Dân phải lên tiếng

Cac Bai Khac

No sub-categories

Dân phải lên tiếng

Ở trình độ phổ thông, chắc ai cũng hiểu nguyên lý vận hành của động cơ hơi nước:

– Lửa đun nóng nồi supde khiến nước sôi.

– Nước sôi bốc hơi thành hơi nước.

– Hơi nước tạo ra áp lực đẩy piston.

– Piston chuyển động giúp máy hơi nước vận hành!

Xã hội vận hành cũng tương tự như vậy:

– Ý kiến của dân chúng khiến tình hình nóng lên, dư luận sôi lên.

– Dư luận sôi lên thể hiện nguyện vọng, nhu cầu của dân chúng.

– Nguyện vọng, nhu cầu của dân chúng tạo ra áp lực lên chính phủ.

– Chính phủ vận động khiến xã hội vận hành!

Không có piston nào tự chuyển động mà phải có áp lực tác động.

Không có chính phủ nào tự vận động mà phải có áp lực tác động.

Ý kiến của dân chúng giống như lửa, là tác nhân tạo ra áp lực.

Nếu dân chúng luôn im lặng, không bao giờ lên tiếng, không bao giờ có ý kiến, thì sẽ không bao giờ có áp lực tác động để chính phủ vận động, và xã hội sẽ trì trệ.

Hãy so sánh Việt Nam trước và sau khi có mạng xã hội thì sẽ rõ.

Khi lửa quá lớn đun nước sôi bốc hơi quá nhiều tạo ra áp lực quá lớn, nồi supde có nguy cơ bị nổ, thì người ta có thể cần phải mở van an toàn để xả bớt hơi, hoặc “rút củi đáy nồi” để nước bớt sôi.

Khi ý kiến của dân chúng khiến dư luận sôi lên quá nhiều tạo ra áp lực quá lớn, có nguy cơ “tức nước vỡ bờ”, thì chính phủ có thể cần phải tìm cách đáp ứng một số nguyện vọng, nhu cầu của dân chúng để “xả bớt hơi”, hoặc tìm cách dập tắt dư luận nhằm “rút củi đáy nồi”.

Hành động đáp ứng một số nguyện vọng, nhu cầu của dân chúng để “xả bớt hơi”, hoặc dập tắt dư luận nhằm “rút củi đáy nồi” của chính phủ có thể là thực ý vì dân, mà cũng có thể là “mị dân”, “dân túy” …

Vấn đề là, người dân cần phải luôn lên tiếng, liên tục có ý kiến để tạo áp lực lên chính phủ!

Nếu không, xã hội sẽ trì trệ !!!

Canh Le

FB Lê Vi – 17/8/21