Chính sách ngoại giao chiến lang của Bắc Kinh khiến Thụy Điển không còn nể nang
Thụy Điển từng là một trong những quốc gia đem lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc, nhưng mối quan hệ hai bên đã trở nên tồi tệ trong những năm qua. Việc Thụy Điển ủng hộ nhân quyền cùng lập trường cứng rắn đối với chính sách ngoại giao sói chiến của Trung Quốc đã khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khó chịu, theo trang Epoch Times.
Ông Quế Tùng Hữu (Gui Congyou) từng là đại sứ tại Thụy Điển từ năm 2017. Trong 4 năm đảm nhiệm vị trí này, Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã triệu tập ông khoảng 40 lần và các nghị sĩ Thụy Điển đã hai lần yêu cầu trục xuất ông khỏi đất nước.
Ông Quế là một trong những nhà ngoại giao theo phong cách sói chiến của Trung Quốc. Các nhà ngoại giao chiến binh sói thường sử dụng những lời lẽ gây hấn và thô lỗ dưới danh nghĩa ủng hộ ĐCSTQ.
Thụy Điển đã mất kiên nhẫn với chiến lược ngoại giao này. Quốc gia Bắc Âu này từng là một trong những quốc gia phương Tây thân thiện nhất với Trung Quốc. Đây là quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1950. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên tồi tệ kể từ đó. Một cuộc thăm dò năm 2021 do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện cho thấy những người ở Thụy Điển có quan điểm tiêu cực về ĐCSTQ đã tăng từ 49% vào năm 2017 lên 80% vào năm 2021.
Phong cách sói chiến của đại sứ Quế Tùng Hữu
Ông Quế đã nhiều lần chế nhạo và đe dọa sự lãnh đạo của Thụy Điển một cách công khai.
Nhà báo tự do người Thụy Điển Jojje Olsson cho biết ông đã nhận được email từ đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 9/4/2021, cáo buộc ông về tội “làm băng hoại đạo đức” và đe dọa ông sẽ phải gánh “hậu quả” của việc ông đưa tin chỉ trích Bắc Kinh.
Các chính trị gia Thụy Điển, trong đó có Lars Adaktusson, phát ngôn viên chính sách đối ngoại của Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo, ngay lập tức kêu gọi trục xuất đại sứ Quế khỏi Thụy Điển.
Vào ngày 18/1/2020, ông Quế Tùng Hữu đã ví truyền thông Thụy Điển như một “võ sĩ quyền anh hạng nhẹ”, nói rằng “[tôi] không giống như một võ sĩ hạng nhẹ 48 kg, người gây thù chuốc oán với một võ sĩ hạng nặng 86 kg, người có lòng tốt và thiện chí thúc giục võ sĩ [nhỏ hơn] hãy tự biết clo cho bản thân mình”.
Chính phủ Thụy Điển đã triệu tập ông Quế vì những bình luận của ông, và Đảng Dân chủ Thụy Điển, Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo và Đảng Cánh tả kêu gọi trục xuất ông ta vì những lời lẽ khiêu khích.
Vào tháng 11/2019, ông Quế nói với đài phát thanh công cộng của Thụy Điển rằng, “Chúng tôi đã chiêu đãi bạn bè bằng rượu ngon, nhưng đối với kẻ thù của chúng ta, chúng ta có súng ngắn”.
Chi nhánh của Hội nhà văn quốc tế PEN International tại Thụy Điển đã trao giải Tucholsky nổi tiếng cho ông Quế Dân Hải (Gui Minhai), một chủ hiệu sách, làm nghề xuất bản và nhà bất đồng chính với ĐCSTQ – hiện đang bị cầm tù ở Trung Quốc.
Đáp lại, vào ngày 7 /11/2019, trên trang web chính thức, đại sứ quán của ĐCSTQ tại Thụy Điển đã gọi ông Quế Dân Hải là “tội phạm” và “kẻ bịa đặt và tung tin đồn thất thiệt”, và việc trao thưởng chính là “một cái tát vào mặt” chính quyền ĐCSTQ. Bộ trưởng Văn hóa Thụy Điển Amanda Lind công bố giải thưởng vào tháng 11/2019 bất chấp sức ép từ đại sứ quán Trung Quốc.
Để trả đũa, đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển đã đe dọa hủy các chuyến đi của hai phái đoàn doanh nghiệp Thụy Điển đến Trung Quốc. Nhưng Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven kiên quyết rằng Thụy Điển sẽ không nhượng bộ trước những lời đe dọa của Bắc Kinh.
Vào ngày 2/9/2018, ba du khách Trung Quốc đã tranh chấp ở một nhà nghỉ Thụy Điển. Quản lý nhà nghỉ đã gọi điện báo cảnh sát và họ đã không cho du khách Trung Quốc ở lại. Hai tuần sau, ông Quế biến sự việc này thành một cuộc ẩu đả. Ông cáo buộc cảnh sát Thụy Điển “đối xử tàn bạo” với du khách Trung Quốc trên trang web của đại sứ quán. Ông thậm chí còn đặt câu hỏi liệu chính phủ Thụy Điển có “tôn trọng phẩm giá của con người hay không”.
Đáp lại những hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Quế Tùng Hữu, thị trưởng của Linköping, Lars Vikinge, tuyên bố cắt đứt quan hệ chị em với thành phố Quảng Châu. Thành phố lớn thứ hai của Thụy Điển Gothenburg đã chấm dứt mối quan hệ thành phố kết nghĩa với Thượng Hải.
Theo báo cáo của Viện Các vấn đề Quốc tế Thụy Điển, từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2019, Đại sứ quán Trung Quốc đã đưa ra 57 tuyên bố chỉ trích việc đưa tin của báo chí Thụy Điển về Trung Quốc.
Thụy Điển phản đối ĐCSTQ vi phạm nhân quyền
Thụy Điển là một trong những quốc gia châu Âu đã lên tiếng phản đối chính quyền Trung Quốc vì những vi phạm nhân quyền.
Vào ngày 21/10/2020, Tám thành viên Quốc hội Thụy Điển đã đến ủng hộ một cuộc biểu tình nhân quyền có sự tham gia của các học viên Pháp Luân Công và các thành viên của các nhóm nhân quyền khác.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện thiền định an hòa dạy các học viên áp dụng các nguyên tắc Chân, Thiện, Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày của họ. ĐCSTQ đã đàn áp môn tập này từ năm 1999 cho đến tận hôm nay. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị chính quyền ĐCSTQ bắt bớ và giết hại.
Ann-Sofie Alm, một thành viên Quốc hội Thụy Điển, nói với trang web Minghui rằng: “Trên thực tế, cuộc đàn áp người thiểu số ở Trung Quốc là một trong những tội ác chống lại nhân quyền tồi tệ nhất mà thế giới từng chứng kiến. Một số quan sát viên quốc tế và các cơ quan tư pháp đã miêu tả hành động này như một cuộc diệt chủng”.
Theo một bản tin trên trang Minghui, 606 nhà lập pháp từ 30 quốc gia, bao gồm cả Thụy Điển, đã ký một tuyên bố chung vào ngày 18/7/2020 lên án ĐCSTQ vì đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công.
Ngoài sự phản đối phong cách chiến binh sói, quan chức Thụy Điển cũng lên án các chính sách vi phạm nhân quyền khác của ĐCSTQ. Carl Bildt, cựu thủ tướng kiêm ngoại trưởng Thụy Điển, đã chỉ ra ĐCSTQ đã tạo ra “nạn đói và khủng bố của‘ Đại nhảy vọt ’và‘ Cách mạng văn hóa”. Hệ tư tưởng của ĐCSTQ đi ngược lại với các giá trị phổ quát như tự do, dân chủ, pháp quyền và nhân quyền. ĐCSTQ đã tước đoạt các quyền tự do của người dân Trung Quốc, như tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận.
Trong khi Thụy Điển đạt 100 điểm – mức cao nhất và toàn diện trong báo cáo tự do toàn cầu năm 2021 của Freedom House, thì Trung Quốc chỉ đạt có 9 điểm.
Freedom House kết luận trong tổng quan hàng năm rằng Trung Quốc ngày càng trở nên “hà khắc”, vừa thắt chặt kiểm soát nhiều khía cạnh của xã hội vừa phá hoại nền pháp quyền của chính họ.
Phụng Minh – 08/11/2021