Tin Tổng Hợp – 14/12/21
Án tù 9 năm cho nhà báo Phạm Đoan Trang
Phiên
tòa sơ thẩm xét xử nhà báo Phạm Đoan Trang kết thúc cuối giờ chiều ngày
14/12 với mức án tù 9 năm dành cho bà về tội “tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại điều 88 Bộ luật
Hình sự 1999.
Mẹ
và anh trai của bà Phạm Đoan Trang được vào dự trong tòa, tuy nhiên,
ông Phạm Chính Trực đã bị đuổi khỏi phòng xử ngay sau khi em gái ông nói
lời sau cùng, trước khi tòa bước sang phần nghị án.
Được
biết lý do khiến ông bị lực lượng an ninh đưa ra khỏi phòng xử là bởi
ông đã đứng dậy vỗ tay, nói to rằng gia đình tự hào về em gái mình và
phản đối thái độ xét xử bất công của tòa.
Một số nhà ngoại giao quốc tế đã được vào quan sát phiên toà, gồm đại diện của các ĐSQ Mỹ, Canada, Đức và Liên minh Châu Âu. Q
Nói
chuyện với BBC News Tiếng Việt ngay sau phiên tòa, luật sư Ngô Anh
Tuấn, một trong những luật sư bào chữa cho bà Đoan Trang, nói:
“Đại
diện VKS đề nghị từ 7 đến 8 năm tù. Hội đồng xét xử đã tuyên mức án 9
năm tù. Họ tuyên án như vậy không trái luật. Trước đây, HĐXX chỉ tuyên
trong khung VKS đề xuất, nhưng theo luật mới bây giờ, họ có quyền tuyên
cao hơn đề nghị của VKS.”
Trước
câu hỏi các luật sư và bà Phạm Đoan Trang có được trình bày đầy đủ lý
lẽ trong phiên xử hay không, luật sư Tuấn nói vắn tắt, “không đầy đủ”.
Truyền
thông Việt Nam cho hay “Cơ quan tố tụng đánh giá hoạt động chống phá
của Phạm Thị Đoan Trang làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến an ninh, trật
tự, gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận và nhân dân.”
Trên
trang Facebook cá nhân của mình, luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong
những người bảo vệ bà Phạm Đoan Trang trước tòa ngày hôm nay, viết:
“Trao
đổi với chúng tôi tại trại tạm giam một ngày trước phiên tòa, có lẽ,
đến 90% cô Phạm Thị Đoan Trang sẽ quyết định kháng cáo bản án sơ thẩm.”
Bà Phạm Đoan Trang bị bắt đúng vào ngày kết thúc cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ kéo dài hai ngày 6-7/10/2020.
Trong
suốt hơn 1 năm bị tạm giam, bà Phạm Đoan Trang chỉ được gặp luật sư
đúng một lần vào 19/10/2021 và chưa được gặp mặt gia đình một lần nào.
Luật sư Ngô Anh Tuấn kể lại trao đổi của ông với bà Đoan Trang hôm 19/10/2021 trên Facebook cá nhân:
“Trong
10 lần lấy cung, bà đều bị ép nhưng bà từ chối trả lời và yêu cầu phải
có luật sư mới khai báo nhưng không được chấp nhận;
Trong
suốt quá trình làm việc, bà Trang không hợp tác, không khai nhận và
chưa từng nhận tội, thế nên nếu có clip nhận tội được tung ra dưới bất
kỳ hình thức nào thì đó có nghĩa là nó bị cắt ghép, không đúng sự thật.”
Quốc tế nói gì?
Sau phiên tòa, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), ra thông cáo nói:
“Thật phẫn nộ khi Phạm Đoan Trang bị kết án 9 năm tù chỉ vì chỉ bày tỏ quan điểm và bảo vệ niềm tin của mình.”
“Việc bỏ tù một nhà cải cách tận tụy với mục đích thúc đẩy nhân quyền, quản trị tốt và công lý là một bản cáo trạng nhức nhối.”
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 14/12, ông David Brown, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại VN nói:
“Phiên
tòa xét xử Phạm Đoan Trang sẽ chứng minh rằng theo quan điểm của công
an, các công tố viên và thẩm phán của họ, việc nói hoặc viết bất cứ điều
gì chỉ trích hành động của nhà nước là phạm trọng tội.
“Điều
này không có gì mới. Trong những năm qua, nhiều người khác đã bị kết án
với cùng một ‘tội’. Trong vài năm gần đây, nhiều người dùng Facebook đã
bị truy tố chỉ vì chia sẻ thông tin chỉ trích nhà nước.
“Tội
‘lật đổ’ độc đáo của Trang nằm ở chỗ bà giả vờ rằng các thể chế của
Việt Nam thực chất là như những gì hiến pháp mô tả, nghĩa là dân chủ, để
những gì bà đang làm trở thành giúp Nhà nước dạy mọi người cách trở
thành công dân tốt.
“Cái
được gọi là ‘Phong trào Dân chủ’ đang bị xáo trộn hoàn toàn. Các nhà
lãnh đạo giỏi nhất của Phong trào Dân chủ Việt Nam đang ở trong tù hoặc
lưu vong, trong khi nhiều người trong số còn lại đang lãng phí thời gian
của họ để ngưỡng mộ Donald Trump. Chế độ hiện nay có quyền kiểm soát hà
khắc hơn nhiều với những gì công chúng có thể xem trên internet. Chế độ
này triển khai công nghệ và chiêu trò để gạt bỏ những lập luận, chỉ
trích có căn cứ. Những cái được xem là đối thoại online hiện này hầu hết
chỉ là những lời vu khống.
“Liệu
đường lối cứng rắn này có tồn tại lâu hơn ông Trọng? Đó là câu hỏi lớn
bây giờ. Sức khỏe của ông Trọng không tốt, và một số lãnh đạo trẻ hơn –
đương kim thủ tướng, lãnh đạo Quốc hội, và có lẽ cả chủ tịch nước đương
nhiệm – đều được cho là đang cân nhắc cơ hội kế nhiệm ông Trọng làm
người đứng đầu Đảng. Tại Đại hội 14, nếu vẫn còn tại vị, chắc chắn ông
Trọng sẽ nhắm đến việc đảm bảo bầu được người mà ông cho là người kế
nhiệm xứng đáng. Bất kể kịch bản là gì, chúng ta có thể chờ đợi sẽ trông
thấy một cuộc chiến căng thẳng khác giữa phe bảo thủ trong Đảng và phe
có tư tưởng ‘tiến bộ’ và cởi mở hơn.”
Mạng xã hội nói gì?
Nhà văn Nguyễn Viện:
Những phiên toà xét xử người bất đồng chính kiến như Phạm Đoan Trang,
chúng ta không thể hy vọng hay chờ đợi những biện giải của luật sư được
lắng nghe theo đúng tinh thần của toà án là nơi thể hiện cái LÝ của
LUẬT, nhưng chúng ta lại có cơ hội chứng kiến cái quyền lực thô thiển
của độc tài được phô diễn.
Mặt khác, chúng ta cũng sẽ nhận ra trong những phiên toà ấy ai mới thật sự là bị cáo.
Một bản án cho Phạm Đoan Trang cũng là một bản án cho chế độ.
Facebooker Nguyễn Hoàng Vi:
Hôm nay, vài vị thẩm phán và công tố xét xử Pham Doan Trang nhưng nhà
cầm quyền phải đối mặt với những phán xử từ phía công luận Quốc tế và
những người yêu chuộng tự do, hoà bình.
Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên: Những người đã dám dấn thân cho Tự do thì luôn là người Tự do dù có bị cầm tù. Phạm Đoan Trang luôn là một con người tự do.
Quá trình hoạt động của Phạm Đoan Trang
Nhà
báo Đoan Trang, năm nay 42 tuổi, trú tại phường Cát Linh, quận Đống Đa,
Hà Nội; từng tốt nghiệp Trường Hà Nội- Amsterdam và Đại học Ngoại
thương Hà Nội và làm phóng viên Báo Điện tử Vnexpress, nhân viên Công ty
quảng cáo HAKI, Công ty Truyền hình kỹ thuật số VTC, cộng tác viên Báo
Vietnamnet và Phóng viên báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh.
Nhà báo bị bắt ngày 07/10/2020, sau khi xuất bản cuốn sách Chính trị Bình dân và một số tác phẩm báo chí khác.
Trước khi bị bắt, nhà báo Đoan Trang đã viết: “Tôi không cần tự do cho riêng mình, nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn là tự do dân chủ cho Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59647737
Tại Indonesia, ngoại trưởng Mỹ lên án các hành vi hung hăng của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương
Phát biểu vào hôm nay, 14/12/2021 tại Jakarta, thủ đô Indonesia, chặng đầu tiên trong chuyến công du Đông Nam Á đầu tiên từ ngày nhậm chức, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã không ngần ngại nêu đích danh Trung Quốc, tố cáo các hành vi gây hấn nhắm vào các nước trong vùng châu Á – Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ đồng thời cam kết bảo vệ các đối tác và một “trật tự dựa trên luật pháp”.
Trong bài nói chuyện tại Đại Học Indonesia ở Jakarta về chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ngoại trưởng Antony Blinken đã nhấn mạnh rằng mọi quốc gia đều phải được quyền “lựa chọn con đường của riêng mình”, và Washington sẽ làm việc với các đồng minh và đối tác để bảo vệ một “trật tự dựa trên luật pháp” trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đang bị những hành vi hung hăng (aggressive actions) của Trung Quốc đe dọa.
Theo ngoại trưởng Mỹ, hiện đang có “rất
nhiều mối lo ngại – từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á và từ vùng sông
Mekong đến các quần đảo Thái Bình Dương – về các hành động hung hăng của
Bắc Kinh”.
Ông Blinken đã liệt kê những hành vi như:
Tuyên
bố các vùng biển mở là của riêng họ, làm méo mó các thị trường mở thông
qua trợ cấp cho các công ty nhà nước, từ chối xuất khẩu hoặc hủy bỏ các
giao dịch đối với các quốc gia có chính sách mà họ không đồng ý, can dự
vào những hoạt động đánh bắt cá phi pháp, không khai báo và không
được điều hòa.”
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định: “Các quốc gia trong khu vực muốn hành vi này thay đổi – chúng tôi (tức là Hoa Kỳ) cũng vậy”. Ông nói thêm: “Chính
vì thế mà chúng tôi đã quyết tâm đảm bảo quyền tự do hàng hải ở Biển
Đông, nơi mà các hành động hung hăng của Bắc Kinh đe dọa sự lưu thông
của hơn 3 tỷ đô la hàng thương mại mỗi năm”.
Khi khẳng định rằng Mỹ bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp, ông Blinken nói rõ là mục đích của Washington không phải là “đánh ngã một nước nào” mà là “bảo vệ quyền của mọi quốc gia được chọn lựa hướng đi của riêng mình, mà không bị bức ép hay hù dọa”.
Theo hãng tin Pháp AFP, nhân chuyến công du Đông Nam Á của mình, ngoại trưởng Mỹ sẽ cố gắng nêu bật tầm quan trọng ngày càng tăng của Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, ngay cả khi chính quyền Mỹ phải đối mặt với vô số cuộc khủng hoảng khác, từ Iran đến Nga.
Việc chọn Indonesia làm chặng đầu tiên trong chuyến công du không phải là ngẫu nhiên, vì đây là cường quốc số một của khu vực Đông Nam Á, đồng thời quốc gia này sẽ làm chủ tịch luân phiên của nhóm G 20.
Sau Indonesia, ngoại trưởng Mỹ sẽ tiếp tục vòng công du qua Malaysia và Thái Lan.
Trọng Nghĩa
HRW: ‘Đất đai bị trưng thu là chủ đề nhân quyền nóng nhất tại Việt Nam’
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vừa lên tiếng kêu gọi Việt Nam huỷ bỏ các cáo buộc “mang động cơ chính trị” và phóng thích hai nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai ở Hà Nội, đồng thời cho rằng đất đai bị trưng thu hiện đang trở thành chủ đề nóng bỏng nhất về nhân quyền tại Việt Nam hiện nay.
Hai nhà hoạt động được nhắc đến là Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm.
Cả hai đều là những người tham gia đưa thông tin về những tiêu cực,
những vụ đàn áp liên quan đến tranh chấp đất đai như ở Đồng Tâm, Dương
Nội.
Đặc biệt, trong vụ xung đột giữa chính quyền với người dân dẫn đến chết người ở Đồng Tâm, các nhà hoạt động đất đai đã trở thành nguồn tin hiếm hoi cung cấp thông tin ra bên ngoài khi toàn bộ truyền thông nhà nước lẫn truyền thông độc lập đều không được phép và không thể tiếp cận được với người dân tại đây.
Ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm bị bắt vào ngày 25/6/2020 với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Cả hai dự kiến sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 15/12. Nếu bị kết tội, họ sẽ phải đối mặt với mức án tù lên đến 20 năm.
“Chính quyền Việt Nam đang vận dụng luật hình sự để dọa nạt và cấm
đoán những người biểu tình ôn hòa phản đối trưng thu đất đai”, ông Phil
Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói
trong thông cáo đưa ra hôm 14/12.
Ông kêu gọi “Chính quyền nên phóng thích hai nhà hoạt động nói trên
và tất cả những người đang bị giam giữ theo điều 117, và hủy bỏ điều
luật lạm quyền này”.
Ngoài ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm, trước đó, hai nhà
hoạt động Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư là mẹ và em trai ruột của ông
Phương cũng bị bắt.
Vào tháng 5 vừa qua, bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư bị xử 8 năm tù giam mỗi người.
Theo HRW, Việt Nam trong năm 2021 đã tăng cường bắt bớ và xét xử các
nhà hoạt động và bất đồng chính kiến. Có ít nhất 16 người, trong đó các
blogger độc lập nổi tiếng Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí
Thành, đã bị kết tội và xử án tù vì đã vi phạm điều 117. Ngoài ra, có 11
người khác, trong đó nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh đã bị
bắt và đang chờ xét xử.
Riêng trong ngày 14/12, một nhà báo độc lập – blogger nổi tiếng là bà
Phạm Đoan Trang cũng vừa bị đưa ra xét xử và bị kết án 9 năm tù giam
với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”. Bà Phạm Đoan Trang cũng là người đã cùng với nhà hoạt động dân
chủ Will Nguyễn thực hiện ấn phẩm “Báo cáo Đồng Tâm” với mục đích lưu
giữ và cung cấp thông tin trực tiếp từ chính dân làng Đồng Tâm cho công
chúng.
Theo ông Phil Robertson, “Đất đai bị trưng thu đã trở thành một trong
những chủ đề nhân quyền nóng nhất ở Việt Nam, và kiểu chính quyền đối
phó bằng cách đàn áp càng làm tình hình trở nên xấu đi”.
Đại diện của HRW cho rằng chính quyền Việt Nam cần công nhận quyền
biểu tình của người dân và tìm ra phương thức công bằng và minh bạch để
thương lượng mức đền bù thỏa đáng khi trưng thu đất đai của họ.
Thêm nhiều quan chức Trung Quốc bị phe Tập Cận Bình thanh trừng
Tập Cận Bình vẫn đang đẩy mạnh chiến dịch thanh trừng các
quan chức trong lĩnh vực chính trị, pháp luật. Quan chức mới nhất ngã
ngựa là cựu Bí thư thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Meng Wei. Người
thứ hai là Chen Jun, chỉ huy quân đoàn tuần tra Trùng Khánh. Cả hai đều
bị “song khai” (khai trừ đảng, xóa bỏ mọi chức vụ chính quyền), theo Sound of Hope.
Thông tin về Meng và Chen bị song khai bắt đầu lan ra vào ngày 13/12
sau một thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc.
Meng Wei năm nay 58 tuổi, đã phục vụ trong Hệ thống Công an Liêu Ninh
36 năm. Từ tháng 4 năm 2007, bà giữ chức Chính ủy Sở Công an tỉnh Liêu
Ninh. Sau đó đảm nhận chức Chính ủy Quân đoàn Ma túy, Giám đốc Công an
tỉnh Liêu Ninh, rồi Phó chủ tịch thành phố Đan Đông, và cuối cùng là Bí
thư Thị ủy thành phố Đan Đông.
Trong thời gian công tác Meng được cho là luôn tìm kiếm các đặc quyền
để thủ lợi trong lĩnh vực giao thông, kiếm lợi thông qua bán các biển
số bị loại bỏ, sử dụng trái phép phương tiện bị tạm giữ và chiếm dụng
bất hợp pháp xe buýt công cộng trong một thời gian dài. Ngoài ra Meng
còn can thiệp vào việc thực thi tư pháp, vào hoạt động kinh doanh, tuyển
chọn và bổ nhiệm cán bộ sai nguyên tắc để trục lợi, nhận tài sản bất
hợp pháp, cố tình che giấu tội phạm. Vì những vi phạm này mà Meng bị
đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.
Meng còn dính líu đến cuộc đàn áp học viên Pháp Luân Công. Theo thống
kê chưa đầy đủ của Minghui.com, trong nhiệm kỳ của Mạnh Vãn Chu, các
học viên Pháp Luân Công ở Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, đã bị bức hại. 3 học
viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết; 23 người bị kết án bất hợp
pháp, 37 người bị giam giữ bất hợp pháp, và 55 người bị bắt cóc. Ít nhất
121 học viên Pháp Luân Công bị quấy rối, với tổng số lần là 239.
Meng cũng thực hiện các cuộc đàn áp kinh tế đối với các học viên Pháp
Luân Công, chẳng hạn như tống tiền, ăn cắp tiền mặt, giảm lương, treo
lương, v.v., lục soát nhà và cướp bóc đồ đạc cá nhân học viên Pháp Luân
Công một cách bất hợp pháp.
Một quan chức khác cũng bị ngã ngựa cùng ngày với Meng là Jian Dan,
nguyên ủy viên Ban Thường vụ thành phố Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh.
Jian Dan năm nay 57 tuổi, từng là Trưởng ban Công tác Mặt trận Thống
nhất của Ủy ban Thành phố Phụ Lâm, sau đó là Ủy viên Thường vụ Ủy ban
Nhân dân thành phố Liêu Ninh và Chủ tịch Liên đoàn Công đoàn thành phố.
Trong khi đó, Chen Jun từng thành lập biệt đội nữ đặc công cho Bạc Hy
Lai, khi đó là bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Chen được coi là “độc dược
còn sót lại” của nhóm Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân.
Theo lý lịch công khai, Chen Jun, 53 tuổi, đã làm việc trong hệ thống an ninh công cộng Trùng Khánh 35 năm.
Sau khi Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân ngã ngựa vào năm 2012, đội đặc
công nữ mà Chen thành lập, từng được truyền thông của Đảng Cộng sản
Trung Quốc ca ngợi, đã lặng lẽ giải tán. Nhiều người tham gia lực lượng
này đã trở thành dân oan.
Trùng Khánh là thành trì quan trọng của phe cánh cựu Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân. Trong những năm gần đây, hệ thống
an ninh công cộng Trùng Khánh liên tục dậy sóng bởi các cuộc điều tra.
Hàng loạt quan chức trong ngành công án Trùng Khánh từng là tay chân cũ
của phe Giang đã bị bắt và bị kết án.
Vào tháng Hai năm nay, Phó Bí thư Trùng Khánh Tan Xiaorong tự nguyện đầu thú. Vào tháng Tư, cựu phó tổng thanh tra Gui bị điều tra; Chongqing Gongan Ju Phó Bí thư Wang Shaomin bị giáng chức.
Kha Đạt
https://www.dkn.tv/the-gioi/them-nhieu-quan-chuc-trung-quoc-bi-phe-tap-can-binh-thanh-trung.html
(AP) – Nga và Trung Quốc sẽ họp thượng đỉnh trực tuyến. Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ họp trực tuyến ngày mai 15/12/2021 để thảo luận về các vấn đề quốc tế trong lúc Nga đang bị phương Tây tố cáo gây hấn quân sự ở biên giới Ukraina. Nguyên thủ hai nước sẽ thảo luận về quan hệ và hợp tác song phương, trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực mà 2 nước cùng quan tâm.
(AFP) – Lễ khai mạc Thế Vận Hội Paris 2024 sẽ được tổ chức trên sông Seine. Theo
thông báo của ban tổ chức, lễ khai mạc diễn ra vào ngày 26/07/2024 và
đây sẽ là lễ khai mạc Thế Vận Hội đầu tiên được tổ chức ở ngoài một sân
vận động.
(France24) – Tỷ phú Mỹ Elon Musk được tạp chí Mỹ Time chọn là Nhân Vật của Năm 2021.
Chủ nhân hai tập đoàn nổi tiếng Tesla trong ngành xe hơi điện tử và
SpaceX trong ngành hàng không vũ trụ đã được Time vinh danh vào hôm qua
13/12/2021. Theo tính toán của tạp chí Mỹ Forbes, Elon Musk là người
giàu nhất hành tinh với khối tài sản trị giá hơn 260 tỷ đô la, còn lớn
hơn cả GDP của Nam Phi, nơi ông sinh ra vào năm 1971.
(AFP) – TT Ukraina tố cáo Đức cản trở Kiev sở hữu vũ khí phòng thủ. Trả lời phỏng vấn báo Ý La Republica, tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố : « Đức gần đây đã cản trở chúng tôi sở hữu những thùng hàng súng trường chống drone và hệ thống chống tay súng thiện xạ trong khuôn khổ hợp tác với NATO, những loại vũ khí dùng để phòng thủ. » Trước những cáo buộc này, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức hôm qua, 13/12/2021, đã từ chối đưa ra bình luận.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211214-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p