Khi “KGB” làm Tổng thống

Cac Bai Khac

No sub-categories

Khi “KGB” làm Tổng thống

Trả lời phỏng vấn ngày 18/12/2015 của ký giả Joe Scarborough về Putin, ứng cử viên Tổng Thống Donald Trump nhận xét: «Tôi luôn cảm thấy rất hài lòng về Putin. Ông ấy là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đầy quyền lực» (Washington Post, Dec 18/2015)

Một năm sau đó, ngày 11/12/2016, trong chương trình «Face the Nation» của hãng thông tấn CBS, Thượng nghị sĩ John McCain đã giải thích tại sao nước Mỹ cần nghĩ đến sự đe dọa của Nga vì «Vladimir Putin là một tên côn đồ, một kẻ giết người và một điệp viên KGB».

Ngày 22/2/2022, khi chiến xa Nga trên đường tiến quân xâm chiếm Ukraine và trong khi thế giới lên án Putin là tên xâm lược, thì cũng Donald Trump, trong chương trình phát thanh «The Clay Travis» ông tán thưởng Putin là «thiên tài» khi Putin tuyên bố chánh thức công nhận 2 vùng đất ly khai Donetsk và Luhansk vốn thuộc lãnh thổ Ukraine.

Sau hai tuần lễ các thành phố của Ukraine bị tàn phá bởi bom đạn của quân Nga, hàng ngàn người dân vô tội thương vong và tử vong, hằng triệu người ly tán phải chạy tỵ nạn ở các quốc gia lận bang, Hội Đồng Liên Hiệp Quốc phải triệu tập phiên họp đặc biệt lên án Putin và yêu cầu Nga phải rút quân ngay ra khỏi Ukraine. Trong số 193 hội viên tham dự, 141 hội viên đã đồng ý, chỉ có 4 quốc gia ủng hộ Putin là Bélarus (Biélorussie), Triều Tiên, Syrie và Erithrea (quốc gia nghèo nhứt thế giới). Điều nhục nhã là có đến 35 quốc gia đồng minh với Putin đã ngoảnh mặt bỏ phiếu trắng, trong đó có Trung Quốc, Cuba, Ấn Độ, Lào và cả…nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam ở Hà nội.
Bài viết tóm lược cái «thiên tài» của người Tổng thống đã ngự trị 22 năm trên nước Nga, đã xâm lăng các lân bang và đang bị thế giới Tây phương coi như tên tội phạm chiến tranh và gây ra tội ác chống nhân loại.

Từ điệp viên đến tổng thống muôn năm

– Putin là con của một sĩ quan NKVD (tiền thân KGB), cháu nội của người bếp tín nhiệm của Lénine và Staline, năm 1975, vừa học xong liền được tuyển vào KGB, chuyển qua thành phố Dresden ở Đông Đức, đặc trách mạng lưới tình báo thâu thập thông tin quân sự của NATO. Sau khi chế độ Đông Đức sụp đổ, Thiếu tá Putin giải ngủ trở về Leningrad (nay là St Petersbourg), gia nhập vào đảng Tự Do của ông thầy cũ là Anatoly Sobachak.

– Năm 1994, khi Sobachak đắc cử Thị trưởng Leningrad, ông được cử là phó Thị trưởng. Cuộc đời chánh trị của ông bắt đầu từ đây.
– Năm 1996, ông được Tổng thống Boris Yeltsin đưa vể Moscow làm vìệc tại văn phỏng của ông và năm 1998 được giao làm Giám đốc Tổng Cục An Ninh FSB (hậu thân của KGB) nhưng thường vẫn gọi KGB.
– Tháng 8/1999. Yeltsin vì đau yếu lại thêm nghiện rượu nặng, không giải quyết được những khó khăn kinh tế và chánh trị, đề cử Putin làm Thủ tướng.
– Tháng 12/1999, Yeltsin từ chức và đề cử Putin làm Tổng thống lâm thời cho đến khi có bầu cử mới. Con đường thăng tiến của ông quá mau nhờ chánh sách« bàn tay sắt», dùng bạo lực để dẹp các cuộc chống đối trong dân chúng và trong chánh phủ, tạo được sự ổn định. Ông trở nên người hùng được dân chúng Nga ủng hộ.
– Tháng 3/2000, ông đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử với 10 ứng cử viên. Ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 năm 2004. Bởi lẽ Hiến pháp không cho phép làm Tổng thống quá hai nhiệm kỳ, ông «dàn xếp» để Dmytri Medvedev làm Tổng thống từ 2008 đến 2012 với điều kiện cử ông làm Thủ tướng.
– Năm 2012. ông đắc cử nhiệm kỳ thứ ba rồi sửa hiến pháp kéo dài nhiệm kỳ thêm 2 năm cho đến năm 2018.
– Năm 2018, ông đắc cử nhiệm kỳ thứ tư cho đến năm 2024 (nếu kể thêm thời kỳ ông làm Thủ tướng thực quyền khi Medvedev là Tổng thống bù nhìn thì đây là nhiệm kỳ thứ năm). Ông lại sửa hiến pháp cho phép ông ứng cử hai lần nữa, nghĩa là ông có thể cầm quyền đến năm 2036 (lúc đó ông 84 tuổi) hay đến khi ông chết. Bằng bạo lực vì tánh khí và gian ác của một sĩ quan KGB, Putin đã đánh ngã tất cả các đối thủ để trở thành thứ vua không ngai mà tiếng Việt thường gọi là Sa hoàng.

Chánh sách tàn bạo của Putin

Thượng nghị sĩ John McCain đã nhận định rất đúng về bản chất của Putin: côn đồ, giết người và điệp viên. Đó là kết hợp chánh sách của KGB và Xô Viết mà Putin đã thụ hưởng. Ngoài ra, với cá tính hung bạo và vĩ cuồng, năm 16 tuổi, Putin thích học cách đánh phủ đầu, lớn lên trở thành một tên giết người máu lạnh. Tuy VN là chư hầu của Trung Quốc, gần Trung Quốc hơn Nga, nhưng cách cai trị của cộng sản Việt Nam cũng không khác gì TQ và Nga vì đều cùng bản chất cộng sản mác lê cả.

Sau đây là vài đặc thù và vài trường hợp điễn hình dưới triều đại Putin.

– Công an trị: Ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên, Putin đã tái lập chánh sách độc tài Sô Viết với KGB và sau đó là FSB (từ 1995) mà ông là người lãnh đạo toàn diện. Putin tập trung quyền lực chánh phủ trung ương, điều mà ông gọi là «quyền lực theo chiều dọc», chấm dứt quyền tự trị các địa phương. Ông bãi bỏ truyền thống bầu cử các thống đốc vùng, thay thế bằng quyền đề cử của Tổng Thống, điều mà các người tiền nhiệm như Gorbachev, Yeltsin phản đối nhưng vô hiệu. Putin sử dụng tư pháp và lập pháp như phương tiện để củng cố quyền lợi và quyền lực của ông và phe nhóm. Ông đạo diễn các phiên tòa để loai trừ đối lập, nhứt là giới nhà giàu (thí dụ như bỏ tù tỉ phú Khodorkowsky, giàu nhứt nước Nga) với lý do tham nhũng. Một đạo luật ban hành vào tháng 3/2006 cho phép nhà nước thủ tiêu những người bị ghép vào tội đe dọa nền an ninh quốc gia. Ông tổ chức bầu cử quốc hội bù nhìn bằng cách chánh quyền giới thiệu đại biểu (Duma), sửa hiến pháp, và ban hành luật lệ tùy tiện.

– Thanh toán chống đối: Putin không chấp nhận đối nghịch vì theo ông không ai được đụng đến ông. Phương thức diệt kẻ thù là giết. Đối với các kẻ thù loại «tép riêu», chỉ cần một viên đạn của một KGB tại một bãi đậu xe, nhưng với những nhà chánh trị và nhà báo quan trọng, ông dùng KGB khủng bố, đe dọa để răn đe không những với đương sự mà với các đồng sự trước khi dùng sát thủ có hợp đồng. Danh sách các nạn nhân hữu danh và vô danh rất dài theo năm tháng không sao kể hết. Chỉ đan kể vài nạn nhân thường được nhắc đến nhiều như Boris Newstsov (phó Thủ tướng thuộc đảng đối lập), Alexei Navalny (bị đầu độc suýt chết rồi vào tù), Anna Politkovskaia và Litvinenko (nhà báo),
– Băng đảng mafia Putin: Năm 2018, Bộ Ngân Khố Hoa kỳ công bố danh sách «Putin list» gồm 210 người trong đảng mafia của Putin trong đó có 96 tỉ phú (oligarques) và 114 nhân vật chánh trị chóp bu. Đó là trung tâm quyền lực và kinh tài của Putin. Năm 2021, chỉ số tham nhũng của Nga là 150 trên 180 quốc gia, là một chỉ số thấp nhứt trong các quốc gia Tây Phương. Không ai biết chính xác tài sản của Putin, Theo The Sunday Times, Putin cầm đầu một băng đảng, mà tài sản tổng cộng khoảng 130 tỉ USD. (Vladimir Putin /vi.m.vikipedia.org). Theo Fortune, «Kremlin cho biết lương hàng năm của Putin là 140 000 USD, nhưng theo các chuyên gia, tổng số tài sản của Putin có thể đến 200 tỉ USD, người giàu nhứt hành tinh». (Fortune, March 2/2022)

Xâm lăng lân bang
Trong 22 năm cầm quyền, Putin đã dùng các cuộc xâm lăng và tuyên truyền để đánh bóng mình và triệt hạ đối thủ với chánh sách dân tộc. Trong 4 lần chiến thắng, tuy cũng đã đổ nhiều máu, nhưng đến lần thứ năm, khi xua quân xâm chiếm Ukraine ngày 24/2, Putin chắc phải đền nợ máu. Dù chết hay sống, dù thắng hay thua, Putin mãi mãi sẽ là là tên bạo chúa đáng bị cả thế giới thù hận.

– Chiến tranh với Chechnya (1999)
Chechnya (Tchétchénie) là một vùng đất hẹp phía Bắc Caucase, khoảng 1.3 triệu dân, nhưng có nhiều quặng mỏ. Năm 1994, Chechnya ly khai khỏi Nga tuyên bố độc lập. Tổng Thống Yeltsine đưa quân tấn công, mặc dù tổn thất đến 3000 người nhưng vẫn không thắng được. Đó là môt mối nhục của Nga. Tháng 9/2009, hai tòa chung cư ở Moscow bị đánh bom khiến hơn 300 người chết. Mặc dù không có bằng chứng xác thực, Putin lúc ấy vừa mới nhậm chức Thủ tướng buộc tội Chechnya là thủ phạm rồi dùng đại quân trừng phạt Chechnya. Sau 4 tháng sử dụng vũ khí hiện đại, Putin chiếm Grozny, thủ phủ của Chechnya, đặt Chechnya dưới quyền thống trị của Nga.

– Xung đột với Gruzia (2008)
Gruzia (Georgia, cùng tên với một tiểu bang của Mỹ) là một quốc gia nhỏ giáp giới của Tây Á và Đông  u, có khoảng 3.7 triệu dân, thủ đô là Tbilisi. Gruzia đã tách ra khỏi Liên Sô thành một quốc gia độc lập trước khi khối Liên Xô tan rã. Tuy nhiên, trong quốc gia tân lập nầy có hai vùng lãnh thổ là Nam Ossetia và Abkhazia được Nga ủng hộ muốn ly khai khỏi Gruzia. Năm 2008, Gruzia đem quân tấn công Nam Ossetia, bị Nga đem đại binh gồm 20 000 quân, khoảng 100 phi cơ chiến đấu và 500 xe tăng đẩy lùi quân Gruzia ra khỏi Ossetia. Sau đó, Nga thiết lập 2 vùng tự trị Nam Ossetia và Abkhazia. Cuộc xâm lăng nầy bị khối G7 và Liên Hiệp Quốc phản đối.

– Sáp nhập bán đảo Crimea (2014)
Crimea (Crimée) là vùng đất được Liên Sô chuyển giao cho Ukraine vào năm 1954, nhưng trong đó có hơn phân nửa là người Nga. Năm 1994, với sự thỏa thuận của các nước Nga, Anh, Pháp, Mỹ, bán đảo Crimea trở thành một cộng hoà tự trị, có quốc hội riêng nhưng vẫn thuộc lãnh thổ Ukraine. Lập lại trường hợp như Gruzia, Nga tìm cách sát nhập Crimea vào Nga nên khống chế quốc hội Crimea, tổ chức trưng cầu dân ý bịp bợm, đưa quân đội bí mật vào Crimea, chận đường tiếp tế giữa UKraine và Crimea để cướp chánh quyền chớp nhoáng. Putin sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga vào ngày 18/3/2014. Liên Hiệp Quốc đã kết án cuộc trưng cầu dân ý do Nga tổ chức bất hợp lệ và sự sáp nhập Crimea là bất hợp pháp. Nga bị trục xuất ra khỏi G8 (bây giờ là G7), chịu nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế của nhiều quốc gia khiến lợi tức dân Nga bị giảm chỉ còn phân nửa. Sau Crimea, Putin với chủ nghĩa xâm lược, ủng hộ nhóm ly khai vùng Donestk và Luhansk trong lãnh thổ Ukraine.

Nga tham chiến ở Syrie (2015-2017)
Theo lời yêu cầu của Tổng thống Syrie là Bashar-al-Assad, từ tháng 9/2015 đến cuối năm 2017, Nga gởi quân tham chiến ở Syrie. Dưới sự chỉ đạo của Putin, trong vòng 2 năm, quân Nga đã giúp Syrie thực hiện đưọc hơn 30,000 cuộc tấn công ở Syrie và tiêu diệt khoảng 100 000 quân IS nhưng đồng thời cũng gây tang thương và đổ nát cho người dân Syrie. Putin cùng với Assad là hai tội đồ đối với ngưởi dân Syrie

Nga xâm lăng Ukraine (24/2/2022)
Khi viết những dòng nầy, khói lửa và chết chóc đang diễn ra tại Ukraine. Từ sau Đại chiến thứ hai, đây là cuộc xâm lăng đầu tiên của một nước nhằm vào nước thứ hai có đầy đủ chủ quyền do một tên giết người tập thể đề xuất. Nhưng trước sự quả cảm của Tổng thống và toàn dân Ukraine. Cộng với những giúp đỡ cho Ukraine và những biện pháp trừng phạt kinh tế Nga chưa từng có của NATO, Putin đang trên bờ vực thẫm. Nói theo báo Les Echos trích dẫn lời tuyên bố của cựu Tổng thống Pháp Hollande, đây là «khởi đầu cho hồi kết của Putin». Dù thắng hay thua, Putin vẫn phải lưu xú muôn đời.

Putin sẽ thành công tái lập Đế quốc Nga?

Tối thứ hai, ngày 21-2-2022, phát biểu trên TV trước nhơn dân Nga, Putin phê phán Lê-nin và Staline đã sai lầm trong lịch sử và ông nhấn mạnh: «Ukraine là một phần không thể tách rời trong lịch sử của chúng ta». Ông nói rõ hơn «Nga, Ukraine và Bélarussie, về mặt lịch sử, là một dân tộc». Phát biểu của Putin không gì khác hơn là lời tuyên chiến cùng gởi tới phương Tây. Chỉ vài giờ sau, ông ra lịnh tiến quân vào miền đông Ukraine, lấy cớ là để bảo đảm hòa bình ở đó. Putin còn quả quyết Kiev là «mẹ của tất cả các thành phố của Nga». Putin không cần quan tâm đến Hiệp định Minsk hay việc đòi hỏi không cho Ukraine gia nhập OTAN mà thay vào đó, ông ta tuyên bố Ukraine là một phần lịch sử của Đế chế Nga vĩ đại.

Putin trắng trợn xuyên tạc sự thật, cách dối trá của cộng sản từ trong bụng mẹ mà tâm lý không hề phản ứng. Vả lại cũng chỉ là kỷ thuật thông thường của kẻ hiếu chiến ngông cuồng muốn gây sự. Lập tức, Putin ký sắc lịnh công nhận các tỉnh miền đông Ukraine như Donetsk và Luhansk là hai «Cộng hòa Nhơn dân độc lập và gởi quân qua bảo vệ vùng lãnh thổ này. Dĩ nhiên, Ukraine phản ứng quyết liệt. Chỉ trong ba ngày đầu giao tranh, lực lượng Ukraine tuy kém hơn đối phương, đã làm cho Nga tổn thất 4300 binh sĩ, 27 máy bay, 26 trực thăng, 2 tàu chiến, 146 xe tăng,706 xe bọc sắt (Theo nguồn https// : twitter.com/ArmedForcesUkr/status do Grand Continent trích dẩn.

Ngày 04/ 03/ 2022, Bộ Quốc phòng Mỹ có tin cánh quân Nga tiến về thủ đô Kiev từ phía Bắc Ukraine, bao gồm cả đoàn xe quân sự dài 64km, đang bị khựng lại vì sức kháng cự của Ukraine.
Tờ báo điện tử «Lenta.ru» của Nga thông báo viên tướng Nga đầu tiên tử trận ở Ukraine là thiếu tướng Andrei Sukhovetsky, Phó tư lịnh Quân đoàn bộ binh số 41. Dĩ nhiên Nga chối sự tổn thất này và không hề đưa ra bản tin về sự thiệt hại của mình. Ukraine tuy thua thiệt về mặt võ trang nhưng nhờ tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc mãnh liệt và sự viện trợ hùng hậu của 28 quốc gia yêu chuộng hòa bình và công lý. Theo Sir Lawrence David Freedman (Gs về War Studies au King’s College Luân-đôn), Putin bị những mất mát nghiêm trọng chỉ vì vấp phải hai sai lầm cổ điển: đánh giá sai đối phương và quá đề cao võ lực của mình, tức thái độ của kẻ «ta đây»

Ngoài ra, Putin còn vướn vấn đề hậu cần nghiêm trọng mà trước khi xua quân đi xâm lăng đã không ước tính kịp. Về tình hình chiến trường, Ukraine phổ biến thông tin với hình ảnh đầy đủ và trung thực nhờ sự tiếp tay của mạng thông tin quốc tế. Dư luận lên án Putin bạo ngược, xâm lăng và đề cao Tổng thống Zelensky của Ukraine là anh hùng dân tộc, bày tỏ lòng quí mến và khâm phục.
Biết dư luận thế giới bất lợi, Đại sứ Nga tại LHQ, Vasily Nebensia, vội tuyên bố tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ ở New York «Chúng tôi không có ý định cho phép một cuộc tắm máu sẽ xảy ra ở Donbas». Cũng tại đây, đặc phái viên Hoa Kỳ Linda Thomas-Greenfield gọi tuyên bố của ông Putin rằng quân đội Nga khai triển ở miền đông Ukraine là lực lượng gìn giữ hòa bình là hoàn toàn «vô nghĩa». Đúng ra chính Putin đã «xé nát Hiệp định Minsk ra từng mảnh».
Trong những ngày tới, liệu Putin sẽ đẩy mạnh chiến tranh ở Ukraine nhằm tới khôi phục biên giới Liên Xô cũ hay tạm hài lòng với hai vùng đất ở miền đông Ukraine?
Thất vọng trước phản ứng của Huê kỳ và OTAN, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố «Chúng tôi sẽ chiến đấu tới cùng. Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc và chúng tôi sẽ không thua». Lời tuyên bố của ông từ Kiev được cả Quốc hội Anh nghe làm mọi người nhớ lại lời tuyên bố khẳng khái của cụu Thủ tướng Winston Churchill năm 1940 khi quân Anh phải rút khỏi Pháp. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Dmitry Medvedev cho biết Nga đã dự đoán hành động của mình dĩ nhiên sẽ không tránh khỏi các biện pháp trừng phạt của Huê kỳ và Tây phương, nhưng ông lại tin điều đó rồi cũng sẽ hạ nhiệt trở lại thôi và mọi người sẽ hòa dịu và vui vẻ với nhau như chẳng có gì xảy ra!
Cuộc đấu tranh cho một trật tự mới, một sự xác định lại phạm vi ảnh hưởng của Nga nay bắt đầu sau 32 năm khi «Chiến tranh lạnh» kết thúc.

Một dấu móc mới của lịch sử

Ngày thứ Năm «24 tháng 2» từ nay trở thành một trong những ngày lịch sử của nhơn loại. Nó ghi thời điểm Putin đưa quân xâm lăng Ukraine, một quốc gia có chủ quyền và độc lập. Nó còn đánh dấu một chuyển mình quan trọng và thay đổi au châu. Súng nổ ngay trước cửa đánh thức Tây phương tỉnh dậy, không còn ngây thơ về nền dân chủ của mình đã bảo đảm hòa bình trong nhiều thập niên qua. Chiến tranh từ nay sẽ là tương lai của au châu. Theo Dominique Moisi, nhà địa chánh trị học ở Harvard, quả quyết «Nga tấn công vào Ukraine đánh dấu một khúc quanh quan trọng lịch sử. Lần đầu tiên từ 1945, giữa au châu, một nước xâm lăng một nước khác để đô hộ, phủ nhận quyền hiện hũu của nước đó». Nhơn loại sống an lành sau Đệ II Thế chiến nay không còn nữa.
Ngày 24 tháng 2, Putin đánh Ukraine, mai này Putin sẽ tiến tới các nước Lettonie, Lituanie và Estonie? Lúc đó nếu Huê kỳ và au châu không phản ứng mạnh thì liệu OTAN sẽ còn không? Thế giới không chỉ phân nửa sống dưới chế độ độc tài toàn trị như trước kia hay cả nhơn loại sẽ bằng lòng tôn thờ hai vị thần Poutine và Xi, hay chiến tranh thứ ba sẽ thay đổi thế giới?
Do tâm thần bất ổn, ảnh hưởng bịnh thần kinh Parkinson, với mọi quyền lực trong tay không giới hạn, sẵn sàng có những quyết định bất ngờ, không đủ lý trí kiểm soát, Putin đang tạo ra viễn ảnh một thế giới bất an. Như vậy, au châu và Huê kỳ sẽ đoàn kết lại chặt chẽ hơn?
Cũng may là cho đến nay, khi Putin xua quân đánh chiếm Ukraine, người dân Nga vẫn không hưởng ứng vì cho rằng đây là giặc riêng của Putin, kể cả nhiều nhà tài phiệt Nga cũng lên tiếng phản đối

Tội phạm chiến tranh

Nếu Putin thắng trong cuộc phiêu luu điên rồ này, ông sẽ lên ngôi Sa hoàng, bằng trái lại, ông sẽ là tội phạm của Tòa án Hình sự Quốc tế. Nhiều người nhận xét Putin sẽ thân bại danh liệt, tiến vào Ukraine đồng nghĩa với ngày tàn Đế chế Putin.
Riêng Tổng trưởng Ngoại giao Pháp, ông Jean -Yves Le Drian quả quyết Ukraine sẽ chiến thắng. Từ mươi ngày nay, điều làm mọi người để ý là sức đề kháng của Ukraine mà cả những nhà quân sự chuyên môn cũng không tưởng tượng được. Đó là không kể Putin bị Huê kỳ và au châu, cả Nhựt Bổn, Đại Hàn trừng phạt về kinh tế tài chánh và cô lập về ngoại giao. Những biện pháp này đã bắt đầu làm Putin thấy thấm đòn.
Quan trọng thêm là Tòa án Hình sự Quốc tế cho mở hồ sơ tội ác chiến tranh của Putin. Và phải làm gấp. Thẩm phán Karim Khan tin rằng Putin đã vi phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống nhơn loại ở Ukraine từ năm 2014 (theo AFP 28/02/22). Biết rằng tuy Ukraine không gia nhập Qui Ước Rome nhưng Ukraine đã chánh thức thừa nhận thẩm quyền của Tòa án trên lãnh thổ của mình.

Có người trước đây châm biếm ông Volodymyr Zelensky “Hề làm Tổng thống” nhưng nay thấy ông không phải là ông “Tổng thống làm hề” mà là ông Tổng thống phi thường, đầy gan dạ, giàu lòng yêu nước, thề đánh quân xâm lược tới cùng nên ai cũng đem lòng thương yêu, kính trọng. Đối thủ của ông, ông Putin, thì “KGB làm Tổng thống”, tay đẩm máu, do được KGB tôi luyện, chắc khó tránh khỏi ra hầu Tòa án Hình sự Quốc tế về tội ác chiến tranh và tội ác chống nhơn loại .
Sau khi Liên Xô sụp đổ, phải chi các tội phạm cộng sản đã được Tòa án Hình sự Quốc tế xét xử thì ngày nay nhơn loại được sống an lành, không có hiện tượng Putin, Xi và cả Hà-nội.
Đây là bài học quí giá cho Việt nam ngày mai này khi cộng sản Hà Nội sụp đổ, phải mở ngay Tòa án Nurembrg II để xử tội ác diệt chủng của đám cộng sản cầm quyền mà tránh hậu hoạn.

Lâm văn Bé và Nguyễn thị Cỏ May
11/03/2022