Tin Tổng Hợp – 7/1/22
Tokyo tăng đóng góp tài chính cho lực lượng Mỹ đóng tại Nhật
Hôm nay, 07/01/2021, Nhật Bản đã triển hạn và tăng thêm mức đóng góp tài chính cho lực lượng Mỹ trú đóng trên lãnh thổ nước này, trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, cũng như trong lúc Tokyo và Washington bất hòa với nhau do khủng hoảng y tế.
Theo hãng tin AFP, thỏa thuận 5 năm mới, vừa được ký kết hôm nay, đã được ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo khi phát biểu khai mạc cuộc họp trực tuyến giữa bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng của hai nước.
Bộ Ngoại Giao Nhật Bản cho hãng tin AFP biết là mức đóng góp của nước này cho việc duy trì lực lượng Mỹ trong 5 năm tới sẽ là 211 tỷ yen/năm, tức là tổng cộng 1.055 tỷ yen (8 tỷ euro), tăng khoảng 5% so với giai đoạn trước.
Chiếu theo hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật có từ năm 1960, Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ về quân sự Nhật Bản, quốc gia hiện chỉ có một “Lực lượng phòng vệ” với phương tiện và khuôn khổ hoạt động hạn chế. Đổi lại, Tokyo phải đóng góp tài chính cho các chi phí liên quan đến sự hiện diện của khoảng 50.000 lính Mỹ trú đóng trên lãnh thổ Nhật Bản.
Trong cuộc họp hôm nay, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhắc lại rằng chính “những hành động gây hấn” của Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng ở vùng eo biển Đài Loan cũng như ở vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông. Ông cũng xem các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên là một “mối đe dọa dai dẳng”, sau khi tuần này Bình Nhưỡng khẳng định đã bắn thử một tên lửa siêu thanh.
Trong một tuyên bố chung, các bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ Nhật cũng đã bày tỏ mối quan ngại “sâu sắc và dai dẳng” về những vi phạm nhân quyền ở vùng Tân Cương, Trung Quốc và ở Hồng Kông, đồng thời kêu gọi “hòa bình và ổn định” cho vùng eo biển Đài Loan.
Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, cuộc họp trực tuyến hôm nay cũng diễn ra trong bối cảnh Tokyo và Washington bất hòa với nhau do tình hình dịch Covid-19. Cụ thể là do các ổ dịch Covid lớn tại những căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật, đặc biệt là ở tỉnh Okinawa. Các chính quyền địa phương cáo buộc lực lượng Mỹ đã khiến dịch bùng phát mạnh trở lại tại nhiều nơi ở Nhật Bản.
Trên nguyên tắc hôm nay chính phủ Nhật Bản sẽ công bố những biện pháp mới để phòng chống dịch Covid-19 tại ba tỉnh có các căn cứ quân sự của Mỹ, trong đó có tỉnh Okinawa.
Thanh Phương
Mỹ: Số ca COVID nhập viện sắp vượt kỷ lục vì Omicron
Reuters – Số bệnh nhân COVID nhập viện tại Mỹ hôm 7/1 trên đà chạm mức kỷ lục
mới, theo Reuters, vượt kỷ lục tháng Giêng năm ngoái trong lúc biến thể
Omicron đẩy dịch lên cao.
Kể từ cuối tháng 12, số ca COVID nhập viện gia tăng đều đặn khi
Omicron nhanh chóng ‘soán ngôi’ Delta tại Mỹ dù các chuyên gia nói rằng
Omicron có thể ít sát thương hơn các biến thể trước.
Dù được xem là ít nghiêm trọng hơn, nhưng các giới chức y tế cảnh báo
số ca nhiễm tăng cao bởi Omicron có thể gây căng thẳng cho hệ thống
bệnh viện. Một số bệnh viện đã có những dấu hiệu quá tải, một phần vì
thiếu nhân viên.
“Tôi nghĩ là chưa lên tới đỉnh dịch tại Mỹ,” Giám đốc Trung tâm Kiểm
soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bà Rochelle Walensky, nói với
chương trình “Today” của NBC News ngày 7/1, trong lúc trường học và các
cơ sở kinh doanh cũng chật vật vì số ca nhiễm gia tăng.
Mỹ ngày 6/1 báo cáo thêm 662.000 ca nhiễm. Đây là ngày có số ca nhiễm
cao hàng thứ 4 từng được ghi nhận và chỉ ba ngày sau khi cán mốc kỷ lục
gần một triệu ca/ngày vào hôm 3/1, theo Reuters.
Số ca nhiễm trung bình bảy ngày chạm mức kỷ lục trong 10 ngày liên
tiếp, ở mức 597.000 ca, trong khi số nhập viện vì COVID đạt mức gần
123.000 người, và trong những ngày tới, sắp vượt kỷ lục hơn 132.000 ca
của năm ngoái.
Số người chết vẫn tương đối đều đặn ở mức 1.400 người/ngày, theo Reuters, thấp hơn nhiều so với con số kỷ lục năm ngoái.
“Chúng ta sẽ còn thấy các con số này tăng nữa,” bà Walensky nói, lưu ý
rằng dù số ca nhiễm tăng cao hơn số ca nhập viện và tử vong, nhưng số
nhập viện tăng chủ yếu nơi những người chưa tiêm chủng.
Delaware, Illinois, Maryland, Pennsylvania, Ohio, Vermont và thủ đô
Washington đều báo cáo mức bệnh nhân COVID nhập viện kỷ lục trong những
ngày gần đây, theo Reuters.
Số ca COVID tăng đã khiến các hệ thống bệnh viện tại gần phân nửa các tiểu bang Mỹ phải hoãn các ca mổ không cấp bách.
Trong khi nhiều hệ thống trường học cương quyết tiếp tục dạy trực tiếp, một số phải đóng cửa vì số ca nhiễm COVID tăng.
Các trường công Chicago, học khu lớn hàng thứ ba tại Mỹ, ngày 7/1
đóng cửa sang ngày thứ ba trong lúc giáo viên đình công vì COVID.
Các giới chức nói trường học có thể an toàn mở cửa, đặc biệt giữa lúc
vaccine dễ tiếp cận rộng rãi. CDC ngày 6/1 ban hành những hướng dẫn mới
cho các trường học về chính sách cách ly.
Dù phải chiến đấu chống lại một đợt tăng mạnh hiện nay, nhưng Mỹ còn
phải đối mặt với những ảnh hưởng dài hạn, bà Walensky cảnh báo.
Các giới chức tiếp tục thúc đẩy tiêm chủng như là cách bảo vệ tốt
nhất chống COVID dù các quy định bắt buộc của liên bang đang gây tranh
cãi chính trị.
https://www.voatiengviet.com/a/my-so-ca-covid-nhap-vien-sap-vuot-ky-luc-vi-omicron/6387697.html
Kazakhstan: Nga đưa lính dù vào, ‘giúp dập tắt nổi dậy’
Nga đã cử lính dù đến Kazakhstan vào thứ Năm 6/1 để giúp dập tắt một cuộc nổi dậy trên toàn quốc sau khi bạo lực chết người lan rộng khắp đất nước thuộc Liên Xô cũ.
Tình hình bất ổn đang chưa từng có ở Kazakhstan, được cai trị vững chắc kể từ thời Liên Xô dưới sự cai trị của nhà lãnh đạo Nursultan Nazarbayev, 81 tuổi, đã từ chức tổng thống ba năm trước.
Người kế nhiệm được lựa chọn kỹ càng của Nazarbayev, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev, đã triệu tập lực lượng từ đồng minh Nga ngay trong đêm.
Ông nói: “Đó là sự phá hoại tính toàn vẹn của nhà nước và quan trọng hơn cả là một cuộc tấn công vào các công dân của chúng tôi, những người đang yêu cầu tôi … giúp họ khẩn cấp,” ông nói.
Moscow cho biết sẽ tham vấn với Kazakhstan và các đồng minh về các biện pháp tiếp theo để hỗ trợ “hoạt động chống khủng bố” của chính quyền Kazakhstan và gọi cuộc nổi dậy là lấy cảm hứng từ nước ngoài nhằm phá hoại an ninh đất nước bằng vũ lực.
Bạo lực
Các lực lượng an ninh ở Kazakhstan nói họ đã giết hàng chục người biểu tình chống chính phủ trong một chiến dịch lập lại trật tự ở thành phố Almaty.
Lực lượng an ninh tràn vào thành phố sau khi người biểu tình tìm cách chiếm các đồn cảnh sát, một người phát ngôn của cảnh sát nói.
Thiệt hại từ lực lương an ninh tới giờ gồm 12 người bị giết và 353 người bị thương trong vụ bạo loạn, được châm ngòi từ việc giá khí đốt hóa lỏng tăng gấp đôi.
Nga đang điều quân vào Kazakhstan theo yêu cầu của tổng thống nước này.
Quân đội Nga sẽ được điều động để giúp “giữ ổn định” cho Kazakhstan, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Các thành viên khác của CSTO là Nga, Belarus, Tajikistan, Kyrgyzstan và Armenia.
CSTO xác nhận lính dù Nga đã được điều tới với vai trò lực lượng gìn giữ hòa bình, và các đơn vị mở đường đã được điều động. Hình ảnh do truyền thông Nga phát đi cho thấy quân lính lên khoang máy bay quân sự.
Các cuộc biểu tình bắt đầu hôm Chủ nhật khi chính phủ dỡ bỏ giá trần của khí đốt hóa lỏng, mà nhiều người dân dùng để chạy xe hơi. Nhưng tình hình bất ổn sau đó đã lan tới cả những người bất bình về chính trị.
Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev cáo buộc “các nhóm khủng bố” được nước ngoài đào tạo đã đứng sau các cuộc bạo loạn này. Ông ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc bao gồm cả lệnh giới nghiêm và lệnh cấm tụ tập đông người.
Tổng thống Tokayev tuyên bố ông đã xin trợ giúp từ CSTO và chủ tịch của CSTO, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, xác nhận tổ chức này sẽ cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kazakhstan “trong một thời gian hạn chế nhất định”.
Ông Tokayev là tổng thống thứ hai của Kazakhstan kể từ khi nước này giành độc lập năm 1991. Kỳ bầu cử đưa ông lên chức tổng thống hồi 2019 bị Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) lên án là thiếu tôn trọng các chuẩn mực dân chủ.
Tuy nhiên, phần lớn sự tức giận trong các cuộc biểu tình ngoài đường phố nhắm tới người tiền nhiệm của ông, Nursultan Nazarbayev, người đang nắm một vị trí an ninh quốc gia quyền lực kể từ khi ông ta thôi giữ chức tổng thống.
Hôm thứ Tư 5/1, ông Nazarbayev bị cách chức nhằm làm dịu tình hình bất ổn và toàn bộ chính phủ Kazakhstan đều từ chức.
Người biểu tình đã réo tên ông Nazarbayev, trong khi một video cho thấy hình ảnh người dân tìm cách hạ bức tượng đúc đồng ông ta ở Taldykorgan, quê của ông, đang được chia sẻ trên mạng.
Khó
mà có được một bức tranh rõ ràng về những gì đang xảy ra ở quốc gia
Trung Á này trong bối cảnh mà các tổ chức quan sát mô tả là “mất
internet trên phạm vi quốc gia”.
Người
phát ngôn cảnh sát Almaty Saltanat Azirbek kêu gọi người dân thành phố
tạm thời ở trong nhà khi một chiến dịch “chống khủng bố” tiếp tục trong
ba tòa nhà hành chính hôm thứ Năm.
Hàng
chục người biểu tình bị “tiêu diệt” khi họ tìm cách xông vào các tòa
nhà của cảnh sát, bà nói, và cho biết thêm người biểu tình đã lấy cắp vũ
khí.
Khoảng
1000 người được cho là đã bị thương trong vụ bạo loạn, với 400 người
được điều trị trong bệnh viện và 62 người trong phòng hồi sức cấp cứu.
Người
biểu tình xông vào văn phòng thị trưởng Almaty. Các video trên mạng xã
hội cho thấy khói bốc lên từ tòa nhà, và có tiếng súng nổ.
Nhân viên ở sân bay chính của Kazakhstan phải chạy trốn khỏi những người biểu tình chống chính phủ.
Lực
lượng an ninh dùng vòi rồng bắn vào người biểu tình ở thành phố Aktobe,
phía Tây Kazakhstan. Hiện có tin lực lượng an ninh đã đứng về phía
người biểu tình ở một số nơi.
Biểu tình không chỉ vì giá xăng dầu
Phân tích của Olga Ivshina, BBC Tiếng Nga
Các cuộc biểu tình trở nên bạo lực rất nhanh khiến nhiều người ngạc nhiên, cả ở Kazakhstan và trong khu vực, và là chỉ dấu cho thấy biểu tình nổ ra không chỉ vì chuyện tăng giá xăng dầu.
Kazakhstan vốn là một quốc gia Trung Á ổn định, thường được mô tả là một nước chuyên chế. Cho tới năm 2019, đất nước do Tổng thống Nursultan Nazarbayev điều hành. Nhiệm kỳ của ông được đánh dấu bởi một số yếu tố của tôn sùng cá nhân, với các bức tượng ông ta được dựng trên khắp cả nước và thủ đô được đặt tên ông.
Tuy nhiên khi rời chức, ông ta ra đi trong bối cảnh có các cuộc biểu tình chống chính phủ. Ông tìm cách hạn chế biểu tình bằng cách tự nghỉ và đưa một đồng minh thân cận lên thế chân.
Trong hầu hết các cuộc bầu cử ở Kazakhstan, đảng cầm quyền đều thắng cuộc với gần 100% số phiếu và không có đảng đối lập hiệu quả.
Các nhà phân tích tôi phỏng vấn nói rằng chính phủ Kazakhstan rõ ràng đã đánh giá thấp sự tức giận của người dân, và những cuộc biểu tình như thế này là không ngạc nhiên ở một đất nước không có dân chủ trong bầu cử – người dân cần phải xuống đường để được lắng nghe.
Và sự bất bình của họ gần như chắc chắn là vì nhiều vấn đề lớn hơn là chuyện tăng giá xăng dầu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-59895039
Một người Trung Quốc thừa nhận tội ăn cắp bí mật công nghệ Mỹ
Viễn Triết
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đưa ra một thông cáo báo chí vào thứ Năm (6/1) cho biết một cựu nhân viên người Trung Quốc của công ty Monsanto đã nhận tội ăn cắp bí mật công nghệ của công ty này.
Haitao Xiang, 44 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, từng sống ở Chesterfield, bang Missouri. Theo tài liệu của toàn án, Haitao đã âm mưu đánh cắp bí mật thương mại từ Monsanto có trụ sở tại St. Louis để chuyển cho chính phủ Trung Quốc.
Xiang Haitao được Monsanto tuyển dụng làm việc với tư cách chuyên gia nghiên cứu của công ty từ năm 2008 đến năm 2017. Vào tháng 6 năm 2017, một ngày sau khi rời Monsanto, Haitao đã mua vé một chiều đến Trung Quốc. Khi Haitao chờ để lên máy bay, các quan chức liên bang đã khám xét anh ta và hành lý của anh ta, nhưng tại thời điểm đó chưa phát hiện được điều gì bất thường. Sau đó Xiang Haitao sang Trung Quốc làm việc tại Viện Khoa học Đất, trực thuộc Viện Khoa học Trung Quốc.
Một thời gian sau, các nhà điều tra đã xác định rằng một trong những thiết bị điện tử của Xiang có chứa một bản sao bí mật công nghệ của Monsanto. Haitao đã bị bắt sau khi trở về Hoa Kỳ.
Haitao Xiang sẽ bị kết án vào ngày 7/4/2022. Anh ta phải đối mặt với 15 năm tù giam và khoản tiền phạt có thể là 5 triệu đô la cùng thời gian giám sát lên đến ba năm sau khi ra tù.
Vào năm 2016, các cơ quan an ninh Hoa Kỳ cũng bắt giữ hai công dân
Trung Quốc khác bị cáo buộc ăn cắp hạt giống của Monsanto từ một cánh
đồng thử nghiệm ở Iowa.
Theo Epoch Times
https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-nguoi-trung-quoc-thua-nhan-toi-an-cap-bi-mat-cong-nghe-my.html
(Reuters) – Giá lương thực trên thế giới tăng 28% trong năm 2021. Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO hôm 07/01/2022 báo động: Giá nhu yếu phẩm trên toàn cầu «tăng cao nhất kể từ 10 năm qua». Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra lạm phát. Theo báo cáo của FAO, giá dầu ăn đã tăng hơn 60% trong năm 2021, giá ngũ cốc tăng hơn 40%. FAO lo ngại tình hình sẽ khó khăn thêm nữa với dân cư tại các nước nghèo và không hy vọng giá nông phẩm giảm xuống trong năm nay.
(RFI) – Pháp tưởng niệm nạn nhân loạt khủng bố tháng Giêng 2015 tại Paris,
làm tổng cộng 17 người thiệt mạng. Ngày 07/01/2015, tòa soạn tờ báo
trào phúng Charlie Hebdo, quận 11, Paris, là địa điểm đầu tiên bị tấn
công, 12 người chết. Một ngày sau, tại thị trấn Montrouge, sát cạnh
Paris, một nữ cảnh sát bị sát hại, và đến ngày 09/01/2015 một vụ tấn
công thứ ba xảy ra tại siêu thị Hypercacher- Porte de Vincennes, thêm 4
người tử vong. Trưa nay, 07/01/2022, đô trưởng Paris Anne Hidalgo và bộ
trưởng Nội Vụ Gérald Darmanin đã đến trụ sở cũ của tờ báo trào phúng này
và siêu thị ở Porte de Vincennes đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân.
(AFP) – Gần 100.000 trẻ em bị mồ côi ở Peru vì Covid-19. Chính
phủ Peru hôm qua 06/01/2022 cho biết đại dịch Covid-19 đã khiến khoảng
98.000 trẻ em bị mồ côi ở Peru. Peru là quốc gia giữ kỷ lục về số trẻ em
mồ côi cha mẹ do dịch bệnh gây ra.
(AFP) – Trung Quốc bác cáo buộc đẩy châu Phi vào « bẫy nợ ». Phát biểu tại Kenya hôm qua, 06/01/2022, trong chuyến công du châu Phi, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã bác bỏ cáo buộc Bắc Kinh đang đẩy các nước châu Phi vào bẫy nợ bằng các khoản vay khổng lồ. Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định các khoản mà Trung Quốc cho các nước châu Phi vay nhằm mục đích “đôi bên cùng có lợi”, chứ không phải cho vay để đổi lấy nhượng bộ ngoại giao và thương mại.
(AFP) – Pháp dự kiến đưa thêm lò phản ứng hạt nhân vào hoạt động. Phát biểu tại Thượng Viên, hôm qua 06/01/2022 quốc vụ khanh trực thuộc bộ trưởng bộ Chuyển Đổi Sinh Thái Bérangère Abba cho biết, Pháp sẽ nộp đơn xây dựng các lò phản ứng hạt nhân vào năm 2023, để đưa vào vận hành vào những năm 2035-2037.