Sự hung hăng ngày càng tăng của Bắc Kinh khiến chính sách của Hoa Kỳ thêm cứng rắn

Cac Bai Khac

No sub-categories

Sự hung hăng ngày càng tăng của Bắc Kinh khiến chính sách của Hoa Kỳ thêm cứng rắn

6/12/21 – Bài bình luận của thạc sĩ Anders Corr trên tờ Epochtimes.

Tổng thống Joe Biden đang dần công khai cam kết của mình trong việc
bảo vệ Đài Loan khỏi Trung Quốc, thúc đẩy xu hướng được tiếp nối từ cựu
tổng thống George W. Bush và tổng thống tiền nhiệm Donald Trump. Điều
này nâng cao hiểu biết của Mỹ về Đài Loan như một quốc gia có chủ quyền
và nền dân chủ đáng được bảo vệ. Tổng thống Biden đang mở rộng cách tiếp
cận này trên quy mô toàn cầu.

Quốc kỳ Đài Loan (ảnh: Shutterstock).

Thông qua Ba cuộc giao tiếp (Three Communiqués) năm 1972-1982 và Đạo
luật Quan hệ Đài Loan năm 1979, Hoa Kỳ đã thích ứng với sự hiếu chiến
của Bắc Kinh trong vòng hơn 70 năm. Với sự đa dạng về chính trị và nền
dân chủ, Đài Loan là đại diện cho quốc gia sở hữu lượng lớn người Hoa
duy nhất trên thế giới với sự tham gia thành công của người dân vào nền
dân chủ. Vì lý do đó, Đài Loan là một ví dụ sáng giá về những gì mà
Trung Quốc và Singapore (cũng là những quốc gia đa số là người gốc Hoa)
có thể đạt được nếu họ chuyển từ chủ nghĩa độc tài sang dân chủ.

Với bối cảnh chính trị thay đổi trong 70 năm qua, trong đó Đảng Cộng
sản Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và hiếu chiến, cùng với việc Đài Loan
chuyển từ quốc gia độc tài sang dân chủ, luật pháp và chính sách của
Hoa Kỳ phải có một cam kết rõ ràng để bảo vệ cho Đài Loan. Đài Loan cũng
cần được công nhận là một thành viên bình đẳng và có chủ quyền của Liên
Hợp Quốc, để đảm bảo vấn đề an ninh của mình trong hệ thống quốc tế.

Với lời cam kết vào ngày 21/10 nhằm bảo vệ Đài Loan trước cuộc xâm
lược quân sự của Trung Quốc, ông Biden đang thực hiện khá tốt trong
hướng đi của mình. Nhưng tổng thống Mỹ và các đồng minh phải làm nhiều
hơn thế nữa.

Thông qua các lệnh hành pháp và luật pháp, chính sách của ông Biden
phải trở thành một trong những chính sách của Hoa Kỳ, nhằm củng cố quyền
lực lâu dài về tự do ở Đài Loan, vượt quá cả nhiệm kỳ tổng thống của
chính ông Biden. Điều này là quan trọng đối với khả năng phòng thủ lâu
dài của Mỹ và các đồng minh trước Trung Quốc.

Việc bảo vệ Đài Loan quyết định đến việc bảo vệ cả ​Nhật Bản​​, một
đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, Nhật
Bản có khả năng sẽ hỗ trợ Mỹ trong việc bảo vệ Đài Loan.

Các nhà phân tích quốc phòng Nhật Bản cho biết: “Cán cân quân sự tổng
thể giữa Trung Quốc và Đài Loan đang nghiêng về phía Trung Quốc và
khoảng cách dường như đang tăng lên qua từng năm. Cần chú ý đến các xu
hướng gần đây như tăng cường lực lượng của Trung Quốc và Đài Loan, việc
Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan và việc Đài Loan tự phát triển các thiết
bị quân sự trọng yếu của mình”.

Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ở Nhật Bản đang tìm cách tăng chi tiêu
quốc phòng từ 1% ở hiện tại lên 2% GDP – phù hợp với Đài Loan và tiêu
chuẩn NATO – góp phần răn đe Trung Quốc. Con số đó sẽ được tăng lên ít
nhất 3,7%, mức chi tiêu quốc phòng của Mỹ vào năm 2020.

Theo Giáo sư James Kraska, người giữ hai chức vụ tại Trường Luật
Harvard và Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, Trung Quốc đang
làm tổn hại hình ảnh quốc tế của chính họ thông qua việc quá hung hăng ở
Đông Á.

Ông Kraska viết: “Thực tế chiến lược về mục tiêu bá chủ của Trung
Quốc ở Đông Á đang thúc đẩy sự đồng thuận của lưỡng đảng ở Hoa Kỳ và cả
Nhật Bản rằng, an ninh Đài Loan là điều cần thiết cho sự ổn định trong
khu vực”.

Hiệp ước an ninh AUKUS​​ mới, bao gồm Úc, Anh và Hoa Kỳ, đóng một
phần vai trò ngăn chặn và có thể sẽ được kích hoạt nếu Trung Quốc tấn
công Đài Loan. Sự gần gũi của các thành viên AUKUS được thể hiện qua
việc họ sẵn sàng chia sẻ công nghệ đẩy tàu ngầm hạt nhân với Úc. Đài
Loan cuối cùng có thể tham gia AUKUS, mặc dù Đài Bắc hiện tuyên bố rằng
họ không tìm kiếm công nghệ như vậy.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Sir Nicholas Carter cho biết vào ngày 20/10
rằng, AUKUS không có nghĩa là độc quyền, nó tập trung vào phát triển
công nghiệp và tại một số điểm có thể bao gồm Nhật Bản, Canada và New
Zealand. Việc kết nạp thêm Đài Loan cũng sẽ hình thành nên một sứ mệnh
rõ ràng hơn và AUKUS sẽ đi xa hơn việc chỉ chia sẻ công nghệ quân sự
giữa các thành viên. 

Đài Loan là đối trọng nhỏ về mặt quân sự nhưng mạnh mẽ về mặt tư
tưởng đối với Bắc Kinh. Do đó, sự tồn tại của Đài Loan không chỉ có ý
nghĩa đối với châu Á mà còn đối với với lý tưởng dân chủ của quốc tế.
Thông qua các cam kết từ các nền dân chủ đồng minh để bảo vệ hòn đảo và
trừng phạt kinh tế nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, tình hình được giải
quyết bằng cách buộc Bắc Kinh phải chấp nhận Đài Loan là một quốc gia
độc lập và có chủ quyền.

Mặc dù gần đây tổng thống Biden đã cam kết bảo vệ Đài Loan về mặt
quân sự, Hoa Kỳ vẫn bị ràng buộc với cách tiếp cận từ chiến lược mơ hồ.
Các tuyên bố của Tòa Bạch Ốc, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao, đặc biệt là
những tuyên bố không thay đổi chính sách, những điều này đều chứng tỏ
rằng, vẫn tiếp tục có sự mâu thuẫn về câu hỏi Hoa Kỳ sẽ làm gì nếu Trung
Quốc tấn công Đài Loan.

Tuy nhiên, như phóng viên David Sanger của New York Times đã lưu ý,
cam kết bảo vệ Đài Loan của ông Biden có thể là một hành động củng cố
quan điểm của Mỹ đối với Bắc Kinh, do sức mạnh ngày càng gia tăng từ
ĐCSTQ.

Ông Biden “có thể phản ánh mong muốn cứng rắn trong tiếng nói của
Washington để chống lại các khả năng có thể đến từ phía Trung Quốc, điều
này sẽ khiến nhiều động thái tinh vi hơn [của ĐCSTQ] xuất hiện để siết
chặt Đài Loan như cắt đứt cáp biển, ngắt kết nối internet… thay vì một
cuộc xâm lược hoàn toàn”, theo ông Sanger.

Hugh Tomlinson và Didi Tang của The Time đã viết: “Tòa Bạch Ốc đã
đúng: Tổng thống Biden đã không thực sự thay đổi chính sách về việc
Washington có bảo vệ Đài Loan trước cuộc tấn công của Trung Quốc hay
không… Điều mà ông ấy đang tiến gần đến là từ bỏ chính sách chiến lược
mơ hồ đã kéo dài hàng thập kỷ, trong đó Mỹ được cho là bảo vệ Đài Loan
nhưng lại không lên tiếng”.

Thông qua nhiều lần tuyên bố về ý định quân sự bảo vệ Đài Loan, ông
Biden đang thúc đẩy chính sách theo hướng rõ ràng hơn và cam kết nhiều
hơn đối với việc bảo vệ nền dân chủ của hòn đảo này.

Nhưng cam kết của Mỹ trong việc giúp Đài Loan tự vệ vẫn là chưa đủ.
Ông Kraska đã vạch ra những thay đổi mà nền kinh tế và quân sự Hoa Kỳ sẽ
phải trải qua để duy trì sức mạnh phòng thủ của mình trên quy mô toàn
cầu.

“Để duy trì vị thế siêu cường quốc trên thế giới, Hoa Kỳ nên áp dụng
các chính sách kinh tế trọng cung, có thể đạt được mức tăng trưởng kinh
tế 4-5%, có thể sẽ nhiều hơn những gì Trung Quốc đang hoặc sẽ đạt được.
Trong khi tiến hành cuộc tấn công mạng chống lại Đảng Cộng sản Trung
Quốc, Mỹ và các đồng minh của mình cũng nên tách rời khỏi nó. Cuối cùng,
các quốc gia phương Tây và Nhật Bản phải điều chỉnh lại chi tiêu quân
sự để phù hợp với những tham vọng của mình, bao gồm cả việc ưu tiên các
lực lượng mà có thể thực hiện mệnh lệnh của các lực lượng chung trên
toàn cầu, gồm cả trong lòng đại dương và vùng trời, không gian mạng và
không gian bên ngoài ”.

Mỹ phải có các phương tiện giúp đạt được hòa bình thông qua sức mạnh, không chỉ đối với Đài Loan mà còn trên tất cả các chiến trường trong tương lai. Điều đó đòi hỏi một nền kinh tế Mỹ cần phải mạnh hơn để có điều kiện đầu tư cho quốc phòng nhiều hơn và tái cân bằng các lực lượng quân sự của Mỹ.

Hải Vy

https://www.dkn.tv/the-gioi/su-hung-hang-ngay-cang-tang-cua-bac-kinh-khien-chinh-sach-cua-hoa-ky-them-cung-ran.html