Sri Lanka: Khó khăn vì dịch bệnh và nỗi lo thành thuộc địa của Bắc Kinh
Theo nhật báo The Guardian của Anh cho biết, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, ngoài việc nền kinh tế Sri Lanka đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, đất nước này còn rơi vào bẫy nợ và có nguy cơ trở thành thuộc địa của Trung Quốc.
Cảng Colombo tại Sri Lanka. (internet Images)
Trong 2 năm qua, Sri Lanka bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, khiến thu nhập từ ngành du lịch giảm mạnh; lạm phát tăng cao kỷ lục khiến giá lương thực nước này leo thang; ngân khố quốc gia dần trở nên trống rỗng do chi tiêu tăng mạnh và nguồn thu thuế giảm sút. Một số kênh truyền thông Anh đưa tin, Sri Lanka hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính và nhân đạo nghiêm trọng, chính phủ nước này có thể phá sản vào năm 2022.
Hiện tại, dự trữ ngoại hối của Sri Lanka đã xuống mức thấp kỷ lục trong 10 năm qua. Chính phủ sử dụng cách in tiền để trả nợ đã làm tăng tốc lạm phát.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Sri Lanka, số người rơi xuống dưới mức nghèo khó ở quốc gia này đã tăng 500.000 người, tiến độ xóa đói giảm nghèo cũng phải lùi lại 5 năm. Tỷ lệ lạm phát của Sri Lanka đã đạt mức cao mới là 11,1% vào tháng 11 năm ngoái. Do giá cả tăng cao, nhiều gia đình ban đầu khá giả cũng đang phải vật lộn để tự trang trải cuộc sống.
Tháng 9 năm ngoái, tổng thống Rajapaksa tuyên bố rằng Sri Lanka đã rơi vào tình trạng khẩn cấp về kinh tế, và sau đó quân đội được trao quyền để đảm bảo rằng gạo, đường và các nhu yếu phẩm khác cho sinh kế của người dân phải được bán theo giá công khai của chính phủ nhưng vẫn khó giải quyết nỗi khổ của nhân dân.
Một lái xe có tên Anurudda Paranagama ở thủ đô Colombo, mặc dù đã làm thêm một công việc lặt vặt, nhưng anh vẫn không thể trả được khoản vay mua xe và tiền ăn ngày càng tăng. Anh cho biết: “Trả nợ mua xe đã rất khó khăn rồi. Sau khi trả tiền điện nước, ăn uống xong thì tôi không còn dư dả gì nữa, giờ cả nhà phải giảm từ 3 bữa một ngày xuống chỉ còn 2 bữa để sống qua ngày.”
Anh Paranagama cho biết: “Do khách hàng không đủ tiền mua cả gói sữa bột nên cửa hàng tạp hóa phải chia 1 kg sữa bột thành các gói nhỏ 100 gram để bán. Trước đây mỗi lần tôi mua 1 kg đậu, ăn được 1 tuần, nhưng bây giờ mỗi lần tôi chỉ có thể mua 100 gram.”
Ngành du lịch của Sri Lanka ban đầu chiếm 10% GDP của đất nước, nhưng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã gây thiệt hại nặng nề trong 2 năm qua. Theo “Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới” (WTTC), tại Sri Lanka có 200.000 người đã mất việc.
Trên thực tế, khoản nợ nước ngoài khổng lồ cũng là một trong những vấn đề cấp bách nhất của Sri Lanka. Đặc biệt là khi nước này đã nợ Trung Quốc hơn 5 tỷ USD, nhưng năm ngoái lại vay Trung Quốc thêm 1 tỷ USD vì khó khăn tài chính.
Trong 12 tháng tới, Chính phủ Sri Lanka và khu vực tư nhân sẽ phải trả 7,3 tỷ USD nợ trong và ngoài nước, trong đó 500 triệu USD trái phiếu chính phủ sẽ phải trả trong tháng này. Tuy nhiên, tính đến tháng 11 năm ngoái, dự trữ ngoại hối của Sri Lanka chỉ là 1,6 tỷ USD.
Các nhà chức trách Sri Lanka tuyên bố rằng về các khoản nợ dầu mỏ của Iran, họ hy vọng sẽ hoàn trả theo thông lệ thông thường, tức là phương thức vận chuyển trà trị giá 5 triệu USD thanh toán hàng tháng, đồng thời giữ lại số tiền cần thiết.
Gần đây, ông Harsha de Silva, một nhà kinh tế kiêm nghị sĩ Quốc hội của đảng đối lập, đã chỉ ra tại Quốc hội rằng khoản nợ nước ngoài 4,8 tỷ USD phải được hoàn trả từ tháng 2 – 10 năm nay; tiền gửi ngoại hối sẽ có giá trị âm vào cuối năm sau, lên tới – 437 triệu USD, lúc này đất nước sẽ hoàn toàn phá sản.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Sri Lanka, ông Ajith Nivard Cabraal, đã công khai hứa rằng nợ sẽ được trả “liền mạch”. Nhưng WA Wijewardena, cựu phó chủ tịch ngân hàng trung ương, nói rằng Sri Lanka rất có khả năng vỡ nợ. Một khi việc vỡ nợ xảy ra, sẽ dẫn đến những hậu quả kinh tế vô cùng tai hại.
Sri Lanka lo ngại trở thành thuộc địa của Bắc Kinh
Nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình, Trung Quốc đã thúc đẩy dự án “Một vành đai, một con đường”. Trong quá trình đó, tranh chấp liên tục xảy ra và một số nước tham gia đã rơi vào bẫy nợ.
Theo báo cáo của Nikkei, Trung Quốc đã thực sự nắm quyền kiểm soát kế hoạch cơ sở hạ tầng được nhiều người mong đợi của Sri Lanka, làm nhen nhóm nỗi lo rằng nước này sẽ sớm trở thành thuộc địa của Trung Quốc.
Theo báo cáo, khi Bắc Kinh tiếp tục mở rộng sự hiện diện của mình tại Sri Lanka, vào tháng 5, dự án một đường cao tốc trên cao dài 17 km ở ngoại ô thủ đô Colombo của Tập đoàn Kỹ thuật Cảng Trung Quốc (CHEC) đã được phê duyệt. Theo các điều khoản thỏa thuận, CHEC có thể sở hữu con đường này tối đa 18 năm để thu hồi tiền vốn và lợi nhuận, sau đó mới trả lại cho Sri Lanka. Điều này cũng khiến CHEC trở thành công ty nước ngoài đầu tiên được sở hữu một con đường tại Sri Lanka.
Ông Silva, nghị sĩ đảng đối lập, nói rằng dự án này đã được lên kế hoạch trong nhiều năm; trước đó chính phủ hy vọng sẽ xây dựng nó theo hình thức hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, với chi phí ước tính ban đầu là 1 tỷ USD. Ông cho biết khi Chính phủ tìm kiếm nhà đầu tư vào năm 2016, một nghiên cứu khả thi cho thấy việc xây dựng quy hoạch này không thể hoàn thành theo mô hình BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao), nhưng CHEC lại áp dụng mô hình này.
Sri Lanka không thể hoàn trả số tiền mà họ đã nợ Trung Quốc vào năm 2017 và phải “cho Trung Quốc thuê” Hambantota, một cảng nước sâu ở phía nam, trong thời hạn 99 năm. Nhưng sau khi chính quyền của Sri Lanka thay đổi, chính phủ mới do Tổng thống Gotabaya Rajapaksa lãnh đạo, lại hy vọng rằng dự án này có thể được rút lại vì lợi ích quốc gia.
Cảng Hambantota nằm cách thủ đô Colombo, mũi phía nam của Sri Lanka, 240 km về phía đông nam. Kế hoạch phát triển này là điểm nhấn trong công việc nội bộ của cựu tổng thống. Ông dựa vào các khoản vay do Trung Quốc cung cấp lên tới 85% và đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên. Nhưng hiệu quả hoạt động của cảng không được như mong đợi.
Vương Quân / Vision Times