Bao giờ dân Việt mới biết chữ “nhục”
Nước Nhật sau thế chiến 2 bị hủy diệt, đổ nát, hoang tàn và nghèo đói. Người dân phải ăn cả cỏ để sống.
Thế nhưng, chỉ chưa đến 20 năm sau chiến tranh họ đã xuất hiện trở lại trước thế giới với Olympic Tokyo 1964. Tới năm 1968 họ đã vượt lên tất cả các nước châu Âu trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Trong 30 năm từ 1951 đến 1980 kinh tế của họ tăng trưởng 73 lần, vượt xa các nước Âu Mĩ.
Chiếc xe Honda 1967 của họ xuất hiện ở Saigon và vẫn tiếp tục chạy cho đến tận bây giờ, chạy bền bỉ ròng rã hơn nửa thế kỉ.
Sau chiến tranh, người ta quay được những thước phim trẻ em và người già Nhật đứng xếp hàng đợi phát suất ăn từ thiện. Nhưng rất ngắn ngủi và rất nhanh, cảnh đó đã sớm biến mất.
Trong khi đó, xứ Vịt đi đâu cũng thấy tự hào, từ hang cùng ngõ hẻm ra tận thế giới bên kia đại dương, nhục nhã thay lại coi việc đến mùa lũ lụt là “mùa thiện nguyện”, năm này qua năm khác mà không hề mảy may thấy đó là một sự kì quái, sự xấu hổ đáng phẫn nộ.
Người làm từ thiện đương nhiên là đáng trân quí rồi, nhưng nếu cứ thiện nguyện miết mà không đặt câu hỏi “tại sao lại thế?”; “bao giờ thì chấm dứt cảnh này?”; “phải chăng đó là do thiên tai thật? Hay là nhân tai?”…, Thì bỗng dưng, việc thiện nguyện thành nghề thiện nguyện, bỗng dưng từ cứu người, một lúc nào đó lại thành việc dằn ấn người ta xuống thế phải cúi đầu chìa tay. Dần dà cả tộc quen với hình ảnh đó, coi một phần của tộc là phải suốt đời sống với sự thương cảm/thương hại không ngẩng đầu lên nổi.
Không biết mọi người thế nào, chớ mình đến “mùa lũ lụt/mùa thiện nguyện” là lại muốn nhắm mắt quay đi trước cảnh “nô nức” làm thiện nguyện, hàng đoàn xe lớn bé đeo băng đỏ “ủng hộ đồng bào lũ lụt” chạy trên mọi nẻo đường quốc lộ, như một lễ hội carnaval kì quái.
Chớ đừng nói đến những đoạn clip lanh lảnh tiếng cô Tiên “chài ai lũ trôi mất dép đó hả”; “nè lại trôi mất dép nữa rồi nè”…, Nửa suồng sã thân ái, nhưng lại phần nhiều như một trò đùa, sỉ nhục người phải đi xin.
Không chấp nhận việc phải xếp hàng đợi phát suất ăn từ thiện, người Nhật đã thoát khỏi cảnh xếp hàng đó. Còn dân Vịt thì thương xót kiểu rủa nhau độc địa “đánh các nghệ sĩ rồi thì để mùa lũ này coi ai thiện nguyện cho dân miền Trung nữa nha”.
Thế nên cả tộc thành ăn mày, từ nguyên thủ cuốc gia túa nhau đi xin, đến nhân dân đồng bào, một năm dành không biết bao nhiêu thời gian là đi đưa cơm từ thiện, cả đời như thế.
Bao giờ người đi cho cũng thấy mình nhục như đồng bào trước mặt đang chìa tay xin, để cùng nâng tay nhau đứng dậy ngẩng đầu, may ra…
Một quốc gia mà cứ “ thiện nguyện “ đi xin như vậy năm này sang năm khác thì như cái chữ “nhục” với lòng tự trọng con người nó đã mất đi từ khi có VỊT ta lãnh đạo sáng suốt! Nên dân toàn lãnh đạn! Với lãnh bị đi xin! Nỗi “nhục“ như vậy kéo dài hàng năm mà dân việt họ quen dần cái nếp sống ấy! Nên bao giờ nhận thức được chữ “Nhục“ lòng tự ái, tự trọng ở con người thay đổi được thì may ra còn có thể phát triển được!
Còn như vậy Hoài thì cả đời này, đời con rồi cháu vẫn nhơ nhơ mà chẳng nhận ra được lòng tự tôn dân tộc!
St.
FB Thanh Niên Công Giáo – 30/9/21