Tin Khắp Nơi – 3/7/21
Tướng Việt Nam kêu gọi ‘kiềm chế’ giữa căng thẳng ở Biển Đông
[Ghi thêm : Việt Nam kêu gọi ‘kiềm chế’ khi biển Ðông ngày càng căng thẳng mà ai cũng biết ai là tác nhân gây ra và liệu ông BT- QPVN hôm nay và đcsVN hàng chục năm trước đây, luôn đưa ra kêu gọi nầy mà kết quả ai cũng biết … “khi kêu có ai nghe và gọi có ai trả lời đâu” hoặc có hành động nào đáp lại tương xứng ? Ðó là câu trả lời thực tiễn và chính VN cần nhìn thẳng lại chính mình mà hãy “bớt kêu – ít gọi” vì ai cũng biết VN không thể làm gì khác được ngoại trừ chỉ làm được điều đã được chỉ đạo là … “4 KHÔNG” ? BBT]
15/06/21 – VOA Tiếng Việt
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Phan Văn Giang, cùng các quan chức phía Việt Nam dự cuộc họp với các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Trung Quốc qua hình thức trực tuyến từ Brunei hôm 15/6.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Phan Văn Giang, cùng các quan chức phía Việt Nam dự cuộc họp với các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Trung Quốc qua hình thức trực tuyến từ Brunei hôm 15/6.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Phan Văn Giang, cùng các quan chức phía Việt Nam dự cuộc họp với các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Trung Quốc qua hình thức trực tuyến từ Brunei hôm 15/6.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang kêu gọi có các hành động “kiềm chế” và “tránh làm phức tạp tình hình” trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông khi gặp mặt các bộ trưởng khối ASEAN và Trung Quốc hôm 15/6.
Ghi nhận về cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN-Trung Quốc qua hình thức trực tuyến do Brunei, chủ tịch luân phiên của khối các Quốc gia Đông Nam Á tổ chức, Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết Thượng tướng Giang, đồng thời là trưởng đoàn Việt Nam, đề nghị các bên tạo môi trường thuận lợi cho việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), nhất là thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin.
Cuộc họp diễn ra một ngày trước khi khối 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á gặp mặt với các bộ trưởng Quốc phòng của 8 nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ, Nhật và Ấn Độ.
Thượng tướng Giang được dẫn lời nói tại cuộc gặp không chính thức hôm 15/6 rằng phía Việt Nam đề nghị các bên “kiềm chế các hành động, tránh làm phức tạp tình hình, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.”
Trong một tuyên bố mà Singapore đưa ra sau cuộc gặp hôm 15/6 được Nikkei Asia trích dẫn, các bộ trưởng của ASEAN nhấn mạnh “sự cần thiết phải duy trì và thúc đẩy một môi trường có lợi cho việc sớm ký kết một COC hiệu quả và thực chất theo luật pháp quốc tế,” hàm ý nói tới bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Trung Quốc có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn với các nước thành viên ASEAN trên vùng Biển Đông giàu tài nguyên, theo Nikkei Asia. Tại một cuộc gặp của các ngoại trưởng vào tuần trước, ASEAN và Trung Quốc nhất trí xúc tiến việc nối lại các cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử, vốn đã bị tạm dừng do đại dịch virus corona.
Biển Đông cũng là một chủ đề chính trong các cuộc họp của các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN trước đây. Tuyên bố mới được đưa ra hôm 15/6 nhắc lại rằng các quốc gia cam kết đối với “sự duy trì và thúc đẩy hoà bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không trên Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông).”
Các bộ trưởng cũng kêu gọi “tự kiềm chế trong các hành động” và thúc giục các bên “tránh các hành động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tình hình,” mà không nêu tên cụ thể nước nào, theo Nikkei Asia.
Căng thẳng trên Biển Đông tăng cao trong những tuần gần đây giữa các nước trong khu vực với Trung Quốc. Malaysia hồi đầu tháng này đưa chiến đấu cơ ra chặn 16 máy bay vận tải của Trung Quốc bay xuống Biển Đông mà nước này cho là có các “hoạt động đáng ngờ” gần không phận của họ. Trong khi đó Philippines trong thời gian qua nhiều lần phản đối sự hiện diện “bất hợp pháp” và “đe doạ” của hàng trăm “dân quân hàng hải” Trung Quốc bên trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Còn Việt Nam được cho là đã mở rộng lực lượng dân quân biển để tăng cường tự vệ trước các thách thức của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoàng không được các báo trong nước trích dẫn nói tại cuộc họp nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam được TTXVN trích lời nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác ASEAN-Trung Quốc vì “hoà bình, ổn định khu vực” và “hưởng ứng việc thiết lập đường dây nóng giữa bộ trưởng của khối ASEAN và Trung Quốc.
Quan chức Nhật Bản cảnh báo Mỹ về khả năng tấn công bất ngờ vào Hawaii – từ Nga và Trung Quốc
Bởi: Joel Gehrke, Yahoo, ngày 30 tháng 6 năm 2021:
Nga và Trung Quốc đang phối hợp tập trận nhằm đe dọa không chỉ Đài Loan mà còn cả Hawaii, theo một quan chức quốc phòng cấp cao của Nhật Bản, người đã cảnh báo Hoa Kỳ nên đề phòng một cuộc tấn công bất ngờ kiểu Trân Châu Cảng.
“Chúng ta phải thể hiện sự răn đe đối với Trung Quốc, không chỉ Trung Quốc mà còn với người Nga, bởi vì, như tôi đã nói với bạn, họ đang tập trận cùng nhau,” Thứ trưởng Nhật Bản Yasuhide Nakayama nói với Viện Hudson tuần này.
Tính dễ bị tổn thương của Đài Loan trước một cuộc xâm lược từ Trung Quốc đại lục đã trở thành mối bận tâm của các chiến lược gia Ấn Độ – Thái Bình Dương trong những tháng gần đây, khi các lực lượng Cộng sản Trung Quốc leo thang các cuộc tập trận xung quanh hòn đảo. Nakayama, người đã thẳng thắn một cách bất thường về sự cần thiết của các quốc gia dân chủ để đảm bảo sự tồn tại của Đài Loan, ngụ ý rằng Nga và Trung Quốc đang làm việc với tư cách là đồng minh chuẩn bị cho một cuộc xung đột lớn.
“Tôi nghĩ rằng người Đài Loan thực sự lo ngại,” ông nói. “Ngoài ra, họ đang tập trung vào việc hai quốc gia lớn đang hợp tác và [đưa ra] rất nhiều mối đe dọa đối với Đài Loan.”
CHÚNG TÔI VÀ NHẬT BẢN CẢNH BÁO TRUNG QUỐC KHÔNG ĐẾN ĐÀI LOAN
Các quan chức Cộng sản Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn, một tỉnh mà họ đã tuyên bố kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1949 nhưng chưa bao giờ được quản lý. Hầu hết các quốc gia công nhận chế độ ở Bắc Kinh là chính quyền chính thức của Trung Quốc và không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, mặc dù Hoa Kỳ vẫn duy trì mối quan hệ hữu nghị và cung cấp vũ khí để giúp chính quyền Đài Loan ngăn chặn một cuộc xâm lược từ đại lục.
“Chúng ta phải bảo vệ Đài Loan với tư cách là một quốc gia dân chủ,” Nakayama nói trước khi cho rằng các nhà lãnh đạo thế giới có thể đã sai lầm trong Chiến tranh Lạnh khi dường như thừa nhận rằng Đài Loan cuối cùng sẽ được thống nhất với Trung Quốc đại lục. “Nó có đúng không? … Tôi không biết.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối mô tả của ông về Đài Loan là một “quốc gia” và cáo buộc rằng Tokyo đang cố gắng miêu tả Trung Quốc như một mối đe dọa để biện minh cho việc xây dựng quân đội của mình.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin cho biết: “Đây là điều cực kỳ vô trách nhiệm và nguy hiểm. “Chính trị gia được đề cập nhiều lần đề cập đến Đài Loan là một‘ quốc gia ’, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc được nêu trong bốn văn kiện chính trị bao gồm Tuyên bố chung Trung Quốc-Nhật Bản và cam kết nghiêm túc lặp đi lặp lại không coi Đài Loan là một quốc gia. Chúng tôi yêu cầu Nhật Bản làm rõ tinh thể và đảm bảo rằng những điều như vậy sẽ không xảy ra nữa. “
Nakayama nhấn mạnh trong suốt cuộc nói chuyện rằng căng thẳng ở Ấn Độ – Thái Bình Dương có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh phối hợp giữa Trung Quốc và Nga. Anh ta lái xe về nhà bằng cách nâng cao bóng ma về cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, cuộc tấn công đã kích động sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Ông nói: “70 năm trước, chúng tôi đã tấn công Trân Châu Cảng, nhưng bây giờ Mỹ và Nhật Bản [là] đồng minh rất tốt, một trong những đồng minh tốt nhất trên toàn thế giới,” ông nói và lưu ý rằng Nga đang tiến hành các cuộc tập trận hải quân ở Thái Bình Dương trong tuần này. “Tôi không muốn nhắc [chúng ta về vụ tấn công] 70 năm trước, nhưng chúng ta phải cẩn thận với việc tập trận của người Nga. Họ đang diễn ra [ngoài] phía tây của nó, ý tôi là Honolulu, ở Hawaii. ”
Các quan chức Nga mô tả “các vụ nã tên lửa và pháo binh” của họ ở Thái Bình Dương là một cuộc kiểm tra thiết bị. “Trong quá trình thực hiện các biện pháp, các tàu chiến đã cùng nhau đẩy lùi một cuộc tấn công trên không của kẻ thù”, văn phòng báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cho biết hôm thứ Tư trên phương tiện truyền thông nhà nước. “Cuộc tập trận nhằm kiểm tra hoạt động đáng tin cậy của các loại vũ khí trên tàu trong điều kiện khí hậu nóng bức.”
Đối với Nakayama, các hoạt động như vậy cho thấy rõ ràng rằng Nhật Bản và Mỹ có một vấn đề chung cần được cùng nhau ngăn chặn.
“Honolulu đến Nhật Bản, khu vực này đang trở thành – [người] Trung Quốc và Nga đến khu vực này,” ông nói. “Vì vậy, [đối với] Hoa Kỳ, ranh giới bảo vệ sẽ lùi lại một chút.”
Nguồn : https://news.yahoo.com/japanese-official-warns-us-potential-200100225.htmlLê Văn dịch lại
Cựu giáo sư trường Đảng: ĐCSTQ mong manh hơn vẻ bề ngoài
Trương Đình•Thứ Tư, 30/06/2021
Chính sách can dự của Hoa Kỳ với Trung Quốc trong những thập kỷ qua một lần nữa làm dấy lên sự lo ngại. Bà Thái Hà, một giáo sư đã nghỉ hưu của Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã kêu gọi Hoa Kỳ từ bỏ hy vọng “ngây thơ” về chính sách này. Đồng thời cảnh báo rằng sự lãnh đạo của ĐCSTQ kỳ thực chỉ như một con hổ giấy, mong manh hơn vẻ bề ngoài của họ.
Bà Thái Hà, một giáo sư đã nghỉ hưu của Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ, nói rằng bề ngoài thì ĐCSTQ đầy quyền lực nhưng thực tế lại rất mong manh. (Ảnh qua Epoch Times).
Theo báo cáo trên tờ Wall Street Journal ngày 29/6, bà Thái Hà, cựu giáo sư tại Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh, sẽ nộp một cuốn sách cho Viện Hoover trong tuần này và công bố một bài báo dài 28 trang nhân dịp sự kiện Kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ.
Trong bài viết dài của mình, bà nhấn mạnh rằng chính sách can dự của Hoa Kỳ suốt 4 thập kỷ qua chỉ củng cố sự thù địch cố hữu của giới lãnh đạo ĐCSTQ với Hoa Kỳ. Dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc (ĐCSTQ) không còn tin tưởng rằng chính sách can dự này còn hữu ích.
Wall Street Journal nhận định rằng ngày càng có nhiều chính trị gia và nhà phân tích phương Tây cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Quốc không mang lại lợi ích gì.
Bà Thái Hà: ĐCSTQ mang dã tâm của một con ác long, nhưng chỉ là một chú hổ giấy
Bà Thái Hà viết rằng hy vọng của Hoa Kỳ về một “chính sách can dự” phải được thay thế bằng “các biện pháp phòng thủ lành mạnh” để bảo vệ Hoa Kỳ khỏi sự xâm lược của ĐCSTQ. Đồng thời, gây áp lực tấn công lên ĐCSTQ, bởi ĐCSTQ yếu hơn nhiều so với những gì người Mỹ tưởng tượng.
Wall Street Journal nói rằng theo quan điểm của bà Thái Hà, ĐCSTQ bề ngoài đầy quyền lực, nhưng dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, mâu thuẫn và sự tự hoài nghi đã trở nên rõ ràng hơn. “ĐCSTQ có tham vọng của một con ác long, nhưng bên trong nó chỉ là một con hổ giấy”, bà Thái Hà viết.
Bà viết rằng Washington nên chuẩn bị cho khả năng “sụp đổ bất ngờ” của ĐCSTQ.
Bà Thái Hà tin rằng trong vài thập kỷ qua, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã tính toán sai nhiều sự kiện lớn. Ví như từ việc khôi phục quan hệ Mỹ-Trung sau vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, đến việc hỗ trợ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO). Sự “ngây thơ” của Hoa Kỳ càng khiến ĐCSTQ bạo dạn hơn. Mặc dù Chính phủ Hoa Kỳ mô tả Trung Quốc (ĐCSTQ) là một đối thủ cạnh tranh, nhưng các công ty Trung Quốc lại luôn coi Hoa Kỳ là một đối thủ thù địch.
Bà Thái Hà nói rằng ĐCSTQ sợ sức mạnh của Mỹ. Điều này được phản ánh qua các bài phát biểu chính sách chính thức của ĐCSTQ tránh gây ra các cuộc đối đầu có thể đe dọa đảng. Ví dụ, bà nói, vì lo sợ cụm từ “trỗi dậy” có thể bị Washington coi là đối đầu, các nhà chức trách đã dùng thuật ngữ “phát triển hòa bình” thay cho cách mô tả thông thường là “trỗi dậy hòa bình”.
Bài viết dài có tên “Quan điểm của người trong cuộc” (Insider’s Perspective) này được phát biểu vào đúng thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ.
Hai đoạn ghi âm của bà Thái Hà khiến ĐCSTQ khiếp sợ
Bà Thái Hà, 68 tuổi, giảng dạy hệ tư tưởng cho các quan chức ĐCSTQ tại cơ sở đào tạo cao nhất của ĐCSTQ suốt 15 năm, cho đến khi bà nghỉ hưu vào năm 2012. Bà đã từng đến Hoa Kỳ với tư cách là một khách du lịch. Đại dịch Covid-19 (bệnh viêm phổi do virus Trung Cộng gây ra) bùng phát đã làm gián đoạn kế hoạch trở về Trung Quốc của bà.
Tháng 9 năm ngoái, một đoạn ghi âm của bà Thái Hà đã được lan truyền trên Internet. Trong đoạn ghi âm, bà Thái Hà đã phân tích chi tiết tình hình của ĐCSTQ và đất nước. Đồng thời, bà phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại, nghĩa là 90 triệu người bỏ đi một người (ông Tập Cận Bình) cũng chẳng ích gì. Kỳ thực điều này được quyết định bởi bản chất của chế độ.
Trong đoạn ghi âm, bà Thái Hà cũng phân tích 3 cách dẫn đến sự sụp đổ cuối cùng của ĐCSTQ: Giải quyết dựa vào chiến tranh bên ngoài; dựa vào cải cách nội bộ đảng; áp lực nội bộ quá lớn, cuối cùng không thể chịu nổi áp lực và đột ngột sụp đổ.
Trong bản ghi âm đầu tiên được phát hành vào tháng 6 năm ngoái, bà Thái Hà đã từng chỉ trích ĐCSTQ là “thây ma chính trị.” Thể chế của ĐCSTQ không có lối thoát. Cải cách là điều vô ích và ĐCSTQ phải bị vứt bỏ.
Sau đó, bà Thái Hà đã bị khai trừ khỏi Trường Đảng của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và bị hủy bỏ hết quyền lợi hưu trí của mình. Wall Street Journal tuyên bố rằng điều này sẽ hạn chế khả năng bà ấy có thể trở về Trung Quốc an toàn.
Tháng 12/2020, bà Thái Hà đã đăng một bài viết với tiêu đề “Đảng thất bại, một người trong thể chế đã đoạn tuyệt với Bắc Kinh” trên tạp chí Foreign Affairs.
“Sau 20 năm do dự, bối rối và đau đớn, tôi quyết định bước ra khỏi bóng tối và đoạn tuyệt hoàn toàn với ĐCSTQ. Một bước lùi lớn của ông Tập Cận Bình khiến tôi nhanh chóng không còn lựa chọn nào khác”, bà Thái Hà viết.
Ông Trần Dụng Lâm: Bà Thái Hà sẽ quyết liệt hơn trong việc vạch trần ĐCSTQ vì bà ấy là một thành viên của thể chế này
Ông Trần Dụng Lâm, cựu lãnh sự chính trị của Tổng lãnh sự ĐCSTQ ở Sydney, nói rằng bà Thái Hà đã dốc sức phát triển hệ tư tưởng của đảng trong nhiều năm. Điều này khiến bà ấy đáng tin hơn nhiều so với những người chỉ trích ĐCSTQ khác bên ngoài Trung Quốc. “Các cuộc tấn công của bà ấy vào ĐCSTQ sẽ làm hỏng các giáo lý và thể chế của ĐCSTQ, bởi vì bà ấy đến từ trong thể chế đó.” Ông Trần Dụng Lâm nói, xét cho cùng, trường đảng là “Bộ não của ĐCSTQ.”
Bắc Kinh đang dùng cả 100 năm thành lập đảng để ca ngợi những thành tựu của ông Tập Cận Bình. Các học giả như bà Thái Hà cũng đang tận dụng ngày kỷ niệm này để cảnh báo, rằng phong cách lãnh đạo độc đoán của ông Tập đang dẫn dắt đất nước đi theo hướng nguy hiểm.
Ông Andrew Nathan, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Columbia, đã chỉ ra trong một bài báo viết cho Wall Street Journal vào cuối tuần, rằng Trung Quốc đang trải qua một sự thay đổi giữa các thế hệ. Nhiều người có tư tưởng tự do đã bước ra. “Điều này không có lợi cho triển vọng dài hạn của ĐCSTQ.”
Ông Larry Diamond, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hoover, đã đưa ra một tuyên bố đáp lại bài báo dài của bà Thái Hà, rằng: “Lần đầu tiên, chúng ta có một nhân vật quan trọng trong thể chế của ĐCSTQ, dám dũng cảm chứng thực nhiều luận điểm gần đây của các học giả Mỹ về vấn đề Trung Quốc.”
Theo Trương Đình, Epoch Times – https://trithucvn.org/trung-quoc/cuu-giao-su-truong-dang-dcstq-mong-manh-hon-ve-be-ngoai.html
Blog: 100 năm ĐCSTQ không phản tỉnh, nhưng dân tộc Trung Hoa cần phải tỉnh
Trần Phá Không•Thứ Năm, 01/07/2021
Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Bắc Kinh dường như có tật giật mình, sợ bóng sợ gió, “nghe tiếng hạc kêu tưởng ba quân truy kích”, khắp nơi bố trí canh phòng cẩn mật. Đứng từ góc độ ngoại giới mà cảm nhận, chẳng thấy lễ kỷ niệm ở đâu, trông chẳng khác gì chuẩn bị cho chiến tranh, cũng chẳng thấy không khí lễ hội, mà đâu đâu cũng đậm màu tang lễ. Phòng bị, chuẩn bị chiến đấu, đang phòng bị ai đây? Phòng bị với nhân dân sao? Chiến đấu với ai? Chiến đấu với nhân dân sao?
Bài viết của nhà bình luận thời sự Trần Phá Không thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Nhiều người mặc đồng phục “quần chúng Triều Dương” theo dõi hành tung của người qua đường. (Nguồn: Weibo)
ĐCSTQ tự gọi mình là “Bốn điều tự tin”, nhưng đại lễ 100 năm này lại không có cảm giác an toàn. Đại lễ 100 năm, ĐCSTQ trở thành kẻ tử thù của nhân dân. Bất cứ đám đông tụ tập nào cũng khiến đảng phải hoảng sợ.
ĐCSTQ tự thổi phồng công trạng, gọi đó là sự trỗi dậy của nền kinh tế lớn thứ hai. Trên thực tế, tất cả những biểu dương này, giàu có, quyền lực, phục hưng, đều không có gì là mới, thực ra ở hầu hết các triều đại đều đã từng có. Thời xưa, cổ nhân dùng các danh từ như “đại trì”, “thịnh thế” và “trung hưng”. Mà “công trạng” thực sự của 100 năm ĐCSTQ chính là: 100 năm họa nước, hàng triệu người rơi đầu, hàng triệu người chết đói và hàng trăm triệu người dân trở thành nô lệ thời hiện đại. Do sự ngăn cản thâm độc của ĐCSTQ, tự do và dân chủ, nhân quyền và hiến pháp đã rời xa tầm với của người dân Trung Quốc.
ĐCSTQ khoe khoang “Mười điều vĩ đại”, nhưng đảng 100 năm không nhìn ra đâu là vĩ đại, chỉ thấy lòng dạ hẹp hòi tiểu nhân. ĐCSTQ không có cao cả, khoan dung hay độ lượng nào cả, bởi vì những người lãnh đạo của nó vốn không có cao cả, khoan dung hay độ lượng. Đảng đã áp đặt Luật An ninh Quốc gia lên Hồng Kông, nhưng các nhà dân chủ Hồng Kông vẫn đang tiếp tục bị thanh trừng và truy sát đến cùng. Đây là bằng chứng mới nhất.
ĐCSTQ xây dựng đảng, miệng hô “suốt đời chiến đấu vì chủ nghĩa cộng sản”, nhưng lại nhanh chóng biến tướng thành tập đoàn lợi ích. Khi một người xin gia nhập đảng hoặc tổ chức của đảng, người đó phải thấm nhuần rằng “lợi ích của đảng trên hết”. Còn đối với lãnh đạo cao nhất, lại biến tướng thành “quyền lực cá nhân trên hết”. Cho tới công việc của toàn đảng, tập trung vào làm sao để giữ gìn “giang sơn đỏ”, hoàn toàn coi thường hạnh phúc cơ bản của người dân và hướng đi lâu dài của đất nước. Kết quả là, lãnh đạo tối cao suốt ngày chỉ chăm chăm vào đấu tranh giành quyền lực, cuối cùng mượn cớ các loại để theo đuổi sự độc quyền quyền lực vô hạn. Cá nhân đặt mình ở trên tổ chức, thì lại càng đặt mình trên cả quốc gia và người dân.
Sau 100 năm họa nước, ĐCSTQ không thể phản tỉnh (kiểm điểm lại bản thân mình), bởi vì chính lãnh đạo của nó đã không thể tự phản tỉnh. Cần phải nói rằng ĐCSTQ, vốn từ lâu đã biến tướng thành nhóm lợi ích và nhóm tham nhũng, từ lâu đã mất đi năng lực phản tỉnh của mình. Tuy nhiên, đất nước Trung Quốc cần phải phản tỉnh, tất yếu phải phản tỉnh:
Vào thế kỷ trước, từng có hoàn cảnh nào để tạo nên ĐCSTQ? Sau ngày 4/6 (sự kiện Lục Tứ thảm sát đẫm máu trên quảng trường Thiên An Môn), ĐCSTQ đã cải tử hoàn sinh như thế nào? Tất nhiên, có thể tìm lý do từ bên ngoài. Ví dụ, vào đầu thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản lan rộng và thế giới nhìn chung thiên tả, thật không may, Trung Quốc là nước láng giềng lớn nhất của Liên Xô, do đó đã bị đầu độc sâu sắc bởi thảm họa đỏ. Tuy nhiên, trong nửa sau của thế kỷ trước, khi mà Liên Xô tan rã và Đông Âu được giải phóng, điều gì đã xảy ra với Trung Quốc? Bởi vì gốc bệnh là ở trong nước, cũng giống như ung thư trong cơ thể vậy.
Trong suốt thế kỷ này, đầu tiên, trên có Từ Hi dưới có Nghĩa Hòa Đoàn; sau này, trên có Mao Trạch Đông, dưới có Hồng vệ binh; và giờ đây, trên có Tập Cận Bình, dưới có Tiểu phấn hồng. Nghĩa Hòa Đoàn reo hò cổ vũ “phù Thanh diệt Dương” (giúp nhà Thanh và tiêu diệt ngoại bang) nhưng họ không biết rằng chính Mãn Châu mới là cường quốc ngoại bang, chính Mãn Châu đã diệt vong Trung Quốc, và biến người Trung Quốc bị trở thành nô lệ mất nước. Hồng vệ binh hét lên “thề bảo vệ Chủ tịch Mao”, “đánh ngã hết thảy”, nào ngờ bản thân họ lại bị chính Mao Trạch Đông đánh ngã, bị hoàn toàn đánh ngã về tinh thần, không cách nào còn có thể vực lên được. ĐCSTQ vốn nó cũng chính là một chế độ ngoại bang trên ý thức hệ. Tiểu phấn hồng hô hào “chủ nghĩa yêu nước” mà không nghĩ đến rằng đa số gia đình thuộc giới “lãnh đạo đảng và nhà nước”, đều tham nhũng cực độ, từ lâu đã chuyển của cải, vợ con ra nước ngoài. ĐCSTQ trước nay luôn từ chối tiết lộ tài sản của các lãnh đạo và quan chức, điều này thực chất đã là cấu thành tội phản quốc và bán nước.
Hành động của ĐCSTQ, nhất là hành động của những người lãnh đạo, là tấm gương phản chiếu cho dân tộc này, phản ánh sự mù quáng, ngu muội, phản ánh những thói hư tật xấu, bao gồm ích kỷ, thiển cận, hám danh, xảo quyệt, chần chừ, dao động, luồn cúi lợi dụng, hai chân trên hai thuyền…
ĐCSTQ đã cho thế giới thấy được rằng: Làm điều ác cũng là một cách để tồn tại, miễn là nó có thể được khoác vỏ bọc như thể đang hành thiện. Bao nhiêu tội ác như bạo lực, dối trá, thù hận, tham nhũng, dâm loạn, v.v., sau khi được bôi son trát phấn liền biến thành: chuyên chính, tuyên truyền, yêu ghét rõ ràng, vì nhân dân phục vụ, do nhu cầu công việc, v.v.
Trăm năm xây dựng đảng là trăm năm làm điều ác, mà vẫn còn có thể tồn tại, lại ngày càng kiêu ngạo, coi thường thiên hạ. Cái chuyện kỳ lạ này, thực ra chính là bôi xấu đất nước này và là vết nhơ lớn nhất đối với dân tộc Trung Hoa 5000 năm. Đây mới chính là nỗi nhục quốc thể thực sự, quá mức nhục nhã!
Trần Phá Không
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và quan điểm cá nhân của tác giả)
Nguồn: Châu Á tự do