Tin Tổng Hợp – 12/2/22
Ủy ban ILO bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình ở Tân Cương
Trong một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) được hãng tin AFP trích dẫn hôm 11/02/2022, một nhóm các chuyên gia hàng đầu về luật lao động bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về cách Trung Quốc đối xử với các cộng đồng thiểu số sắc tộc và tôn giáo, đặc biệt ở Tân Cương, và kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chính sách.
Đây là báo cáo thường niên tổng kết về việc tuân
thủ các công ước của ILO ở từng nước. Ủy ban này, gồm 20 chuyên gia độc
lập đặc trách đánh giá việc áp dụng các công ước của ILO, bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về các định hướng của những chính sách được liệt kê trong nhiều văn bản chính thức của Trung Quốc.
Ủy
ban của ILO cũng yêu cầu chính quyền Trung Quốc cung cấp thông tin chi
tiết về những chính sách đã được thực hiện để tuân thủ các cam kết quốc
tế về đối xử bình đẳng tại các trung tâm dạy nghề ở Tân Cương.
Trong
phản hồi chi tiết đính kèm báo cáo, Bắc Kinh một lần nữa bác bỏ hoàn
toàn các cáo buộc nói trên, đặc biệt là cáo buộc về lao động cưỡng bức
do Tổng liên đoàn Lao động Quốc tế (ITUC) đưa ra trong nhiều tài liệu
được các tổ chức phi chính phủ chứng thực. Chính phủ Trung Quốc nhấn
mạnh rằng đây là những cáo buộc “sai trái và mang tính chính trị“.
Theo
các tổ chức nhân quyền, ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những
người sắc tộc thiểu số nói tiếng Thổ, chủ yếu là người Hồi giáo, đã hoặc
đang bị giam giữ trong các trại tập trung ở miền tây bắc Trung Quốc.
Bắc Kinh vẫn khẳng định đó chỉ là những trung tâm dạy nghề nhằm giúp họ
tránh xa chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa ly khai.
Phan Minh
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20220212-uy-ban-ilo-tinh-hinh-tan-cuong
Căng thẳng Ukraine: Nga có thể xâm lược bất cứ lúc nào – Mỹ cảnh báo
Mỹ đã cảnh báo Nga đã sẵn sàng quân đội để xâm lược Ukraine “bất cứ lúc nào” và công dân Mỹ nên rời đi trong vòng 48 giờ tới.
Nhà
Trắng cho biết một cuộc xâm lược có thể bắt đầu bằng một cuộc ném bom
khiến việc rời đi trở nên khó khăn và gây nguy hiểm cho dân thường.
Moscow đã nhiều lần bác bỏ mọi kế hoạch xâm lược Ukraine dù đã điều hơn 100.000 quân đến gần biên giới.
Một loạt các quốc gia khác cũng đã kêu gọi công dân của họ rời khỏi Ukraine.Q
Các nước này bao gồm Anh, Canada, Hà Lan, Latvia, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc các nước phương Tây tung tin thất thiệt.
Cố
vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết quân đội Nga hiện “ở vị
trí có thể tiến hành một hành động quân sự lớn” trong một thông báo cho
thấy giới chức Mỹ rõ ràng đã tăng cường các cảnh báo khẩn.
Ông
nói: “Chúng tôi rõ ràng không thể đoán trước được tương lai, chúng tôi
không biết chính xác điều gì sẽ xảy ra, nhưng rủi ro hiện tại đã đủ cao
và mối đe dọa hiện tại đã bức thiết đủ để việc [ra đi] là khôn ngoan.”
Ông
Sullivan nói thêm rằng chính quyền không biết liệu Tổng thống Nga
Vladimir Putin đã đưa ra quyết định cuối cùng về việc xâm lược hay chưa,
nhưng nói rằng Điện Kremlin đang tìm lý do để biện minh cho hành động
quân sự, mà theo ông có thể bắt đầu bằng các cuộc không kích dữ dội.
Bình
luận của ông được đưa ra khi các quan chức Mỹ cảnh báo về việc Nga sẽ
tăng cường thêm quân tại biên giới Ukraine trong tuần qua và lên kế
hoạch cho các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đen trong những ngày tới.
Trước
đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng việc Nga gia tăng lực lượng
ở biên giới là “những dấu hiệu rất đáng lo ngại về sự leo thang của
Nga”.
Ông
Blinken nói: “Chúng ta đang ở trong thời kỳ cận kề khi một cuộc xâm
lược có thể bắt đầu bất cứ lúc nào, và rõ ràng là bao gồm cả trong thời
gian diễn ra Thế vận hội [kết thúc vào ngày 20/2].
Tổng thống Biden đã nói rằng ông sẽ không gửi quân đội để giải cứu bất kỳ công dân nào bị mắc kẹt trong trường hợp Nga xâm lược.
Hôm
thứ Sáu, Tổng thống Mỹ đã tổ chức một cuộc gọi video với các nhà lãnh
đạo xuyên Đại Tây Dương, trong đó họ nhất trí phối hợp hành động ể gây
hậu quả kinh tế nghiêm trọng cho Nga nếu nước này xâm lược Ukraine.
Mỹ
cũng cho biết đang triển khai thêm 3.000 quân từ Fort Bragg, Bắc
Carolina, đến Ba Lan và dự kiến sẽ đến đó vào tuần tới. Quân đội Mỹ sẽ
không chiến đấu ở Ukraine, nhưng sẽ đảm bảo khả năng phòng thủ của các
đồng minh của Mỹ.
Cả ông Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến sẽ đối thoại với ông Putin vào thứ Bảy.
Mỹ
đã và đang đưa ra lời cảnh báo trước các đồng minh châu Âu về khả năng
Nga tấn công Ukraine. Nhưng đây là một sự gia tăng đáng chú ý về mức độ
khẩn cấp. Người Mỹ đang lo lắng bởi Nga tiếp tục tăng cường quân đội,
cách quân đội Nga được bố trí và việc bắt đầu các cuộc tập trận quân sự
có thể coi là bước khởi đầu cho một cuộc xâm lược.
Các
đánh giá tình báo mới nhất đã khiến Tổng thống Biden triệu tập các đồng
minh thân cận vào thứ Sáu để nói với họ rằng ông tin Tổng thống Putin
có thể sớm đưa ra “mệnh lệnh ra quân” cuối cùng, theo Cố vấn An ninh
Quốc gia Mỹ Jake Sullivan.
Cố
vấn quân sự hàng đầu của ông Biden, Tướng Mark Milley, đã thực hiện một
số cuộc điện thoại bất thường – cho những người đồng cấp của ông ở Nga,
Canada, Anh và châu Âu.
Chính
quyền Mỹ đã bị một số người cáo buộc rằng họ đã góp phần vào sự leo
thang bằng cách đưa ra các thông tin như vậy. Tuy nhiên, ông Sullivan
cho biết, họ đã quyết định “minh bạch nhất có thể” với việc chia sẻ
thông tin, chắc chắn đây là một phần của chiến lược răn đe đã được tính
toán kỹ.
Moscow đã bắt đầu các cuộc tập trận quân sự lớn với nước láng giềng Belarus, và Ukraine cáo buộc Nga chặn đường ra biển của họ.
Điện
Kremlin cho biết họ muốn thực thi “lằn ranh đỏ” để đảm bảo rằng nước
láng giềng thuộc Liên Xô cũ của họ không gia nhập NATO.
Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg cho biết khối này “đoàn kết và chuẩn bị cho bất kỳ kịch bản nào”.
John
Herbst, đại sứ Mỹ tại Ukraine từ năm 2003 đến năm 2006, nói rằng bất
chấp những cảnh báo của chính phủ Mỹ, ông tin rằng một cuộc xâm lược
toàn diện của Nga vào Ukraine vẫn khó xảy ra.
Văn
phòng đối ngoại của Anh cho biết tất cả công dân Anh “nên rời đi ngay
bây giờ trong khi các phương tiện vận chuyển thương mại vẫn còn sẵn
sàng”.
Trong cảnh báo của mình, Latvia nói rằng đây là “mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh do Nga gây ra”.
Căng
thẳng hiện tại diễn ra 8 năm sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea ở phía
nam Ukraine. Kể từ đó, quân đội Ukraine đã bị mắc kẹt trong cuộc chiến
với phiến quân do Nga hậu thuẫn ở các khu vực phía đông gần biên giới
Nga.
Các
cuộc tập trận hải quân của Nga đã diễn ra ở Crimea vào thứ Sáu, trong
khi các cuộc tập trận quân sự kéo dài 10 ngày tiếp tục ở Belarus, phía
bắc Ukraine.
Có
những lo ngại rằng nếu Nga cố gắng xâm lược Ukraine, các cuộc tập trận
sẽ đưa quân đội Nga đến gần thủ đô Kyiv của Ukraine, khiến cuộc tấn công
vào thành phố này trở nên dễ dàng hơn. Nga cho biết quân đội của họ sẽ
trở về căn cứ thường trực sau khi cuộc tập trận kết thúc.
Moscow
cho biết họ không thể chấp nhận việc Ukraine – một nước cộng hòa thuộc
Liên Xô cũ có quan hệ xã hội và văn hóa sâu sắc với Nga – một ngày nào
đó có thể gia nhập liên minh phòng thủ phương Tây Nato và yêu cầu loại
trừ điều này.
Nga
đã ủng hộ một cuộc nổi dậy vũ trang đẫm máu ở khu vực Donbas, miền đông
Ukraine kể từ năm 2014. Khoảng 14.000 người – bao gồm nhiều thường dân –
đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh kể từ đó.
Có
một số ý kiến cho rằng sự tập trung vào cái gọi là các thỏa thuận Minsk
– vốn tìm cách chấm dứt xung đột ở miền đông Ukraine – có thể được sử
dụng làm cơ sở để xoa dịu cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ukraine, Nga, Pháp và Đức ủng hộ các hiệp định trong năm 2014-2015.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-60314190
‘Sâu mọt’ tại cơ quan hàng đầu về quản lý giáo dục Việt Nam
Học viện Quản lý Giáo dục
Ngoài những vi phạm liên quan đến tuyển sinh, mở
ngành, Viện Quản lý Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) Việt Nam
còn mắc phải quá nhiều sai sót trong công tác tổ chức bộ máy và việc
tuyển chọn nhân sự.
Theo Thanh tra Bộ GD-Đào tạo, tổ chức bộ máy, nhân sự
trong Học viện Quản lý Giáo dục từ 2018 đến trước ngày 6/12/2019, đã
không có Hội đồng Học viện để thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo
quy định.
Mặt khác, Học Viện cũng chưa có văn bản quy định, chưa có
sự thống nhất về quy trình, thủ tục thực hiện thành lập, sáp nhập, chia
tách, giải thể các đơn vị trực thuộc.
Kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT còn cho rằng qui chế tổ
chức và hoạt động của Học viện Quản lý Giáo dục chưa xác định rõ các mối
quan hệ giữa Đảng ủy với Hội đồng Học viện, giữa Đảng ủy với Giám đốc
Học viện, và cả giữa Hội đồng Học viện với Giám đốc Học viện, chưa kể
mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc Học viện.
Một điểm sai phạm thêm nữa là Giám đốc Học viện chưa ban
hành văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị theo qui
chế; văn bản về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, chế độ làm việc của giảng
viên không phù hợp các quy định của Luật Viên chức 2010 và các Nghị
định của Chính phủ cũng như các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội Vụ.
Tóm lại, cơ cấu, tổ chức, tuyển chọn và những chức năng
khác của Học viện Quản lý Giáo dục đều chẳng những không đúng qui định
và trình tự thủ tục mà còn vấp váp, sai phạm rất nhiều về khâu nhân sư.
Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Đại học
Liège của Bỉ, từng nhiều năm làm việc trong các chương trình Cao Học
Bỉ-Việt tại Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Bách khoa TPHCM, cho
biết trên nguyên tắc Học viện Quản lý Giáo dục, thành lập năm 2006,
đang đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ ngành Quản lý Giáo dục, thạc sĩ ngành
Tâm Lý học lâm sàng và Công nghệ Thông tin.
Chia sẻ qua điện thư gởi cho RFA, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng
viết rằng ông không ngạc nhiên về những tiêu cực vừa được nêu ra trong
Học viện Quản lý Giáo dục:
“Gần gũi với nên giáo dục Việt từ 1990 cho đến nay,
tôi đã nghe phong phanh và có khi chứng kiến rất nhiều sai phạm trong hệ
thống Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”
“Vấn đề phát xuất từ yêu cầu bằng cấp của rất nhiều
nhân sự chính quyền không có khả năng học hỏi mà muốn giữ chức nắm
quyền. Trong cơ chế “thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Có cầu thì phải có cung đâu đó thôi!”
Nhà nghiên cứu Ngữ học kiêm nhà giáo với hơn 40 năm tại Đại học Sư phạm TPHCM, ông Hoàng Dũng, nhận định:
“Học viện Quản lý Giáo dục như tên gọi là chuyên về đào tạo cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cho Bộ Giáo Dục.”
“Về nguyên tắc thì điều đó cần, còn trên thực tiễn
người ta dạy dỗ như thế nào, sản phẩm cung cấp cho nền giáo dục ra làm
sao…Cái đó phải có một cuộc điều tra để xem thử nó đúng hay là sai.”
“Tôi không đủ tư liệu để nói rằng kết luận của Thanh
tra Bộ Giáo Dục đúng hay sai, nhưng nổi bật của câu chuyện này là vấn
đề cơ chế. Hôm nay là Học viện Quản lý Giáo dục thì hôm sau tôi tin
chắc sẽ có những trường khác, những học viện khác”.
Học viện Quản lý Giáo dục cũng không phải trường đầu tiên
bị những kết luận kiểu tiêu cực như thế này. Vẫn lời nhà giáo Hoàng
Dũng:
“Xin nói lại là chúng tôi không đủ tư liệu để thẩm tra,
coi lại. Thế nhưng kỷ luật một đơn vị sai phạm rồi công khai lên báo là
chuyện rất đáng làm, rất nên làm. Oan hay ưng mọi chuyện phải công
khai”.
Theo Quyết Định số 178 của Đảng ủy Học viện ngày
19/12/2017, được báo chí đăng tải lại, việc phê duyệt quy hoạch quản lý
Trưởng phòng, Phó phòng các đơn vị trực thuộc giai đoạn 2016-2021, việc
phê duyệt quy hoạch năm 2017 không đúng chức danh quy hoạch đào tạo đối
với ba cán bộ mà tên tuổi được đưa lên mặt báo.
Một cách rõ ràng hơn thì quá nhiều sai sót trong công tác
nhân sự, có khi một đơn vị mà chỉ một cấp trưởng và một cấp phó. Tựu
chung thì chính cán bộ Học viện Quản lý Giáo dục cũng không biết làm thế
nào cho đúng, là nhận định tiếp theo của nhà giáo Hoàng Dũng:
“Thực ra qui định bao nhiêu người thì có một cấp
trưởng, bao nhiêu người thì có hai cấp phó, ví dụ như thế, thì họ có qui
định rất chặc chẽ chứ không phải ưa gì làm nấy. Còn ở đây, một đơn vị
mà chỉ một cấp trưởng và một cấp phó thôi, thì phải hiểu ngay rằng cơ
quan này muốn có nhiều quân nhiều quan ở cấp trưởng cấp phó. Như thế
thì thu nhập sẽ cao hơn, lương sẽ khác, phụ cấp sẽ khác. Đó là chuyện
làm không đúng đắn.”
“Mà thực ra nó là trong quyền hạn của cái ông đứng đầu
cơ quan, ông hoàn toàn có thể cử anh này làm trưởng anh kia làm phó. Tuy
rằng chuyện có trưởng có phó được qui định bởi văn bản, chẳng hạn 10
người mới có một trưởng, bây giờ ông bất chấp, 1 người ông cũng dựng
lên một cấp trưởng. Cái sai đó không phải là phổ biến lắm nhưng cũng
không phải là hiếm”.
Đối với ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên
Cứu, Ban Dân vận Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam, quá nhiều sai trái
trong một cơ quan đào tạo cấp cao như Học viện Quản lý Giáo dục là thêm
một lần phải nhìn lại bản thân ngành Giáo dục-Đào tạo vốn mang tai tiếng
bao lâu:
“Chưa rõ vì sao kỳ này Bộ GD-ĐT lại chĩa sang viện Quản
lý Giáo dục, bởi thật ra tình hình từ đầu không phải từ Học viện Quản
lý Giáo dục ấy đâu. Nó bắt đầu từ chóp bu của Bộ Giáo Dục, từ Bộ trưởng,
Thứ trưởng rồi các Cục, các Vụ, Viện của Bộ. Họ chưa thấy cái sai ở đâu
cho nên họ chớp vào cái chỗ yếu và họ cho rằng đấy là một cái đầu môi
để ma sửa chữa”.
Con người yếu kém hay nhân sự yếu kém, ông Nguyễn Khắc Mai nói, là nguồn gốc và vấn đề của giáo dục Việt Nam:
“Lỗ hỗng lớn nhất là cái đào tạo, tuyền chọn ngần ấy
cán bộ giáo dục mà bây giờ phải đánh giá lại. Thứ hai là chất lượng
của đội ngũ cán bộ giáo dục hiện nay là rất thấp, quá thấp. Tôi chắc là
có những cái lúng túng chưa gỡ ra được, chưa thấy được.”
“Cũng không phải chỉ có Viện Quản lý Giáo dục này nó
hỏng đâu. Rất nhiều vụ, rất nhiều bộ phận ở trong Bộ Giáo Dục nó hỏng.
Nhân cái kiểm tra của Bộ Giáo Dục về Học viện Quản lý Giáo dục này thì
tôi cho rằng đây là vấn đề họ phải đối diện và phải giải quyết trong
thời gian trước mắt”.
Lỗ hỗng lớn nhất là cái đào tạo, tuyền chọn ngần ấy cán bộ giáo dục mà bây giờ phải đánh giá lại. Thứ hai là chất lượng của đội ngũ cán bộ giáo dục hiện nay là rất thấp, quá thấp. – Nguyễn Khắc Mai
Tiếp lời cựu cán bộ dân vận Nguyễn Khắc Mai, nhà sư phạm Hoàng Dũng nhấn mạnh:
“Việc quản lý chặt chẽ với nhiều qui định từ nhiều cấp
như vậy, tưởng là chặc mà hóa ra không chặc. Sai phạm của Học viện Quản
lý Giáo dục này là anh ra hàng loạt văn bản như thế mà người ta không
sợ, người ta lại vi phạm hàng loạt như nhan đề bài báo nêu ra, tức là
mô hình quản lý đó không đúng”.
Vụ việc đầy dẫy sai phạm tại Học Viện Quản lý Giáo dục, nếu đúng như Thanh tra Bộ GD-ĐT nêu ra, là thêm một cảnh báo mạnh mẽ rằng phải cải cách hệ thống Giáo dục-Đào tạo đến nơi đến chốn với tác nhân chính là nhân sự có trách nhiệm trước khi bàn đến cơ chế, là kết luận của nhà giáo Hoàng Dũng.
Thanh Trúc – 2022.02.10
(AFP) – Trung Quốc phê duyệt thuốc viên điều trị Covid-19.
Hôm nay, 12/02/2022, cơ quan y tế Trung Quốc đã cấp phép cho dùng thuốc
viên điều trị Covid-19 có tên Paxlovid của hãng dược phẩm Pfizer. Thuốc
này đã được cấp phép vào cuối tháng 12 năm ngoái tại Hoa Kỳ và sau đó
là ở khoảng 40 nước trên thế giới, trong đó có các quốc gia thành viên
Liên Hiệp Châu Âu.
(AFP) – Thái Lan yêu cầu các cặp tình nhân đeo khẩu trang trong ngày lễ Valentine.
Cơ quan y tế Thái Lan ngày 12/04/2022, yêu cầu các cặp tình nhân đeo
khẩu trang vào ngày lễ Valentine 14/02 ngay cả trong lúc quan hệ tình
dục. Giám đốc Văn phòng Sức khỏe Sinh sản Thái Lan Bunyarit Sukrat nói: «
Covid-19 không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng bạn có thể mắc Covid-19 khi hít thở gần hoặc trao đổi nước bọt. »
(AFP) – Miến Điện ân xá hơn 800 tù nhân.
Chính quyền quân sự Miến Điện hôm nay 12/02/2022 thông báo ân xá cho
814 tù nhân để kỷ niệm 75 năm ngày Liên bang. Việc ban hành lệnh ân xá
là một hoạt động thường xuyên diễn ra để kỷ niệm các ngày lễ lớn ở Miến
Điện. Tháng 04/2021, chính quyền quân sự nước này đã thả khoảng 23.000
tù nhân. Vào ngày Liên bang năm ngoái, 23.000 tù nhân cũng đã được ân
xá.
(AFP) – Hoa Kỳ mở lại đại sứ quán ở Quần đảo Solomon.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay 12/02/2022 thông báo rằng Hoa Kỳ
sẽ mở lại đại sứ quán ở quần đảo Solomon, trong bối cảnh Washington
đang tăng cường sự hiện diện trong khu vực trước việc Trung Quốc mở rộng
tầm ảnh hưởng của mình. Hoa Kỳ từng đóng cửa đại sứ quán tại quần đảo
vào năm 1993, thay vào đó là một tòa lãnh sự trực thuộc đại sứ quán Mỹ ở
Port Moresby, Papua New Guinea.
(AFP) – Nga lại tập trận ở Hắc Hải.
Hôm nay, 12/02/2022, bộ Quốc Phòng Nga thông báo vừa khởi động các cuộc
tập trận hải quân quy mô mới tại vùng Hắc Hải, huy động hơn 30 tàu của
hạm đội Hắc Hải. Theo bộ Quốc Phòng, các cuộc tập trận này nhằm bảo vệ
bờ biển bán đảo Crimée, các căn cứ của lực lượng hạm đội Hắc Hải cũng
như khu vực kinh tế trong trường hợp có những mối đe dọa quân sự.
(AFP ) – Covid-19: Na Uy bỏ những hạn chế cuối cùng. Hôm nay, 12/02/2022, Na Uy đã bãi bỏ những biện pháp hạn chế chống Covid cuối cùng, không còn bắt buộc người dân giữ giãn cách xã hội và đeo khẩu trang tại những nơi đông người. Tuy nhiên, thủ tướng Na Uy nhấn mạnh là đại dịch chưa chấm dứt và ông khuyên những người chưa chích ngừa cũng như những người có nguy cơ cao nên tiếp tục giữ giãn cách xã hội và đeo khẩu trang nếu không giữ được giãn cách.
(AFP) – Pháp: Số đám cưới thấp nhất từ sau Đệ nhị Thế chiến. Theo một nghiên cứu của Viện Quốc gia Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế (INSEE) được công bố hôm qua, 11/02/2022, con số đám cưới trong năm 2020 tại Pháp đã giảm đến 31,2% do lệnh phong tỏa và do khủng hoảng dịch tễ. Năm 2020, chỉ có 154.000 đám cưới được tiến hành, mức thấp nhất kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220212-tin-tong-hop