Tin Tổng Hợp – 13/12/21
Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Đông Nam Á mở rộng mặt trận chung khống chế ảnh hưởng của Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ đến Indonesia ngày 13/11/2021 mở đầu chuyến công du 3 nước ASEAN trong vòng 4 ngày sau cuộc họp giữa nhóm G7 và ASEAN. Trong chuyến công du Đông Nam Á đầu tiên với tư cách ngoại trưởng, ông Antony Blinken tìm cách thuyết phục ASEAN cùng tham gia «mặt trận thống nhất» khống chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo thông cáo ngày 12/12 của bộ Ngoại Giao Mỹ, Indonesia được chọn mở đầu chuyến công du của ông Blinken do quốc gia «dân chủ lớn thứ ba trên thế giới» là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, cũng như «vai trò của Indonesia trong khối ASEAN và vai trò chủ tịch (luân phiên) của G20».
Ngoài tăng cường hợp tác đối phó với đại dịch Covid-19, chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, «Mỹ và Indonesia cùng chia sẻ tầm nhìn về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở». Washington cam kết ủng hộ những nỗ lực trong lĩnh vực năng lượng của Jakarta trong bối cảnh Trung Quốc điều tầu đến quấy rối giàn khoan của Indonesia trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á.
Thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định hợp tác về mặt an ninh là trụ cột trong mối quan hệ đối tác chiến lược song phương. «Hoa Kỳ tự hào là đối tác quốc phòng lớn nhất của Indonesia về số lần tập trận và sự kiện hàng năm». Thương mại và kết nối con người là những chủ đề khác được hai bên cùng nhất trí tiếp tục thúc đẩy.
Sau hai ngày ở Indonesia, ông Blinken đến Malaysia và Thái Lan để tiếp tục thúc đẩy quan hệ về thương mại và an ninh. Theo dự kiến, ngoại trưởng Mỹ sẽ đề cập với Malaysia về những thách thức chung, như đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như tự do lưu thông hàng hải và hàng không ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Còn tại Thái Lan, ngoại trưởng Mỹ sẽ tái khẳng định cam kết của Washington về liên minh với Bangkok và hợp tác để tái thúc đẩy tăng trưởng do đại dịch và biến đổi khí hậu gây nên.
Reuters nhắc lại Đông Nam Á là khu vực quan trọng trong sự cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ-Trung. Trước đó, các ngoại trưởng của nhóm G7 đã nhất trí hình thành «một mặt trận đoàn kết» để đối phó với «những kẻ xâm lược thế giới», ngụ ý đến Nga và Trung Quốc.
Thu Hằng
VN duy trì Nhà nước XHCN đến 2030 nhưng nói nhiều hơn đến các giá trị phổ quát
Cuối
2021, đúng vào dịp 30 năm Liên Xô giải tán, chính quyền Việt Nam tổ
chức một hội thảo quan trọng về chính trị cho tương lai nước này.
Có tên là hội nghị bàn về đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, các lãnh đạo Việt Nam nói đến nhu cầu “dân chủ”, “pháp luật” và chất lượng của bộ máy công quyền. t
Hội nghị tụ họp nhiều lãnh đạo cao cấp nhất của chính quyền, gồm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khai mạc, chủ trì),
Thủ tướng Phạm Minh Chính, cùng một số Ủy viên Bộ Chính trị và 100
chuyên gia, nhà khoa học được giới thiệu là “hàng đầu” trong trong lĩnh
vực nhà nước pháp luật ở Việt Nam.
Các giá trị phổ quát và đặc thù
Lần
đầu tiên trong nhiều tháng, lãnh đạo Việt Nam đề cập trực tiếp đến
các giá trị phổ quát của nhân loại như dân chủ, nhân quyền, tuy vẫn nhắc
tới sự lãnh đạo của Đảng CS VN.
Nội dung của hội nghị, theo trang VOV hôm 11/12/2021 về đề án này nhấn mạnh đến ba yếu tố quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền:
- Thứ nhất là vấn đề dân chủ, được coi là linh hồn, sinh khí của nhà nước pháp quyền;
- Thứ hai là vấn đề pháp luật, cụ thể là câu chuyện thể chế phát triển;
- Thứ ba là chất lượng công chức trong bộ máy pháp quyền, gồm cả năng lực, đạo đức, phẩm chất, uy tín.
Đáng
chú ý hơn cả, Chủ tịch Phúc nói rằng Việt Nam đang dịch chuyển từ mô
hình “chuyên chính vô sản” (khái niệm Leninist kiểu cũ-BBC), sang Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Theo
ông, việc áp dụng tiêu chuẩn nhà nước pháp quyền của thế giới vào thực
tiễn Việt Nam, “vừa mang đầy đủ những giá trị phổ quát, chuẩn mực của
một nhà nước pháp quyền, vừa mang những nét đặc thù chính trị, kinh tế,
văn hóa của Việt Nam”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gần đây cũng nói trực tiếp về nhân quyền.
Theo các báo Việt Nam
trích thuật hôm 06/12/2021, ông Chính nói “nhân quyền lớn nhất ở Việt
Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình
yên…”
Cùng
lúc, giới chỉ trích thường cho rằng nhà nước Việt Nam gần như không
thay đổi vì thiếu ý chí chính trị, vì phản ứng bảo thủ trước các biến
đổi mang tính thế hệ về con người, nhân sinh quan trên thế giới và ở
nước này, và vì thế, né tránh “các giá trị phổ quát” như nhân quyền.
Mới đây nhất, viết trên trang Asia Sentinel về
vụ xử nữ nhà báo Đoan Trang dự kiến vào ngày 14/12/2021 ở Việt Nam,
cây bút Mỹ David Brown cho rằng bộ máy Việt Nam theo mô hình Leninist
không muốn “nhượng bộ một ly” trước các đòi hỏi của những nhà vận
động nhân quyền.
Việc
một số nhà hoạt động như bà Đoan Trang được giải thưởng quốc tế về
nhân quyền không được báo chí Việt Nam đăng tải rộng rãi.
Hiện
chưa rõ việc phải cân nhắc giữa các giá trị phổ quát, và đặc thù của
một quốc gia sẽ diễn ra ở Việt Nam những ngày tháng tới ra sao.
Lưu luyến Liên Xô nhưng thực tế xã hội đã khác
Bài học Liên Xô tuy thế vẫn rất quan trọng cho ban lãnh đạo Việt Nam.
Về cá nhân họ, các lãnh đạo Việt Nam vẫn bày tỏ sự kính trọng với Lenin và chủ thuyết của ông.
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc khi sang thăm Nga gần đây đã tới Lăng Lenin ở Moscow đặt vòng hoa trong trời mưa tuyết.
Nhưng
về thực tiễn kinh tế, các tuyến giao thương chủ chốt của Việt Nam là
với khu vực châu Á, EU, Hoa Kỳ, chứ không còn nhiều với Nga.
Giữa năm 2021, các văn kiện của Đảng CS VN đánh giá sự kiện Liên Xô tan rã tháng 12/1991 là do hệ thống cứng nhắc, xa dân:
“Đối
với các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu và Trung
Âu, việc chọn mục tiêu chủ nghĩa xã hội là đúng đắn nhưng con đường thực
hiện lại sai lầm; do buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản; lơi
là cảnh giác cách mạng; quan liêu, xa rời nhân dân; bảo thủ, thiếu phát
triển sáng tạo nhận thức lý luận trong điều kiện thực tế đã thay đổi…
mà dẫn tới đổ bể, cho dù đã có những thành tựu to lớn chưa từng có
trong lịch sử loài người,” theo một nhà lý luận của ĐCSVN được báo Lao Động (05/2021) trích thuật.
Cách
nhìn “định mệnh” này về CHXH không giải thích được vì sao các nước
Đông Âu nay đều sung túc và tự do hơn xưa sau khi bỏ mô hình Liên Xô.
Công
tác lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam thường bị một phần dư luận
cho là việc làm “vô nghĩa”, “xa rời thực tiễn”, thậm chí “lẩm cẩm”,
“hoài cổ”.
Nhưng
trên thực tế, rất nhiều vướng mắc của kinh tế, xã hội và nhất là giáo
dục tại VN bị cho là do “lỗi hệ thống” – tức cơ chế quyền lực cũ, và tư
duy sai gây cản trở.
Mặt
khác, ham muốn vừa hưởng lợi từ quan hệ tư bản, vừa duy trì quyền lực
cộng sản có thể đưa VN vào chỗ nhận lãnh các nhược điểm của cả hai thể
chế.
Đại dịch Covid cũng làm thay đổi nhận thức của nhiều người Việt Nam.
Trên
mạng xã hội có một đánh giá rằng hàng chục nghìn người chết trong
dịch không hề do bị “bọn phản động”, “tổ chức khủng bố” nào tấn công,
mà một phần vì các chính sách sai của bộ máy.
Và
dù không được bàn luận công khai, một bộ phận trí thức Việt Nam
vẫn ưu tư về con đường cho đất nước, về mô hình thể chế, mong muốn các
thay đổi phù hợp cho quốc gia (xem thảo luận YouTube).
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59637044
Cựu chủ tịch Hà Nội nhận thêm 8 năm tù tội ‘lạm quyền’
VOA Tiếng Việt – Một toà án ở Việt Nam hôm 13/12 tuyên phạt ông Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội, thêm 8 năm tù vì tội ‘lạm dụng chức quyền’, nâng tổng số án tù cho người từng đứng đầu ngành công an của thủ đô lên 13 năm.
Truyền thông trong nước cho biết ông Chung nhận bản án tù thứ 2 sau khi bị cáo buộc “rút ruột” hơn 36 tỷ đồng (1,57 triệu USD) từ một dự án đầu tư công, “giúp hưởng lợi” cho một công ty gia đình do ông làm chủ. Cáo trạng mà Toà án Nhân dân TP Hà Nội đưa ra nói ông Chung đã “để công ty gia đình mua chế phẩm Redoxy-3C về bán cho thành phố” với dự án xử lý nước sông hồ ở Hà Nội trong vụ án được xem là “gây hậu quả nghiêm trọng, lãng phí, thiệt hại cho tài sản Nhà nước.”
Bản án của TAND Hà Nội hôm 13/12 được Tuổi Trẻ trích dẫn cho biết: “Được sự hậu thuẫn bật đèn xanh của ông Chung, Công ty Arktic đã nhập chế phẩm từ Đức về Việt Nam bán lại cho Công ty Thoát nước Hà Nội với số tiền chênh lệch hơn 36 tỷ đồng,” và hội đồng xét xử xác định số tiền này là thiệt hại của vụ án.
Được biết, công ty Arktic do vợ ông Chung, bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa thành lập nhưng để ông Nguyễn Trường Giang cùng một người khác đứng tên. Toà xác định “đây là công ty gia đình của ông Chung” và hành vi “mua bán lòng vòng” của hai công ty khiến Hà Nội bị thiệt hại 36,1 tỷ đồng, theo VnExpress.
Ông Chung bị kết án 8 năm tù cho tội danh “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Đây là bản án thứ hai dành cho người từng là giám đốc công an thành phố Hà Nội, được xem là nằm trong chuỗi xét xử các quan chức tham nhũng của chiến dịch “đốt lò” do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động từ năm 2016.
Tháng 12 năm ngoái, ông Chung bị kết án 5 năm tù về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước và lạm dụng tài sản gây thất thoát hơn 40 triệu USD cho ngân sách nhà nước. Trước đó vài tháng, vị cựu chủ tịch 54 tuổi của TP Hà Nội bị đình chỉ chức vụ và bị tạm giam.
Trong các ngày xét xử từ 11 đế 13/12, ông Chung nhiều lần nói mình “bị oan”. Theo Tuổi Trẻ, cựu chủ tịch Hà Nội khẳng định ông không chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước mua chế phẩm thông qua Công ty Arktic và rằng mọi việc ông làm “chỉ là muốn nước sông hồ ở Hà Nội sạch sẽ, có lợi cho nhân dân chứ không vụ lợi.”
Trong lời nói sau cùng của mình, theo VietNamNet, ông Chung cho rằng từ bản kết luận điều tra đến cáo trạng “chưa thuyết phục” và mong HĐXX “xem xét thấu tình đạt lý” những nội dung mà các bị cáo đã nêu trong kiến nghị và khiếu nại.
Cùng bị kết án với ông Chung hôm 13/12, cựu Tổng giám đốc Công ty
TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Võ Tiến Hùng, nhận bản án 4 năm tù và Giám
đốc Công ty Arktic, Nguyễn Trường Giang, bị tuyên 4 năm 6 tháng tù.
(HRW) – Tổ chức Quan sát Nhân quyền kêu gọi trả tự do cho blogger Phạm Đoan Trang. Bà Phạm Đoan Trang sẽ bị đưa ra xét xử tại Hà Nội ngày 14/12/2021 với bản án có thể lên đến 12 năm tù vì tội «tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam». Trong thông cáo ngày 13/12, ông Phil Robertson, phó giám đốc Ban Á châu của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, nhận định: «Blogger năng động Phạm Đoan Trang phải đối mặt với đòn trả đũa nặng nề của chính quyền vì những hoạt động ủng hộ tự do biểu đạt, tự do báo chí và nhân quyền của bà trong suốt một thập niên» và «qua việc truy tố bà, nhà cầm quyền Việt Nam cho thấy họ sợ các tiếng nói phê phán có ảnh hưởng đến thế nào».
(AFP) – Tỷ phú Lê Trí Anh chấp nhận bản án dành cho mình. Trùm báo chí Hồng Kông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) cho biết ông «tự hào» khi bị kết án cùng với 7 nhà hoạt động ủng hộ dân chủ khác, vì đã tham gia vào cuộc biểu tình tưởng niệm cuộc đàn áp trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 2020. Ông Lê Trí Anh, bị kết án 13 tháng tù, năm nay 74 tuổi, là người đứng đầu Apple Daily, một tờ báo ủng hộ nền dân chủ nay đã bị đóng cửa.
(AFP) – Hàn Quốc không tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh 2022. Tổng thống Moon Jae In hôm nay 13/12/2021 khẳng định Seoul không nhận được từ bất kỳ quốc gia nào đề nghị tham gia phong trào tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh 2022, kể cả từ Mỹ. Ông Moon Jae In cũng nhấn mạnh Hàn Quốc cần tiếp tục hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở, Seoul cũng cần Bắc Kinh để tìm cách lập lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
(AFP) – Ủy Ban Châu Âu cấp thêm 30 triệu euro cho xã hội dân sự Belarus. Số tiền trên sẽ được dành cho thanh niên, các phương tiện truyền thông độc lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa hiện phải sống lưu vong. Thông báo được chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen đưa ra ngày 12/12/2021 sau cuộc gặp với lãnh đạo phe đối lập Belarus, bà Svetlana Tikhanovskaia, tại Bruxelles. Liên Âu cũng sẽ cấp học bổng cho những sinh viên và lao động trẻ chịu tác động từ cuộc khủng hoảng chính trị Belarus.
(AFP) – Pháp mở 400 cuộc điều tra về các mạng lưới làm giả chứng nhận Covid-19. Bộ trưởng Nội Vụ Pháp Gérard Darmanin ngày 12/12/2021 thông báo lực lượng an ninh đã phát giác hàng chục ngàn trường hợp dùng chứng nhận y tế giả. Nhiều cuộc thẩm vấn đã được tiến hành. Theo luật định, án phạt rất nặng, có thể lên đến 5 năm tù giam. Điều đáng tiếc là trong số đó có nhiều trường hợp có sự can dự của các nhân viên y tế. Hồi cuối tháng 11 vừa qua, một bác sĩ vùng Val de Marne, ngoại ô Paris, bị nghi ngờ đã bán 220 chứng nhận y tế giả.
(Reuters) – Covid-19: Tổng số ca nhiễm virus corona ghi nhận tại Mỹ đã vượt quá ngưỡng 50 triệu người. Đây là số liệu hãng tin Anh Reuters công bố hôm nay dựa trên các số liệu chính thức được tổng hợp từ đầu dịch đến ngày 12/12/2021. Sau hai tháng giảm, từ 2 tuần nay số ca nhiễm thường nhật tại Mỹ lại tăng trở lại, chủ yếu do biến thể Delta. Từ cuối tháng 11/2021 đến nay, số ca nhập viện đã tăng 20%, số ca tử vong tăng 4,6%. Cho đến nay, tại Mỹ có tổng cộng hơn 800.000 người chết vì Covid-19.
(AFP) – Tổng Thống Mỹ Joe Biden công bố tình trạng thảm họa thiên tai liên bang tại tiểu bang Kentucky. Sau
vụ lốc xoáy làm ít nhất 83 người thiệt mạng, hôm qua 12/12 tổng thống
Biden đã công bố tình trạng thảm họa liên bang tại bang Kentucky. Cảnh
sát cho biết các nhân viên tìm kiếm và cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm các
nạn nhân khác.
(AFP) -Vừa cắt đứt quan hệ với Đài Loan, Nicaragua nhận được hàng trăm nghìn liều vac-xin Trung Quốc. Ngày 12/12/202,phái đoàn Nicaragua, dẫn đầu là Rafael và Laureano Ortega, hai con trai tổng thống Daniel Ortega, đã đến Trung Quốc để chính thức thiết lập quan hệ với Bắc Kinh, thảo luận về các dự án hợp tác. Trở về Managua trên chuyến bay của Air China, họ cho biết có thêm 800.000 liều vac-xin của Sinopharm sẽ được chuyển đến Nicaragua trong những ngày tới đây.
(RFI) – Đảo Phục Sinh – Chile chuẩn bị mở cửa đón du khách trở lại. Nằm giữa Thái Bình Dương, đảo Phục Sinh đã đóng cửa với khách du lịch kể từ khi đại dịch bắt đầu. Tuần này, người dân ở đảo đã bỏ phiếu để nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế tới Chile. Do đó, những du khách đầu tiên có thể tới đây vào ngày 03/02/2022 để dự lễ hội truyền thống quan trọng nhất năm, Tapati.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211213-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p