Chính quyền của dân – Lê Minh Nguyên

Cac Bai Khac

No sub-categories

Chính quyền của dân – Lê Minh Nguyên

Chính quyền của dân, được hiểu một cách đơn giản, là chính quyền mà nếu người dân không thích thì người dân có thể thay đổi nó được.

Thay đổi bằng cách nào?

Bằng những cuộc bầu cử được tổ chức với ba đặc tính không thể thiếu trong những đặc tính của một cuộc bầu cử thực sự dân chủ:

Thường kỳ

Tự do

Minh bạch

Để có được điều này thì đầu tiên tư pháp phải thực sự độc lập và luật pháp phải đứng trên con người, tức Dân Chủ Pháp Trị (rule of law) chứ không phải Nhà Nước Pháp Quyền (rule by law) như CSVN đang rêu rao hiện nay.

Hiện nay Đảng CSVN đứng trên luật pháp, Điều Lệ Đảng đứng trên Hiến Pháp.

GS Nguyễn Ngọc Huy – học giả và nhà ái quốc – biết rõ vị thế địa chính trị của Việt Nam: vừa là bán đảo nằm cạnh đại cường vừa là ngã tư quốc tế.

Lịch sử đã chứng minh mối đe dọa ngàn năm là bắc phương dùng làm con đường tiến nam ra Đông Nam Á và cơ hội ngàn năm là Biển Đông để đi ra thế giới.

Với địa chính trị như thế, VN vừa là mồi ngon trong tranh chấp đại cường, vừa là triển vọng để thành rồng thành cọp.

Để nắm bắt được cơ hội và tránh làm con tốt thí thì VN phải vừa vận dụng được tinh thần độc lập của mình, vừa có một thể chế chính trị thích hợp để đại cường nào cũng giao thiệp được nhưng không đại cường nào có ý định xâm lăng.

Chế độ Dân Chủ Pháp Trị và các đại cường (TQ, Mỹ, Nga, Nhật, Ấn, Liên Âu) công nhận là một nơi được hưởng quy chế trung lập pháp lý vĩnh viễn như Thuỵ Sĩ sẽ giúp VN vừa phát triển được kinh tế vừa tránh được chiến tranh.

Hai việc xây dựng vĩ mô này đều phải do chính người dân VN tạo ra, một trước (Dân Chủ Pháp Trị) một sau (vận động thế giới để có được quy chế Trung Lập Pháp Lý Vĩnh Viễn).

Đó là viễn kiến của GS Nguyễn Ngọc Huy, được chuyên chở trong 5 tiêu đề khi ông thành lập Liên Minh Dân Chủ Việt Nam năm 1981 và chỉ thị cho tất cả các đảng viên Tân Đại Việt đều phải là đoàn viên và hoạt động trong LMDC.

Dân Bản – Tự Do – Độc Lập – Hoà Bình – Trung Lập.