Tin Tổng Hợp – 9/2/22
Ukraina: Pháp, Đức, Ba Lan đoàn kết vì hòa bình châu Âu
«Đoàn kết để tránh chiến tranh xảy ra ở châu Âu», đó là thông điệp mà thủ tướng Đức Olaf Scholz, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đồng nhiệm Ba Lan Andrzej Duda muốn đưa ra tối qua 08/02/2022 tại Berlin. Cuộc gặp này diễn ra trong khuôn khổ chiến dịch ngoại giao rộng rãi liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraina, sau chuyến thăm Matxcơva và Kiev của tổng thống Pháp, cũng như chuyến đi Washington của thủ tướng Đức.
Tam giác Weimar – công thức đã được lặng lẽ kỷ
niệm 30 năm vào năm ngoái – là liên kết giữa Pháp-Đức, hai đồng minh là
cột trụ truyền thống của châu Âu và Ba Lan, nước Đông Âu lớn nhất, với
nhiều thăng trầm theo thời gian. Vacxava ngày nay đóng vai trò tiên
phong trong cuộc khủng hoảng Ukraina, có quan điểm cứng rắn nhất đối với
Matxcơva.
Thông tín viên Pascal Thibaut tường trình từ Berlin:
Ba
nhà lãnh đạo Scholz, Macron và Duda muốn kích hoạt trở lại công thức
Weimar từ nhiều năm qua vẫn bất động, và bày tỏ tình đoàn kết của châu
Âu trong cuộc khủng hoảng hiện nay.
Thủ tướng Đức tuyên
bố : « Mục đích chung của chúng tôi là tránh để chiến tranh xảy ra ở
châu Âu, phân tích tình hình của chúng tôi rất giống nhau. Chúng tôi
muốn giảm căng thẳng, cần đến các cuộc đàm phán và một giải pháp ».
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tỏ ra lạc quan, cho rằng giải pháp sẽ được «tìm thấy», nhưng theo ông, muốn vậy châu Âu không nên lùi một bước nào, và phải cứng rắn.
Ông Emmanuel Macron cũng có cùng giọng điệu, một lần nữa cho rằng cần «đối thoại ráo riết với Nga». Tổng thống Pháp khẳng định: «Cần phải tránh chiến tranh. Hòa bình và ổn định ở châu Âu là tài sản quý giá của chúng ta, và nghĩa vụ của chúng ta là phải làm mọi cách để gìn giữ».
Tổng thống Macron nhắc nhở rằng thỏa thuận Minsk là con đường duy nhất cho một giải pháp chính trị. Một cuộc họp mới theo công thức Normandie giữa các cố vấn Nga, Ukraina, Đức và Pháp sẽ diễn ra ngày 09/02 ở Berlin. Một hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo bốn nước thì vẫn chưa chắc chắn.
Thụy My
Omicron tung hoành, thế giới vượt mốc 400 triệu ca COVID
Reuters – Số ca nhiễm COVID toàn cầu vượt quá 400 triệu hôm 9/2, theo Reuters,
giữa lúc biến thể Omicron hoành hành khiến hệ thống y tế của một số nước
sắp hết khả năng.
Đại đa số các ca mới được báo cáo hàng ngày là nhiễm phải biến thể
Omicron vốn đang chiếm ưu thế toàn cầu. Dù dịch bắt đầu bình ổn tại
nhiều nước, nhưng trung bình mỗi ngày vẫn có hơn 2 triệu ca được báo
cáo, theo phân tích của Reuters. Số người chết, thường có khuynh hướng
theo sau các ca nhiễm, đã tăng 70% trong năm tuần qua dựa trên con số
trung bình 7 ngày.
Dù bằng chứng sơ khởi từ một số nước cho thấy Omicron nhẹ hơn các
biến thể trước nhưng một lượng ca nhiễm khổng lồ có thể làm các hệ thống
y tế toàn cầu quá tải.
Từ 300 triệu ca lên 400 triệu ca chỉ mất hơn một tháng trong khi từ
200 triệu ca trước đây phải mất năm tháng mới tăng lên thành 300 triệu,
theo Reuters. Đại dịch COVID tới nay đã giết chết trên 6 triệu người
trên toàn cầu.
Năm nước hàng đầu báo các số ca nhiễm cao nhất trong trung bình bảy
ngày là Mỹ, Pháp, Đức, Nga, và Brazil. Năm nước này chiếm gần 37% số ca
nhiễm mới ghi nhận trên toàn thế giới, theo Reuters.
Mỹ đứng đầu thế giới về số ca nhiễm hàng ngày, cứ ba ngày là có một
triệu ca mới ghi nhận. Số ca nhiễm và nhập viện tại Mỹ đang giảm từ cao
điểm vào tháng Giêng năm nay, theo phân tích của Reuters. Hôm 4/2, Mỹ
vượt quá 900.000 người chết vì COVID.
Tại Pháp, số ca nhiễm mới trung bình trong bảy ngày ở mức 210.000
ca/ngày, cứ năm ngày có thêm khoảng một triệu ca nhiễm mới. Tổng số ca
COVID được xác nhận tại Pháp kể từ khi đại dịch bắt đầu tới ngày 3/2 vừa
qua đã quá 20 triệu.
Khoảng một nửa số ca nhiễm được báo cáo toàn cầu là từ các nước châu
Âu, với 21 nước vẫn còn trên đỉnh điểm của đường cong lây nhiễm. Khu vực
này ghi nhận trên 131 triệu ca nhiễm và hơn 2 triệu người chết vì COVID
kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Dù châu Âu gần như mỗi ngày ghi nhận thêm một triệu ca mới nhưng một
số nước đã dần dần gỡ bỏ những hạn chế trong lúc các ổ dịch trong cộng
đồng giảm dần. Tây Ban Nha đã bỏ quy định khẩu trang khi đi ra ngoài
trong lúc lây nhiễm giảm dần trong nước. Hôm 7/2, Hy Lạp bắt đầu cho
phép nhập cảnh du khách có hộ chiếu vaccine châu Âu mà không cần xuất
trình xét nghiệm COVID âm tính.
Hôm 4/2, số người chết vì COVID tại Ấn Độ vượt mức 500.000, cột mốc
mà các chuyên gia y tế tin là đã vượt qua từ năm ngoái nhưng không được
ghi nhận chính thức do các cuộc thăm dò không chính xác và số người chết
không được kiểm đếm đầy đủ. Có khoảng 3 triệu người chết vì COVID tại
Ấn Độ tính tới giữa năm 2021, theo một cuộc nghiên cứu được công bố
trong tạp chí Science dựa trên ba nguồn dữ liệu khác nhau.
Phiên bản phổ biến nhất của biến thể Omicron (BA.1) chiếm khoảng
98.8% các ca được phân tích gen nộp vào kho dữ liệu công cộng theo dõi
virus mang tên GISAID, tính đến ngày 25/1. Tuy nhiên một vài nước báo
cáo các đợt tăng gần đây của phiên bản mới BA.2, theo Tổ chức Y tế Thế
giới.
Gần 62% dân số thế giới đã nhận được ít nhất một liều vaccine COVID,
trong khi chỉ có 11% dân số các nước có thu nhập thấp được chích ít nhất
một liều vaccine, theo thống kê từ trang mạng theo dõi dữ liệu Our
World in Data.
https://www.voatiengviet.com/a/omicron-tung-hoanh-the-gioi-vuot-moc-400-trieu-ca-covid/6434771.html
Việt Nam bắt giữ người từng được xem là ‘anh hùng môi trường’
Công an TP.Hà Nội loan báo rằng họ vừa khởi tố, bắt tạm giam bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh GreenID, để điều tra hành vi trốn thuế.
Thông tin công bố sáng ngày 9/2, nói Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Ngụy Thị Khanh (46 tuổi, trú Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra về hành vi “trốn thuế”, quy định tại điều 200 bộ luật Hình sự.
Năm 2018, bà Khanh
là người Việt đầu tiên nhận giải thưởng Môi trường Goldman, giải thưởng
lớn nhất thế giới dành cho các nhà hoạt động môi trường cơ sở.
Truyền
thông Việt Nam từng gọi bà là “anh hùng môi trường” qua công tác về kết
nối mạng lưới môi trường, từ năng lượng xanh đến ô nhiễm không khí.
Giải thưởng Goldman ghi nhận họ trao giải cho bà vì nỗ lực giúp Việt Nam loại bỏ được 115 triệu tấn khí thải carbon dioxide mỗi năm.
Trả lời báo chí,
bà Khanh từng giải thích: “Con số 115 triệu tấn khí thải carbon dioxide
mà Ban Chấm giải ước tính là lượng phát thải tránh được khi Chính phủ
cắt bỏ 20.000 MW nhiệt điện than trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh. Kết
quả này không chỉ là nỗ lực của tôi mà còn của các đồng sự tại Green ID,
nhiều chuyên gia và Bộ, ngành cùng cởi mở trao đổi đi đến đồng thuận.”
“Nhưng
có lẽ tôi và GreenID được nhắc đến là bởi chúng tôi đã theo đuổi đến
cùng mục tiêu này và cũng là nhóm duy nhất đưa ra con số mục tiêu cần
cắt giảm.”
Theo tiểu sử, bà Ngụy Thị Khanh sinh ra trong một gia đình nông thôn tại Bắc Am, một ngôi làng ở miền Bắc Việt Nam.
Giải
Goldman nói lớn lên gần một nhà máy nhiệt điện than, bà Khanh đã phải
chịu đựng ô nhiễm và bụi do hoạt động của nhà máy này gây ra và chứng
kiến nhiều người trong khu vực mắc bệnh ung thư.
Bà Khanh theo học lịch sử, tiếng Pháp và ngoại giao và từng dự định trở thành một nhà ngoại giao.
Tuy nhiên, bà đam mê với lĩnh vực môi trường và sau khi tốt nghiệp đại học, bắt đầu làm về bảo tồn tài nguyên nước và phát triển cộng đồng cho một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ của Việt Nam.
Năm 2011, bà thành lập Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam, quản lý tốt hơn tài nguyên nước, không khí và phát triển xanh.
Bà đồng thời là thành viên sáng lập Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam, một mạng lưới gồm 11 tổ chức Việt Nam và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường và xã hội cùng hợp tác về các vấn đề năng lượng khu vực.
Bà Ngụy Thị Khanh sinh năm 1976. Vào thời điểm bị bắt, bà vẫn đang là Giám đốc GreenID.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-60317504
Tập đoàn Nhật không có kế hoạch hỗ trợ tài chính cho nhà máy lọc dầu Nghi Sơn
VOA Tiếng Việt – Hãng lọc dầu lớn thứ hai của Nhật Bản, Idemitsu Kosan, vừa cho biết họ không có kế hoạch cung cấp hỗ trợ tài chính mới cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn của Việt Nam, nơi đã phải cắt giảm sản lượng xuống 80% do thiếu kinh phí, Reuters dẫn lời một lãnh đạo tập đoàn cho biết hôm 9/2.
Nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam vừa mới tránh được tình trạng phải
ngừng hoạt động kéo dài vào tháng trước, sau khi một cổ đông lớn bảo đảm
nguồn vốn ngắn hạn sau những bất đồng giữa các cổ đông về việc cấp vốn
để mua dầu thô, và trước đó đã cắt giảm mức độ vận hành.
“Nhà máy lọc dầu đang thực hiện các biện pháp để đưa tốc độ vận hành trở lại mức bình thường”, ông Yoshitaka Onuma, Tổng giám đốc Idemitsu, nói trong một cuộc họp báo về thu nhập của tập đoàn hôm 8/2, nhưng từ chối không cho biết mốc thời gian là khi nào.
Idemitsu có 35,1% cổ phần trong nhà máy lọc dầu có công suất 200.000
thùng/ngày, nơi đáp ứng đến 1/3 nhu cầu xăng dầu của Việt Nam. Các cổ
đông khác là Kuwait Petroleum có 35,1% cổ phần, PetroVietnam có 25,1% cổ
phần và Mitsui Chemicals Nhật Bản có 4,7% cổ phần.
Ông Onuma cho biết các cổ đông của nhà máy lọc dầu hiện đang đàm phán
để cải thiện tình hình tài chính của nhà máy vì “nguồn vốn không được
dồi dào”.
Khi được hỏi liệu Idemitsu có cung cấp hỗ trợ tài chính mới cho Nghi
Sơn hay không, ông Onuma trả lời “Hiện tại, chúng tôi không có kế hoạch
như vậy”.
Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn đã phải vật lộn với nhiều khó khăn kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Cuối tháng trước, PVN – đơn vị bao tiêu sản phẩm của Nghi Sơn – và
Công ty TNHH Lọc dầu Nghi Sơn đã đạt thoả thuận về hỗ trợ tài chính ngắn
hạn để Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn tiếp tục hoạt động, tránh phải dừng
hoạt động sản xuất như dự kiến từ giữa tháng 2 do khó khăn tài chính.
Chiếm thị phần khoảng 35%, thông tin về khả năng dừng hoạt động của
Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ đứt đoạn
nguồn cung xăng dầu thị trường nội địa.
Với vốn đầu tư 9 tỷ USD, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn có công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô một ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm, gần gấp đôi Nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Quảng Ngãi.
https://www.voatiengviet.com/a/6434203.html
(AFP) – WHO kêu gọi các nước giầu chuyển khẩn cấp 16 tỉ đô la còn thiếu cho chương trình chống Covid-19 toàn cầu. Chương
trình ACT-A (Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với Covid-19, Acces
to Covid-19 Tools Accelerator) do nhiều cơ quan dịch tễ quốc tế thành
lập, trong đó có Ngân hàng Thế giới và Quỹ Bill & Melinda Gates và
do Tổ Chức Y Tế Thế Giới điều hành. Chương trình cần 23,4 tỉ đô la cho
giai đoạn tháng 10/2021 đến 09/2022 nhưng hiện mới quyên góp được khoảng
800 triệu đô la. Trong thông cáo ngày 09/02/2022, tổng giám đốc
WHO Ghebreyesus nhắc lại chỉ khi nào các công cụ chống dịch được chia sẻ
một cách tương ái thì thế giới mới chấm dứt tình trạng khẩn cấp dịch tễ
vào năm nay.
(HRW) – HRW kêu gọi Trung Quốc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho một nhà sư Tây Tạng. Nhiều
người thân của nhà sư Tây Tạng cho tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human
Rights Watch) biết sức khỏe của nhà sư, nhà triết học tôn giáo Go Sherah
xấu đi trong thời gian gần đây do ông bị viêm phổi mãn tính nhưng không
được điều trị phù hợp trong tù. Nhà sư Go Sherah Gyatso, 45 tuổi, bị
bắt ngày 26/10/2020 ở Thành Đông (tỉnh Tứ Xuyên), sau đó bị chính quyền
đưa về giam ở Lhassa, thủ phủ vùng tự trị Tây Tạng và chính thức bị kết
tội « xúi giục ly khai » vào ngày 03/02/2021. Trong thông cáo ngày
09/02/2022, HRW lo rằng việc chính quyền Trung Quốc lại bắt giam tùy
tiện có nguy cơ trở thành án tử cho nhà sư Tây Tạng.
(RFI) – Philippines khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống. Hôm
qua 08/02/2022 Philippines bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống trong
bối cảnh đại dịch Covid vẫn hoành hành. Ngày 09/05, trên 65 triệu cử
tri sẽ bỏ phiếu chọn lựa người kế nhiệm tổng thống Rodrigo Duterte. Có
năm ứng cử viên : cựu vô địch quyền Anh Manny Pacquiao ; con trai nhà
cựu độc tài Marcos, Ferdinand « BongBong » Marcos Junior ; đương kim phó
tổng thống Leni Robredo, kẻ thù bất cộng đới thiên của Duterte ; đô
trưởng Manila Francisco Domagoso ; và cựu lãnh đạo cảnh sát Panfilo
Lacson. Theo thăm dò, Marcos Junior có nhiều hy vọng đắc cử và Sara
Duterte, con gái ông Duterte có thể thành phó tổng thống.
(RFI) – Afghanistan: Một phái đoàn Taliban đến Thụy Sĩ. Khoảng 12 viên chức Taliban từ hôm qua 09/02/2022 có mặt tại Genève theo lời mời của một tổ chức phi chính phủ, để gặp gỡ các nhà ngoại giao và nhà hoạt động nhân đạo. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ cho biết chuyến thăm này « không nhằm hợp pháp hóa, cũng không phải là việc công nhận » chế độ Taliban đã nắm quyền từ tháng 8/2021 tại Afghanistan.
(Reuters) – Khủng hoảng Ukraina: Các đơn vị lính Mỹ đầu tiên đến Rumani. Theo
bộ trưởng Quốc Phòng Rumani Vasile Dancu, hôm qua, 08/02, các đơn vị Mỹ
đầu tiên, hơn 100 binh sĩ, chuyên về hậu cần, tiếp viện cho quân đội
NATO ở châu Âu đã đến nước này, chuẩn bị cho các đơn vị tiếp theo. Hoa
Kỳ có kế hoạch triển khai 3.000 quân bổ sung tại Rumani và Ba Lan. Các
đơn vị đầu tiên đến Ba Lan hôm thứ Bảy.
(Interfax) – Sáu tàu chiến Nga tập trận tại Biển Đen.
Theo tin của hãng thông tấn Nga Interfax, hôm nay, 09/02/2022, 6 tàu
chiến Nga đi vào Biển Đen từ Địa Trung Hải. Bộ Quốc Phòng Nga hồi tháng
trước cho biết sẽ tổ chức nhiều cuộc tập trận trong hai tháng 1 và 2, từ
Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương. Các tàu Korolev, Minsk và
Kaliningrad đi qua eo biển Bosphor vào hôm qua, trong khi tàu Pyotr
Morgunov, Georgy Pobedonosets và Olenegorsky Gornyak đi vào Hắc Hải hôm
nay. Về mặt pháp lý, Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, có thể đóng cửa eo
biển Bosphor, nếu Nga có hành động quân sự chống lại Ukraina.
(RFI) – Tổng thống V. Putin xác nhận lính đánh thuê của các công ty tư nhân Nga hiện diện tại Mali. Hôm thứ Hai, 07/02, khi thừa nhận thông tin này, tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chính phủ Nga, Nhà nước Nga không liên quan gì đến các công ty này. Phát biểu được đưa ra trong cuộc họp báo cùng tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Matxcơva. Phát biểu của tổng thống Nga « dường như trái ngược với tuyên bố của chính quyền quân sự Mali », theo đó chỉ có « các cố vấn Nga » có mặt ở Mali, để hỗ trợ quân đội Mali, và hoạt động trong khuôn khổ quan hệ đối tác quốc gia với quốc gia.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220209-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p