Tin Khắp Nơi – 15/5/2021
Hoa hậu Myanmar đến Mỹ với thông điệp gửi tới thế giới
Cựu hoa hậu Myanmar mang súng, tuyên bố chống chính quyền quân sự
Tổng thống Philippines nói không cúi đầu trước Bắc Kinh ngay cả khi bị giết
Ông Tập Cận Bình bàn về hỗn loạn: Đại dịch mang lại tình thế thuận lợi cho Trung Cộng
Phe cánh tả Mỹ vì quyền lực chính trị mà làm hại người da đen
Cựu Đại sứ Israel: Các trường Đại học Hoa Kỳ đang đào tạo ra những công dân chống Mỹ
Hoa hậu Myanmar đến Mỹ với thông điệp gửi tới thế giới
Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 15 tháng 5 năm 2021 |
Theo New York Times, Hoa hậu hoàn vũ Myanmar Ma Thuzar Went Lewin đã đến tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, trong tuần này để tham gia cuộc thi Hoa Hậu Thế giới. Tại cuộc thi này cô đã truyền đi thông điệp lên án cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar và kêu gọi thế giới giúp đỡ người dân nước cô.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông trước khi rời Myanmar để tham gia cuộc thi rằng, Lewin nói: “Họ đang giết người của chúng tôi như những con vật. “Nhân loại ở đâu? Làm ơn giúp chúng tôi. Chúng tôi bất lực ở đây ”.
Trong một khoảnh khắc ấn tượng vào thứ Năm (13/5) trong phần trình diễn thời trang, cô Lewin bước đến phía trước sân khấu cùng với một biểu ngữ có nội dung “Cầu nguyện cho Myanmar”. Phần thi chung kết sẽ diễn ra vào Chủ nhật.
Trong những tuần đầu tiên của phong trào biểu tình phản đối đảo chính, cô Lewin, 22 tuổi, đã tham gia các cuộc tuần hành cùng người dân, giương cao các biểu ngữ có khẩu hiệu như “Chúng tôi không muốn một chính phủ quân sự” và kêu gọi trả tự do cho các lãnh đạo dân sự của đất nước.
Lewin đã tặng những chai nước cho những người biểu tình ở Yangon, và quyên góp tiền tiết kiệm của mình cho những gia đình có người thân thiệt mạng trong các cuộc biểu tình. Cô cũng bày tỏ sự phản đối của mình với hội đồng quân sự trên Facebook, và đăng lên nền tảng mạng xã hội này những bức ảnh đen trắng thể hiện rằng cô đang bị bịt mắt, bịt miệng và bị trói tay.
Lewin cho biết các cuộc tấn công của chính quyền quân sự đã khiến người dân Myanmar sống trong sợ hãi.
Cô cho biết: “Những người lính tuần tra thành phố mỗi ngày và đôi khi lập rào chắn để chặn những người đến. Trong một số trường hợp, họ bắn mà không do dự. Chúng tôi sợ những người lính của chúng tôi. Bất cứ khi nào chúng tôi nhìn thấy một người trong họ, tất cả những gì chúng tôi cảm thấy là tức giận và sợ hãi”.
Cựu hoa hậu Myanmar mang súng, tuyên bố chống chính quyền quân sự
12/05/2021
Cựu hoa hậu Myanmar đeo súng trường, tuyên bố gia nhập lực lượng nổi dậy chống chính quyền quân sự.
Htar Htet Htet, 32 tuổi, đã đăng một bức ảnh lên trang Facebook cá nhân trong tuần này. Cô mặc trang phục chiến đấu màu đen và mang theo một khẩu súng trường tấn công.
“Đã đến lúc phải chiến đấu. Dù bạn cầm vũ khí, cây bút, bàn phím hay quyên góp tiền cho phong trào ủng hộ dân chủ, mọi người đều phải cố gắng hết sức để đạt được thành công”, Htet viết trên Facebook từ một khu vực biên giới chưa được xác định.
Htet từng đại diện cho Myanmar tham dự cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế tại Thái Lan vào năm 2013.
Tình trạng bất ổn ở Myanmar bắt đầu từ hơn 100 ngày trước, khi quân đội giành quyền kiểm soát đất nước. Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh Myanmar trong 3 tháng qua đã khiến hơn 780 người thiệt mạng và hơn 3.000 người bị bắt giữ.
Trong những tháng gần đây, các nhóm sắc tộc có vũ trang đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng quân đội và cảnh sát, làm dấy lên lo ngại về việc Myanmar sẽ rơi vào vòng xoáy xung đột rộng lớn hơn. Quân đội đã đáp trả bằng các cuộc không kích khiến hàng chục nghìn dân thường phải di tản.
Nhiều người nổi tiếng đã lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự tại Myanmar.
Han Lay, đại diện của Myanmar tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 ở Thái Lan, đang bị truy nã sau khi kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ đất nước trong bối cảnh hàng trăm người thiệt mạng hậu đảo chính quân sự.
Thành Đạt – Theo AFP
Tổng thống Philippines nói không cúi đầu trước Bắc Kinh ngay cả khi bị giết
15/05/21
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (NOEL CELIS/AFP/Getty Images)
Hôm 14/5, ông Duterte đã có một bài phát biểu trên truyền hình trong bối cảnh chịu nhiều áp lực trong nước vì phản ứng yếu ớt trước sự hiện diện của hàng trăm tàu Trung Quốc trong nhiều tháng ở các khu vực mà Manila “tuyên bố chủ quyền” ở Biển Đông, khiến ông phải từ bỏ việc theo đuổi mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc.
“Chúng tôi có lập trường và tôi muốn tuyên bố một lần nữa rằng các tàu của chúng tôi sẽ không lùi bước dù chỉ một inch (2,54cm)”, ông Duterte tuyên bố cứng rắn.
Theo Reuters đưa tin vào tháng trước, Bắc Kinh nói Philippines phải “chấm dứt ngay các hành động làm phức tạp tình hình và leo thang tranh chấp”, nhằm phản ứng cuộc tập trận hải quân do Philippines tiến hành cùng với Mỹ.
“Tôi không muốn cãi vã, không muốn rắc rối. Tôi tôn trọng vị trí của các ông và các ông hãy tôn trọng vị trí của tôi. Nhưng chúng tôi sẽ không gây chiến”.
“Tôi sẽ không rút lui. Ngay cả khi các ông giết tôi. Tình bạn của chúng ta kết thúc ở đây”, ông Duterte nêu trong thông điệp ngày 14/5.
Hiện Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila vẫn chưa có phản hồi gì về các phát ngôn trên của ông Duterte.
Được biết, chính quyền Philippines gần đây tăng cường số lượng tàu hải quân tại khu vực đảo Thị Tứ, gần nơi các tàu của Trung Quốc hiện diện.
Trước đó, ông Duterte đã bị chỉ trích vì từ chối thúc ép Trung Quốc tuân theo phán quyết của trọng tài năm 2016 về Biển Đông theo hướng có lợi cho Philippines.
Mai Hạ
Ông Tập Cận Bình bàn về hỗn loạn: Đại dịch mang lại tình thế thuận lợi cho Trung Cộng
- Thứ bảy, 15/05/2021
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố thế giới hiện nay đang ở trong một “sự hỗn loạn” chưa từng thấy trong hàng trăm năm trở lại đây, và thời điểm cũng như hoàn cảnh hiện tại trên toàn cầu đều có lợi cho Trung Quốc và có thể giúp Trung Cộng đạt được mục tiêu của mình – đó là thống trị thế giới.
Ông Tập giải thích rằng sự hỗn loạn nói trên là do đại dịch COVID-19 gây ra. Ông Tập không nói rõ Trung Quốc có tình thế thuận lợi ra sao, nhưng ông gửi đi thông điệp rằng nước này đã kiềm chế thành công sự bùng phát [của dịch bệnh] trong khi phần lớn các quốc gia [khác] trên toàn thế giới đã đang chịu tổn thất và bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Ông lý luận rằng đây là lý do tại sao Trung Quốc nắm giữ tình thế thuận lợi.
“Trong việc đối phó với đại dịch toàn cầu của virus corona mới, nó ngay lập tức cho thấy sự lãnh đạo và hệ thống chính trị của quốc gia nào là tốt,” ông Tập nói.
Đây là lần đầu tiên ông Tập công khai tuyên bố “sự tự tin” của mình, vốn lặp lại những lời gần đây của các quan chức Trung Cộng khác. Giới chức Trung Quốc tự hào rằng đại dịch [tuy] bắt đầu ở Trung Quốc, nhưng đã rời khỏi Trung Quốc.
Ông Trần Nhất Tân (Chen Yixin), Tổng bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Trung Quốc, nói với các nhân viên của ủy ban này ở Bắc Kinh hôm 10/01: “Trong thế giới ngày nay, trật tự tốt đẹp của Trung Quốc tương phản hẳn với tình trạng bất ổn của phương Tây. Chủ nghĩa xã hội đậm tính Trung Quốc đang sở hữu một sức sống chưa từng có.”
“Phương Đông đang trỗi dậy và phương Tây đang suy yếu,” ông Hà Bân (He Bin), Bí thư huyện Kỳ Liên tỉnh Thanh Hải Tây Bắc Trung Quốc, đã trích lời ông Tập khi nói chuyện với các quan chức huyện hôm 25/02.
Cho đến nay, các quan chức Trung Cộng vẫn chưa lên tiếng công khai về việc có bao nhiêu người dân Trung Quốc đã thiệt mạng vì họ không thể nhận được sự điều trị và thuốc men để xử lý các bệnh cần chữa trị dài ngày của họ do các biện pháp phong tỏa cực đoan, bao nhiêu người dân Trung Quốc đã mắc chứng rối loạn tâm thần, bao nhiêu gia đình Trung Quốc đã phải chịu đựng [nỗi đau của] sự phá sản hoặc các mối quan hệ tan vỡ, và bao nhiêu công dân Trung Quốc đã bị mắc kẹt ở nước ngoài do Trung Cộng hủy bỏ hầu hết các chuyến bay hồi tháng 03/2020.
Bài phát biểu của ông Tập
Bài phát biểu đầy tham vọng của ông Tập đã được gửi tới tất cả các quan chức cấp tỉnh hoặc cấp cao hơn tại một hội thảo ở Bắc Kinh hôm 11/01 và được đăng lần đầu tiên trên tạp chí nhà nước “Cầu thị” (Qiushi) hôm 30/04.
Điều cốt lõi của bài phát biểu dài hơn 11,000 từ này là ông Tập chỉ cho chế độ Trung Cộng nắm lấy cơ hội của thế giới hỗn loạn này, và hiện thực hóa mục tiêu chiến lược của Đảng — “Hai Thế kỷ.” Ông Tập nói rằng ông tin Trung Cộng đang nắm giữ cả “thời và thế [của thế giới]. Đây là lý do tại sao chúng ta kiên định và bạo dạn, và [đó] là nền tảng của lòng quyết tâm và sự tự tin của chúng ta.”
Các mục tiêu “Hai Thế kỷ” của ông Tập là: 1) đến năm 2021, kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ, ông hy vọng kiến thiết đất nước thành một “xã hội tiểu khang – xã hội khá giả,” nghĩa là tăng gấp đôi số liệu thu nhập bình quân đầu người của năm 2010, và 2) đến năm 2049, kỷ niệm 100 năm Trung Cộng giành chính quyền, trở thành “nước xã hội chủ nghĩa hiện đại.” Nói một cách dễ hiểu, Các mục tiêu “Hai Thế kỷ” của thời đại ông Tập có nghĩa là “vượt qua Hoa Kỳ và Anh Quốc, trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới,” cố vấn của ông Tập – ông Kim Xán Vinh (Jin Canrong) – giải thích hồi tháng 07/2016.
Trong bài phát biểu, ông Tập giải thích “niềm tin Trung Hoa” của ông đến từ đâu.
“Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, quốc gia công nghiệp lớn nhất, quốc gia ngoại thương lớn nhất và sở hữu lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất,” ông Tập nói, liệt kê những thành tựu của chế độ dưới sự kiểm soát của ông.
Sau đó ông Tập nói về toàn cảnh thế giới.
Kể từ năm 2019, virus Trung Cộng, thường được biết đến với tên gọi virus corona mới – chủng virus gây ra [đại dịch] COVID-19, đã can thiệp vào trật tự thế giới và tàn phá nền kinh tế toàn cầu. Đại dịch này đã tạo ra “những cơ hội và thách thức lớn chưa từng có” cho Trung Quốc, ông Tập nói. “Nhìn chung, cơ hội lớn hơn thách thức.”
Để nắm bắt những cơ hội này, ông Tập đã yêu cầu tất cả các đảng viên Trung Cộng “vận dụng tất cả các yếu tố tích cực mà chúng ta có thể thúc đẩy, hợp nhất tất cả các lực lượng mà chúng ta có thể tiếp cận, cố gắng hết sức để hoàn thành tốt công việc và kiên trì để đạt được các mục tiêu đã đề ra.”
Sau rất nhiều nội dung lý luận và tư tưởng Marxist, ông Tập đã nhắc lại và giải thích về [kế hoạch] phát triển kinh tế “lưu thông kép” của mình.
Lưu thông kép
Chế độ này lần đầu tiên chính thức tiết lộ chiến lược lưu thông kép hồi tháng 05/2020, theo đó họ sẽ hình thành một mô hình phát triển mới với “lưu thông nội địa” – chu trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ trong nước – với tư cách là thành phần chính, và “lưu thông bên ngoài” – chu trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ quốc tế – với tư cách là [thành phần] phụ.
Trong bài phát biểu hồi tháng 1 này, ông Tập đã đưa ra nhiều thông tin chi tiết hơn về lưu thông kép.
“Trong những năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu đã chống lại toàn cầu hóa, và mô hình chu kỳ kinh tế quốc tế đã có những điều chỉnh theo chiều sâu. Đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng xu hướng chống toàn cầu hóa, và mọi quốc gia đều đang quan tâm đến chính họ nhiều hơn,” ông Tập nói.
Ông Tập cho biết ông đã đến thăm [tỉnh] Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc, một tỉnh phụ thuộc vào xuất khẩu, từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 2020 và thấy rằng các nhà máy địa phương không thể nhập khẩu nguyên liệu thô từ nước ngoài cũng như xuất khẩu hàng hóa do đại dịch, khiến cho một số lượng lớn các nhà máy [phải] ngừng sản xuất hoặc thậm chí là đóng cửa.
Như ông Tập đã nói, Trung Quốc là quốc gia ngoại thương lớn nhất thế giới và nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu. Đại dịch đã gây thiệt hại cho nền kinh tế của các nước khác, các nước này sau đó đã cắt giảm nhập khẩu. Do đó, Trung Quốc đã mất đi trụ cột kinh tế của mình – ngoại thương.
“Lưu thông nội địa” của lãnh đạo Tập Cận Bình là cách thức để nền kinh tế Trung Quốc trụ lại được.
Tuy nhiên, đa số người dân Trung Quốc còn nghèo và sức mua nội địa của Trung Quốc còn yếu. Ông Tập vẫn phải nhấn mạnh vào “lưu thông bên ngoài,” vốn là trụ cột để hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc.
Trong bài phát biểu, ông Tập nói: “Chúng ta phải mở cửa sâu rộng ra thị trường nước ngoài… nâng cao hiệu quả và trình độ công nghệ của lưu thông nội địa bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn lưu thông quốc tế… tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu của chúng ta… nâng cao ảnh hưởng của chúng ta trong chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng và chuỗi đổi mới toàn cầu.”
Trên thực tế, ông Tập biết rõ những điểm yếu của nền kinh tế Trung Quốc, cũng như của hệ thống chính trị nước này.
Ông nói trong bài phát biểu của mình: “Chi phí lao động ở Trung Quốc đang liên tục gia tăng. Các nguồn lực của Trung Quốc và khả năng gánh chịu của môi trường đã đến mức nút cổ chai,” có nghĩa là các nguồn lực này đã đến giới hạn và không thể hỗ trợ [thêm cho sự phát triển của nền kinh tế nước này] được nữa.
Do Nicole Hao thực hiện – Nguyệt Cầm biên dịch
Phe cánh tả Mỹ vì quyền lực chính trị mà làm hại người da đen
Trường Thanh• Chủ Nhật, 16/05/2021
Phong trào xã hội “Người da đen đáng được sống” (Black Lives Matter, BLM) của Mỹ đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu, đó thực tế không phải vấn đề xung đột sắc tộc mà là trò tranh giành quyền lực của cánh tả thông qua vấn đề sắc tộ
Bạo loan ở Portland, Mỹ ngày 8/9/2020 (Ảnh: bgrocker/ Shutterstock)
Chuyện phân biệt đối xử tồn tại ở mọi quốc gia, nơi nào có loài người là có phân biệt đối xử, đây là một trong những đặc điểm chung của loài người. Ví dụ, người dân ở các thành phố lớn coi thường người dân quê, những người giàu mới nổi coi thường người nghèo, người theo chủ nghĩa Trung Quốc lớn coi thường người dân ở các khu vực biên giới. Nhưng kỳ thị chủng tộc chỉ vì màu da là hiếm hoi trong thế giới văn minh ngày nay. Xu hướng chung của con người ngày nay là coi thường (khinh thường) những cách cư xử và hành vi hung hãn xấu xí.
Vấn đề người da đen ở Mỹ càng cho thấy rõ chuyện kỳ thị không phải ở màu da. Ví dụ, người Mỹ da đen chỉ chiếm 13,4% dân số, nhưng tỷ lệ tội phạm chiếm 50%! Ở New York và Chicago, nơi được mệnh danh là “thành phố giết người”, thủ phạm chính là người da đen và hầu hết nạn nhân cũng là người da đen. Ở miền nam Chicago là vùng tập trung đông người da đen, hầu như hàng ngày xảy ra các vụ giết người và nạn nhân và thủ phạm chủ yếu đều là người da đen.
Đây là số liệu thống kê năm 2015:
2% người da đen bị thiệt mạng bởi người da trắng;
1% người da đen bị thiệt mạng bởi cảnh sát;
3% người da trắng bị thiệt mạng bởi cảnh sát;
16% người da trắng bị thiệt mạng bởi người da trắng;
81% người da trắng bị thiệt mạng bởi người da đen;
97% người da đen bị thiệt mạng bởi người da đen!
Tỷ lệ phạm tội của người da đen gấp 7 lần người da trắng! Còn về tội phạm hiếp dâm và tình dục thì người da đen nhiều gấp 32 lần người gốc Á.
Dữ liệu cho thấy tuyên bố có tình trạng phân biệt đối xử với người da đen là vì vấn đề chủng tộc và màu da không chỉ là tuyên bố hồ đồ, mà còn là công cụ được các chính khách và giới truyền thông cánh tả điên cuồng tận dụng trong “màn diễn chính trị đúng đắn” để chia rẽ nước Mỹ.
Chính sách lệch lạc của Obama làm hại người da đen
Năm 2008, khi ông Obama da đen đắc cử tổng thống, mọi người kỳ vọng rằng vấn đề sắc tộc ở Mỹ sẽ được xoa dịu và tỷ lệ tội phạm của người da đen sẽ giảm, những kết quả ngược lại, lại càng nổi bật lên vấn đề khác biệt màu da giữa người da đen và người da trắng, gây xu thế phân biệt màu da. Vậy là khi mâu thuẫn giữa cảnh sát và nghi phạm da đen có thương vong, đã kích động người da đen đối đầu với cảnh sát. Thời gian 8 năm cầm quyền của Obama đã làm cho các vấn đề da đen – da trắng ở Mỹ (thực chất là vấn đề gây rối và phạm tội của người da đen) ngày càng nghiêm trọng. Còn vai trò của ông Obama khiến những người da đen cảm thấy được tổng thống hậu thuẫn và tự tin hơn, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Quan điểm cho rằng “nước Mỹ có thực trạng phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống đối với người da đen” là hoàn toàn không đúng. Người da đen chỉ chiếm hơn 10% dân số Mỹ, nếu có sự phân biệt đối xử có hệ thống với người da đen thì làm sao ông Obama có thể trở thành tổng thống?
Trước thực tế rõ ràng đó, tuyên bố cho rằng ở Mỹ có phân biệt đối xử mang tính hệ thống với người da đen, nếu không phải chính khách vô đạo thì là tinh hoa cánh tả, hoặc nạn nhân của những người da đen đã bị tẩy não vì ảo tưởng về bị áp bức.
Cũng không thể khẳng định rằng cảnh sát Mỹ phân biệt đối xử với người da đen. Cảnh sát phân biệt đối xử là với tội phạm, vì tỷ lệ tội phạm là người da đen cao nên có nhiều xung đột với cảnh sát, và tất nhiên họ đã trở thành mục tiêu của cảnh sát (thực thi pháp luật).
Nạn nhân George Floyd người da đen bị cảnh sát trấn áp dẫn đến thiệt mạng và gây cuộc bạo động BLM trên toàn nước Mỹ là người từng vào tù ra tội nhiều lần, anh ta nghiện ma túy, trộm cắp, thậm chí xông vào nhà một phụ nữ có thai dùng súng khống chế cướp bóc. Thời điểm anh ta bị cảnh sát khống chế là vì một người bán hàng đã trình báo việc anh ta sử dụng tiền giả. Cái chết của anh ta là một bi kịch, nhưng không có nghĩa anh ta như anh hùng được người da đen và cánh tả da trắng tung hô, anh ta là một tên tội phạm.
Phúc lợi cao và gia đình đơn thân đang hại trẻ em da đen
Tại sao người da đen có tỷ lệ tội phạm cao? Và chủ yếu là thanh thiếu niên? Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự thiếu giáo dục của gia đình, quá nhiều trẻ em da đen từ nhỏ đã không có cha. Tỷ lệ 25% người Mỹ da đen sinh con ngoài hôn nhân từ cách đây 50 năm đã là một tỷ lệ đáng báo động vào thời điểm đó. Con số này đến nay đã tăng gần gấp 3 lần, theo đó tỷ lệ sinh con ngoài hôn nhân của người Mỹ da đen hiện nay lên tới 70% (trong khi người gốc Á chưa đầy 5%). Theo thống kê mới nhất, trong số phụ nữ da đen từ 15 đến 25 tuổi ở Mỹ, có tới 75% số người có con ngoài giá thú! Nói cách khác, cứ 4 đứa trẻ da đen thì có 3 đứa không có cha. Đứa trẻ không cha từ nhỏ, mẹ lại đông con, thì lấy ai dạy bảo con cái? Lấy đâu nền tảng giáo dục trong gia đình? Thậm chí bản thân những bậc cha mẹ này cũng không có nền tảng giáo dục cơ bản.
Đã vậy, vì sao người da đen lại sinh nhiều trẻ em như vậy? Đây mới là vấn đề của thể chế ở Mỹ, lý do của thực trạng là vì nhiều trẻ em hơn có thể nhận được nhiều quyền lợi hơn. Tại Mỹ, một bà mẹ đơn thân có ba con nhận được các khoản trợ cấp khác nhau từ chính phủ (thực phẩm, tiền mặt, cộng với nhiều khoản trợ cấp khác….) tương đương với thu nhập của một nhân viên cấp trung trong một công ty máy tính. Với mức thu nhập như vậy thì cần gì đi làm nữa? Ngồi chơi ăn tiền thuế của người khác sẽ thích hơn mà! Các bà mẹ đơn thân có rất nhiều trợ cấp phúc lợi, vấn đề còn nằm ở những người đàn ông vô trách nhiệm: nếu không kết hôn, con cái sẽ được chính phủ nuôi dưỡng; nếu không kết hôn, không cần có trách nhiệm về tài chính với vợ con và có thể thoải mái sinh con với những người phụ nữ khác. Trong cảnh tồi tệ như vậy, làm sao các gia đình và cộng đồng người da đen có thể khỏe mạnh và tiến bộ?
Thời Obama nhậm chức có 26 triệu người ở Mỹ được nhận trợ cấp (xét về tỷ lệ sắc tộc thì số đông nhất là người da đen). Sau 8 năm tính đến thời điểm Obama rời nhiệm thì số người hưởng trợ cấp tăng vọt lên xấp xỉ gấp đôi với gần 50 triệu người, như vậy trong 300 triệu người Mỹ thì trung bình cứ 6 người thì có 1 người nhận được trợ cấp. Chính sách lỏng lẻo như vậy tự nhiên sẽ có những kẻ lười biếng, không muốn làm việc mà chỉ muốn ngồi không hưởng công từ những người làm việc chăm chỉ. Ai cũng biết chính phủ sống nhờ tiền từ công sức lao động của dân. Chính phủ dùng thuế cao để vơ vét của cải của dân, cưỡng đoạt của cải của người cần cù, sau đó dùng chính sách phúc lợi cao để nuôi những kẻ lười biếng, còn những kẻ lười biếng lại ủng hộ chuyện chính phủ vung tiền cho. Đó chính xác là vòng luẩn quẩn bi hài.
Những khoản tiền lớn do những người cánh tả như Obama và Biden ném ra thể hiện lòng tốt và quan tâm đến người nghèo? Không đúng! Họ dùng phúc lợi cao để mua lòng dân, là biến tướng thu hút phiếu bầu. Những người không đóng thuế nhưng vẫn được trợ cấp đương nhiên biết ơn và trở thành “kho phiếu” của cánh tả. Tại Mỹ, có tới 47% người dân không đóng thuế (cái gọi là người nghèo), và đội quân hùng hậu nhận phúc lợi (50 triệu) về cơ bản có xu hướng theo Đảng Dân chủ cánh tả (ban phúc lợi). Do đó, vấn đề tỷ lệ thanh niên da đen phạm tội cao ở Mỹ có liên quan đến cấu trúc gia đình và giáo dục gia đình; phúc lợi cao dẫn đến cấu trúc gia đình không lành mạnh có liên quan đến “biến tướng mua phiếu bầu” của Đảng Dân chủ cánh tả. Nếu không cải cách hệ thống phúc lợi cao này thì số lượng gia đình đơn thân là người da đen ngày càng tăng ở Mỹ, khiến không thể giải quyết được vấn nạn tỷ lệ thanh thiếu niên phạm tội cao do thiếu nền tảng giáo dục gia đình. Chuyện này không liên quan gì đến những vụ “bạo lực cảnh sát” mà BLM tố cáo, mà căn nguyên là từ dã tâm đen “tìm kiếm quyền lực chính trị” của những chính khách cánh tả.
Cánh tả không ngại gây hại vì kiếm phiếu bầu
Chính vì vậy, mấu chốt của cái gọi là “vấn nạn người da đen” ở Mỹ chính là phe cánh tả, để giành được quyền lực họ không ngần ngại hãm hại người da đen và hy sinh lợi ích quốc gia của nước Mỹ.
Học giả người Mỹ gốc Tây Ban Nha Linda Chavez từng chỉ ra :
Vấn đề người da đen không phải do phân biệt chủng tộc mà liên quan trực tiếp đến việc người da đen bỏ bê “giá trị gia đình”, là số lượng lớn trẻ em ngoài hôn nhân, là thói vô trách nhiệm của đàn ông da đen, là “tâm lý nạn nhân” của người da đen. Bây giờ chúng ta nên bổ sung một điều nữa, và cũng là điều quan trọng nhất, đó là sự kích động của các chính khách Đảng Dân chủ và giới truyền thông cánh tả. Chính khách là quyền lực, còn truyền thông là tư tưởng, họ dùng những lời dối trá để tẩy não người da đen, biến người da đen như là nạn nhân. Vì vậy, các chính khách và truyền thông cánh tả mới là hung thủ thực sự “mưu sát” người da đen.
Tào Trường Thanh, Vision Times
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả)
Cựu Đại sứ Israel: Các trường Đại học Hoa Kỳ đang đào tạo ra những công dân chống Mỹ
Minh Ngọc•Thứ Bảy, 15/05/2021
Cựu Đại sứ Israel Michael Oren cảnh báo, một ngày nào đó Hoa Kỳ có thể giành lại niềm tin vào các thể chế của mình, nhưng có những rào cản ngay trước mắt – “ít nhất là các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ đang đào tạo ra những sinh viên không nhất thiết phải tin tưởng vào Hoa Kỳ”.
Ông Oren, người từng là đại sứ của Israel tại Hoa Kỳ từ năm 2009 đến năm 2013, đã nhận định như vậy hôm 13/5 trên chương trình podcast “John Solomon Reports” khi được hỏi liệu người Mỹ có thể ngăn chặn cuộc đấu đá nội bộ và làm cho quốc gia của họ mạnh mẽ trở lại hay không.
“Họ có [thể làm được], nhưng có những rào cản lớn,” ông Oren cho biết. “Có những rào cản bắt đầu xuất hiện vào những năm 1970, như các bạn biết đấy, không ít trong số đó là các trường đại học hàng đầu ở Hoa Kỳ, đang đào tạo ra những sinh viên không nhất thiết phải tin tưởng vào Hoa Kỳ.”
Ông cũng nêu câu hỏi về việc liệu những trường học như vậy có “cho rằng Hoa Kỳ là… một quốc gia đặc biệt đáng để bảo vệ và chiến đấu, hay có sứ mệnh trở thành người lãnh đạo của thế giới tự do hay không.”
“Đối với một quốc gia như Israel hay một quốc Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, một nước Mỹ tin tưởng vào bản thân và tin tưởng vào sứ mệnh toàn cầu của mình thực sự là điều cần thiết cho triển vọng chiến lược đối với quốc phòng của chúng tôi, và chúng tôi phải suy nghĩ lại về điều đó,” ông Oren khẳng định.
Ông nói thêm rằng thách thức “đang diễn ra ở Hoa Kỳ [không liên quan] gì đến Trung Đông” hay Đông Á.
“Nó liên quan đến những gì đang diễn ra trong nội bộ,” ông Oren nhận xét. “Một đất nước mà hiện tại chúng ta thấy, không thể kiểm soát chính mình một cách tốt nhất, thì sẽ không còn thời gian cho việc kiểm soát thế giới, và không ở có được vị thế quyền lực lớn ở hầu hết mọi nơi, hầu hết mọi hoàn cảnh.”
“Vì vậy, có một sự khác biệt rất lớn so với đầu những năm 70. Bởi vì như các bạn biết đấy, Hoa Kỳ sau đó đã quay đầu và tiến hành một cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất thành công. Và thêm nữa, các hoạt động ở Ca-ri-bê đã thể hiện được sức mạnh và sau đó [hoa Kỳ] đã giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh.”
Minh Ngọc (Theo Justthenews)