Tin Tổng Hợp – 1/3/22

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Tổng Hợp – 1/3/22

Nga – đồng minh ngày càng phiền toái của Trung Quốc

Đã 6 ngày từ khi chiến tranh nổ ra giữa Nga và Ukraina, tất cả các nhật báo Pháp hôm nay, 01/03/2022, vẫn dành trang nhất cho cuộc xung đột này.

Báo Le Monde chạy tựa «Liên Hiệp châu Âu (EU) cung cấp vũ khí cho Ukraina», nói về việc lần đầu tiên 27 thành viên EU đã thống nhất về việc chuyển giao vũ khí sát thương, bao gồm máy bay chiến đấu với tổng trị giá 450 triệu euro để hỗ trợ quân sự cho Kiev.

Đối mặt với cuộc xâm lược Ukraina của Nga có thể khiến chính mình bị liên lụy, Liên Hiệp châu Âu (EU), gã khổng lồ về kinh tế và chú lùn về địa chính trị, đã quyết định thực hiện một bước nhảy vọt trong lĩnh vực quốc phòng bằng cách hỗ trợ Ukraina.

Đồng thời, EU cũng sẽ trợ giúp chính quyền Kiev trong lĩnh vực phòng thủ mạng. Hôm qua 28/02 đã diễn ra cuộc họp của các bộ trưởng Quốc Phòng EU  nhằm cụ thể hóa kế hoạch này và xác định vai trò của Ba Lan như một cơ sở hậu cần cho việc chuyển giao thiết bị. Một khoản tiền trị giá 50 triệu euro cũng sẽ được tháo khoán để cung cấp nhiên liệu, thiết bị bảo hộ và viện trợ y tế khẩn cấp.

Tờ báo nhận định rằng việc giúp «lực lượng kháng chiến Ukraina» gây áp lực với Nga là mục đích ngầm của EU. Thực tế là cán cân quyền lực không cân xứng và về cơ bản sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách tổng thống Putin thực hiện các « phép tính » của mình. 

Bước nhảy vọt của EU 

Bài xã luận của Le Monde hôm nay nói cụ thể hơn về bước nhảy vọt trong quyết định chuyển giao vũ khí cho Ukraina của EU. Liên Âu dường như đang muốn chứng tỏ mình là một thế lực lớn về mặt địa chính trị, nhất là khi an nguy của chính mình có thể sẽ bị đe dọa, nếu như chiến tranh vẫn tiếp tục leo thang ở Ukraina.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh rằng đây là bước ngoặt lịch sử trong chính sách quốc phòng của Liên Âu.

Kinh tế Nga bị ảnh hưởng nặng nề sau các lệnh trừng phạt 

Về phần mình, nhật báo công giáo La Croix hôm nay có bài viết «Nga đối mặt với cú sốc kinh tế của lệnh trừng phạt». Theo tờ báo, Nga đã thấy được hậu quả của việc xâm lược Ukraina khi phải hứng chịu tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế, vốn chủ yếu nhắm vào lĩnh vực tài chính. Ngay sau khi thị trường mở cửa, đồng rúp đã giảm giá 30% so với đồng đô la. Ngân hàng Trung ương Nga đã phải can thiệp khẩn cấp bằng cách tăng mạnh mức lãi suất chỉ đạo thêm 10 điểm để đưa tỷ giá lên 20%.

Sự can thiệp này đã cho phép đồng rúp phục hồi vào giữa trưa và hạn chế được việc người dân Nga đổ xô đi rút tiền gửi ở ngân hàng. Nhưng người dân đang có những mối lo lắng khác phải đương đầu như là lạm phát, thiếu lương thực, các vấn đề về giao thông hàng không. Một người đàn bà trạc 50 tuổi sống ở Matxcơva nói rằng :

Thế hệ chúng tôi đã trải qua tất cả những điều này. Đó là sự trở lại của Liên Xô. Nó sẽ đặc biệt khó khăn đối với thanh thiếu niên.

Ngoài ra, để tránh gặp sự cố, sàn chứng khoán Matxcơva vẫn đóng cửa vào hôm qua. Tại các thị trường phương Tây, tài sản của Nga bị bán tháo, chẳng hạn như Sberbank, ngân hàng thương mại chính của nước này, giảm 74% khi mở cửa giao dịch ở thị trường Luân Đôn.

Theo cách nói của một quan chức Mỹ, trong mắt Tây phương, Nga đang trở thành một «kẻ khốn cùng về kinh tế». Hầu như tất cả các cường quốc kinh tế đều đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Nga, như các nước thành viên EU, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada và Nhật Bản. Ngay cả Thụy Sĩ, thường là quốc gia trung lập, cũng sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế với Matxcơva.

Ngoài các biện pháp trừng phạt tài chính và kinh tế đối với Nga đã được ban hành trong những ngày gần đây, EU cũng đã công bố hai biện pháp quan trọng khác vào hôm 27/02, đó là đóng không phận của mình đối với tất cả các máy bay Nga hoặc máy bay do các công ty Nga kiểm soát và cấm các phương tiện truyền thông Nga RT và Sputnik hoạt động, nhằm ngăn chặn họ phát tán thông tin sai lệch.

Putin điện đàm với Macron 

Về chủ đề này, nhật báo thiên tả Libération có bài viết «Putin không thay đổi lập trường, châu Âu bị dồn vào chân tường» nói về việc hôm qua tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin để giải quyết xung đột về Ukraina. Thảo luận làm gì khi có thể «thượng cẳng chân hạ cẳng tay»? Dường như, ông chủ điện Kremlin vẫn duy trì những yêu cầu phi lý của mình với Emmanuel Macron như là phương Tây phải công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimée, bị Matxcơva sáp nhập vào năm 2014, hoặc là phi quân sự hóa và trung lập hóa Ukraina…

Tại điện Elysée, tất cả các phương án đều đang được cân nhắc nhằm «thoát ra khỏi khủng hoảng hiện tại», đồng thời phủ tổng thống cũng cho biết rằng tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã yêu cầu đồng nhiệm Pháp Macron «cố gắng duy trì liên lạc với Nga»«gây áp lực lớn» với Matxcơva. 

Putin đã được và mất gì từ hôm xâm lăng Ukraina? 

Về chủ đề này, nhật báo thiên hữu Le Figaro có bài viết «Bốn cuộc chiến bại của Putin» khi nhấn mạnh về thiệt hại của Nga sau khi xâm lăng Ukraina. Đối với tác giả bài viết Renaud Girard, tổng thống Putin đã thực hiện một hành động gần như tự sát.

Vào mùa hè năm 2021, Vladimir Putin đang ở đỉnh cao khi ông có tầm ảnh hưởng lớn về địa chính trị thế giới. Ông được cả thế giới kính sợ và kính trọng. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phải lặn lội tới Genève, Thụy Sĩ vào tháng 6 năm 2021 để có cuộc gặp với ông Putin. Cùng với Joe Biden, ông Putin đã gia hạn hiệp ước Start về việc cắt giảm vũ khí chiến lược trong vòng 5 năm. Một «hiệp ước ngừng bắn» trong chiến tranh mạng cũng đã được ký kết giữa Hoa Kỳ và Nga. Biden thậm chí đã chấp nhận để Nga và Đức cho đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 đi vào hoạt động. Ở châu Á, ông Putin đã thiết lập quan hệ rất gần gũi với Trung Quốc, đồng thời duy trì mối liên kết lịch sử giữa Ấn Độ và Nga. Nga cũng không có quan hệ xấu với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Vậy việc tổng thống Putin xâm lược Ukraina đã đạt được kết quả gì? Sự lên án của cả thế giới? Sự căm thù của người Ukraina? Sự sa lầy của quân đội và cái chết của hàng nghìn lính Nga trẻ tuổi? Sự cô lập của Nga khiến cho kinh tế nước này tụt dốc?

Đối với ông Girard, tổng thống Putin đã mắc sai lầm lớn khi ông quyết định xâm lược toàn bộ Ukraina. Có thể nói rằng ông ta đã thua bốn cuộc chiến. Cuộc chiến đạo lý, do vi phạm Hiến chương của Liên Hiệp Quốc. Cuộc chiến truyền thông khi coi ông Zelensky như một tên Quốc xã, trong khi tổng thống Ukraina dường như đã trở thành một anh hùng đối với toàn thế giới khi can đảm ở lại Kiev chiến đấu cùng với các binh sĩ của mình. Cuộc chiến kinh tế, bởi ngay các ngân hàng Trung Quốc cũng sẽ phải tuân thủ việc không cho các ngân hàng Nga tiếp cận với đồng đô la và đồng euro. Cuộc chiến ngoại giao, khi ông xóa bỏ cảm giác tội lỗi mà Berlin có đối với Matxcơva sau khi Đức phát động chiến dịch Barbarossa vào năm 1941, cũng như mong muốn trung lập hóa Phần Lan và Thụy Điển.

Năm ngày sau khi Ukraina bị tấn công, uy tín của tổng thống Putin đã tụt dốc mạnh. Ông không còn được tôn trọng hay thậm chí là sợ hãi, thể hiện qua việc Đức quyết định chuyển giao tên lửa phòng không di động Stinger cho quân kháng chiến Ukraina.

Đây là hậu quả của việc tổng thống Putin sai lầm về mặt chiến lược. Ông Putin đã nhầm tưởng rằng người Ukraina sẽ không chống trả và cuộc tấn công quân sự của ông sẽ là một cuộc dạo chơi trong công viên. Sự khinh thường của ông đối với EU đã khiến ông đánh giá thấp khả năng đoàn kết của châu Âu khi đối mặt với nguy hiểm.

Trung Quốc đã có những động thái gì từ hôm Nga xâm lăng Ukraina? 

Về chủ đề này, báo Les Echos có bài viết «Trung Quốc ngày càng khó xử với một đồng minh gây phiền toái». 

Kể từ khi xung đột nổ ra, Trung Quốc hầu như không nêu rõ lập trường. Trung Quốc không muốn đối đầu trực diện với đồng minh Nga, đồng thời cũng không muốn bị coi là ủng hộ một cuộc xâm lược Ukraina. Chính quyền Bắc Kinh nói rằng họ «hiểu» các yêu cầu an ninh «hợp lý» của Nga, thông cảm với những bất bình của Matxcơva đối với NATO. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn nhấn mạnh là «tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia».

Vào tuần trước, phái đoàn Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu trắng đối với dự thảo nghị quyết cáo buộc Nga «tấn công Ukraina». Dự thảo do Mỹ và Albania thực hiện, đề nghị sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ nhất phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina và yêu cầu Matxcơva lập tức rút quân.

Trước đó vài giờ, một cuộc điện đàm giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin đã cho thấy sự bất an của Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc nói rằng ông ủng hộ giải quyết xung đột thông qua các biện pháp ngoại giao.

Trung Quốc đang phải chịu áp lực ngày càng gia tăng từ Hoa Kỳ và châu Âu khi phương Tây muốn nước này nêu rõ lập trường của mình và lên tiếng chống lại việc Nga xâm lược Ukraina. Việc Bắc Kinh từ chối giúp xoa dịu xung đột có thể sẽ làm gia tăng sự thù địch của phương Tây đối với Trung Quốc trong trung hạn. Điều này có thể làm gia tăng sự cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, làm cho mối liên kết giữa Hoa Kỳ-châu Âu khăng khít hơn và chống lại Trung Quốc.

Vốn rất thực dụng, Trung Quốc không muốn bị lôi kéo vào một cuộc xung đột có khả năng làm mất ổn định lợi ích của họ trong khu vực, làm xấu đi mối quan hệ với châu Âu và Hoa Kỳ, và phá vỡ nền kinh tế của mình. Chỉ còn vài tháng nữa sẽ diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản rất quan trọng đối với Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã tự đặt cho mình khẩu hiệu «ổn định». Một mục tiêu dường như đang bị đảo lộn bởi cuộc chiến tranh ở Ukraina. 

Phan Minh

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20220301-nga-%C4%91%E1%BB%93ng-minh-ng%C3%A0y-c%C3%A0ng-phi%E1%BB%81n-to%C3%A1i-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c

Chiến sự Ukraine leo thang khốc liệt, Nga tiến đến thủ đô Kyiv

Một đoàn xe bọc thép của Nga tiến thẳng đến thủ đô Kyiv của Ukraine hôm 1/3, các lực lượng xâm lược đã bắn nhiều rốc-kết vào trung tâm Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của nước này. Đây là ngày thứ sáu của cuộc tấn công Nga nhắm vào nước láng giềng Ukraine.

Video clip: https://www.voatiengviet.com/a/chi%E1%BA%BFn-s%E1%BB%B1-ukraine-leo-thang-kh%E1%BB%91c-li%E1%BB%87t-nga-ti%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A7-%C4%91%C3%B4-kyiv/6465345.html

Bộ Quốc phòng Anh công bố video: Quân Nga có ‘lò hỏa táng di động’

Hình minh họa từ News.

Các quan chức Ukraine cho biết gần 3.500 lính Nga đã thiệt mạng sau ít ngày Moscow phát động cuộc tấn công nước láng giềng. Một báo cáo nói rằng kho vũ khí của Nga có những “lò hỏa táng di động” để che giấu những người lính thiệt mạng.

Tờ New York Post dẫn thông tin từ tờ “Daily Telegraph” của Anh cho biết, Bộ Quốc phòng Anh mới đây đã công bố đoạn video quay cảnh một chiếc xe container có máy móc cỡ lớn, khi nhấn công tắc, cửa mở sẽ tự động nâng lên, các nhân viên sử dụng cửa sau của xe tải để điều khiển lực nâng của bề mặt. Chỉ cần thi thể được đặt trên bàn phía sau và chờ máy tiến vào lò đốt, toàn bộ quá trình này giống như một lò thiêu di động, và thi thể có thể bị tiêu hủy tại chỗ vào bất cứ lúc nào.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói: “Nếu tôi là một người lính, chẳng phải đã suy yếu đi rất nhiều sự tự tin trước khi tôi lên đường khi biết rằng có một lò hỏa táng di động đồng hành cùng tôi trên chiến trường?”.

Trước đó, Facebook của quân đội Ukraine (@UkrLandForces) đã đăng bài phát biểu công khai của Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk, yêu cầu Hội Chữ thập đỏ vận chuyển thi thể các quân nhân Nga thiệt mạng ở Ukraine càng sớm càng tốt.

Bà Vereshchuk nói rằng “dựa trên nhu cầu nhân đạo, chúng tôi đã yêu cầu thi thể của những người Nga này rời khỏi đất nước”.

Bà nói thêm: “Nhanh lên! Hội Chữ Thập Đỏ! Chúng ta sẽ có thêm nhiều xác chết của Nga”.

Thanh Hải

Theo News

https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-quoc-phong-anh-cong-bo-video-quan-nga-co-lo-hoa-tang-di-dong.html

(Reuters) – Công ty phương Tây dồn dập rời khỏi Nga. Ngày 01/03/2022, nhiều doanh nghiệp phương Tây, chủ yếu là ngân hàng, hãng hàng không, nhà sản xuất ô tô, đã theo bước hai tập đoàn năng lượng BP và Shell rút khỏi Nga. Công ty giải trí Disney ngừng ra phim mới tại Nga, tương tự Warner Bros cũng thông báo ngừng chiếu phim The Batman tại Nga ngay tuần này. Mastercard cũng cho biết đã loại nhiều tổ chức tài chính của Nga khỏi hệ thống thanh toán.

(AFP) – Nga và Belarus bị cấm tham gia giải bóng bầu dục thế giới. Ban điều hành Liên đoàn quốc tế bóng bầu dục World Rugby hôm nay 01/03/22 thông báo cấm Nga và Belarus tham gia tất cả các hoạt động thi đấu quốc tế “cho đến khi có lệnh mới”, để trừng phạt việc xâm lăng Ukraina. Trước đó Ủy ban Thế vận Quốc tế (CIO) khuyến cáo loại Nga ra khỏi các hoạt động thể thao thế giới, đặc biệt là bóng đá: Nga không được tham dự World Cup vào tháng 11 tới tại Qatar.

(AFP) – Ukraina: Nga bị tố cáo tấn công vào mục tiêu dân sự ở Kharkov.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm nay 01/03/2022 tố cáo việc
Nga oanh kích Kharkov là tội ác chiến tranh. Cũng trong hôm nay, người
đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, ông Josep Borrell tuyên bố
việc Nga oanh tạc các cơ sở hạ tầng dân sự ở Kharkov là vi phạm luật lệ
thời chiến.

​(AFP) – Bắc Triều Tiên tuyên bố đã tiến hành một vụ thử “rất quan trọng” để phát triển vệ tinh do thám. Hôm nay, 01/03, cơ quan thông tấn KCNA của Bắc Triều Tiên cho biếtvụ phóng thử vệ tinh hôm qua “đã cho phép xác nhận các đặc điểm và mức độ chính xác của hệ thống chụp ảnh phân giải cao, hệ thống truyền dữ liệu và những thiết bị kiểm soát độ cao”. Trước đó một hôm, ngày 27/02, Bình Nhưỡng vừa thử tên lửa đạn đạo tầm trung, được bắn lên từ một bệ phóng di động theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap.

(RFI) – Ukraina cảm ơn tỉ phú Elon Musk cung cấp thiết bị kết nối internet. Xe tải đầu tiên chở thiết bị kết nối internet qua vệ tinh Starlink đã đến Ukraina ngày 28/02/2022 theo lời hứa của nhà tỉ phú Mỹ sau lời kêu gọi hỗ trợ từ chính quyền Kiev. Những thiết bị này giúp tái lập mạng internet ở những vùng bị quân đội Nga tấn công từ thứ Năm 24/02. Phó thủ tướng Ukraina Mykhailo Fedorov gửi lời “Cảm ơn Elon Musk” qua mạng Twitter.

(Daily Mail) – Một đoàn chuyên gia quân sự Mỹ sắp đến Đài Loan. Phái đoàn do cựu chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mike Mullen dẫn đầu sẽ đến hòn đảo ngày 02/03/2022 trong bối cảnh quan ngại Trung Quốc tấn công xâm chiếm Đài Loan trong cuộc khủng hoảng Ukraina. Ông Kurt Campbell, điều phố viên khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, khẳng định đây là một phái đoàn “không chính thức”.

(AFP) – Hơn 150.000 người Úc được lệnh sơ tán vì lũ lụt. Theo thống kê ngày 28/02/2022, mưa lớn gây lụt kỉ lục và “bất ngờ” ở vùng duyên hải miền trung nước Úc đã khiến ít nhất 8 người thiệt mạng. Các bang Queensland và New South Wales báo động lũ lớn ở vài chục dòng sông. Nước sông tràn bờ và dâng cao một mét trong suốt một tuần tại nhiều địa phương. Người dân thành phố Sydney (bang New South Wales) cũng được yêu cầu chuẩn bị cho “những trận lụt lội lớn”. Quân đội điều hai máy bay trực thăng MRH-90 Taipan tham gia cứu hộ.

(AFP) – Pháp miễn phí vé xe lửa cho người tị nạn Ukraina. Tổng giám đốc công ty đường sắt Pháp SNCF, Jean-Pierre Farandou hôm 28/02/22 thông báo người tị nạn Ukraina được miễn phí tàu cao tốc (TGV) và tàu liên tỉnh trên toàn nước Pháp, để bày tỏ tình liên đới với Ukraina. Trước đó, nhiều nước như Ba Lan, Đức, Áo cũng đã miễn phí đi tàu cho những người Ukraina di tản sang.

(Les Echos) – Bộ trưởng Kinh Tế Pháp tuyên bố “chiến tranh tổng lực về kinh tế và tài chính” với Nga. Bộ trưởng Bruno Le Maire hôm nay 01/03/22 trên đài France Info tuyên bố “tiến hành chiến tranh tổng lực về kinh tế và tài chính với Nga, với Vladimir Putin” vì đã xâm lăng Ukraina. Ông hứa hẹn sẽ khiến nền kinh tế Nga sụp đổ, nhấn mạnh đến hiệu quả của các trừng phạt hiện tại: đồng rúp mất giá, dự trữ ngoại hối giảm mạnh, lạm phát tăng khiến doanh nghiệp phải vay lãi rất cao. Pháp đang truy vết các tài sản của những nhà tài phiệt thân Putin để tịch biên.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220301-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p