Tin Tổng Hợp – 9/1/22
Thiên Tân: Ổ dịch mới tại Trung Quốc?
14 triệu dân cư thành phố Thiên Tân, gần thủ đô Bắc Kinh được kêu gọi ở yên trong nhà trong lúc chính quyền mở chiến dịch xét nghiệm ở diện rộng. Quyết định được đưa ra vào sáng ngày 09/01/2021 sau khi các giới chức y tế phát hiện ít nhất hai ca nhiễm Covid-19 với biến thể Omicron và hơn một chục ca nhiễm tại trường học.
Áp lực về mặt y tế tại Trung Quốc càng lúc càng
lớn. Từ sáng sớm 09/01, thành phố Thiên Tân khởi động chiến dịch xét
nghiệm đại trà nhằm tới toàn bộ hơn 14 triệu dân cư sau khi phát hiện
hơn 20 ca dương tính với virus corona trong những ngày qua, trong đó có
hai bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron.
Thiên Tân là một thành phố
cảng cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 150 cây số về phía đông nam và sẽ là
điểm đến của hàng ngàn vận động viên quốc tế trong những tuần lễ sắp tới
trong khuôn khổ Thế Vận Hội mùa Đông Bắc Kinh mở ra từ ngày
04-20/02/2022.
Bộ Y Tế Trung Quốc thông báo ghi nhận thêm 165 bệnh nhân Covid-19 trong ngày Thứ Bảy 08/01/2022.
Ấn Độ: Có dấu hiệu dịch tái phát
Lần
đầu tiên từ tháng 5/2021, chính phủ Ấn Độ thông báo ghi nhận thêm gần
142.000 ca dương tính với virus corona trong một ngày. Đáng quan ngại
hơn nữa là con số này cao hơn gấp đôi so với ba hôm trước đây, đồng thời
số bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron chiếm đa số so với số người nhiễm
biến thể Delta.
Từ tối Thứ Sáu 07/01, một số bang bị phong tỏa
trong hai ngày cuối tuần. Tại bang Delhi chẳng hạn những sinh hoạt không
thuộc diện thiết yếu đều bị cấm. Thủ đô Ấn Độ, New Delhi cũng như thành
phố Bombay, lá phổi kinh tế tại quốc gia Nam Á này hay Bangalore, trung
tâm công nghệ của Ấn Độ, đã áp dụng các biện pháp giới nghiêm về đêm
với hy vọng kiểm soát được là lây lan của biến thể mới Omicron.
Ở đỉnh dịch hồi tháng 5/2021 Ấn Độ ghi nhận thêm khoảng 400.000 ca Covid mỗi ngày và hơn 4.000 trường hợp tử vong.
Thanh Hà
Căn cứ của Hoa Kỳ ở Nhật Bản thắt chặt kiểm soát COVID-19
Reuters – Hoa Kỳ đã đồng ý thắt chặt các biện pháp kiểm soát COVID-19 tại các
căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Nhật Bản, một tuyên bố chung giữa Hoa Kỳ và
Nhật Bản cho biết hôm Chủ nhật, trong bối cảnh có lo ngại rằng việc bùng
phát tại các căn cứ đã làm gia tăng sự lây nhiễm trong các cộng đồng
địa phương.
Trong hai tuần kể từ thứ Hai, việc di chuyển của lực lượng Hoa Kỳ bên
ngoài các căn cứ sẽ bị giới hạn cho các hoạt động thiết yếu, tuyên bố
chung của chính phủ Nhật Bản và lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản cho biết.
Ông Denny Tamaki, tỉnh trưởng đảo Okinawa phía nam Nhật Bản, nơi có
phần lớn các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản, cho biết trong tháng này rằng ông
“tức giận” về điều mà ông gọi là việc kiểm soát lây nhiễm yếu kém tại
các căn cứ của Mỹ, khiến biến thể Omicron lây lan ra công chúng.
“Hoa Kỳ và Nhật Bản cam kết làm việc cùng nhau để bảo vệ sức khỏe của
người dân Nhật Bản và các binh sĩ của Hoa Kỳ”, tuyên bố chung cho biết.
Các lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản đã thực hiện chính sách đeo khẩu
trang bắt buộc đối với tất cả các nhân sự, tuyên bố cũng cho biết.
Thỏa thuận được đưa ra sau khi Thủ tướng Fumio Kishida cho biết trong
lần xuất hiện trên truyền hình trước đó rằng Hoa Kỳ đã đồng ý áp đặt
các biện pháp kiểm soát COVID-19 cứng rắn hơn và chi tiết đang được thảo
luận.
Tuyên bố chung cũng được đưa ra sau cuộc họp ảo vào thứ Sáu giữa các
bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của cả hai nước để thảo luận về các
vấn đề an ninh.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết tại cuộc họp
rằng sự lo lắng đang lan rộng trong cư dân địa phương về việc nhiễm
COVID-19 ngày càng tăng bên trong và xung quanh các căn cứ của Hoa Kỳ,
đồng thời yêu cầu thực thi nhanh chóng các biện pháp đối phó.
Hôm Chủ nhật, Nhật Bản đã tái áp dụng lại các biện pháp hạn chế
COVID-19 ở ba khu vực có các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, và đây là các
biện pháp kiểm soát khẩn cấp đầu tiên kể từ tháng 9.
Lithuania: Quốc gia châu Âu dám thách thức Trung Quốc để rồi do dự
Tháng 7/2021, quốc gia nhỏ bé ở châu Âu, Lithuania tuyên bố cho mở văn phòng đại diện của Đài Loan, chứ không phải Đài Bắc, ở thủ đô Vilnius của nước này.
Vời những nhà quan sát bình thường, tuyên bố này có vẻ không có gì đáng chú ý.
Đối với Trung Quốc, đó là một tuyên bố không thể khoan nhượng về sự thù địch ngoại giao.
Khi
văn phòng được mở vào tháng 11/2021, đây là lần đầu tiên một quốc gia
thành viên Liên minh châu Âu cho phép Đài Loan sử dụng tên riêng của
mình cho một văn phòng ở nước ngoài.Quảng cáo
Điều
đó đã động chạm đến Trung Quốc, nước luôn tuyên bố Đài Loan là một phần
lãnh thổ của mình, mặc dù hòn đảo này từ lâu đã tự coi mình là một nhà
nước dân chủ tự quản.
Để
tránh làm mất lòng Trung Quốc, hầu hết các quốc gia đều né tránh quan
hệ chính thức với Đài Loan và công nhận văn phòng đại diện của họ theo
tên thủ đô Đài Bắc.
Đó từng là hiện trạng ở châu Âu, cho đến khi Lithuania dám làm khác đi.
Vì
điều này, Lithuania bị Trung Quốc lên án, nhưng ở những nơi khác họ lại
được ca ngợi là đấu tranh cho dân chủ. Lithuania – quốc gia với khoảng
2,8 triệu dân – được truyền thông miêu tả là chàng David chống lại gã
khổng lồ Goliath Trung Quốc.
Quốc gia vùng Baltic này vẫn bất chấp ngay cả khi Trung Quốc hạ cấp quan hệ ngoại giao và hạn chế thương mại với Lithuania.
Nhưng
trong tuần này, Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda bày tỏ nghi ngờ về
sự khôn ngoan trong quan điểm mang tính nguyên tắc của đất nước ông.
Bình luận này ngay lập tức được Trung Quốc hoan nghênh.
“Tôi nghĩ sai lầm không nằm ở việc mở văn phòng của Đài Loan, mà là cái tên của nó, đã không được phối hợp nhịp nhàng với tôi”.
Bộ
Ngoại giao Trung Quốc nói rằng thừa nhận sai lầm là bước đi đúng đắn,
nhưng cũng nhấn mạnh rằng lời bào chữa đó không giúp giải quyết vấn đề.
Tổng thống Lithuania cho biết vấn đề là cái tên “và bây giờ chúng tôi phải giải quyết hậu quả”.
Trung
Quốc đã phủ nhận việc ra lệnh tẩy chay thương mại đối với Lithuania
nhưng EU cho biết họ đã xác minh các báo cáo về việc hàng hóa nhập khẩu
bị chặn lại ở hải quan. Nếu ngoại giao thất bại, Ủy ban châu Âu cho biết
họ sẽ đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trừ khi Lithuania tuân theo ý muốn của Trung Quốc, một giải pháp thân thiện có vẻ khó xảy ra.
Bài kiểm tra ý chí
Cho
đến nay, cả ông Nauseda và chính phủ Lithuania đều giữ vững thái độ. Họ
nói rằng họ tôn trọng chính sách của Trung Quốc vớ Đài Loan đồng thời
khẳng định quyền thiết lập quan hệ gần gũi hơn với hòn đảo này.
Mặc
dù vậy, gợi ý của ông Nauseda về một “sai lầm” lại mâu thuẫn với thông
điệp nhất quán của Lithuania cho đến nay. Nói một cách rõ ràng, ông đã
yêu cầu Bộ trưởng Ngoại giao Gabriel Landsbergis không làm leo thang
tình hình.
Các
bình luận đã thử quyết tâm của Lithuania và phơi bày sự chia rẽ giữa
tổng thống, người lãnh đạo chính sách đối ngoại và thủ tướng của chính
phủ liên minh trung hữu, bà Ingrida Simonyte.
Ông
Nauseda đã đánh bại bà Simonyte trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2019,
và năm ngoái, cặp đôi này đã mâu thuẫn về các biện pháp chống Covid-19.
Dovile
Sakaliene, một nghị sĩ của Đảng Dân chủ Xã hội của Lithuania, nói rằng
sự can thiệp của tổng thống nên được nhìn nhận qua lăng kính chính trị
nội bộ, thay vì bất hòa về chính sách đối ngoại.
“Chúng
ta cần lùi lại một bước và nhận ra rằng việc các nền dân chủ có căng
thẳng giữa các nhánh quyền lực là điều khá bình thường,” bà nói với BBC.
Khi
được hỏi về lời chỉ trích của tổng thống hôm thứ Tư (0)5/01), ông
Landsbergis nói rằng ông đã phối hợp “tất cả các bước” với ông Nauseda.
Bộ
Ngoại giao ở Vilnius nói với BBC rằng chính phủ “kiên định với quyết
định hoan nghênh việc mở văn phòng đại diện của Đài Loan”.
“Ủng
hộ dân chủ và nhân quyền như các giá trị phổ quát là một phần của thỏa
thuận liên minh và đóng vai trò quan trọng trong chương trình của chính
phủ Lithuania”, một nữ phát ngôn viên cho biết.
‘Nhỏ nhưng can đảm’
Là nhà nước đầu tiên tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô vào năm 1990, Lithuania đã đi tiên phong cho dân chủ ở Trung và Đông Âu.
Trong
những năm gần đây, Lithuania là một trong những quốc gia châu Âu chỉ
trích Trung Quốc gay gắt nhất, về các vấn đề từ cách đối xử với người
thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, đến quyền tự do của Hong
Kong.
Cựu Thủ tướng Lithuania Andrius Kubilius nói rằng lịch sử này đã ảnh hưởng đến quyết định của Đài Loan.
“Chúng
tôi luôn coi mình là một quốc gia nhỏ bé nhưng dũng cảm đứng về phía
các nguyên tắc đạo đức.,” ông nói. “Nhưng tôi không thấy chúng tôi đã
phá vỡ bất kỳ quy tắc ngoại giao nào. Sự nhạy cảm của Trung Quốc về
những vấn đề đó là một vấn đề đối với Trung Quốc.”
Trước
tranh chấp này, Lithuania đã rời khỏi diễn đàn đầu tư 17+1 của Trung
Quốc cùng với các quốc gia Trung và Đông Âu, trích dẫn những lợi ích
kinh tế đáng thất vọng.
Lấy
dẫn chứng rằng Trung Quốc chỉ chiếm 1% xuất khẩu của Lithuania, quốc
gia vùng Baltic này mất ít hơn so với một số đồng minh châu Âu, Marcin
Jerzewski, một chuyên gia về quan hệ EU-Đài Loan, cho biết.
“Cái
giá phải tra để có được nền tảng đạo đức cao hơn cho Lithuania là thấp
hơn so với các nước khác,” ông nói với BBC. “Điều đó chắc chắn quan
trọng. Nhưng điều cũng quan trọng khác là lời hứa hợp lý để bù đắp mất
mát thương mại.”
Trong
một cử chỉ thiện chí gây chú ý trong tuần này, công ty Tobacco và
Liquor Corp (TTL) đã mua 20.000 chai rượu rum Lithuania chuẩn bị vào thị
trường Trung Quốc trước đó.
Tiếp
đến, hôm thứ Tư (05/01), Đài Loan cho biết họ đang có kế hoạch đầu tư
200 triệu đôla vào Lithuania để bảo vệ đất nước khỏi áp lực của Trung
Quốc.
Đề xuất đó có thể khiến Trung Quốc, nước vẫn kiên định với cam kết sẽ thống nhất Đài Loan, tức giận hơn nữa.
Thời
báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã nói rõ điều đó trong một bài xã luận vào
tháng 11/2021. Sẽ không có “cơ hội cho các thế lực tầm thường như
Lithuania dẫn dắt thế giới phương Tây làm lay chuyển nguyên tắc một
Trung Quốc”, bài xã luận viết.
Lithuania “chỉ là một con chuột, hoặc thậm chí một con bọ chét, dưới chân của một con voi chiến”.
Con voi đã dậm chân giận dữ trong nhiều tháng kể từ đó, nhưng ông Kubilisus nói rằng ông không thấy có lý do gì để bị đe dọa.
“Bằng cách đe dọa chúng tôi, nó tạo nên sự đoàn kết với Lithuania,” ông nói.
Joshua Nevett – BBC News
https://www.bbc.com/vietnamese/world-59909271
(Courrier du Vietnam) – Buôn bán tiểu ngạch: Trung Quốc khôi phục thông quan ở một cửa khẩu biên giới với Việt Nam.
Hôm qua, 08/01/2022, chính quyền Trung Quốc đã thông báo thiết lập
thông quan tại một đồn biên phòng ở tỉnh Quảng Tây (Guang Xi), đối diện
với tỉnh Cao Bằng. Trước đó, ngày 29/12, bộ Công Thương Việt Nam đã đề
nghị chính quyền Khu Tự Trị Dân Tộc Choang ở Quảng Tây, phối hợp nhanh
chóng thông tắc hàng tại các đồn biên phòng biên giới. Theo báo Courrier
du Vietnam, việc thông quan tại các đồn biên phòng khác sẽ dần được
thiết lập lại dựa trên các kết quả đánh giá về tình hình dịch bệnh.
(ABC) – Tham quan tuyết rơi tại một khu nghỉ mát Pakistan: 22 du khách bị chết vì lạnh. Tuyết rơi dữ dội tại vùng nghỉ dưỡng Murree Hills đêm thứ Sáu 08/01, khiến hàng nghìn xe bị mắc kẹt. Theo chính quyền, 10 người đàn ông, 10 trẻ em và hai phụ nữ, đã chết hầu hết vì hạ thân nhiệt. Nhiệt độ có lúc đã giảm xuống đến -8°C. Có chỗ tuyết rơi đến một mét.
(AFP) – Kính viễn vọng không gian James Webb đã kết thúc thành công giai đoạn mở gương đầy rủi ro.
Sáng hôm qua, 08/01/2022, giờ Washington D.C. trưởng ban khoa học của
NASA, ông Thomas Zurbuchen, tuyên bố sứ mạng thành công. Kính thiên văn
có đường kính khoảng 6,5 mét quá lớn để có thể vừa với tên lửa, do đó,
kính phải được gấp lại. Triển khai một kính thiên văn như vậy trong
không gian, là một quy trình cực kỳ mạo hiểm, chưa từng được thử trước
đây. Các nhà thiên văn học trên khắp thế giới hôm nay có thể thở phào
nhẹ nhõm vì sứ mệnh đã thành công bước đầu. Trước khi đi vào hoạt động,
kính thiên văn vẫn phải đến quỹ đạo cuối cùng cách Trái đất 1,5 triệu km
(hiện tại, kính đã đến được khu vực cách Trái đất 1 triệu km sau hai
tuần hành trình). Nếu mọi việc suôn sẻ, cỗ máy đi ngược thời gian tìm về
thuở bình minh của vũ trụ sẽ bắt đầu hoạt động trong 5 tháng tới.
(AFP) – Bầu cử cấp vùng tại bang Barinas, miền tây Venezuela, thành trì của chế độ Chavez. Chính
quyền Caracas tìm mọi cách giữ đa số tại bang này trong cuộc bầu cử cấp
địa phương ngày 09/01/2022. Đây là quê hương của cố tổng thống Hugo
Chavez. Tháng 11/2021 tư pháp Venezuela đã hủy kết quả bầu cử cấp vùng
với phần thắng nghiêng về phe đối lập. Hào quang của cố tổng thống
Venezuela không đem lại ấm no cho bang Barinas. Dân cư trong vùng bắt
đầu phẫn nộ vì những khó khăn hàng ngày như là tình trạng thiếu lương
thực và bị mất điện.
(Reuters) – Washington đồng ý siết chặt các biện pháp chống Covid-19 tại các căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ Nhật. Trong
thông cáo chung Hoa Kỳ và Nhật Bản đồng ý nâng cấp các biện pháp kiểm
tra tình hình dịch tễ trong vòng hai tuần lễ, kể từ ngày 10/01/2022.
Trong tuần, thống đốc đảo Okinawa, Denny Tamaki đã phẫn nộ về tình hình
dịch lây lan trong các căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa và theo ông, đây
cũng là kênh để biến thể Omicron lan tới dân cư Nhật Bản.
(Reuters) – Tân bộ trưởng Tài Chính Hà Lan nhiễm Covid-19 trước ngày nhậm chức. Bà Sigrid Kaag sẽ vắng mặt trong buổi lễ nội các mới nhậm chức vào ngày mai. Trên Twitter ngày 09/01/2022 bà thông báo «dương tính với virus corona» cho nên sẽ tham dự sự kiện này qua cầu truyền hình.
(AFP) – Cây vợt tennis số 1 thế giới có được quyền tham dự giải Open Australia hay không? Tư pháp Úc có thể giải đáp câu hỏi này, trong khi chờ đợi Novak Djokovic yêu cầu được quyền tập dượt để giữ phong độ trong trường hợp được thi đấu. Trên nguyên tắc một tòa án cứu xét hồ sơ của Djokovic vào lúc 10 giờ ngày 10/01/2022 với phần trình bày của vận động viên người Serbia qua cầu truyền hình. Theo giải thích của luật sư đại diện cho Novak Djokovic, anh không tiêm chủng vì đã nhiễm Covid-19 hồi tháng 12/2021.
(RFI) – Một mùa lễ trao giải Quả Cầu Vàng 2022 «không giống ai». Sự kiện hiếm hoi : làng giải trí ở Hoa Kỳ thờ ơ với lễ trao giải Golden Globe diễn ra đêm nay 09/01/2022. Lý do, Hollywood và kênh truyền hình NBC tẩy chay sự kiện, bởi ban tổ chức Quả Cầu Vàng bị chỉ trích « thiên vị, kỳ thị màu da và thậm chí là bê bối về tiền bạc ». Nhiều người cho rằng danh sách các bộ phim được tuyển chọn không xứng đáng và không công bằng.
(AFP) – Công chúa Kate, hoàng hậu tương lai của Vương Quốc Anh, tròn 40 tuổi. Hôm 09/01/2022 công chúa Catherine Middleton mừng sinh nhật 40 tuổi. Từ khi kết bạn với hoàng tử William, con trai cả của thái tử Charles, năm 2011, Kate được xem là biểu tượng của tương lai hoàng gia Anh.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220109-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p
(AFP) – Mỗi ngày thế giới có thêm hơn 2 triệu ca nhiễm Covid-19. Đây
là số liệu thống kê trung bình trên toàn thế giới trong tuần đầu tiên
của năm 2022, từ 01 đến 07/01. Con số này đã tăng gấp đôi trong khoảng
thời gian 10 ngày. Số ca nhiễm thường nhật đã tăng 270% từ khi phát hiện
biến thể Omicron tại vùng nam châu Phi hồi cuối tháng 11/2021. Đại đa
số các ca nhiễm mới hiện tập trung ở châu Âu, với hơn 7 triệu ca mỗi
ngày trong tuần qua, tiếp sau là khu vực bắc Mỹ, chủ yếu Hoa Kỳ và
Canada, với gần 5 triệu ca, tăng 76%. Số ca nhiễm mới ở châu Á cũng tăng
145%, với trên 700 nghìn ca mới trong một tuần. Chỉ có ở Châu Phi con
số ca nhiễm mới tương đối ổn định, tăng khoảng hơn 300 nghìn ca trong
một tuần. Tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm mới lần này không gây tử vong
cao, chỉ có khoảng 6.237 người chết trong một tuần trên toàn thế giới.
(Reuters) – Covid-19: Royal Caribbean Cruises tạm ngưng hoạt động của một số tàu du lịch. Do đà lây lan quá nhanh của biến thể Omicron, tối qua, 07/01/2022, công ty Royal Caribbean Cruises thông báo ngưng hoạt động của ba tàu du lịch Serenade of the Seas, Jewel of the Seas, Symphony of the Seas. Trong tuần này, tàu Spectrum of the Seas đã phải quay trở lại cảng Hồng Kông sau khi có 9 người bị phát hiện là các ca tiếp xúc với một ổ dịch.
(AFP) – Trương Nghệ Mưu sẽ đạo diễn lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022. Hôm
qua, 07/01/2022, ban tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh thông báo
đạo diễn nổi tiếng của Trung Quốc Trương Nghệ Mưu sẽ dàn dựng lễ khai
mạc sự kiện thể thao này vào tháng 2 tới. Năm nay 71 tuổi, Trương Nghệ
Mưu đã từng là đạo diễn lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Hè Bắc Kinh 2008,
với sự tham gia của 15.000 người. Năm nay, do tình hình đại dịch, ông sẽ
chỉ huy động 3.000 người.Quảng cáo
(Reuters) – Indonesia thả 33 Rùa Biển Xanh. Hôm
nay, 08/01/2022, nhà chức trách Indonesia trên đảo Bali đã thả ra biển
33 con Rùa Biển Xanh, trong nỗ lực nhằm duy trì một loài đang có nguy cơ
bị tuyệt chủng do nạn đánh bắt và buôn bán trái phép. Những con rùa này
đã được giải thoát trong một chiến dịch của hải quân Indonesia chống
những người đánh bắt trái phép vào tháng 12/2021. Indonesia đã trở thành
trung tâm buôn lậu rùa biển cho các thị trường như Malaysia, Việt Nam
và Trung Quốc. Chiếu theo luật hiện hành ở Indonesia, những ai tham gia
buôn lậu rùa biển có thể lãnh án tù lên tới 5 năm.
(AFP) – Bị cáo buộc hiếp dâm, cầu thủ Pháp Benjamin Mendy được tự do có điều kiện. Bị tạm giam từ cuối tháng 8/2021 tại Anh Quốc vì bị cáo buộc trong 7 vụ cưỡng hiếp và một vụ tấn công tình dục, hậu vệ người Pháp Benjamin Mendy đã được tự do ngày 07/01/2022, nhưng vẫn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của tư pháp để chờ ngày ra tòa. Phiên tòa này dự kiến diễn ra vào ngày 24/01, nhưng đã bị dời lại cho đến sớm nhất vào ngày 27/06. Năm nay 27 tuổi, đương kim vô địch thế giới 2018 hiện thuộc biên chế của câu lạc bộ Manchesters City (Anh) với giá chuyển nhượng 60 triệu euro hồi năm 2017.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220108-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p