Sinh Hoạt Chánh Trị Và Cuộc Vận Động Nhân Quyền – Thanh Thủy

Cac Bai Khac

No sub-categories

Sinh Hoạt Chánh Trị Và Cuộc Vận Động Nhân Quyền – Thanh Thủy

I.- Hậu quả thường xãy ra trong những cuộc tranh luận

Thông thường có 3 điều được đem ra thảo luận giữa bạn bè với nhau sẽ rất dễ đưa đến tình trạng cãi lẫy vì tư tưởng trái chiều, đưa đến những xung đột, nhẹ thì chỉ làm mất lòng nhau, nếu nặng thì còn xãy ra nhiều trường hợp từ tình bạn sẽ biến thành thù nghịch vì va chạm vào tự ái đến nổi không còn muốn nhìn mặt nhau nữa. Cụ thể 3 điều là: Tôn giáo, Gia đình và quan điểm Chánh tri.

1.- Tôn giáo: Tôn giáo là niềm tin rất thiêng liêng mà con người đã tin tưởng vào đấng Tối Cao của đạo giáo đó sẽ phù hộ cho mình trong suốt cuộc đời và còn cứu rỗi linh hồn của mình sau khi tạ thế, cho nên niềm tin đó đã ăn sâu vào tâm não. Bởi vậy, dù là bạn chí thân với nhau, nhưng ở 2 Tôn Giáo có những chủ trương khác nhau mà cứ đem ra tranh luận bên nào đúng, bên nào sai, tất nhiên không bên nào đủ lý để thuyết phục nên sẽ đưa đến những xung đột vì chạm vào tự ái cá nhân và xúc phạm đến niềm tin thiêng liêng mà cà 2 tôn thờ. Nên tốt nhứt là không nên xen vào những niềm tin của người khác.

2.- Gia đình: Gia đình người ta, mình là người ngoài, dù là bạn thân cách nào đi nữa nhưng cứ đem ra chỉ trích cha mẹ, vợ con hay anh chị em, bà con, họ hàng của bạn thì sanh chuyện mích lòng là sự tất nhiên cho dầu mình đã nhận thấy những người thân của bạn mình có những sai lầm. Điều nầy dù mình có thật lòng đến đâu cũng sẽ không tránh khỏi chạm tự ái của bạn, hơn nữa những điều mình thấy về gia đình của bạn mình cũng chưa chắc chính xác vì gia đình nào cũng có những niềm riêng mà người ngoài không thể biết hết được. Nên tốt nhứt là không nên xen vào chuyện nội bộ gia đình người khác, trừ trường hợp vì lý do nào đó mình được bạn yêu cầu.

3.- Chánh trị: Khác với vấn đề Tôn giáo và Gia đình, quan điểm chánh trị là một hệ thống tư tưởng, nếu được áp dụng, nó sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn lao, bao trùm tất cả đời sống của xã hội và con người mà luật pháp của nó được đặt ra sẽ ràng buộc và chế tài tất cả mọi người, mọi thứ trong xã hội, nên khó ai có thể cưỡng chế lại được.

3a.- Chánh trị ở các nước độc tài: Ví dụ như hệ tư tưởng Max-Lê đã được bạo quyền độc tài áp dụng khắp nơi như ở Việt Nam chẳng hạn, dù đã che mắt thiên hạ dưới danh nghĩa Xã Hội Chủ Nghĩa, nhưng nó đã đưa dân tộc đến tình trạng Ngu Dân, Bần Cùng, Khốn Khổ, chỉ riêng chánh sách Tam Vô của họ cũng đã tạo nên sự phân hóa dân tộc, gieo rắc những hận thù khắp đất nước mà tương lai, con cháu sẽ rất khó gội rữa để phục hồi lại như xưa. Đã hơn nửa thế kỷ nay tất cả những cá nhân và đoàn thể chánh trị yêu nước đứng lên phát động những phong trào cưởng chế đều bị tiêu diệt trong trứng nước, ngoại trừ những cộng đồng người Việt ở hải ngoại, tuy không bị ràng buộc trong vòng kềm tỏa của chúng nhưng cũng không tránh khỏi bị chúng cài đặt cán bộ của chúng vào để phân hóa nội bộ, làm cho nghi kỵ lẫn nhau khiến cho tập thể suy yếu, mất hết tiềm lực để yễm trợ đồng bào trong nước. 

Nhìn chung, những tổ chức chống Cộng của người Việt tỵ nạn Cộng sản hải ngoại kễ từ đầu năm 1980 đến nay, không có tổ chức nào còn được nguyên vẹn như buổi ban đầu thì đủ thấy chánh trị đã bao trùm tất cả dân tộc như thế nào, từ trong cho đến ngoài nước, không chừa bất cứ một ai. 

3b.- Chánh trị ở các nước tự do: Ở những xứ Tự Do, đặc biệt ở Mỹ, hiện giờ hình như đang đứng trước ngưỡng cửa để bước chân vào Xã Hội Chủ Nghĩa, cho nên về phần người Việt Quốc Gia có nhiều tiếng nói phản kháng, nhưng vì là xứ Tự Do cho nên tuy có cùng mục tiêu chống Cộng, nhưng có nhiều tiếng nói khác nhau, cho nên không tránh khỏi có sự xung khắc về quan điểm cho con đường đi đến mục tiêu cuối cùng. Điều nầy có ảnh hưởng chung đến sự đoàn kết giữa những người cùng có chung mục tiêu với nhau. Vì sự thiếu đoàn kết đó mà chúng ta đã có câu trả lời là vì sao gần nửa thế kỷ nay mà người Việt Quốc Gia ở hải ngoại vẫn chưa thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm. 

3c.- Những trở ngại không khắc phục được: Một điều quan trọng khác mà những cán bộ người Việt Quốc gia khi đi vận động thường gặp phải những người chọn lựa sự im lặng để được an phận cá nhân và còn có những người công khai tuyên bố Không Làm Chánh Trị. Thái độ nầy đã tạo nên những khó khăn vô cùng tai hại cho những đoàn thể đấu tranh, một phần vì thiếu nhân lực nên tiếng nói không đủ mạnh khi vận động sự yễm trợ quốc tế, một phần rất đáng tiếc nữa là những người có thái độ nầy xem như đã mặc nhiên chấp nhận những cái gông mà chánh trị trồng vào cổ mình và bạo quyền còn lợi dụng những sự im lặng nầy để tuyên truyền bịp bợm với quốc tế là sự cai trị của họ đúng nên không có những cuộc tập hợp biểu tình rần rộ để chống đối sự cai trị của họ như thường xãy ra ở Mỹ và những nước Tây Phương.

Nói cho cùng, thái độ thầm lặng là thái độ phủi tay để chọn an phận cho riêng mình, chấp nhận đứng bên lề đường lăn của bánh xe lịch sử, một thái độ không thích hợp cho thời buổi nhiễu dương mà ngày nay cả dân tộc chúng ta đang phải căng mình chịu đựng một cách rất phủ phàng! 

II.- Vận động nhân quyền

1.- Những khó khăn chồng chất: Sau những cuộc vận động quốc tế về giải pháp quân sự để giải phóng đất nước thoát khỏi sự cai trị tàn bạo của bạo quyền Việt cộng xem chừng như khó có thể thành công vì Mỹ đã không còn muốn nhắc tới nổi ô nhục của Mỹ, một cường quốc số một trên thế giới mà lần đầu tiên phải bị thất bại và phải bỏ chạy tại một quốc gia nhỏ bé là Việt Nam. Điều nầy đã khiến cho tất cả những quốc gia Tây Phương, kễ cả những quốc gia đã ký tên vào bảng Hiệp Định Paris năm 1973, không nước nào dám nhúng tay vào yễm trợ cho công cuộc tranh đấu của người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước. 

2.- Chánh sách cởi mở kinh tế của bạo quyền Hà Nội: Điều quan trọng khác nữa là sau khi thành công trong việc thực thi chánh sách bần cùng hóa nhân dân theo đúng chủ trương cốt lỏi của chủ nghĩa Cộng sản bằng lối cai trị độc tài và tàn bạo, bạo quyền lúc nào cũng lo sợ vì quá đói khổ, nhân dân sẽ nổi dậy chống lại, nên bạo quyền mới chịu nới lỏng phần nào về mặt kinh tế, kêu gọi thế giới đầu tư và viện trợ nhân đạo để họ tạm xoa dịu tình thế, giãm căng thẳng xã hội để cứu đảng (chớ không phải cứu dân, vì dân đói là mục tiêu tối hậu của họ, giống như Mikhail Gorbachev của Nga muốn cứu đảng nên ban hành chánh sách cởi mở Perestroika và Glasnost). 

3.- Giải pháp Nhân Quyền: Lợi dụng tình thế đó, Người Việt Quốc Gia hải ngoại liền xoay qua vận động cho giải pháp Nhân Quyền. Khởi đầu anh chị em cán bộ các đoàn thể khắp nơi đi tìm gặp những chánh khách Tây Phương ở những quốc gia mình cư ngụ để vận động, nhờ họ đặt vấn đề nhân quyền với bạo quyền Hà Nội khi có bất cứ những cuộc viện trợ nhân đạo hay đầu tư kinh tế, giao dịch thương mại vào Việt Nam.  Điều nầy, về mặt nhân đạo, cũng rất thích hợp với tư tưởng của những chánh khách Tây Phương, nên sự vận động của quý anh chị em cán bộ Việt Nam được họ vui vẻ chấp nhận một cách dễ dàng.

Các nước Tây phương thời bấy giờ cũng vì quyền lợi trong việc cạnh tranh mua bán, làm ăn nên họ rất hưởng ứng chánh sách nới lỏng nầy của bạo quyền và tranh nhau đầu tư vào Việt Nam vì giá nhân công quá rẻ. 

2.- Quyền lợi quốc gia trên hết

Sau những cuộc vận động Nhân Quyền với các chánh khách Tây phương, tất cả những chiến hữu của chúng ta rất vui mừng và hân hoan chờ đợi những kết quả mà chúng ta tin chắc là sẽ rất khả quan, nhưng thực tế xãy ra trái với lòng mong ước của mọi người vì mặc dầu tất cả những thỏa thuận đã được ký kết giữa họ với bạo quyền đã diễn ra rất suông sẻ trong khi vấn đề Nhân Quyền ở Việt Nam chẳng những không có chút gì cải thiện mà tình trạng đàn áp, bắt bớ, giam cầm người dân và những nhà tranh đấu trong nước còn tàn bạo hơn trước.

Rất nóng lòng trước những điều trái ngược như vậy, những chiến hữu từng đi vận động đã mở lại những cuộc tiếp xúc với những chánh khách Tây phương để tìm hiểu nguyên nhân tại sao, thì được họ cho biết bạo quyền Việt cộng giải thích vấn đề Nhân Quyền như sau:

1.- Nhân dân trong nước: Việt cộng nói, họ rất tôn trọng vấn đề Nhân Quyền, nhưng quan niệm về Nhân Quyền của Việt Nam không giống như quan niệm của Liên Hiệp Quốc và các nước Tây Phương giải trình (lý luận giống hệt như Trung Cộng) và họ đã thực hành đúng vấn đề nhân quyền trong việc cai trị đất nước, phù hợp với bản sắc của nền văn hóa, phong tục, tập quán đặc biệt của người Việt Nam, vì vậy trong nước nhân dân được sống tự do, mọi người đều được yên ổn làm ăn, xã hội thanh bình, không có bất cứ một cuộc biểu tình hay dấy loạn nào xãy ra. 

2.- Người Việt tỵ nạn ở hải ngoại: Việt cộng nói, những phần tử người Việt ở hải ngoại là những người thù ghét họ, là những phần tử phản động, vì không chịu lao động như mọi người cho nên kéo nhau bỏ trốn, chạy ra nước ngoài, rồi thỉnh thoảng lợi dụng những dịp lễ lộc để tổ chức những cuộc biểu tình chống phá sự cai trị đúng đắn của họ. Nhưng những phần tử nầy chỉ là một số rất ít, họ chẳng những không thể đại diện cho tất cả người Việt ở hải ngoại thì làm sao tiếng nói của họ có thể đại diện cho mấy chục triệu người dân trong nước, cho nên việc làm của họ đâu có gì phải quan tâm trong việc trao đổi làm ăn. 

Điều cần quan tâm và thông cảm đối với đất nước Việt Nam hiện nay là sau giai đoạn chiến tranh kéo dài hơn 20 năm, đất nước còn nghèo, người dân còn khổ là điều tất nhiên, cho nên vấn đê viện trợ nhân đạo và đầu tư kinh tế của các nước Tây Phương vào Việt Nam là điều cần thiết để giúp cho họ được có điều kiện cụ thể đế giải quyết chương trình cứu đói, giãm nghèo do hậu quả của chiến tranh để lại.

Nghe Việt cộng giải thích bùi tai, không cần tìm hiểu thực tế ra sao, mục đích chánh thức của họ là tìm cách đầu tư vào Việt Nam để làm ăn có lợi cho nước của họ vì ở giá nhân công ở đây rẻ mạt nên sản phẫm được sản xuất ra sẽ có giá thành rất thấp, dễ cạnh tranh trên trường quốc tế. 

3.- Quyền Lợi quốc gia là trên hết

Vì đặt quyền lợi của quốc gia là trên hết nên điều chắc chắn là không có chánh khách của bất cứ quốc gia nào chịu chấp nhận hy sinh quyền lợi quốc gia mình cho quyền lợi một nước khác, nên họ đâu cần gì phải điều tra sự giả chân của miệng lưỡi xảo trá của những người Cộng sản. Mặc dầu họ có Toà Đại Sứ và những Lãnh Sự Quán đặt nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, nên những cuộc đàn áp nhân quyền, bắt bớ, bỏ tù, thủ tiêu những người bất đồng chánh kiến vẫn xãy ra thường xuyên trên đất nước Việt Nam đâu có thể qua mắt họ một cách dễ dàng được, nhưng vì quyền lợi, họ cũng phải lờ đi để vin vào những điều ngụy biện của bạo quyền để tự dối lừa mình, tạo lý do để ký kết những thỏa hiệp thương mại và viện trợ nhân đạo cho Việt Nam để mang lại lợi ích cho đất nước họ. 

Điều nầy cho thấy sự hợp lý chẳng những của ông Tổng thống Donald Trump (MAGA) và cũng là của bất cứ một vị lãnh đạo chân chánh nào trên thế giới khi họ đứng ra lãnh đạo đất nước của họ, dù mang lại sự đau đau buồn và thấm thía cho đất nước chúng ta.

III.- Kết luận

Bài học kinh nghiệm nghiệm nầy cho chúng ta thấy rằng: “Trong bang giao quốc tế, không có tình bạn muôn đời và cũng không có kẻ thù muôn thuở mà tất cả đều chỉ vì quyền lợi quốc gia“. Bởi vậy cho nên, việc nước của ai thì nấy lo, hồn của ai thì nấy giữ, cứ ngồi than trách hoài mà không làm gì như nhiều người nói trên sẽ là sai lầm to lớn vì công việc tranh đấu sẽ chẳng đi tới đâu.

Việc nhắc tới, nhắc lui những biến cố đã xãy ra trong quá khứ cũng là điều rất cần thiết vì đó là một cách giữ lửa (Ôn cố) và chuyển lửa (Tri Tân) để giữ cuộc đấu tranh chống bất công được liên tục tiếp nối trong lòng dân tộc. Nếu không thì không ai nhắc đến những Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Thái Học… để làm gì.

Trong bài tham luận nầy, tác giả tạm nêu ra một số vấn đề và một số trở ngại mà những cán bộ của Người Việt tỵ nạn Cộng sản đi vận động Nhân Quyền được thực thi cho đất nước Việt Nam, mặc dầu không thành công nhưng có thể rút ra được những kinh nghiệm cần thiết cho những cán bộ vận động Nhân Quyền tiếp nối tìm cách tránh được những khó khăn đã được nêu ra hầu có những giải pháp hữu hiệu hơn để đi đến sự thành đạt mục tiêu như ý nguyện.

Thanh Thủy (15/10/2021)