Úc sẽ ban hành luật chế tài kiểu Magnitsky vào cuối năm
Tôn Mẫn – Thứ Sáu, 06/08/2021 – Chiều ngày 5/8, Ngoại trưởng Úc Marise Payne đã đưa ra một thông báo báo chí cho biết Chính phủ có kế hoạch trước cuối năm nay sẽ sửa đổi “Luật chế tài độc lập 2011” (the Autonomous Sanctions Act). Đây là một phần phản hồi báo cáo về Đạo luật Nhân quyền Magnitsky của Ủy ban Thường vụ về Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại.
Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne (Ảnh: The Official CTBTO Photostream/ Wikimedia)
Thông báo nêu rõ Chính phủ Úc sẽ cải tổ “Luật chế tài độc lập 2011” để có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính có mục tiêu và cấm đi lại [nhập cảnh vào Úc] đối với những kẻ vi phạm gây hành vi tàn bạo mà quốc tế quan tâm.
Một phần phản hồi báo cáo về “Luật Nhân quyền Magnitsky”
Bản sửa đổi sẽ mở rộng khuôn khổ chế tài căn cứ vào tình hình hiện tại của Úc, cho thấy rõ hơn các biện pháp chế tài, chẳng hạn như các biện pháp đối với chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, hoạt động mạng độc hại và tham nhũng nghiêm trọng.
Một khi loại hành vi được xác định, cơ quan chức năng Úc có thể áp dụng biện pháp trừng phạt tài chính có mục tiêu và cấm đi lại đối với các cá nhân và tổ chức được xác định có hành vi liên quan.
Thông báo của Ngoại trưởng Marise Payne nêu rõ việc sửa đổi luật chế tài của Úc là một phần của phản ứng đối với báo cáo về “Đạo luật Nhân quyền Magnitsky” của Ủy ban Thường vụ về Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại. Bà Marise Payne cảm ơn các thành viên Ủy ban vì sự hợp tác và cam kết giữa các bên về vấn đề quan trọng này, đồng thời cho biết Chính phủ có kế hoạch trước cuối năm nay sửa đổi “Luật chế tài độc lập năm 2011” để đạt được những cải cách quan trọng này.
Trước đó vào ngày 7/12 năm ngoái, Ủy ban Thường vụ về Đối ngoại, Quốc phòng và Thương mại của Thượng viện Úc (bao gồm nhiều đảng viên thuộc các đảng khác nhau) đã đệ trình một báo cáo có tựa đề “Tội phạm, tham nhũng và trừng phạt: Úc có nên tham gia phong trào luật Magnitsky Toàn cầu?” Báo cáo đề nghị Chính phủ Úc nên ban hành Đạo luật Nhân quyền Magnitsky tương tự như của Mỹ, qua đó để có các biện pháp trừng phạt về thị thực và tài sản đối với những người nước ngoài vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng.
Thượng nghị sĩ: Chính phủ Morrison đã có răn đe mạnh với tội phạm nhân quyền
Chiều hôm đó, Thượng nghị sĩ James Paterson đã đăng một thông điệp trên Facebook để ủng hộ Ngoại trưởng, nói rằng đây là một thắng lợi lớn nữa cho dân chủ, chủ quyền và tự do. Chính phủ Morrison đã đồng ý ban hành luật chế tài kiểu Magnitsky có mục tiêu cụ thể nhắm vào các quan chức nước ngoài vi phạm nhân quyền, tham nhũng hoặc đe dọa an ninh quốc gia của Úc. Ngoại trưởng Payne vừa đệ trình phản hồi của Chính phủ đối với báo cáo của Ủy ban Nhân quyền tại Thượng viện, qua đó đồng ý nâng cấp luật chế tài lỗi thời của Úc lên mức tiêu chuẩn hiện đại và linh hoạt hơn:
“Úc sẽ tham gia cùng bạn bè, đồng minh và các quốc gia cùng chí hướng như Mỹ, Canada, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu… trong cuộc phản công của các nền dân chủ toàn cầu chống lại các nước độc tài.”
“Các biện pháp trừng phạt tài chính, cấm thị thực và các biện pháp khác giờ đây sẽ được sử dụng để khiến các quan chức nước ngoài đe dọa các giá trị của chúng tôi phải trả giá.”
“Giờ đây, Chính phủ Morrison đã gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các chế độ độc tài và tội phạm vi phạm nhân quyền, đe dọa an ninh quốc gia và tham nhũng: Úc sẽ luôn đứng về phía tự do, dân chủ và nhân quyền.”
Mời xem video: Vì sao Đạo luật Nhân quyền Magnitsky khiến ĐCSTQ sợ hãi?
Trung Quốc không có bạn bè!
Bình luận Lê Minh • 12:44, 05/08/21
Trung Quốc không phải là một đất nước của những người nhập cư và cuộc cách mạng cộng sản Trung Quốc không phải nói về chủ nghĩa quân bình cũng như về sự minh oan cho quốc gia. (Ảnh: AFP / Getty)
Trung Quốc cần các đồng minh, người dân và các quốc gia khác, những người sẽ ủng hộ các giá trị phổ quát của họ, mặc dù, chính họ cũng chẳng biết những giá trị đó là gì…
Những giá trị phổ quát
Trung Quốc vừa kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 1 tháng 8. Nếu họ là những người con chân chính của Tôn Tử – một chiến lược gia chiến thắng không cần chiến đấu, họ hẳn biết rằng có thứ gì đó tốt hơn súng để bảo vệ Tổ quốc.
Trung Quốc cần những nước bạn, những dân tộc và những quốc gia sẽ ủng hộ các giá trị phổ quát của Trung Quốc, những giá trị chưa chắc đã “có thật”, nhưng lại có một động lực, một sức hấp dẫn toàn cầu vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia.
Câu chuyện của Trung Quốc là gì? Trung Quốc muốn làm cho cuộc sống tốt hơn cho người Trung Quốc, tốt rồi, còn các nước khác thì sao? Liệu Trung Quốc có phải là cường quốc thống trị trong một nhóm các quốc gia kém hơn trên thế giới?
Người ta có thể tranh luận rằng Mỹ là như vậy, và Liên Xô cũng vậy. Nhưng Mỹ là đất nước của những người nhập cư, nơi mà bất kỳ ai cũng có thể có cơ hội, kể cả con của một người châu Phi, như Barack Obama, hay những người tị nạn từ Đức như Henry Kissinger và Ba Lan như Zbigniew Brzezinski, những người đã định hình chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiều thập kỷ.
Điều gì đó tương tự đã xảy ra ở Liên Xô, được cai trị bằng nắm đấm sắt bởi một người Gruzia mà tiếng Nga là ngôn ngữ thứ hai.
Nhưng Trung Quốc không phải là một quốc gia của những người nhập cư, và cuộc cách mạng cộng sản Trung Quốc không phải chủ yếu nói về chủ nghĩa quân bình mà là về sự minh oan cho dân tộc trước sự chiếm đóng của Nhật Bản, chủ nghĩa bán thực dân của phương Tây, và thậm chí hàng thế kỷ cai trị của người Mãn Châu đối với một nhóm ít người Hán.
Nhưng nếu Trung Quốc muốn vươn ra thế giới, muốn làm bá chủ, họ không thể “cai trị” nếu không có kiến thức về nước ngoài. Đây đã là nguyên tắc chung cho tất cả các đế chế.
Trong quá khứ, đế quốc Trung Quốc đã làm điều đó bằng cách đồng hóa tiến bộ. Từ lưu vực trung tâm sông Hoàng Hà, đế chế này đã đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình và trong quá trình đó, họ đã đồng hóa nhiều dân cư bằng sự kết hợp giữa vũ lực và văn hóa. Nhưng quá trình này mất hàng thế kỷ.
Trung Quốc không thể nghĩ đến việc “đồng hóa” thế giới trong một sớm một chiều hoặc đơn giản là phớt lờ nó trong khi kiếm tiền nhờ chiến lược “đôi bên cùng có lợi”. Cho đến nay, chiến lược này đã làm giàu cho giới tinh hoa Trung Quốc và các nhóm “nhà cung cấp dịch vụ” nước ngoài, những khách hàng hữu ích cho các mục tiêu của Bắc Kinh, trong khi phần lớn người dân lại bị bỏ lại phía sau.
Hơn nữa, tiền bạc và của cải là hữu ích và thiết yếu, nhưng con người không chỉ sống chỉ vì cái dạ dày của mình. Vậy lý tưởng mà Trung Quốc đưa ra cho người dân thế giới là gì?
Chỉ riêng sự giàu có đã không có tác dụng đối với những người ở Tân Cương, Tây Tạng hay Hồng Kông. Ở những nơi đó, nhiều người đã từ chối những món quà đắt tiền của Bắc Kinh để giữ vững niềm tin tôn giáo hoặc ước mơ độc lập của họ. Thế thì làm thế sao mà nó có thể có tác dụng đối với phần còn lại của thế giới được?Từ trước đến nay, ĐCSTQ đã luôn cố gắng rải những dấu chân chính trị ra khỏi biên giới của mình. Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng hơn ở nhiều quốc gia xung quanh, những mối quan hệ không êm đẹp.(Ảnh: Tổng hợp)
Bản thân thông tin liên lạc đã là một vấn đề tạo ra sự giãn cách giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Bắc Kinh luôn có vấn đề về phát ngôn đối với thế giới. Ví dụ, về vấn đề Tân Cương, Bắc Kinh luôn đổ lỗi cho người nước ngoài nói dối. Mặc dù điều này có thể xảy ra, nhưng nếu như người nước ngoài không được phép đến nơi này và các phương tiện truyền thông Trung Quốc không được tự do phát ngôn, vậy làm sao người ta có thể tin được?
Phương tiện truyền thông cũng có thể không miễn phí ở New York. New York Times có thể do chính phủ kiểm soát, nhưng ở New York, người ta có thể đọc The New York Times và People’s Daily và tự quyết định tin vào thông tin nào.
Ở Bắc Kinh, mọi người không thể đọc The New York Times. Điều này khiến tất cả những gì Trung Quốc nói là không thể tin được đối với những người không phải là người Trung Quốc, ngay cả với những người có quan điểm e ngại sâu sắc về truyền thông phương Tây.
Những dấu chân và những cái bẫy
Từ trước đến nay, ĐCSTQ đã luôn cố gắng rải những dấu chân chính trị ra khỏi biên giới của mình. Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng hơn ở nhiều quốc gia xung quanh, những mối quan hệ không êm đẹp.
Trong quá khứ, đế quốc Trung Quốc có các quốc gia vùng đệm ở biên giới của mình, nơi họ chia sẻ ảnh hưởng với các chủ thể chính trị khác và sự cân bằng giúp nước này đảm bảo biên giới của mình. Giờ đây, các quốc gia lân cận, kể cả các nước có chính phủ “thân thiết” với Bắc Kinh như Triều Tiên hay Myanmar thì cũng không phải là các quốc gia vùng đệm, họ là một cái gì đó khác, rất khác.
Chắc chắn rồi, Mỹ cũng có một loạt các mối quan hệ khó khăn. Với vai trò cảnh sát của thế giới, sự hiện diện toàn cầu của Mỹ đã khiến họ phát hiện ra hàng triệu vấn đề ở khắp mọi nơi. Nhưng đối với Trung Quốc, những căng thẳng trong khu vực gần đây là một đặc điểm mới, và thật khó để biết chúng sẽ diễn ra như thế nào trong cuộc xung đột quốc tế hiện nay với Mỹ.
Hơn nữa, Mỹ đã có nhiều bạn, cùng với nhiều kẻ thù ở nước ngoài. Trung Quốc có thể có ít kẻ thù hơn, nhưng chắc chắn, nó cũng có ít bạn bè hơn. Quan trọng nhất, Trung Quốc không có những giá trị phổ quát để truyền bá ra thế giới. Thế thì tại sao mọi người nên đứng lên ủng hộ Trung Quốc chứ? Chỉ có lính đánh thuê mới làm điều đó, nhưng họ chỉ bán mình cho người nào trả giá cao nhất.
Hơn nữa, nếu Trung Quốc có các giá trị phổ quát để chống lại “các giá trị phương Tây”, thì điều này sẽ đẩy nhanh và nhấn mạnh cuộc chiến ý thức hệ với “thế giới tự do” và các mối quan hệ này sẽ chỉ càng xấu đi. Con đường tắt sẽ là chấp nhận “các giá trị phương Tây” và cố gắng hợp tác với họ và sau đó Trung Quốc có thể cố gắng giảm leo thang căng thẳng hiện tại.
Những năm tháng phía trước sẽ cho chúng ta biết sự phức tạp trong tương tác giữa bạn bè, kẻ thù và các giá trị sẽ diễn ra như thế nào đối với cả hai bên.
Lê Minh – Theo Asia Times