Tin Tổng Hợp – 22/8/21

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Tổng Hợp – 22/8/21

Trung Cộng thử tên lửa tầm ngắn: Đài Loan, Nhật Bản lo nằm trong tầm ngắm

Ảnh minh họa: Tên lửa chiến thuật Trung Quốc phô trương trong lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước 01/10/2019.
Ảnh minh họa: Tên lửa chiến thuật Trung Quốc phô trương trong lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước 01/10/2019. AP – Ng Han Guan

Trung Cộng đã thử thành công hai tên lửa tầm ngắn mới có khả năng phá hủy các hệ thống chỉ huy và thông tin quân sự. Loại tên lửa mới này sẽ giúp tăng cường khả năng tác chiến của quân đội Trung Cộng. 

Một số nhà quan sát quân sự cho rằng, ngoài đe dọa Đài Loan, tên lửa mới có thể được sử dụng trong xung đột, nếu xảy ra, với Mỹ hoặc với Nhật Bản. 

Theo đài truyền hình Nhà nước Trung Cộng CCTV ngày 21/08/2021, những tên lửa tầm ngắn mới này có thể vượt qua «hệ thống phòng thủ nhiều lớp» để làm tê liệt các thiết bị thông tin của kẻ thù «cách xa vài trăm kilomét». 

Hai vụ thử được tiến hành tại một địa điểm không được nêu ở tây bắc Trung Hoa. Tên lửa được bắn từ một xe quân sự. Một sĩ quan cao cấp cho biết vụ thử đã đạt được mục tiêu giảm một nửa thời gian thao tác cần thiết và giảm số người tham gia. 

Theo một chuyên gia quân sự Trung Cộng, được South China Morning Post trích dẫn, những loại tên lửa này «có thể được sử dụng để phá hủy căn cứ của đối phương, sau đó sẽ điều động chiến đấu cơ, tầu chiến và tầu đổ bộ để giành quyền kiểm soát trên không và trên biển».  

Vụ thử này là bước tiếp theo cho đợt tập trận bắn đạt thật ở ngoài khơi Đài Loan vào ngày 17/08. Trung Cộng đã huy động không quân và hải quân nhằm đáp trả những «hành động khiêu khích» của «lực lượng đòi độc lập ở Đài Loan» và đối phó với những «can thiệp từ bên ngoài».  

Theo Thu Hằng

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210822-trung-qu%E1%BB%91c-th%E1%BB%AD-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-t%E1%BA%A7m-ng%E1%BA%AFn-%C4%91%C3%A0i-loan-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-lo-n%E1%BA%B1m-trong-t%E1%BA%A7m-ng%E1%BA%AFm

EU kêu gọi các nước thành viên đón nhận người tị nạn Afghanistan

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ( G) cùng các lãnh đạo EU, bà Ursula Von der Leyen, ông Charles Michel thăm trung tâm tiếp nhận người di tản từ Afghanistan trong sân bay Torrejon gần Madrid, ngày 21/08/2021.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ( G) cùng các lãnh đạo EU, bà Ursula Von der Leyen, ông Charles Michel thăm trung tâm tiếp nhận người di tản từ Afghanistan trong sân bay Torrejon gần Madrid, ngày 21/08/2021. REUTERS – JUAN MEDINA

Cùng với thủ tướng Tây Ban Nha, Pedro Sanchez, bà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen và ông Charles Michel chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, hôm qua 21/08/2021, đã đến thăm trung tâm tiếp nhận công dân Liên Hiệp Châu Âu từ Kabul về cũng như kiều dân Afghanistan được di tản, đặt ngay tại sân bay Torrejon de Ardoz, phía đông Madrid.

Dù chiến dịch di tản đang gặp nhiều trở ngại ở Kabul, các chuyến bay trở người di tản về châu Âu vẫn còn thưa thớt, các lãnh đạo châu Âu muốn thuyết phục các nước thành viên hãy đón nhận người tị nạn Afghanistan trong thời gian tới.

Thông tín viên François Musseau tại Madrid tường trình:

« Ba nhà lãnh đạo đã đưa ra thông điệp chung : Thời gian hai mươi năm Afghanistan sống trong vòng ảnh hưởng của phương Tây đã không diễn ra vô ích. Nói cách khác, theo thủ tướng Pedro Sanchez, việc phe Taliban nắm quyền sẽ không có ảnh hưởng gì đến chuyện tiền bạc năng lượng đã được chi cho sự ổn định an ninh, phồn thịnh và phát triển của đất nước này. Rất đông người Afghanistan, nhất là phụ nữ đã có thể được học hành và điều này không dễ gì loại bỏ được.

Liệu có lạc quan quá không ? Dù gì thì đó cũng là ý kiến của chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và bà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen trong khi đến thăm một trại tiếp nhận người tị nạn có sức chứa 800 người : “Toàn bộ giai đoạn từ sau khi chế độ Taliban chấm dứt năm 2001 cũng đã có ích, mọi nỗ lực đó sẽ để lại dấu ấn”.

Đồng thời, bà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu khẳng định không hề có tiếp xúc chính trị nào với Taliban và không có chuyện Châu Âu rót dù chỉ 1 euro cứu trợ nhân đạo cho một chế độ như bà nói là không tôn trọng nhân quyền ».

“Không thể di tản hết” đến ngày 31/08

Hôm qua, 21/08, lãnh đạo Ngoại Giao Châu Âu, Josep Borrell đánh gia là « không thể » sơ tán tất cả các cộng tác viên người Afghanistan từ nay đến ngày 31/08. Ông cho rằng chính những biện pháp an ninh của Hoa Kỳ tại sân bay Kabul đã cản trở chiến dịch di tản người khỏi Afghanistan hiện nay.

Chính quyền Mỹ ấn định đến ngày 31/08 sẽ rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan, đồng thời dự tính di tản hơn 30 nghìn người Mỹ và dân thường Afghanistan.

Riêng phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Kabul có tổng cộng 400 cộng tác viên người Afghanistan cùng gia đình của họ. Đó chỉ là số người đang làm việc cho đại diện EU, còn trong 20 năm qua số cộng tác viên của EU tại chỗ rất đông.

Liên Âu đã hứa di tản các công tác viên Afghanistan và gia đình họ, nhưng đến giờ mới chỉ có 150 người tới Tây Ban Nha. Pháp những ngày qua cũng đã cố gắng di tản qua 5 chuyến không vận, mỗi chuyến có trên dưới 100 người, gồm công dân Pháp và nhân viên người Afghanistan cùng với gia đình họ về Paris.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210822-eu-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-th%C3%A0nh-vi%C3%AAn-%C4%91%C3%B3n-nh%E1%BA%ADn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-t%E1%BB%8B-n%E1%BA%A1n-afghanistan

Viện sĩ Trung Quốc thừa nhận hiệu quả của vắc-xin nội địa đã giảm đáng kể

Vắc-xin Trung Quốc (ảnh minh họa: Shutterstock).

Chính phủ Trung Quốc vẫn đang thúc đẩy người dân tiêm vắc-xin COVID-19 trong nước sản xuất, nhưng ông Chung Nam Sơn, Viện sĩ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, mới đây đã thừa nhận rằng hiệu quả của vắc-xin nội địa đang suy giảm. Tác dụng bảo vệ cần được chứng minh thêm.

Sáng ngày 20/8, ông Chung đã có bài phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Công nghiệp Y tế lớn Trung Quốc – Ả Rập lần thứ 5 nói rằng vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc là loại vắc-xin bất hoạt, sau khi tiêm nửa năm, chức năng miễn dịch giảm đáng kể. Ông trích dẫn dữ liệu nghiên cứu mới nhất từ ​​Trung Quốc và chỉ ra rằng mức độ kháng thể sẽ tăng lên đáng kể nếu tiêm liều thứ hai 6 tháng sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên, tác dụng bảo vệ của việc tiêm vắc-xin tăng cường trong nước của Trung Quốc vẫn còn phải được chứng minh thêm.

Chỉ hai ngày trước khi ông Chung Nam Sơn đưa ra bài phát biểu trên, Thượng Hải vừa thông báo rằng một nữ y tá tại Bệnh viện Trung tâm quận Song Giang được chẩn đoán dương tính dù đã tiêm đủ hai mũi vắc-xin. Tin tức mới nhất vào ngày 20 cho biết rằng y tá đã bị nhiễm virus biến thể Detla. Theo điều tra dịch tễ học, trong vòng 14 ngày trước khi phát hiện, bệnh nhân không có tiền sử tiếp xúc với các trường hợp mắc bệnh trong nước, và không có tiền sử sống ở nước ngoài hoặc trong các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.

Mặc dù vậy, nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc vẫn đang đẩy mạnh, thậm chí bắt buộc tiêm chủng và coi tiêm chủng là nhiệm vụ chính trị.

Ngày 18/8, Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh Nam Xương đã phát đi thông báo, trong đó đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu thực hiện nghiêm túc cái gọi là “trách nhiệm của năm bên” trong công tác phòng chống dịch đối với những người chưa được tiêm vắc-xin COVID-19 (trừ trường hợp chống chỉ định). 

Hợp Phì, Hoài Bắc và Chi Châu ở An Huy đã đưa ra thông báo với nội dung về cơ bản giống như ở Nam Xương, Giang Tây vào ngày 17/8.

Quận Mao Tiễn của thành phố Thập Yển ở tỉnh Hồ Bắc và quận Ngạc Thành của thành phố Ngạc Châu đã đưa ra tin tức rằng những người không tiêm vắc-xin mà không có lý do sẽ bị đánh dấu đen trong hồ sơ cá nhân của họ.

Vũ Dương

https://www.dkn.tv/the-gioi/vien-si-trung-quoc-thua-nhan-hieu-qua-cua-vac-xin-noi-dia-da-giam-dang-ke.html

(Reuters) – Quân đội Miến Điện bắt thêm hai nhà báo. Ngày 21/08/2021, Myawaddy TV, đài truyền hình thuộc quân đội, đưa tin Sithu Aung Myint, nhà báo của trang tin Frontier Myanmar kiêm bình luận viên của đài Voice of America, và Htet Htet Khine, nhà sản xuất độc lập của đài BBC Media Action, bị bắt ngày 15/08. Sithu Aung Myint bị cáo buộc ly khai, đưa tin giả, chỉ trích tập đoàn quân sự, xúi giục người dân đình công và ủng hộ các nhóm đối lập bị cấm. Còn nhà báo Htet Htet Khine bị cáo buộc chứa chấp Sithu Aung Myint và ủng hộ chính phủ đoàn kết quốc gia.  

(Reuters) – Mỹ: Vụ tấn công điện Capitol không có chủ mưu và không được điều phối. Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI tìm được rất ít bằng chứng cho thấy vụ tấn công ngày 06/01/2021 vào điện Capitol là kết quả của một âm mưu có tổ chức nhằm đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống. Một cựu quan chức an ninh nắm rõ hồ sơ, được Reuters trích ngày 20/08, nhận định «90 đến 95% những trường hợp này là tự phát», có thể là có «5% là các nhóm có tổ chức chặt chẽ hơn» nhưng «không có kế hoạch lớn nào với Roger Stone và Alex Jones và những người đã xông vào điện Capitol để bắt con tin». Cảnh sát liên bang đã bắt giữ hơn 570 người tham gia vụ tấn công, được cho là hưởng ứng theo lời kêu gọi của tổng thống Trump lúc đó. 

(Reuters) – Thủ tướng Úc bảo vệ chiến dịch phong tỏa. Trong bối cảnh số ca nhiễm mới hàng ngày cao kỷ lục: 940 ca, thủ tướng Morrison hôm nay 22/08/2021 cho biết Úc sẽ tuân theo chiến lược phong tỏa cho đến khi ít nhất 70% dân số được tiêm chủng đầy đủ ngừa virus corona. Hiện giờ, mới chỉ khoảng 30% người Úc trên 16 tuổi tiêm xong hoàn toàn, theo số liệu hôm qua của bộ Y Tế. Biện pháp phong tỏa đang được áp dụng đối với 60% trong tổng dân số 25 triệu của Úc. 

(RFI) – Kênh truyền hình độc lập của Nga Dodj bị chính quyền xếp vào danh sách các “cơ quan nước ngoài”, tên gọi dành để chỉ các tổ chức hoặc cá nhân hoạt động chính trị ở Nga và bị xem là nhận toàn bộ hoặc một phần tài chính từ nước ngoài. Dodj là một trong những kênh truyền thông độc lập cuối cùng ở Nga cho đến nay mới lọt vào danh sách này. Bị “dán mác” là cơ quan nước ngoài, kể từ giờ, Dodj sẽ chịu sự kiểm soát tài chính nghiêm ngặt của chính phủ và buộc phải ghi rõ là “cơ quan nước ngoài”ở tất cả các ấn phẩm của họ, bao gồm cả trang web và mạng xã hội. 

(Yonhap) – Đặc sứ Mỹ về Bắc Triều Tiên đến Seoul thảo luận với Hàn Quốc và Nga. Ba nước tìm cách đưa Bắc Triều Tiên trở lại đàm phán trong bối cảnh các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc khiến quan hệ trên bán đảo Triều Tiên thêm căng thẳng. Đặc sứ Mỹ Sung Kim đến Seoul hôm qua 21/08/2021 và lưu lại 4 ngày ở Hàn Quốc. Vào thứ Hai 23/08, ông Kim dự kiến hội đàm song phương với đại diện hạt nhân cấp cao của Hàn Quốc, Noh Kyu Duk, để thảo luận về cách đạt tiến bộ đáng kể cho nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn và thiết lập hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.  

(Le Figaro) – Tỷ lệ tín nhiệm của tổng thống Pháp Emmanuel Macron tăng 3 điểm trong 1 tháng. Theo kết quả khảo sát Viện Ifop thực hiện cho tuần báo Journal du Dimanche được công bố hôm nay 22/08/2021, tổng thống Macron hiện giờ được 41% dân Pháp ủng hộ. Thế nhưng, tỉ lệ tín nhiệm ông ở nhóm thanh niên 18-24 tuổi đã giảm 10%. Vào cùng thời điểm này của nhiệm kỳ tổng thống, hai người tiền nhiệm François Hollande và Nicolas Sarkozy chỉ đạt tỉ lệ được lòng dân lần lượt là 16% và 33%. 

(AFP) – Pháp: Số người biểu tình phản đối «chứng nhận y tế» giảm nhẹ. Ngày 21/08/2021, có khoảng 175.503 người xuống đường cuộc biểu tình lần thứ 6 liên tiếp để phản đối « chứng nhận y tế » được mở rộng áp dụng từ ngày 09/08, giảm khoảng 40.000 người so với tuần trước. Số người tham gia ở Paris vẫn đông nhất, khoảng 14.700 người, tiếp theo là hai thành phố Montpellier và Toulon. Có khoảng 20 người bị tạm giam thẩm vấn, một thành viên lực lượng giữ an ninh bị thương. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210822-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p