Tin Tổng Hợp – 5/2/22

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Tổng Hợp – 5/2/22

Tổng thống Pháp sẽ gặp hai đồng nhiệm Nga và Ukraina tìm giải pháp hạ nhiệt căng thẳng

Hôm qua, 04/02/2022, điện Elysée thông báo tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ gặp tổng thống Nga Vladimir Putin ở Matxcơva vào thứ Hai 07/02 và ngày hôm sau, thứ Ba, sẽ gặp tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tại Kiev. Đây là nỗ lực ngoại giao mới của nguyên thủ quốc gia Pháp nhằm giúp hạ nhiệt trong cuộc khủng hoảng Ukraina.

Lần cuối cùng tổng thống Macron gặp trực tiếp tổng thống Putin là vào mùa hè năm 2019 tại Brégançon, miền nam nước Pháp. Lẽ ra tổng thống Pháp đã đi thăm Matxcơva vào mùa xuân 2020, nhưng chuyến đi đã bị hủy bỏ do đại dịch Covid-19.

Theo hãng tin AFP, tại Matxcơva và tại Kiev, tổng thống Macron sẽ hội đàm riêng với tổng thống Putin và tổng thống Zelensky, nhưng “với sự phối hợp với các đối tác châu Âu”. Phủ tổng thống Pháp nhắc lại trong những ngày gần đây, ông Macron và các cố vấn của ông đã nói chuyện qua điện thoại với các lãnh đạo châu Âu để bàn về tình hình Ukraina.

Từ nhiều tuần qua, tổng thống Macron đã cố gắng nâng cao vai trò của Liên Hiệp Châu Âu trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraina, mà cho tới nay chủ yếu là thông qua các đàm phán Mỹ-Nga. Trong những ngày gần đây, tổng thống Macron cũng đã điện đàm với hai đồng nhiệm Nga và Ukraina cũng như với tổng thống Mỹ Joe Biden để làm trung gian hòa giải trong khủng hoảng này.

Tình hình Ukraina hiện vẫn rất căng thẳng. Hôm 03/02, Washington khẳng định có những bằng chứng (nhưng không đưa ra) cho thấy Matxcơva đang chuẩn bị một đoạn video nguy tạo một cuộc tấn công của Ukraina, rồi lấy cớ đó xua quân xâm lăng nước Cộng Hòa thuộc Liên Xô cũ này. Tuy nhiên, phía Kiev tỏ vẻ thận trọng hơn, bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina Oleksiï Reznikov cho rằng nguy cơ xung đột leo thang đáng kể là “thấp”.

Thủ tướng Đức đi thăm Mỹ

Trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina, thủ tướng Đức Olaf Scholz, vốn bị xem là có phần nào ngả theo Matxcơva, lần đầu tiên sẽ đi thăm Washington vào thứ Hai 07/02. Thủ tướng Scholz sẽ hội đàm với tổng thống Joe Biden chủ yếu về tình hình căng thẳng ở Ukraina. Đây sẽ là dịp để ông giải tỏa những điều mập mờ về sự ủng hộ của Đức trong cuộc đối đầu với Nga.

Những lính Mỹ đầu tiên đến Ba Lan 

Các nguồn tin quốc phòng hôm qua cho hãng tin Reuters biết là những binh lính đầu tiên của Mỹ sẽ đến Ba Lan hôm nay, nhằm tăng cường lực lượng phòng thủ của khối NATO ở sườn phía đông. Hôm thứ Tư vừa qua, tổng thống Biden đã thông báo sẽ triển khai gần 3.000 quân đến Đông Âu trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraina.

Thanh Phương

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220205-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-s%E1%BA%BD-g%E1%BA%B7p-hai-%C4%91%E1%BB%93ng-nhi%E1%BB%87m-nga-v%C3%A0-ukraina-t%C3%ACm-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1p-h%E1%BA%A1-nhi%E1%BB%87t-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng

Đài Loan lên án thời điểm ‘hèn hạ’ của hội nghị thượng đỉnh Trung-Nga

Reuters – Đài Loan ngày thứ Bảy lên án thời điểm “hèn hạ” mà Trung Quốc và Nga
bắt tay khởi động mối quan hệ đối tác “không giới hạn” của mình vào lúc
Thế vận hội Mùa đông khai mạc, nói rằng chính phủ Trung Quốc mang tới
nỗi hổ thẹn cho tinh thần của Thế vận hội.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4 tháng 2, 2022. Sputnik/Aleksey Druzhinin/Kremlin via REUTERS.
Tổng
thống Nga Vladimir Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh với Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4 tháng 2, 2022.
Sputnik/Aleksey Druzhinin/Kremlin via REUTERS.

Trung Quốc và Nga, trong cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo của họ vài
giờ trước khi Thế vận hội Mùa đông chính thức khai mạc, đã ủng hộ lập
trường của nhau liên quan đến Ukraine và Đài Loan với lời hứa sẽ hợp tác
nhiều hơn để chống lại phương Tây.

Nga lên tiếng ủng hộ lập trường của Trung Quốc rằng đảo Đài Loan được
cai trị dân chủ là một phần bất khả xâm phạm của Trung Quốc và phản đối
bất cứ hình thức độc lập nào cho hòn đảo này.

Bộ Ngoại giao Đài Loan nói việc Trung Quốc tiếp tục tuyên bố sai trái
rằng hòn đảo này là một phần của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giống
hệt như thói quen tung tin giả của nước này.

“Nó không chỉ làm tăng sự ghê tởm và chán ghét của người dân Đài Loan
đối với sự ngạo mạn và bắt nạt của chính quyền Trung Quốc, mà nó còn
cho tất cả các nước trên thế giới thấy rõ bộ mặt nham hiểm của sự gây
hấn, sự bành trướng và việc phá hoại hòa bình của chế độ Trung Cộng.”

Vào lúc mà mọi con mắt của thế giới đang tập trung vào Thế vận hội
Mùa đông và cổ vũ các vận động viên của họ, chính phủ Trung Quốc sử dụng
hội nghị thượng đỉnh với Nga để mở rộng nền chuyên chế, bộ nói thêm.

“Đây là một sự xúc phạm đối với tinh thần hòa bình được biểu trưng
bởi Vòng Olympic, và sẽ bị người dân Đài Loan bác bỏ và bị các nước dân
chủ khinh thường.”

Mỹ cũng đã chỉ trích hội nghị này, nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình lẽ ra nên nhân cơ hội thúc này đẩy hạ nhiệt căng thẳng ở
Ukraine.

Đài Loan cử một đội nhỏ gồm bốn vận động viên đến thi đấu tại Thế vận
hội, hiện đang diễn ra vào thời điểm mà căng thẳng giữa Đài Bắc và Bắc
Kinh tăng cao, với việc Trung Quốc thường xuyên điều tàu và chiến đấu cơ
đến gần hòn đảo này.

Dù Nga là nước có quan hệ hữu hảo thân thiết với Trung Quốc, cả Nga
và Đài Loan đều duy trì đại sứ quán nhỏ trên thực tế của mình ở thủ đô
của nhau.

Cựu Tổng thống Đài Loan Tưởng Kinh Quốc, người đã khởi xướng các cải
cách dân chủ, biết nói tiếng Nga và kết hôn với một người phụ nữ Nga mà
ông gặp khi làm việc ở đó vào những năm 1930.

https://www.voatiengviet.com/a/dai-loan-len-an-thoi-diem-hen-ha-cua-hoi-nghi-thuong-dinh-trung-nga/6428198.html

Tập Cận Bình thúc đẩy ngoại giao bên lề Thế Vận hội

Thế Vận hội Bắc Kinh - Lễ khai mạc ngày 4 tháng 2 năm 2022
Chụp lại hình ảnh, Thế Vận hội Bắc Kinh – Lễ khai mạc ngày 4 tháng 2 năm 2022

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang dùng Thế Vận hội Mùa đông Bắc Kinh để thúc đẩy nỗ lực ngoại giao với nhiều nước.

Hôm thứ Bảy 5/2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp các nhà lãnh đạo Kazakhstan, Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Tajikistan bên lề Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh.

Ông nói Trung Quốc là đối tác đáng tin cậy của các quốc gia Trung Á và đang tìm cách tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực từ năng lượng đến an ninh.

Các cuộc gặp của ông Tập vào thứ Bảy, cũng bao gồm các cuộc trao đổi với các nhà lãnh đạo Serbia và Ai Cập, sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin trước lễ khai mạc Thế vận hội một ngày trước đó.Quảng cáo

Trung Quốc là đối tác tin cậy lâu dài của Kazakhstan, ông Tập nói với người đồng cấp Kassym-Jomart Tokayev khi họ gặp nhau hôm thứ Bảy.

Ông cho biết Trung Quốc kiên quyết ủng hộ Kazakhstan trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

“Trung Quốc sẽ luôn là một đối tác tin cậy và vững chắc đối với Kazakhstan… và sẵn sàng làm sâu sắc thêm sự tin cậy chính trị và mở rộng hợp tác toàn diện,” ông Tập được đài truyền hình nhà nước CCTV dẫn lời.

Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh đang được tổ chức trong môi trường khép kín để ngăn chặn lây lan Covid
Chụp lại hình ảnh, Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh đang được tổ chức trong môi trường khép kín để ngăn chặn lây lan Covid

Tổng thống Tokayev đến Bắc Kinh hôm thứ Năm để tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông.

Kazakhstan đã bị rung chuyển bởi một đợt biểu tình hiếm hoi bùng phát vào tháng Giêng mà ban đầu được kích hoạt bởi tình trạng thiếu nhiên liệu và giá cả tăng cao.

Nhà chức trách cho biết 225 người đã thiệt mạng và khoảng 10.000 người khác bị giam giữ do hậu quả của các cuộc biểu tình.

Ông Tập cho biết quan hệ giữa Trung Quốc và Kazakhstan có ý nghĩa quan trọng đối với hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới, đồng thời nói thêm rằng Bắc Kinh sẵn sàng làm sâu sắc hơn hợp tác an ninh chung.

Trong một thông điệp gửi Tokayev vào đầu tháng 1, ông Tập nói Trung Quốc phản đối bất kỳ lực lượng nào phá hoại sự ổn định của Kazakhstan đồng thời Bắc Kinh sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ khai mạc
Chụp lại hình ảnh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ khai mạc

Trong cuộc gặp với Tokayev hôm thứ Bảy, ông Tập cho biết hai quốc gia sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng xanh, chăm sóc sức khỏe, trí tuệ nhân tạo và tài chính kỹ thuật số trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Ông Tập đã cam kết tình hữu nghị tương tự với Turkmenistan trong cuộc gặp riêng với Tổng thống Gurbanguly Berdymukhamedov hôm thứ Bảy.

Cuộc gặp Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký tuyên bố chung về quan hệ quốc tế sau cuộc hội đàm thứ Sáu.

Tuyên bố nói rằng Nga coi Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc, phản đối việc giành độc lập cho hòn đảo này dưới mọi hình thức.

Hai bên cũng phản đối việc mở rộng thêm NATO.

Tổng thống Putin nói: “Quan hệ song phương giữa hai nước chúng ta đang phát triển thực sự tiến bộ, trên tinh thần hữu nghị, đối tác chiến lược, và được nâng lên mức cao chưa từng có. Sự tương tác này là hình mẫu về một mối quan hệ xứng đáng, khi hai bên giúp nhau và hỗ trợ nhau để cùng phát triển.”

Còn ông Tập Cận Bình nói: “Hai bên ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực bảo vệ lợi ích cơ bản của mình. Sự tin cậy lẫn nhau về chính trị và chiến lược ngày càng tăng. Các bên vẫn cam kết với các mục tiêu ban đầu, nỗ lực không ngừng vì sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-60271562

(Voyages d’affaires) – Hãng hàng không Việt Nam Bamboo Airways cạnh tranh với Vietnam Airlines ở châu Âu. Trong tháng 02/2022, Bamboo Airways là hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam mở chuyến bay đến Liên Hiệp Châu Âu. Từ ngày 25/02 sẽ có hai chuyến bay mỗi tuần tuyến Hà Nội – Frankfurt (Đức) với phi cơ Boeing 787-9 và 2 chuyến Luân Đôn – Heathrow mỗi tuần từ ngày 25/03. Trong tương lai gần, Bamboo cũng tính đến việc mở tuyến Frankfurt – TP. Hồ Chí Minh, với các điểm trung chuyển Munich và Berlin. 

(AFP) – Một bức tranh vẽ thiên thần có từ năm 1520 được bán với giá 2,8 triệu euro. Phiên
đấu giá được tổ chức ngày 04/02/2022 ở Toulouse, Pháp. Đây là tác phẩm
của họa sĩ Đức Bernhard Strigel, được tìm thấy trong một tập tranh xếp
trên giường ở một căn hộ tại thành phố Toulouse. Chủ sở hữu căn hộ thuộc
dòng dõi quý tộc Pháp trước đây. Bức tranh được gia đình này đặt tên là
« Thiên thần bảo hộ gia đình », họ biết rằng đó là bức tranh có giá trị
nhưng đã không thể hình dung ra mức giá 2,8 triệu euro. 

(AFP) – Nắng nóng kỷ lục và cháy rừng ở vùng Amazon thuộc Colombia. Theo
báo cáo của bộ Môi trường Colombia mà AFP có được ngày 04/02/2022,
tháng 01/2022 được ghi nhận là tháng nóng nhất trong 1 thập kỷ gần đây ở
vùng Amazon thuộc Colombia, kéo theo đó là nạn cháy rừng ở miền đông
nam nước này. Quỹ bảo tồn và phát triển bền vững (FCDS) ghi nhận 938 vụ
cháy rừng trong tháng 01/2022, con số cao nhất trong tháng 01 thường
niên tính từ năm 2012.

(AFP) – Colombia tố cáo Nga «can dự» vào công việc nội bộ liên quan đến vấn đề biên giới giữa Colombia với Venezuela. Bộ trưởng Quốc Phòng Colombia Diego Molano ngày 03/02/2022 tố cáo Nga đã hậu thuẫn kỹ thuật cho việc Venezuela điều một số người và đơn vị quân đội đến vùng biên giới của Colombia, nơi trong tháng 01/2022 có giao tranh gây thương vong giữa hai nhóm vũ trang, trong đó có một nhóm được Caracas hậu thuẫn. Matxcơva ngay lập tức bác bỏ cáo buộc của Bogota, coi đó là những phát biểu vô trách nhiệm, thiếu căn cứ của chính phủ Colombia. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220205-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p