Đế Quốc Chuốc Rượu Mời
Theo nhà nghiên cứu địa chính trị George Friedman, Hoa Kỳ tự thấy mình là một đế quốc bất đắc dĩ, và có ý định từ bỏ nó.
Đây là một mong muốn chân thật chứ không phải chỉ tuyên truyền, bởi vì: Thứ nhất, chính HK được hình thành ra là từ một dự án chống đế quốc đầu tiên trong thời đại mới, nên nguyên tắc của HK là chống đế quốc. Thứ hai và quan trọng hơn, đế quốc làm chảy máu các nguồn tài nguyên của HK chứ không phải là nguồn gốc của sự thịnh vuợng. Cuối cùng, tiền của được ăn nên làm ra là ở tại Hoa Kỳ, không phải do từ đế quốc.
Theo ông, một quyền lực toàn cầu không thể có đủ khả năng để trực tiếp tham gia vào quá nhiều các cuộc xung đột mà nó gặp phải trên toàn thế giới. Nó sẽ bị kiệt quệ nhanh chóng.
Quyền lực toàn cầu cần phải sử dụng những phuơng tiện khác nhau. Nó phải tạo ra những cân bằng khu vực và cân bằng toàn cầu, mà không để xâm phạm vào chủ quyền nội bộ của những quốc gia đó.
Bí quyết là tạo ra những tình huống để các nước khác muốn làm điều gì mà qua đó cũng là lợi ích của Hoa Kỳ.
Nỗ lực này rất khó khăn.
Bước đầu tiên là sử dụng những phấn khích kinh tế để định hình cách ứng xử của các nước khác. Nó không phải là do Bộ Thương Mại mà là do các doanh nghiệp làm điều này.
Thứ hai là cung cấp viện trợ kinh tế cho các nước đang bị lao đao.
Thứ ba là cung cấp viện trợ quân sự.
Thứ tư là gửi các cố vấn.
Thứ năm là gửi một lực lượng áp đảo.
Để nhảy từ mức thứ tư qua mức thứ năm là một điều khó khăn nhất để am tuờng.
Lực lượng áp đảo hầu như không bao giờ nên dùng. Nhưng khi các cố vấn và sự viện trợ không giải quyết được vấn nạn mà nó cần phải được gấp rút giải quyết, thì chỉ có một loại lực lượng được sử dụng, đó là lực lượng áp đảo.
Các quân đoàn La Mã ít khi được sử dụng, nhưng khi chúng được sử dụng, chúng mang theo một sức mạnh áp đảo để đương đầu.
Để đi từ rượu mời qua rượu phạt nó có đến 5 bước và ngoại giao vaccine hay tặng tàu cảnh sát biển chỉ là bước thứ 2 của 5 bước để đạt được mục tiêu chiến lược của HK.
FB Lê Minh Nguyên