Tin Trong Nước – 31/7/21
Thí dân vì chủ nghĩa
Trong khi dân nghèo ở Sài Gòn đang bị đói vì dịch thì Nhà Nước CSVN đem tặng cho Cuba 10.000 tấn gạo và riêng thủ đô Hà Nội tặng thủ đô La Havana 2.000 tấn gạo.
Một số phản ứng của người dân Việt trước tin này:
Phaolô Hiển Nguyễn – Lũ khốn nạn vc này coi dân Việt là kẻ thù nên mới giúp người ngoài. Có cái gì mà chúng làm được cho dân không?
Trịnh Hồng Nga – Dân nghèo đang đói khổ, kêu trời không thấu thì làm đủ cách để gom tiền dân kiếm lời, kiếm cách bỏ túi. Đã vậy còn đem gạo đi cứu trợ Cuba. Trước đó còn đem tiền tặng Trung cộng. Đám cán bộ csvn quá sức khốn nạn. Phải chi đem số gạo đó cứu đói cho dân có phải đỡ khổ cho dân không? Nếu đem gạo cứu đói trong những lúc ngặt nghèo như bây giờ thì sau nếu cần hô lên thì dân sẽ hết lòng ủng hộ. Đúng là vừa NGU lại vừa ÁC.
Ngô Thị Hồng Lâm – Nó xem dân VN là gì ? Trong khi dịch bệnh ra chỉ thị cấm dân ko cho ra đường dân chết vì đói đặt mua hàng online shiper mang hàng đến thì nó đè ra phạt. Dân là ngưoi đóng thuế thì nó ko lo nó đi lo thiên hạ. Gọi là đồ khôn nhà dại chợ còn nhẹ.
Lệ Trần Chung Thủy – Chúng nó cứu nhau chứ người dân cu ba nào được hưởng cái đồ mà đảng csvn ăn cướp cua người chết dịch chóp?
May Ngan Phuong – Mấy thằng khôn nan
***Đúng là người dân Việt đang đói và chết chỉ vì CHỦ NGHIÃ!
Nguồn: Linh Nguyen
FB Chân Trời Mới Media – 30/7/21
Thanh Hoá: Phát hiện 2 nhà máy xả thải ra sông nghi làm 44 tấn cá chết
Người nuôi cá lồng trên sông Lạch Bạng, thuộc phố Dự Quần, P. Xuân Lâm, TX. Nghi Sơn (Thanh Hóa) cho hay, chỉ trong 2 ngày, 44 tấn cá 16 hộ bị chết không rõ lý do.
Liên quan đến vụ việc trên, theo VnExpress ngày 31/7, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, vừa yêu cầu Công ty TNHH chế biến hải sản Ngọc Sơn và Công ty CP thương mại vận tải, chế biến hải sản Long Hải (đóng ở phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn) tạm dừng hoạt động để khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Hành vi xả thải trái phép của hai doanh nghiệp bị phát hiện sau khi vụ 44 tấn cá lồng nuôi trên sông Lạch Bạng của người dân phường Xuân Lâm (giáp ranh với phường Hải Bình) bị chết trong những ngày qua.
Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/7 ghi nhận, Công ty Ngọc Sơn đang sản xuất bột cá với công suất 75-80 tấn bột cá/ngày, cấp đông cá nguyên con khoảng 15 tấn/ngày và nuôi tôm nước lợ (7 ao). Tuy nhiên, doanh nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chất thải từ quá trình sản xuất đều đổ trực tiếp ra sông Lạch Bạng qua hệ thống máy bơm công suất lớn.
Tại công ty Long Hải, lực lượng chức năng ghi nhận dù nhà máy chế biến đang sản xuất, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, song không hoạt động, nước thải đổ trực tiếp ra sông.
Nguồn nước thải ở hai doanh nghiệp này có màu đục, nhiều bã bột cá, mùi hôi thối và nhiệt độ hơn 60 độ C… Sở Tài nguyên và Môi trường đã lấy mẫu nước thải xét nghiệm, hiện chưa có kết quả.
Thông tin ban đầu trên Baodautu, trước đó, ngày 19/7, người nuôi cá lồng trên sông Lạch Bạng, thuộc phố Dự Quần, P. Xuân Lâm, TX. Nghi Sơn (Thanh Hóa) phát hiện các loài cá vược, hồng mỹ, mú, sủ (nặng từ 1 – 3 kg) chết trắng nổi trên mặt nước. Qua thống kê chỉ trong 2 ngày, đã có 16 hộ/251 ô lồng bị thiệt hại với sản lượng 44 tấn cá chết.
Theo phản ánh của người dân, thời điểm xuất hiện cá chết, nước trên sông Lạch Bạng chảy qua khu vực nuôi cá lồng có màu đen, bốc mùi hôi thối bất thường. Bà con cho rằng có thể do nguyên nhân nước sông bị ô nhiễm dẫn tới cá chết hàng loạt.
Theo kết quả phân tích của Viện Nuôi trồng thủy sản 1, hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Lạch Bạng không phải do dịch, bệnh.
Tại một diễn biến khác, ngay khi có hiện tượng cá chết, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa phối hợp tổ chức kiểm tra các doanh nghiệp chế biến hải sản nằm dọc sông Lạch Bạng thì phát hiện 2 công ty có hành vi xả thải trái phép ra sông gồm: Công ty TNHH chế biến hải sản Ngọc Sơn và Công ty CP thương mại vận tải – chế biến hải sản Long Hải.
Theo Công Luận, trước đó, nhà chức trách tỉnh này cũng 11 cơ sở, công ty xả thẳng chất thải ra sông Mã gây ô nhiễm khiến hơn 60 tấn cá chết.
11 cơ sở và công ty gồm: 9 cơ sở sản xuất tăm đũa tre, bột giấy, hàng mã đặt xưởng ven bờ sông Mã thuộc địa bàn 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước và 2 công ty Quyết Duy Tiến và Đồng Tâm TH.
Video: Chưa đầy 30 giây xoay hông, người đàn ông bị cán bộ “phạt 2 triệu đồng luôn”
Trước tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến hết sức phức tạp, Hà Nội đã phải áp dụng chỉ thị 16 để giãn cách xã hội. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, nhiều người vẫn có hành vi vi phạm vô cùng hồn nhiên, “dở khóc dở cười”.
Trong clip được trang Docbao đăng tải, người đàn ông cởi trần, không đeo khẩu trang đứng trước cửa nhà uốn éo tập thể dục. Có thể ông này cho rằng nhà mình ở mặt đường, đứng trước cửa nhà một chút không vấn đề gì. Nhưng thực ra, người này đã đứng ở giữa hẻm nhỏ.
Chưa đầy 30 giây thực hiện động tác xoay hông, người đàn ông đã bị 2 cán bộ tuần tra đi xe máy phát hiện và yêu cầu người này lên phường xử phạt. Sau khi thấy 2 cán bộ công an, biết mình đang vi phạm quy định nên người đàn ông này vội đi vào nhà.
“Nào anh đi ra ngoài này nào”. Sau một hồi chần chừ, người này mặc thêm áo, đeo khẩu trang. Cán bộ công an cũng không quên nhắc nhở: “Anh mang theo điện thoại, chứng minh thư, phạt 2 triệu đồng luôn”.
https://video3.dkn.news/static/embed/da1/e29eae.html
Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, dân mạng không ngừng bàn tán về hành vi vi phạm “dở khóc dở cười” của người đàn ông này.
Sau 5 ngày thực hiện giãn cách xã hội, cơ quan chức năng thành phố TP. Hà Nội đã xử phạt hành chính với số tiền hơn 4,6 tỷ đồng các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch.
Sáng 31/7: Thêm 4.060 ca COVID-19, riêng 3.087 ca trong khu cách ly, phong toả
Bộ Y tế sáng 31/7 công bố thêm 4.060 ca ở 22 tỉnh thành, trong đó có 973 ca cộng đồng.
Theo VnExpress, các ca mới tại: TP.HCM (2.503), Bình Dương (868), Đồng Nai (222), Tiền Giang (123)… Như vậy, số ca nhiễm sáng nay giảm 927 so với sáng qua. Trong đó, 3.087 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 913 ca), 973 ca đang điều tra dịch tễ (giảm 14 ca).
Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 88.566, Bình Dương 13.472, Đồng Nai 3.892, Đồng Tháp 2.986, Tiền Giang 2.220, Hà Nội 1.287, Phú Yên 1.275, Bà Rịa – Vũng Tàu 1.057, Vĩnh Long 802, Cần Thơ 786, Bình Thuận 552, Kiên Giang 215, Đăk Lăk 205, Nghệ An 199, Hậu Giang 151, Bình Định 146, Hà Tĩnh 144, Đăk Nông 59, Thừa Thiên Huế 38, Sơn La 13, Quảng Trị 8, Kon Tum 7.
Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 137.266, ghi nhận ở 62 tỉnh thành. Tổng số ca được điều trị khỏi: 35.484. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 411. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21.
Chiều 30/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho hay, đến thời điểm ngày 30/7, TP có tổng cộng 4.206 địa điểm phong tỏa trên địa bàn.
Cập nhật chỉ trong 3 ngày qua, TP.HCM tăng thêm 608 điểm phong tỏa, từ 3.598 điểm lên 4.206 điểm. Tính cộng dồn đến ngày 30/7, có 1.057 bệnh nhân ở TP.HCM đã tử vong.
Tại Hà Nội, tối 30/7, Sở Y tế Hà Nội thông tin ghi nhận 41 ca bệnh Covid-19 mới, nâng tổng số ca bệnh ghi nhận trong ngày lên 119 người.
Để bảo đảm sẵn sàng điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 trên địa bàn TP. Hà Nội, ông Nguyễn Minh Tâm – chủ tịch UBND quận Hoàng Mai, Hà Nội cho Tuổi Trẻ biết, bệnh viện dã chiến quy mô 500 giường đang được cấp tập xây dựng tại địa bàn, sẽ cố gắng hoàn thành trước ngày 30/8.
Hà Nội phong toả phường Chương Dương hơn 40.000 dân
Sau khi phát hiện một dân quân tự về dương tính COVID-19, sáng 31/7 Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã ban hành quyết định cách ly y tế phường Chương Dương trong thời gian 14 ngày (từ 0h ngày 31/7 đến 0h ngày 14/8) để phòng chống COVID-19.
Theo Tiền Phong, trong thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế, người dân tại địa bàn dân cư phường Chương Dương không tiếp xúc với người khác; không ra khỏi vùng cách ly trừ trường hợp phải chuyển cơ sở khám chữa bệnh theo quy định hoặc những trường hợp khác. Trường hợp cách hộ gia đình và cá nhân không tuân thủ yêu cầu cách ly sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật.
Nam dân quân nghi mắc COVID-19, 30 tuổi, làm nhiệm vụ tại chốt phong tỏa của phường. Ngày 28/7, anh có triệu chứng sốt, ho, tiêu chảy. Ngày 29/7, anh được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính COVID-19. Từ 29/4 đến nay, phường Chương Dương ghi nhận 17 ca dương tính.
Báo VnExpress ghi nhận, từ 9h sáng 31/7, cảnh sát lập chốt tại đầu phố Chương Dương Độ, Cầu Đất, đường Bạch Đằng, đoạn dốc Vạn Kiếp. Trong thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế, người dân tại địa bàn dân cư phường Chương Dương không tiếp xúc với người khác, không ra khỏi vùng cách ly trừ trường hợp phải chuyển cơ sở khám chữa bệnh theo quy định hoặc những trường hợp khác.
Phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, có dân số hơn 40.000 người.
Theo tin cập nhật, Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ (Hà Nội) cũng bị phong tỏa tạm thời từ 19h ngày 30/7 do có một ca nghi nhiễm đang điều trị.
Sáng 31/7, ông Nguyễn Đình Hoa, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho VnExpress biết, ca nghi nhiễm COVID-19 nằm điều trị tại bệnh viện này từ ngày 18 đến 26/7, có 19 F1 đã đưa đi cách ly tập tung.
UBND huyện Chương Mỹ yêu cầu toàn bộ y bác sĩ, bệnh nhân và người nhà tạm thời ở lại Bệnh viện huyện. Những y bác sĩ đã ra khỏi thì được yêu cầu tự cách ly tại nhà. Những người tới viện từ ngày 18 đến 26/7 phải khai báo y tế.
Trong đợt dịch thứ tư, Hà Nội ghi nhận 1.287 ca COVID-19 (gồm cả hai bệnh viện trung ương). Riêng hôm qua số ca tới 144, cao nhất trong đợt dịch này.
https://www.dkn.tv/thoi-su/ha-noi-phong-toa-phuong-chuong-duong-hon-40-000-dan.html