng đó là chuyện nội bộ của họ, nhưng về mặt chiến lược thì họ là đồng minh với nhau vì cùng xuất xứ từ cái nôi của chủ nghĩa Cộng sản.

Nước Nga từ sau cuộc sụp đổ và tan rả của Liên Bang Sô Viết để trở thành một nước Dân Chủ Tự Do, nhưng thực chất chỉ là hình thức giả hiệu mà giấc mộng khôi phục lại Liên Bang Sô Viết của ông Putin xua quân tấn công Ukraina hiện nay là một chứng minh cụ thể, hơn nữa tham vọng muốn làm vua để cai trị đất nước của họ trọn đời giữa ông Putin của Nga và ông Tập Cận Bình của Trung Cộng đều giống hệt như nhau.

Điều nầy chỉ ở chế độ quân chủ ngày xưa và lãnh tụ của đảng Cộng sản ngày nay mới có tham vọng như thế để chính họ có đủ thời gian mở rộng bờ cõi của họ bằng cách đi xâm lăng những nước nghèo và yếu hơn họ để cướp đoạt tài sản của thiên hạ. Trong những tham vọng nầy, mỗi khi họ gặp phản ứng mạnh của những quốc gia Tây Phương thì họ ra sức bênh vực lẫn nhau để “tránh cảnh tượng một mình giữa chợ”. Ngay cả Mỹ cũng vậy, mặc dầu có sức mạnh được xem như là vô địch, nhưng bao giờ cũng cần phải có đồng minh để chia xẻ trong những vấn đề quốc tế mà họ cần phải giải quyết, chẳng hạn như đối với cuộc xâm lăng của Nga vào lãnh thổ Ukraina hiện nay.

2.- Đối với đảng Cộng sản Việt Nam: Từ lâu, đảng Cộng sản Việt Nam từng xem Nga là cái nôi của đảng Cộng sản quốc tế mà họ rất tôn thờ và về mặt chánh trị, họ thường nghiêng về Liên Sô hơn là nghiêng về Trung Cộng mặc dù Trung Cộng ở sát nách với Việt Nam. Một điều quan trọng nữa là chính Liên Sô đã giúp họ đầy đủ mọi phương tiện để xâm chiếm Miền Nam của nước Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1975.

Đề làm sáng tỏ việc nầy, người viết xin trích một đoạn thuyết trình của cố Gs. Nguyễn Ngọc Huy với đề tài THE VIETNAM EXPERIENCE 1945-1975 trong cuộc hội thảo 2 ngày 07 và 08 năm 1986 tại trường Đại học Glassboro ở Tiểu bang New Jersey Hoa Kỳ, như sau:

“Năm 1972, khi cố tìm một giải pháp cho trận chiến tranh Việt Nam, ông Kissinger đã hứa với người Nga là sẽ cho nước họ hưởng qui chế “tối huệ quốc” trong việc giao thương với Hoa Kỳ nếu họ chịu giúp ông thuyết phục Hà Nội chấp nhận một giải pháp trong đó Miền Nam Việt Nam vẫn còn là một nước tự do. Theo ý ông Kissinger thì nếu Liên Sô cũng như Trung Cộng không giúp nhiều võ khí cho Hà Nội thì Miền Bắc Việt Nam không thể có đủ khả năng chinh phục Miền Nam Việt Nam dầu cho Hoa Kỳ cắt xén bớt sự viện trợ cho chánh phủ Sài Gòn. Người Nga đã chấp nhận đề nghị nầy và đã giữ đúng lời hứa với ông Kissinger cho đến cuối năm 1974.

Trong khi đó, Hoa Kỳ và Liên Sô đã ký một thỏa ước về sự giao thương theo đó Liên Sô được hưởng qui chế “tối huệ quốc” trong sự mua bán giữa hai nước. Nhưng khi thỏa ước nầy được mang ra cho Thượng Nghị Viện Mỹ chuẩn phê thì nghị sĩ Henry Jackson đã yêu cầu được các bạn đồng viện ghi vào luật chuẩn phê một điều khoản đòi hỏi Liên Sô phải sửa đổi luật lệ về sự di cư để cho người Do Thái ở Liên Sô được xuất cư một cách tự do hơn. Người Nga rất tức giận về tu chính án Johnson nầy vì họ cho đó là một sự xâm phạm của Hoa Kỳ vào chủ quyền quốc gia của Liên Sô. Để biểu lộ sự bất mãn của họ đối với Hoa Kỳ, họ quyết định giúp Hà Nội tấn công Miền Nam Việt Nam.

Vào tháng 12 năm 1974, Tướng Viktor Kulikov, lúc ấy là Tổng Tư Lịnh Quân Lực Liên Sô đã bay qua Hà Nội để tham dự những cuộc thảo luận của Bộ Chánh Trị đảng CSVN. Trong tuần kế tiếp theo cuộc thăm viếng nầy, số lượng dụng cụ quân sự mà Liên Sô chở đến cho Miền Bắc Việt Nam bằng đường biển đã tăng lên gắp bốn lần. Vậy, Moscow đã quyết định tận lực yểm trợ Hà Nội trong trận tấn công cuối cùng vào Miền Nam Việt Nam.” (Hết trích).

Ngoài ra, Trung Cộng và đảng Cộng sản Việt Nam chính là 2 nước có thành tích vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và rất tàn bạo mà ai cũng biết.

a.- Điễn hình gần nhứt ở Trung Quốc là vụ đàn áp biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn, đàn áp người dân Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và những người của tổ chức Pháp Luân Công, mổ lấy nội tạng của những người còn sống nầy để bán lấy tiền của những bịnh nhân giàu có, vụ đàn áp người Hồng Kông, ngang ngược bắn giết người Việt Nam và Phi luật Tân đang hành nghề trong lãnh hải của họ để chiếm đoạt hải sản một cách công khai.

b.- Điển hình gần nhứt ở Việt Nam là vụ thảm sát tập thể đồng bào Huế năm Mậu Thân 1968, bắn giết không thương tiếc người dân vô tội đang chạy giặc trên các Đại lộ Kinh Hoàng năm 1972, bắn giết hàng chục ngàn người dân vô tội đang chạy lánh nạn trên Liên tỉnh lộ 7B vào tháng 3 năm 1975 và sau ngày 30/4/1975 bắt hàng triệu người gồm quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa vào những trại tù khổ sai khiến cho hàng bao nhiêu triệu gia đình tan nát.

Vì những lý do trên, cho nên, nếu Trung Cộng và Việt cộng bỏ phiếu thuận trong biểu quyết đình chỉ mọi sinh hoạt của Nga trong Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc về việc quân đội Nga đã thảm sát ghê rợn người dân vô tội Ukraina tại Bucha trước khi họ rút đi, thì đó mới là một trò hề thật đáng buồn cười, ăn nói làm sao trước dư luận quốc tế về chính thân phận hèn hạ, luôn luôn vi phạm nhân quyền của chính họ.

II.- Những kẻ vào cuộc

1.- Tổng thống Nga Vladimir Putin và những đánh giá sai lầm: Trong việc phát động một cuộc xâm lăng tàn bạo của Nga vào nước Ukraina, ông Putin vì quá tin tưởng vào sức mạnh vượt bực của Nga so với Ukraina và tin tưởng vào nguồn năng lượng bao trùm của Nga đối với các nước Tây Âu nên ông ta không quan tâm nhiều đến sự cân nhắc cần thiết về phản ứng của các nước Tây Phương và khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (Nato) về cuộc xâm lăng vào Ukraina mà ông Putin nghĩ rằng sẽ chỉ diễn ra chớp nhoáng trong vòng 72 giờ là sẽ hoàn tất hết mọi việc, đặt sự việc xem như đã rồi trước khi có sự phản ứng của Mỹ và các nước Tây Phương cũng như khối Nato.

Điều trước tiên là ông Putin vì quá tự tin nên đã quên việc Nga đã một thời điều động 108.800 quân (tương đương với 10 sư đoàn bộ binh) sang đánh Afghanistan và đã bị sa lầy tại đây10 năm do sự phản khán của người dân bản xứ. Cuối cùng vì chịu không nổi, nên buộc lòng ông Mikhail Gorbachev của Nga lúc đó đành phải bỏ cuộc và rút quân về nước. Đó là kinh nghiệm xương máu khi một nước lớn ước lượng không chính xác về thời gian và còn khinh thường lòng yêu nước của một dân tộc khác khi đem quân đi xâm lăng đất nước của người ta, dù là một đất nước nghèo và nhỏ hơn mình.

Đánh giá về phía Mỹ và cả khối Tây Âu trước cuộc xâm lăng nầy, ông Putin rất có thể nghĩ rằng phản ứng của khối Tây Âu là không đáng kễ, cùng lắm là Nga sẽ chỉ bị trừng phạt chiếu lệ vì khối nầy lệ thuộc rất nhiều về nguồn cung cấp năng lượng của Nga, còn với Mỹ thì không có gì phải đáng sợ nữa vì hiện thời đất nước đang có một vị Tổng thống quá nhu nhược, nội bộ thì rối ren, trận chiến ở Afghanistan vừa qua, chưa đánh đã bỏ của chạy lấy người thì sức đâu mà can thiệp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, nên không có gì lạ khi ông Biden đã tuyên bố trước là sẽ không đưa quân vào Ukraina để tham chiến chống lại Nga, và cũng có thể ông Putin nghĩ rằng, các nước Tây Âu không ai dại khờ gì đem sinh mạng của quân dân mình sang làm bia đở đạn giùm cho người dân Ukraina hay người dân của nước khác, nên cuộc chiến xâm lăng nầy chỉ là cuộc đọ sức tay đôi giữa Nga và Ukraina mà thôi, vì thế chỉ trong vòng 72 giờ là quá đủ để ông Putin giải quyết xong hết mọi chuyện.

Vì quá tự tin như vậy cho nên cuộc chiến mà ông Putin dự trù chỉ 72 giờ mà nay đã kéo dài gần hai tháng mà Nga chưa chánh thức chiếm đưọc một lãnh thổ nhỏ nào của Ukraina trong khi sự tổn thất về nhân mạng và chiến cụ lên đến con số rất cao kể cả những thiệt hại về xe tăng, xe bọc thép, phi cở đủ loại và tàu chiến với nhiều tướng lãnh và những người chỉ huy cao cấp Nga bị thương vong. Những sự thiệt hại nầy tăng lên theo từng ngày trong khi chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc chiến sớm được kết thúc mặc dù đã có những cuộc đàm phán giữa hai nước được diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ.

2.- Những giải pháp dự đoán ông Vladimir Putin có thể chọn lựa: Trước tình trạng đang bị thế giới lên án về tội ác chiến tranh và tội diệt chũng nên Nga bị trừng phạt nặng nề về mọi mặt, khiến cho nền kinh tế nước Nga có thể sụp đổ nhanh chóng, kéo theo sự suy thoái về mặt quân sự vì tiêu hao quá lớn về chiến cụ, thiệt hại nhiều tướng lãnh chỉ huy và quân số nên không đủ lực lượng cần thiết cho nhu cầu như lúc ban đầu, mặt khác ông Putin còn bị Toà án Hình Sự Quốc Tế tại La Haye (Hòa Lan) điều tra về tội ác chiến tranh.

Bị bao vây nặng nề như thế, ông Putin xem như không còn gì để mất, bao gồm hầu như tất cả tài sản của ông trên thế giới đều bị đóng băng, gia đình vợ con của ông cũng đang bị theo dõi và điều tra, riêng ông, trước cảnh tình nầy, xem như không có đường rút lui nào trong danh dự được nữa, cho nên ông ta chỉ còn có nước liều mạng. Đến giai đoạn nầy, ông có thể chỉ còn có 3 giải pháp để chọn lựa:

a.- Muối mặt lên tiếng tạ lỗi về hành động xâm lăng của mình trước dư luận thế giới và thật sự rút tàn quân về nước. Trong trường hợp nầy, điều quan trọng là ông cần vận động để Quốc hội Nga ban hành cho ông một sắc luật đặc biệt để bảo vệ suốt đời về sinh mạng và số tài sản còn sót lại của ông và gia đình trước khi ông rời khỏi chính trường để về quy ẩn, giống như ông đã từng làm theo yêu cầu của ông Yeltsin trước kia.

Nếu điều nầy được xãy ra, sẽ cứu vớt được rất nhiều sinh mạng cả hai bên đồng thời cũng sẽ tránh cho nhân loại một thảm họa tàn khốc về vũ khí hạt nhân

b.- Nhứt quyết kéo dài cuộc chiến với Ukraina với hy vọng sẽ đạt được một chiến thắng sau cùng nào đó bằng cách vận động sự hợp tác tích cực với Trung Cộng và những nước bỏ phiếu chống lại sự đình chỉ mọi sinh hoạt của Nga trong Hội đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 07/4/2022 bằng cách bán nhiên liệu xăng dầu, khí đốt cho những nước nầy với giá rất thấp để thâu ngoại tệ và đồng rúp của Nga để giúp cho ông trang trải cho việc tiến hành cuộc chiến và điều hành đất nước.

c.- Điều nầy nếu xãy ra sẽ mang đến một tai họa khác, vì Trung Cộng sẽ lợi dụng thời cơ nầy để thu mua và tích trử dồi dào nhiên liệu dành để chuẫn bị cho một cuộc chiến sống còn với Mỹ và cả khối Âu Châu trong tương lai. Điều rõ ràng đang diễn ra là trong khi Trung Cộng ngày càng dồi dào nhiên liệu chiến lược được tích trử, thì kho nhiên liệu chiến lược của Mỹ ngày càng vơi đi. Trước đây ông Biden đã cho xuất kho 50 triệu thùng để kềm hãm giá xăng dầu leo thang, nhưng không thể cứu vãn được gì đáng kễ thì nay ông lại phải cho xuất kho mỗi ngày một triệu thùng nữa. Kho nhiên liệu chiến lược dĩ nhiên phải cạn dần đi kèm với sự chi tiêu mạnh tay của Tòa Bạch Ốc, biểu hiệu cho sự phá sản tài chánh trong tương lai nếu ông Biden vẫn còn tiếp tục cầm quyền và đảng DC vẫn còn nắm đa số trong lưỡng viện quốc hội. Đến khi đó thì Mỹ sẽ kiệt quệ, không còn sức đối đầu với sự bành trướng của Trung Cộng được nữa.

Hiện thời Trung Cộng đang lợi dụng tình thế Mỹ và Tây Phương đang bận rộn về cuộc chiến Nga-Ukraina để dốc toàn lực cho sự phát triễn quân sự trải dài từ Bắc xuống Nam Thái Bình Dương để thực hiện mưu đồ Con Đường Tơ Lụa và thống trị thế giới.

d.- Hư chiêu, một ngón nghề của Trung Cộng: Việc Trung Cộng luôn tỏ thái độ đe dọa là sẽ đánh chiếm Đài Loan bất cứ lúc nào họ muốn để thu hồi hòn đảo nầy vào Trung Quốc, nhưng chưa có gì chắc chắn họ Tập dám làm trong lúc nầy vì Đài Loan cũng rất mạnh về quân sự và còn là một nước có chủ quyền và giàu có, đồng thời nếu họ Tập tấn công Đài Loan thì có phần chắc là Mỹ, Nhựt, Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan…sẽ can thiệp mạnh mẽ vì quyền lợi giao thương của họ, nên rất khó nuốt, cho nên những đe dọa Đài Loan có thể chỉ là một “hư chiêu” của họ Tập để bất ngờ ra quân đánh xuống phía Nam dễ ăn hơn, đầu tiên là đánh chiếm Việt Nam và Phi Luật Tân để chiếm hẳn cả Biển Đông giàu tài nguyên, mở đường sang Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, họ Tập cũng phải thừa hiểu rằng, muốn xâm lăng một quốc gia nào cũng vậy không phải là điều dễ dàng mà cái gương tiêu biểu là cuộc chiến giữa Ukraina và Nga hiện nay đã chứng minh điều đó.

d.- Tình Đồng chí lõng lẽo: Việc Trung Cộng liên minh với Nga như hiện nay chưa hẳn là tình đồng chí khắc cốt ghi tâm với nhau mà thực chất chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau tùy theo nhu cầu trong mỗi tình thế: Hiện tại thì họ cần đồng minh với nhau để tránh cảnh một mình đứng giữa chợ, nhưng một khi Trung Cộng đã đủ mạnh thì họ đâu cần một nước Nga đã suy yếu để làm gì cho phải bận tâm. Vì những lý do tối thiểu như:

d/1.- Trung Cộng đâu dễ gì quên sự tranh chấp chủ quyền không thành công với Nga trên sông Hắc Long Giang và hiện nay còn có ý dòm ngó, muốn chiếm lấy vùng Siberia của Nga.
d/2.- Trung Cộng cũng không dễ gì quên cuộc chiến năm 1979 khi Đặng Tiểu Bình xua quân ồ ạt sang đánh chiếm những tỉnh nằm dọc theo biên giới Việt-Trung để trừng phạt Việt cộng đem quân sang đất Miên đánh bại Khme Đỏ thân Trung Cộng do Pol Pót lãnh đạo từ năm 1975 đến năm 1979 thì ngay lập tức ông đồng chí Nga liền đem đại quân đóng dọc theo biên giới Nga-Trung để thị uy.

Điều nầy đã khiến cho Đặng Tiểu Bình phải ngặm đắng, nuốt cay vì sợ Nga bất thần tấn công sang Trung Cộng để chống lưng cho đàn em Việt cộng nếu cuộc chiến tiếp tục kéo dài, nên đành phải vội vàng lui quân, nhưng vẫn phán một câu cho đở mất mặt là đã dạy xong cho Việt cộng một bài học đích đáng vì Việt cộng đã phản lại chúng, chạy theo Nga năm 1975 để nhận viện trợ đánh chiếm Miền Nam Việt Nam (như đã dẫn chứng trích đoạn lời phát biểu của cố Gs. Nguyễn Ngọc Huy ở phần trên bài viết).

3.- Vì bị bao vây dồn vào sát vào chân tường và cũng không còn gì để mất mà còn phải đối diện với bản án rất nặng nề của Tòa án Hình Sự Quốc Tế/LHQ về Tội Ác Chiến Tranh và Tội Diệt Chũng trong khi đó, khối tài sản khổng lồ, của cải vật chất kể cả của vợ con, tất cả đều bị tịch thu nên phút chốc chỉ còn 2 bàn tay trắng. Bao nhiêu thứ đó sẽ dễ dàng làm cho ông quẫn trí và đâm ra liều mạng, ra lịnh cho mở kho bôm hạt nhân để tất cả cùng chung một số phận.

Điều nầy có phần chắc là rất khó thể xãy ra vì việc bấm nút vũ khí hạt nhân, một mình ông Putin không thể làm được trong khi những người khác, tuy có trách nhiệm cùng bấm nút hạt nhân với ông, nhưng chưa chắc gì họ muốn cùng chết chung số phận với ông ta trong giai đoạn sinh tử ngặt nghèo nầy.

III.- Trường hợp của Ông Bảy: Ông nầy hiện vướng nhiều vấn đề về việc làm ăn của ông và đứa con trai của ông ở cả 3 nước là Ukraina, Nga và Trung Cộng đã được ghi chép trong cái laptop xách tay của đứa con trai nầy bị lọt vào tay của giới truyền thông và hiện đang bị điều tra.

Nếu một trong 3 quốc gia nầy tung ra các bằng chứng cụ thể để chứng minh những gì trong laptop đó là sự thật thì là đại họa sẽ đến với ông và gia đình ông. Vì sự sống còn với những khối tài sản khổng lồ đã được tích lũy từ bao nhiên năm nay, dĩ nhiên, lợi dụng chức vụ của mình, ông sẽ tìm mọi cách để tháo gở với sự yễm trợ tích cực của đảng ông ta, mà việc trước tiên là phải thảo luận với lãnh đạo của 3 quốc gia nầy, nhứt là với Ukraina và Trung Cộng để thảo luận hầu đạt được những thỏa thuận ngầm với nhau. Những biến chuyển xuống dóc nhanh chóng về mặt năng lượng, tài chánh và lạm phát của Mỹ phải chăng là một trong những điều kiện tất yếu cho những sự việc quan trọng nầy?

Chưa biết sự việc ra sao và những hành động tháo gở của ông có liên hệ gì đến cuộc chiến đang xãy ra hay không, mọi người còn phải chờ đợi cho đến khi nào cuộc điều tra độc lập được làm sáng tỏ. Dự đoán có thể sự chờ đợi nầy sẽ không bị kéo dài thậm tệ và quá lâu.

Thanh Thủy (15/4/2022)