Tin Tổng Hợp – 10/12/21
TT Pháp công bố những tham vọng lớn cho vai trò chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu
Thứ Năm, 09/12/2021, tổng thống Pháp Emmanuel Macron trình bày những ưu tiên cho vai trò chủ tịch luân phiên của Pháp tại Liên Hiệp Châu Âu, bắt đầu từ đầu năm 2022. Cải cách không gian Schengen, Hiệp ước Di dân, Quốc phòng châu Âu… tất cả đều nằm trong số các đề nghị đầy tham vọng của nguyên thủ Pháp.
Theo AFP, trong buổi họp báo kéo dài một giờ, chủ nhân điện Elysée công bố cụ thể các chương trình hành động cho lần chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu sắp tới. Theo đó, những ưu tiên hàng đầu sẽ là cải cách không gian Schengen sao cho khối này có thể «bảo vệ tốt hơn các đường biên giới» trước các cuộc khủng hoảng di dân liên tiếp.
Ông đề nghị «xem xét lại khung ngân sách» cho Liên Hiệp Châu Âu, cho đến lúc này được quy định theo các tiêu chí của Hiệp ước Maastricht, khi cho rằng câu hỏi «ủng hộ hay chống quy định mức thâm hụt ngân sách ở 3% là đã lỗi thời».
Mối quan hệ với châu Phi đặc biệt được tổng thống Pháp chú trọng nhiều, khi kêu gọi một « thỏa thuận mới » với châu lục đen. Tổng thống Emmanuel Macron thông báo một cuộc họp thượng đỉnh giữa Liên Hiệp Châu Phi và Liên Hiệp Châu Âu vào hai ngày 17-18/02/2022 tại Bruxelles nhằm «tái lập một cách sâu rộng» mối quan hệ «có phần mệt mỏi» giữa hai châu lục.
Tóm lại, với phương châm «Phục hồi, Hùng mạnh và Gắn kết» và trước biểu tượng UE hai mầu xanh dương và đỏ trên nền một mũi tên mầu trắng, biểu hiện cho «tham vọng tiến lên phía trước», tổng thống Pháp tóm gọn chương trình hành động như sau: «Chúng ta phải chuyển từ một châu Âu hợp tác trong nội bộ thành một châu Âu hùng mạnh trên thế giới, có đầy đủ chủ quyền, tự do về các quyết định và làm chủ định mệnh của mình».
Pháp: Vai trò chủ tịch luân phiên và cuộc đua với thời gian
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra: Với một chương trình đầy tham vọng, liệu tổng thống Macron có đủ thời gian để xúc tiến các hồ sơ do nhiệm kỳ làm chủ tịch luân phiên bị hạn chế bởi cuộc bầu cử tổng thống Pháp?
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet cho biết những hoài nghi trong lòng khối EU:
«Tại Nghị Viện Châu Âu, các đại biểu tính rằng giai đoạn trước bầu cử sẽ lấy mất của nước Pháp chủ tịch ít nhất hai tháng hữu ích, và đối với những người bi quan nhất, thì bước chậm lại đầu tiên sẽ được thấy ngay từ giữa tháng 3/2022.
Yêu cầu phải dè dặt sẽ cản trở nhiều bộ trưởng Pháp chủ trì các cuộc họp không chính thức, những cuộc họp mà ở đó họ có nhiều khả năng nhất để thúc đẩy các chủ đề được đặt lên hàng ưu tiên. Một số đại biểu khẳng định rất có thể có một sự thay đổi ngày như trường hợp Estonia đã phải nắm vai trò chủ tịch luân phiên đầu tiên sớm hơn 6 tháng hồi năm 2017 do việc Anh Quốc rời khối.
Nhưng việc tổ chức bầu cử tổng thống Pháp vào mùa xuân 2022 rất có thể chỉ là một trở ngại nhỏ, theo như một số khác, khi cho rằng nhiều hồ sơ do Emmanuel Macron đưa ra trên thực tế đã được xúc tiến trước đó. Chẳng hạn như trường hợp của chương trình cải cách không gian Schengen, sẽ được trình ra Ủy Ban Châu Âu ngay từ tuần tới. Đó cũng là trường hợp của dự án la bàn chiến lược (bàn về những định hướng địa chính trị tương lai của châu Âu) mà lãnh đạo ngành ngoại giao Josef Borell đã công bố trước đó.
Nhiều người khác còn nhấn mạnh rằng một phần lớn công việc của vai trò chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu chính là tìm kiếm một sự đồng thuận giữa 27 nước, hơn là phải lắng nghe những quan điểm riêng và sau cùng rất nhiều đời chủ tịch đã phải để lại nhiều hồ sơ dang dở.»
Minh Anh
Quốc hội Mỹ tăng ngân sách quốc phòng, gửi tín hiệu tới Nga, Trung
08/12/2021 – Reuters – Giới lập pháp Mỹ tìm cách gia tăng mua máy bay và tàu Hải quân gầy
dựng quân sự mạnh mẽ, gởi tín hiệu cho Nga và Trung Quốc trong ngân sách
quốc phòng khổng lồ thường niên công bố ngày 7/12.
Đạo luật về quyền hạn quốc phòng (NDAA) trong năm tài khóa 2022 cho phép chi tiêu gần 770 tỉ đô la trong quốc phòng và bổ sung vào yêu cầu của Ngũ Giác Đài về tàu chiến và máy bay và tăng lương binh sĩ.
Yêu cầu ngân sách nguyên thủy của chính quyền Biden từ tháng 5 đã được thảo luận trong năm và Quốc hội Mỹ công bố phiên bản NDAA thỏa hiệp sau khi lãnh đạo Dân chủ và Cộng hòa của Hạ viện và Ủy ban Quân vụ Thượng viện đàm phán về những gì nên được bao gồm trong luật.
Luật tăng ngân sách cho phép mua 17 máy bay chiến đấu F-15EX của Boeing và cũng tài trợ mua 13 chiến hạm.
Các nhà lập pháp Mỹ đưa một loạt các nỗ lực để đẩy lùi Nga và Trung Quốc vào trong luật chi tiêu quốc phòng khổng lồ hàng năm, bao gồm 300 triệu đô la cho quân đội Ukraine và một tuyên bố ủng hộ việc bảo vệ Đài Loan.
https://www.voatiengviet.com/a/6343866.html
HRW nói về phiên xử Phạm Đoan Trang và nhân quyền Việt Nam
Hai nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Việt Nam, Phạm Đoan Trang và Trịnh Bá Phương, dự kiến sẽ hầu tòa trong hai phiên xử riêng biệt từ 14-15/12.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử hai nhà hoạt động đã bị hoãn một lần hồi đầu tháng 11, thời điểm ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam, sang Vương quốc Anh tham dự hội nghị khí hậu toàn cầu.
Nhà báo Phạm Đoan Trang bị cáo buộc cùng tội danh ‘tuyên truyền chống Nhà nước’. Ông Trịnh Bá Phương bị cáo buộc tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
BBC News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) trước phiên tòa xét xử hai nhà hoạt động:
BBC: Từ khi bị bắt cho tới nay, Phạm Đoan Trang và Trịnh Bá Phương chỉ mới được gặp luật sư một lần và chưa được gặp gia đình lần nào. Ông nhận định như thế nào về việc này?
Phil Robertson: Việt Nam về cơ bản đã thất bại trong việc đảm bảo công bằng tại các phiên tòa công bằng – và điều này thì ai cũng biết. Những hạn chế mà họ áp đặt khiến luật sư bào chữa gần như không thể gặp thân chủ chỉ là một phần trong số đó.
Cơ quan tư pháp của Việt Nam bị Đảng Cộng sản kiểm soát triệt để nên khó có thể gọi nó là hệ thống tư pháp hay luật pháp vì các phán quyết đã được Đảng quyết định trước.
Ít
nhất, người ta hy vọng rằng các nguyên tắc nhân đạo cơ bản như tạo điều
kiện cho bị cáo gặp gia đình của họ sẽ được đảm bảo. Nhưng rõ ràng Đảng
Cộng sản Việt Nam đang hướng tới một lập trường khắc nghiệt hơn nhiều
đối với những người bất đồng chính kiến.
Các bản án tù nặng nề hơn sẽ được tuyên chóng vánh trong các phiên tòa kéo dài một ngày chỉ mang tính ‘trình diễn’.
Nhiều người bị tạm giam trước khi xét xử tới hơn một năm. Trong thời gian đó, các quyền cơ bản của họ đều bị vi phạm, như một phần của cái gọi là ‘giai đoạn điều tra’.
BBC: Sau
khi các tổ chức và cộng đồng quốc tế gây áp lực lên chính phủ Việt Nam,
một số nhà hoạt động đã được trả tự do và hiện đang sống lưu vong. Ông có cho rrằng Phạm Đoan Trang và Trịnh Bá Phương có thể có kết cục giống như vậy không?
Phil Robertson: Việt Nam đã sử dụng giải pháp ‘trả tự do để lưu vong’ này một cách vị kỷ, khiến những người bất đồng chính kiến nổi tiếng buộc phải rời khỏi đất nước mình, một phần bằng cách làm cho điều kiện sóng trong tù không thể chịu đựng được.
Việt Nam hầu như không cho những người này quyền lựa chọn nào khác, khi mà họ thường đối mặt với các bản án tù dài hơn một thập kỷ trong các nhà tù khắc nghiệt, nơi quyền cơ bản bị vi phạm, mất vệ sinh và thiếu thốn chăm sóc y tế khiến họ có thể đối mặt với cái chết.
Các tù nhân chính trị cũng bị lính canh và các tù nhân ‘được ủy thác’ nhắm tới và đe dọa – đây cũng là một vấn đề nổi cộm đáng lo ngại.
Các chính phủ nước ngoài có thiện chí có thể nghĩ rằng họ đang làm đúng khi tham gia vào các thỏa thuận ‘trả tự do để sống lưu vong’ như vậy, nhưng đó thực sự là một tình huống mà Hà Nội vẽ ra để họ không phải đưa ra giải pháp tôn trọng quyền thực sự.
BBC:Ông có thể so sánh tình hình nhân quyền hiện nay ở Việt Nam với những năm trước đây?
Phil Robertson:
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang trở nên tồi tệ hơn mỗi năm, với
nhiều nhà bất đồng chính kiến bị bắt và bị kết án tù nặng nề hơn. Cảnh
sát và côn đồ cũng gia tăng sách nhiễu và đe dọa đối với các nhà hoạt
động.
Rõ ràng, Việt Nam đã lợi dụng việc cộng đồng quốc tế thiếu chý ý trong thời gian Covid-19 để đàn áp các nhà hoạt động trên khắp cả nước, và đáng buồn là cộng đồng quốc tế hầu như không lên tiếng về điều này.
Người ta hy vọng rằng sẽ có nhiều tiếng nói bênh vực Phạm Đoan Trang tại phiên tòa xét xử cô, nhưng cho đến nay, một năm qua, chứng kiến sự đàn áp gia tăng ở Việt Nam, phần lớn chỉ im lặng.
Điều này không thể tiếp tục và các chính phủ trên thế giới cần kêu gọi Việt Nam lên tiếng vì những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
BBC: Trong khi các phán quyết hoặc quyết định của Liên Hiệp Quốc hoặc các tổ chức quốc tế khác không có giá trị ràng buộc vể mặt pháp lý, theo ông chúng ta có thể làm gì để chính phủ Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền và tôn trọng tiếng nói đối lập?
Phil Robertson: Chính
phủ Việt Nam có thể lúng túng trước những tuyên bố mạnh mẽ của các quốc
gia ở Châu Âu và Bắc Mỹ, và những nỗ lực mạnh mẽ hơn để gắn các vấn đề
như lợi ích thương mại với việc thực thi nhân quyền.
Hà Nội cũng nhạy cảm với những chỉ trích mạnh mẽ từ Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các báo cáo viên đặc biệt của tổ chức này. Nhưng Liên Hiệp Quốc đã quá ít chú ý đến bản chất ngày càng đàn áp và độc tài của chính phủ Việt Nam.
Vấn đề cơ bản là trong khi Việt Nam tiếp tục trượt dài thì ‘thành tích’ đáng nể về vi phạm nhân quyền của Việt Nam không nhận được sự chú ý cần có. Và nếu điều đó tiếp tục kéo dài, thì tình trạng vi phạm quyền nghiêm trọng sẽ xảy ra.
BBC:Ông muốn gửi thông điệp gì tới chính phủ Việt Nam trước phiên tòa xét xử Phạm Đoan Trang và Trịnh Bá Phương?
Phil Robertson: Việt Nam quyết định hoãn phiên tòa đột ngột có thể là kết quả của việc giới ngoại giao tại Hà Nội gia tăng áp lực đối với vụ án này. Cũng đã có một tuyên bố chung từ 28 tổ chức phi chính phủ, trong đó có chúng tôi – Human Rights Watch, về vụ việc của Phạm Đoan Trang.
Điều này cho thấy áp lực có thể tác động đến chính phủ Việt Nam, nhưng nỗ lực đó phải được duy trì.
Cả Phạm Đoan Trang và Trịnh Bá Phương đều không làm gì sai, và họ nên được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.
Những nhà hoạt động xã hội dân sự như thế này cần được khen ngợi vì sự trung thực, dũng cảm và cam kết hành động cho một nhà nước tốt đẹp hơn, chống tham nhũng và bảo vệ nhân quyền. Họ không nên bị trừng phạt như tội phạm.
Mỗi khi những nhà hoạt động như vậy bị bắt vào tù, người dân và đất nước Việt Nam lại yếu thế hơn.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59245028
(AFP) – Bắc Kinh cấm các nhà hoạt động nhân quyền ra khỏi nhà trong ngày Nhân Quyền Quốc Tế. Các luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền của Trung Quốc đã bị ngăn cấm rời khỏi nhà vào thứ Sáu, 10/12/2021, ngày Nhân quyền Quốc tế thường niên. Tất cả các nhà đấu tranh được mời tham gia ngày lễ do Liên Hiệp Châu Âu tổ chức đều không thể đến tham dự. Theo luật sư, nhà hoạt động nhân quyền Vương Toàn Chương, bị cấm ra ngoài, chính quyền đã nêu lên hai lý do: hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ do Mỹ tổ chức, Bắc Kinh lo sợ sự tham gia của các nhà hoạt động.
(RFI) – Vụ tấn công vào điện Capitol: Tư Pháp Mỹ cho phép chuyển giao cho Quốc Hội các tài liệu liên quan đến Donald Trump. Hôm qua 09/12/2021, tòa phúc thẩm liên bang tại Washington đã ra phán quyết đồng ý với việc chuyển giao cho Quốc Hội các tài liệu có khả năng liên quan đến cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trong vụ tấn công vào Điện Capitol hôm 06/01/2021. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các tài liệu này sẽ ngay lập tức được chuyển đến ủy ban đặc biệt. Các luật sư của Donald Trump sẽ có 2 tuần để yêu cầu Tòa Tối Cao ra phán quyết ngăn chận khẩn cấp.
(AFP) – Úc bị cháy rừng và ngập lụt. Các cơ quan chức năng Úc hôm nay 10/12/2021 thông báo : Nước này đã hứng chịu hai trận thiên tai, với một đám cháy rừng lớn ở bờ biển phía tây và trận mưa lớn gây ra lũ lụt ở phía đông đất nước. Các nhà chức trách cho biết không ai bị thương và cũng không có thiệt hại nào về vật chất.
(AFP) – Nhà báo của Philippines và Nga đến Na Uy nhận giải Nobel Hòa Bình.
Maria Ressa, đồng sáng lập báo Rappler ở Philipines và và Dmitri
Muratov, tổng biên tập của tờ Novaïa Gazeta, đến Oslo, Na Uy nhận giải
Nobel Hòa Bình vào hôm nay, 10/12/2021. Giải thưởng đã được công bố từ
tháng 10. Cả hai nhà báo được tôn vinh vì cuộc chiến đấu tranh giành
quyền “bảo vệ quyền tự do ngôn luận”. Về phần Maria Ressa, bà đang phải
đối mặt với 7 truy tố pháp lý, có nguy cơ bị bỏ tù vì trang báo Rappler
nhiều lần chỉ trích chính quyền Phillippines. Ít nhất 16 nhà báo đã bị
giết hại tại Phillipines từ khi Duterte lên lãnh đạo. Trước đó, nhà báo
Ressa đã bị ngăn cấm đến Oslo nhận giải.
(NIKKEI ASIA) – Nhật bản đầu từ vào ứng dụng thanh toán thông minh của Việt Nam. Ngân hàng Mihozu của Nhật Bản dự kiến đầu tư lên đến 30 tỷ yên (170 triệu đô la) để mua 7,5 % cổ phần của công ty M – Service vào cuối năm 2021, nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động kinh doanh của công ty Việt Nam. Thành lập từ năm 2007, M – Service vận hành ứng dụng thanh toán Ví Momo được hơn 20 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Ngân hàng Nhật Bản cũng đặt mục tiêu có được vị trí lớn hơn trong lĩnh vực tài chính ở Đông Nam Á, khi dân số và nền kinh tế của khu vực này vẫn tiếp tục tăng trưởng.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211210-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p