Tin Tổng Hợp – 7/2/22

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Tổng Hợp – 7/2/22

Lãnh đạo Mỹ, Đức gặp nhau, bàn việc chống lại bất kỳ hành động xâm lược nào của Nga đối với Ukraine

Reuters – Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ nhấn mạnh sự đoàn kết của họ trong việc phản đối bất kỳ hành động xâm lược nào của Nga đối với Ukraine khi họ gặp nhau tại Nhà Trắng hôm 7/2, trong bối cảnh Hoa Kỳ cảnh báo rằng một cuộc xâm lược của Nga có thể xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần, theo Reuters.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói chuyện với báo giới trên chuyên cơ trên đường đến thủ đô Washington để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, ngày 6/2/2022.
Thủ
tướng Đức Olaf Scholz nói chuyện với báo giới trên chuyên cơ trên đường
đến thủ đô Washington để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, ngày 6/2/2022.

Ông Scholz, bị chỉ trích trong và ngoài nước vì chưa thể hiện đủ khả
năng lãnh đạo trong cuộc khủng hoảng, đã có một giọng điệu mạnh mẽ hơn
trước chuyến công du, nói với đài truyền hình ARD trong một cuộc phỏng
vấn rằng ông sẵn sàng triển khai thêm quân đến Lithuania để củng cố sườn
phía đông của NATO.

Nhà lãnh đạo Đức dự kiến sẽ thăm Ukraine và Nga vào tuần tới, sau các
cuộc gặp trong tuần này với chủ tịch Hội đồng châu Âu và người đứng đầu
các nước Baltic trong một vòng xoáy ngoại giao nhằm ngăn chặn cuộc xâm
lược của Nga vào Ukraine.

Ông Scholz cho biết ông đã nhận ra những dấu hiệu cho thấy những nỗ
lực của phương Tây nhằm giải quyết tranh chấp về mặt ngoại giao – bao
gồm cả thông qua các cuộc đàm phán định dạng Normandy với Pháp, Ukraine
và Nga – đang bắt đầu gây được tiếng vang.

“Đó là về việc ngăn chặn một cuộc chiến tranh ở châu Âu,” ông Scholz
nói với đài ARD, nói thêm rằng cuộc gặp đầu tiên của ông với tư cách là
thủ tướng với Tổng thống Biden sẽ liên quan đến “công việc chính trị
thực sự khó khăn”. Hai ông đã gặp nhau tại Rome vào tháng 10 trong cuộc
họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo từ Nhóm 20 quốc gia khi ấy ông
Scholz giữ chức bộ trưởng tài chính của Đức.

Mối quan hệ Biden-Scholz có thể trở nên then chốt vào thời điểm Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron vẫn chưa tuyên bố liệu ông có tham gia một
cuộc bầu cử sau ba tháng hay không, và trong khi Thủ tướng Anh Boris
Johnson đang chìm trong cuộc khủng hoảng trong nước.

“Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng Đức chia sẻ mối quan ngại của chúng tôi
về sự xâm lược của Nga, chia sẻ sự ủng hộ của chúng tôi đối với chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, một quan chức chính quyền cấp
cao của Mỹ cho biết. Hai nước “nhất trí tuyệt đối” về sự cần thiết của
các biện pháp bổ sung như trừng phạt và triển khai thêm binh sĩ tới sườn
phía đông của NATO trong trường hợp có một cuộc xâm lược, quan chức này
nói thêm.

Chi tiết về gói trừng phạt vẫn đang được hoàn thiện, nhưng theo đó sẽ
cấm Nga tham gia hệ thống giao dịch tài chính SWIFT và việc trừng phạt
này vẫn là một lựa chọn, một quan chức cấp cao thứ hai của Mỹ cho
Reuters biết.

Các quan chức Mỹ cho biết ông Scholz và ông Biden sẽ thảo luận về chương trình nghị sự của Đức đối với vai trò lãnh đạo nhóm G-7 trong năm nay, sự ủng hộ của họ đối với các nước Tây Balkan và làm việc để điều phối các phản ứng song phương và đa phương đối với các hoạt động kinh tế phi thị trường và vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-my-duc-gap-nhau-ban-viec-chong-lai-bat-ky-hanh-dong-xam-luoc-nao-cua-nha-doi-voi-ukraine/6430625.html

Khủng hoảng Ukraina: Macron đến Matxcơva thảo luận với Putin hạ nhiệt căng thẳng

Vào lúc tình báo Mỹ cảnh báo Nga đã hoàn tất tới 70% việc chuẩn bị quân số, vũ khí khí tài và hậu cần cho một cuộc xâm lược lớn nhắm vào Ukraina, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã lên đường đến Matcơva gặp với đồng nhiệm Nga, Vladimir Putin vào trưa hôm nay, 07/02/2022, nhằm tìm cách giảm leo thang căng thẳng. Giới quan sát đánh giá đây là một nhiệm vụ nhiều rủi ro.

Từ Matxcơva, đặc phái viên Valérie Gas cho biết những dự định của nguyên thủ Pháp trong chuyến công du ngoại giao này:

«Giảm leo thang chính là từ ngữ mà điện Elysée muốn nhấn mạnh. Đây cũng là mục tiêu ưu tiên của Emmanuel Macron. Tổng thống Pháp đánh cược rằng bằng cách đến Matxcơva để gặp trực tiếp Putin, ông sẽ có những phương tiện “để tiến hành các cuộc đàm phán với những nội dung rõ ràng”, chẳng hạn, theo hướng giảm bớt sự hiện diện quân sự của Nga ở biên giới.

Trong cuộc điện đàm gần đây nhất, nguyên thủ Nga đã cho biết ông quan tâm đến một cuộc đối thoại trực tiếp với Emmanuel Macron, mà ông xem như là một người «biết» đối thoại, mà tổng thống Nga muốn thảo luận “thực chất sự việc” theo như tiết lộ từ điện Elysée. Các cuộc thảo luận giữa hai nguyên thủ vốn biết rõ nhau này được dự báo là sẽ dài. Lần hội đàm sau cùng là diễn ra ở Pháp, tại pháo đài Brégançon hồi mùa hè năm 2019.  

Sáng kiến lần này của tổng thống Pháp đã được chuẩn bị với sự tham vấn nhiều đối tác châu Âu và Mỹ. Ông Macron liên tiếp có những cuộc điện đàm trong những ngày gần đây. Sáng kiến của Paris đã nhận được sự ủng hộ của Kiev, nơi nguyên thủ Pháp sẽ tới sau chuyến đi Matxcơva. Bởi vì, nhóm cộng sự thân cận của nguyên thủ Pháp giải thích rằng vấn đề chính nằm ở Matxcơva, thế nên duy trì “sự tôn trọng chủ quyền của Ukraina” phải là ưu tiên

Minh Anh

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220207-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-ukraina-macron-%C4%91%E1%BA%BFn-matxc%C6%A1va-th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%9Bi-putin-h%E1%BA%A1-nhi%E1%BB%87t-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng

Vận động viên quốc tế phải đối mặt 2 vấn đề lớn tại Olympic Bắc Kinh

Biểu tượng Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 tại Olympic Green (ảnh: Shuttestock).

Theo Epoch Times, tại Thế vận hội mùa đông năm nay, mong ước đạt kết quả tốt của một số vận động viên đã tiêu tan vì hai chướng ngại, thứ nhất, do đường đua ở Bắc Kinh, thứ hai, do chính sách kiểm soát Covid hà khắc của Trung Quốc.

Theo truyền thông Nhật Bản, vận động viên trượt tuyết Rina Yoshika của Nhật đã bị chấn thương cột sống trong quá trình luyện tập vào ngày 3/2, và đã được xác định là không thể thi đấu. Theo báo cáo, cô bị ngã trong khi đang tập luyện và không thể di chuyển sau tai nạn. Trong lúc cấp cứu, Rina Yoshika đã khóc rất to vì quá đau. Cô sẽ được điều trị khẩn cấp tại Bắc Kinh trước khi trở về Nhật Bản.

Một số nhà phân tích cho rằng chấn thương của Rina Yoshika rất có thể liên quan đến đường đua. Các địa điểm thi đấu trượt tuyết cho Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh chủ yếu ở Diên Khánh, Bắc Kinh và Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, cả hai đều là những nơi có lượng mưa và tuyết rơi quanh năm rất thấp, vì vậy, chính quyền ĐCSTQ đã chọn cách làm tuyết nhân tạo.

Ngày 3/2, Đài tiếng nói Hoa Kỳ dẫn báo cáo mới của Đại học Loughborough, Vương quốc Anh cho biết, Thế vận hội mùa đông năm nay tại Bắc Kinh sẽ sử dụng gần như 100% tuyết nhân tạo so với các kỳ Thế vận hội mùa đông trước. Để tạo ra lớp tuyết có thể phủ kín những con đường, chính quyền ĐCSTQ đã sử dụng hơn 100 khẩu súng bắn tuyết và hơn 300 vòi rồng.

Trả lời phỏng vấn tờ Daily Mail của Anh, cựu vận động viên trượt tuyết tự do người Anh Laura Donaldson nói rằng các tinh thể tuyết nhân tạo cứng và trơn hơn nhiều so với tuyết tự nhiên. Khi vận động viên đang trượt tuyết với tốc độ cao hoặc rơi từ trên cao xuống, nếu vận động viên bất cẩn một chút khi tiếp đất thì bất cứ lúc nào cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cũng bày tỏ sự lo lắng là một số vận động viên tham gia cuộc đua trượt tuyết năm nay. Ví dụ, nữ vận động viên trượt tuyết người Mỹ Jamie Anderson đã nói trong một cuộc phỏng vấn với NBC sau lần trượt băng thử nghiệm đầu tiên của cô ở Trương Gia Khẩu vào ngày thứ 2/2 rằng “đường trượt tuyết siêu khó” và “Tôi chắc chắn không muốn rơi xuống, lớp tuyết có cảm giác như băng chống đạn”. Vận động viên Johanna Talihärm của Estonia cũng cho biết: “Vì tuyết nhân tạo cứng hơn nên tốc độ sẽ nhanh hơn và nguy hiểm hơn”.

Do đó, việc Rina Yoshika bị ngã và bị chấn thương trong quá trình tập luyện có thể liên quan đến lớp tuyết nhân tạo cứng trên đường đua, ngoài ra còn có nguyên nhân từ những sai lầm của chính cô. Và Rina Yoshika có thể không phải là vận động viên trượt tuyết cuối cùng bị thương, ai có thể đảm bảo rằng các vận động viên khác sẽ không gặp tai nạn trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu trong suốt Thế vận hội? Chính quyền Trung Quốc dường như không thể làm gì để giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, với bài học kinh nghiệm của các vận động viên Nhật Bản, nhiều vận động viên sẽ cẩn thận hơn và chú ý hơn đến các biện pháp phòng ngừa cho sự an toàn của bản thân, và điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự hưng phấn của cuộc thi.

Một trường hợp khác cũng đã gần như phải gác lại ước mơ thi đấu ở Olympic mùa đồng. Vào ngày 2/2, vận động viên trượt tuyết nữ người Bỉ Kim Meylemans đã đăng một đoạn video quay cảnh cô ấy kêu cứu. Hóa ra cô được xác nhận là dương tính với virus sau khi đến Bắc Kinh, vì vậy cô đã được chuyển từ chỗ ở dành cho các vận động viên ở quận Diên Khánh của Bắc Kinh đến một tòa nhà cách ly. Cô vô cùng sốc vì điều này, bởi trước khi lên đường tham gia Thế vận hội, cô đã được kiểm tra hơn chục lần, tất cả đều cho kết quả âm tính.

Cô nghĩ rằng mình có thể rời khỏi cơ sở cách ly sau ba ngày bị cách ly và hai lần xét nghiệm âm tính liên tiếp mỗi ngày. Tuy nhiên, cô không ngờ rằng sau khi có kết quả âm tính, cô vẫn bị chuyển đến một trung tâm cách ly khác, nơi cô phải cách ly thêm 7 ngày, trong khi vòng sơ loại của bộ môn cô tham gia sẽ bắt đầu vào ngày 11. Cô vô cùng lo lắng và bất lực.

Tuy nhiên cô Meylemans, vài giờ sau khi đoạn video khóc vì xúc động của cô được chia sẻ, Ủy ban Olympic Quốc tế đã can thiệp, cho phép cô rời khỏi trung tâm cách ly và tiếp tục chuẩn bị cho cuộc thi.

Nhưng không phải ai cũng được may mắn như Meylemans. Nhiều người đã không thể thi đấu vì Covid.

Để đảm bảo duy trì chính sách “0-Covid”, Bắc Kinh tổ chức toàn bộ Thế
vận hội Mùa đông trong cái gọi là “hệ thống vòng kín”, tức là tất cả
các nhân viên tham gia và liên quan, ban tổ chức và nhân viên phục vụ
đều được đặt trong một “bong bóng” hoàn toàn cách biệt với phần còn lại
của Bắc Kinh và người dân. Những người có kết quả xét nghiệm dương tính
với Covid-19 trong “bong bóng” sẽ được gửi đến các bệnh viện được chỉ
định để điều trị, còn những người không có triệu chứng sẽ được đưa đến
các cơ sở cách ly. Họ không thể trở lại “bong bóng” cho đến khi tất cả
các triệu chứng đã biến mất và có kết quả xét nghiệm âm tính hai lần
liên tiếp.

Theo thống kê, từ ngày 4 đến ngày 31/1, có tổng cộng 268 người tham
gia Olympic Bắc Kinh có kết quả xét nghiệm dương tính, trong đó 66 người
là vận động viên hoặc thành viên đoàn.

Kết quả xét nghiệm cho thấy số trường hợp dương tính cao nhất là từ
ngày 28 đến 30/1, với hơn 30 trường hợp dương tính mỗi ngày và gần 100
trường hợp được xác nhận trong ba ngày.

Theo trang web chính thức của Ban tổ chức Thế vận hội mùa đông Bắc
Kinh, từ 0h đến 23h59 ngày 4/2, đã có tổng cộng 287 nhân viên liên quan
đến Olympic đã vào sân bay, và 26 người được xét nghiệm lại dương tính,
bao gồm 20 vận động viên và thành viên đoàn, cùng 6 bên liên quan khác.
Ngoài ra, cùng lúc, 19 người trong “bong bóng” được xét nghiệm lại dương
tính, trong đó có 5 vận động viên và thành viên đoàn, cùng 14 người liên quan khác.

Các vận động viên được xác nhận bao gồm vận động viên Hồng Kông
Audrey Alice King, người đã thách thức sự kiện trượt tuyết núi cao, và
một số người khác đã quyết định từ bỏ cuộc thi. Ví dụ, vận động viên bơi
lội Olympic người Nga Valeria Vasnetsova cho biết cô ấy đã có kết quả
dương tính hai lần sau khi đến Bắc Kinh, cô ấy nói rằng “tham vọng
Olympic” của cô ấy đã kết thúc và khẳng định cô sẽ không tham gia thi
đấu.

Điều kỳ lạ là nhiều vận động viên nước ngoài và thành viên đoàn của họ đã xét nghiệm âm tính nhiều lần trước khi nhập cảnh, nhưng họ lại có kết quả dương tính sau khi đến Bắc Kinh, hoặc thậm chí xét nghiệm lại dương tính sau khi kiểm tra. Vì vậy, rất khó để đảm bảo rằng trong khoảng mười ngày tới sẽ không có dịch bệnh lan rộng trong “bong bóng”.

An Liên –Theo Epoch Times

https://www.dkn.tv/the-gioi/van-dong-vien-quoc-te-doi-mat-2-van-de-lon-tai-olympic-bac-kinh.html

(Yonhap) – Ba nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất Hàn Quốc (LG, SK và Samsung) chiếm 30,4% thị phần thế giới trong năm 2021. Tỉ lệ này như vậy đã giảm 4,3% so với năm 2020, chủ yếu các đối thủ Trung Quốc ngày càng lớn mạnh. Tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc CATL (Contemporary Amperex Technology) chiếm 32,6% thị phần toàn cầu về pin điện. Đứng thứ ba là Panasonic của Nhật.

(Le Figaro) – 62% dân Pháp cho rằng kết quả nhiệm kỳ của tổng thống Macron về an ninh là không tốt. Đây
là kết quả khảo sát Viện Fiducial-Odoxa thực hiện và được báo Le Figaro
công bố hôm 06/02/2022. 74% số người được hỏi thất vọng về cuộc chiến
chống tội phạm mà chính phủ Macron đã triển khai từ đầu nhiệm kỳ, cũng
như về chiến dịch chống ma túy, chống lạm dụng tình dục. Chỉ riêng cuộc
chiến chống khủng bố là được đánh giá cao hơn: 51% số người được hỏi hài
lòng.

(AFP) – Tổng thống Belarus Loukachenko khẳng định tổng thống Vladimir Putin đã hứa cho ông hàm đại tá quân đội Nga. Phát biểu của Loukachenko khiến nhà báo Vladimir Soloviov, một phát ngôn viên của điện Kremlin, phá lên cười. Khi nhà báo này nói là rất khó để nguyên thủ một quốc gia độc lập trở thành sĩ quan quân đội của một nước khác, ông Loukachenko đáp lại «Đó là việc của tôi, không phải việc của anh». Tuy nhiên, ông Loukachneko không nói rõ lời hứa trao quân hàm được tổng thống Nga đưa ra trong bối cảnh nào. Video cuộc phỏng vấn được đăng trên một tài khoản Telegram của phủ tổng thống Belarus, ngày 06/02/2022.

(RFI) – Syria: Nhiều cuộc biểu tình lớn chống tổng thống diễn ra ở tỉnh Soueida, nơi vốn đa phần dân chúng vẫn ủng hộ chế độ Bachar Al Assad. Từ Beyrouth, thông tín viên RFI Paul Khalifeh trong khu vực Trung Đông ngày 07/02/2022 dẫn Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria OSDH và nhiều nguồn tin từ Damas, theo đó các cuộc biểu tình ban đầu là nhằm phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ, sau đó chuyển sang đòi tổng thống Bachar Al Assad từ chức. Các lực lượng an ninh đã được triển khai quanh các tòa nhà của chính phủ, nhưng phong trào biểu tình vẫn không ngừng lan rộng.

(AFP) – Thụy Sĩ kêu gọi «bình tĩnh và sáng tạo» để quan hệ tốt hơn với EU. Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis hôm 06/02/2022 kêu gọi «bình tĩnh» và «sáng tạo» nhằm cải thiện quan hệ với đối tác kinh tế chính Liên Hiệp Châu Âu (EU), vốn đang căng thẳng từ khi Berne hồi tháng 5/2021 đột ngột kết thúc cuộc đàm phán về thỏa thuận hợp tác. Ông Cassis cho rằng Thụy Sĩ cần xích lại gần Bruxelles trong một thế giới gồm ba cực Hoa Kỳ, Nga-Trung và EU, trong đó Liên Hiệp Châu Âu thân cận nhất về kinh tế, ý thức hệ và xã hội.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220207-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p