Tin Khắp Nơi – 9/5/21

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Khắp Nơi – 9/5/21

* Bản lĩnh mẹ con Cấn Thị Thêu hay thêm một thất bại của “án bỏ túi”
* Đại sứ Anh tại Việt Nam nêu vai trò của nền báo chí tự do
* Liệu ‘bộ phận thờ địch’ có kết hợp được với địch để chống lại các ‘thế lực thù địch’?
* Tin trong nước tối 9/5: Virus COVID-19 ở Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình là biến chủng Ấn Độ; Thủ tướng triệu tập cuộc họp khẩn 6 tỉnh
* Miến Điện: Tập đoàn quân sự liệt “Chính Phủ” đối lập vào diện tổ chức khủng bố

Bản lĩnh mẹ con Cấn Thị Thêu hay thêm một thất bại của “án bỏ túi”

Bản lĩnh mẹ con Cấn Thị Thêu hay thêm một thất bại của “án bỏ túi”Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư tại toà án tỉnh Hoà Bình hôm 5/5/2021 Báo Hoà Bình
“Đả đảo cộng sản…”Ngày 5/5/2021, tại Toà án tỉnh Hoà Bình, khi Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên 16 năm tù với bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư, cả hai mẹ con đã đồng thanh hô to: “Đả đảo cộng sản! Đả đảo cộng sản”! Cách đây hai năm, ngày 17/4/2019, trước cổng Trụ sở Tiếp dân tại số 1 Ngô Thị Nhậm, Hà Nội, một đoàn người chủ yếu là phụ nữ, có cụ tóc đã bạc trắng, mặc trên người những bộ quần áo bạc phếch, tay giương cao các biểu ngữ đòi đất, từng diễu hành và đã thu hút sự chú ý của dân chúng thủ đô.

Bà Cấn Thị Thêu, người đại diện cho những người dân mất đất, lúc bấy giờ cũng đã hô vang các khẩu hiệu “Dương Nội quyết tử giữ đất!”, “Đả đảo cộng sản độc tài tham nhũng!” Đám đông đồng thanh đáp lại: “Đả đảo! Đả đảo!” và “Quyết tử! Quyết tử!”. Phải sống trong lòng một chế độ tham lam và tàn ác, mới thấy hết cái bản lĩnh của người dân Dương Nội giữ đất suốt hơn 10 năm trời. Nay, trước HĐXX, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư cũng không hề nao núng, đã khẳng khái ứng đối, bác bỏ một cách sắc bén các cáo buộc của Tòa.

Cấn Thị Thêu từng hai lần bị chính quyền CSVN “ném” vào tù trong các năm 2014 và 2016, do đã bền bỉ và kiên quyết đấu tranh giữ đất tại Dương Nội, nơi chính quyền địa phương có kế hoạch cướp đất để giao cho các công ty “tư bản thân hữu” một cách phi pháp. Bà Thêu và hai con trai là Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư cùng một người dân Dương Nội khác là Nguyễn Thị Tâm bị bắt từ ngày 24/6/2020. Suốt trong 272 ngày, chính quyền đã không hề cho những người bị giam giữ được tiếp xúc với Luật sư.

Đặng Đình Mạnh là một trong bốn luật sư tham gia bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư tại phiên xử, đã thuật lại với truyền thông quốc tế: “Cả hai người đều chuẩn bị tốt cho phiên tòa; họ điềm đạm, kiên định, mạnh mẽ. Tôi từng tham gia nhiều vụ án chính trị nhưng chưa thấy ai như họ…”. “Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất của họ tại tòa, mất tự chủ, tôi chảy nước mắt vì xấu hổ… Chúng tôi hết sức khâm phục đối với những người phải mang tội danh như vậy”.

Cảm ơn Luật sư Đặng Đình Mạnh đã biểu đạt phần nào nỗi uất hận nhưng bất lực của một bộ phận còn lương tri trong xã hội Việt Nam thời mạt, hậu cộng sản. Những ngày này hãy cùng nhau dành một khoảnh khắc nào đó để suy nghiệm, để cho nước mắt chảy vào trong. Hãy hướng về gia đình Cấn Thị Thêu, bà con Dương Nội – Đồng Tâm và biết bao người dân Việt Nam khác đã/đang bị chính quyền này đàn áp, cướp đất giao cho các “tư bản thân hữu”!

Tại sao Toà xử nặng?
Lý do vì sau hơn 10 năm giữ đất ở Dương Nội, gia đình bà Thêu vừa qua còn vận động trực tuyến, đấu tranh chống lại lệnh thu hồi đất ngày 9/1/2020 ở Đồng Tâm. Tại đấy, Cụ trưởng thôn Lê Đình Kình, 84 tuổi, đã bị giết trong cuộc tập kích của công an. Bà Thêu và các con đã góp phần trung thực tố cáo tội ác của chính quyền ở Đông Tâm trên Facebook và YouTube. Chỉ riêng FB của Trịnh Bá Phương đã có khoảng 50.000 người theo dõi. Không chỉ sợ mẹ con bà, chính quyền còn sợ khối nông dân đứng sau cuộc đấu tranh của gia đình bà.

000_IL7JS.jpg
Bà Cấn Thị Thêu tại phiên toà ở Hà Nội hôm 30/11/2016. AFP

Không chỉ đương đầu trực diện với chính quyền chống lại những thủ đoạn gian manh trong chiếm dụng đất đai và trong nhiều bất công xã hội khác, bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư còn là những người tích cực ủng hộ Nhà xuất bản Tự do. Cơ sở xuất bản độc lập này từng giành được Giải thưởng Prix Voltaire 2020 từ Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế. Người đồng sáng lập Nhà xuất bản này, nhà báo Phạm Đoan Trang cũng đã bị bắt vào tháng 10/2020.

Bản lĩnh của bà Cấn Thị Thêu không chỉ dám chống lại mọi bạo lực của nhà cầm quyền, mà còn sáng ngời nghĩa khí, khi đã không để bị lung lạc bới âm mưu mua chuộc của công an. Ra tù năm 2018, bà Thêu cho biết mình “từ nhà tù nhỏ trở về nhà tù lớn” và tuyên bố đấu tranh đến cùng vì dân chủ và quyền của người dân mất đất. Công an cho “chân rết” đến thuyết phục nếu bà ngừng đấu tranh thì sẽ đền bù cho nhà bà bạc tỷ. Hiển nhiên là bà đã thẳng thừng khước từ.

Theo “Dự án 88” – tổ chức nhân quyền Việt Nam – hơn 250 cá nhân hiện bị cầm tù vì hoạt động vận động nhân quyền. Trong số người này, có 40 người đã bị kết án theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự (tuyên truyền chống Nhà nước). Con số này chưa tính những trường hợp như anh Trịnh Bá Phương đã bị buộc tội nhưng đang chờ xét xử. Theo một báo cáo gần đây của Tổ chức Ân xá Quốc tế, 21 trong số 27 tù nhân lương tâm bị bỏ tù tại Việt Nam vào năm 2020 đã bị truy tố vì các hoạt động trực tuyến của họ.

Phải nhắc lại, gia đình Cấn Thị Thêu không chỉ bảo vệ quyền lợi của riêng mình, mà còn đấu tranh để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cộng đồng, từ Dương Nội đến Đông Tâm, từ Văn Giang đến Thủ Thiêm. Nhiều người dân ở Việt Nam biết rõ về tấm gương bất khuất của gia đình bà chống lại bạo quyền và khủng bố. Sợ đánh động dư luận thủ đô, chính quyền để một toà án tỉnh lẻ xử hai mẹ con. Bản án 16 năm tù mà chỉ xử trong một ngày! Lại thêm một vụ án nữa xoáy vào nỗi đau khôn nguôi cho những người nông dân bị cướp đất.

Dư luận quốc tế
“Việt Nam phải ngăn chặn ngay lập tức và vô điều kiện hành vi quấy rối tư pháp đối với bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư. Hãy chấm dứt sự đàn áp liên tục đối với những tiếng nói độc lập và hãy trả tự do cho tất cả những người hiện đang bị giam giữ theo các điều trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Hơn nữa, Bộ luật này phải được sửa đổi cho phù hợp với Luật Nhân quyền quốc tế. Truyền thông xã hội hãy chống lại mọi áp lực từ các cơ quan chức năng để không trở thành tòng phạm cho các hành động vi phạm nhân quyền”.

Ngay trước phiên tòa, Tổ chức “Theo dõi Nhân quyền” (HRW) đã phát đi thông cáo báo chí nói trên, kêu gọi chính quyền thả ngay lập tức bà Thêu và hai con trai, đồng thời bãi bỏ mọi cáo buộc đối với họ. Các tổ chức quốc tế khác cũng nhiều lần kêu gọi Hà Nội sửa BLHS để phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Có đến bốn báo cáo viên đặc biệt của LHQ từng chỉ rõ, điều 117 của BLHS quá rộng, nhằm mục đích khoá miệng những người tìm cách thực hiện quyền được tự do bày tỏ quan điểm và chia sẻ thông tin với người khác.

000_13P7H7.jpg
Bà Cấn Thị Thêu cùng những người biểu tình phản đối phiên toà xử các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ ở Hà Nội hôm 5/4/2018. AFP
Phiên xét xử hai nhà hoạt động trong chỉ một ngày đã bị các tổ chức nhân quyền khác mạnh mẽ lên án. “Ân xá Quốc tế” (Amnesty International) nhận định những cáo buộc của Tòa án tỉnh Hòa Bình đối với hai mẹ con là “ngụy tạo” và nhằm trừng phạt, trả thù đối với hoạt động ôn hòa phơi bày bất công và những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Hai tổ chức nhân quyền là “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” và “Người Bảo vệ Nhân quyền” nhận xét rằng “việc bắt giữ bà Thêu cùng hai con trai của bà là độc đoán, chỉ vì các hoạt động nhân quyền ôn hoà của họ. Họ bị biệt giam trong giai đoạn điều tra, không có sự chứng kiến của luật sư trong các cuộc hỏi cung, và bị đối xử vô nhân đạo, thậm chí đe dọa bởi cán bộ của cơ quan tố tụng, như anh Tư khẳng định trong phiên toà”.

John Sifton, Giám đốc vận động khu vực châu Á của HRW lên tiếng: “Cấn Thị Thêu và gia đình bà là những người bảo vệ nhân quyền dám lên tiếng ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nên lắng nghe những người như gia đình dũng cảm này, không nên ném họ vào tù”. Thông cáo của HRW cũng cáo buộc chính quyền Việt Nam “đã vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế khi đã không cho phép Luật sư gặp bà Thêu và anh Trịnh Bá Tư trong suốt chín tháng, đồng thời không cho phép gia đình họ được thăm nuôi hay gặp mặt”.

Sửa luật Đất đai: nói và làm
Những người CSVN hiểu rằng, câu chuyện Cấn Thị Thêu chỉ là một trong hàng trăm những xung đột do những bất cập về chính sách đất đai gây ra. Trong các vụ khiếu kiện nói chung có đến 70% xuất phát từ tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền. Trước hôm xử bà Thêu một ngày, hôm 4/5/2021, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tổng kết việc thi hành luật Đất đai.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi khẩn trương tổ chức tổng kết thực hiện “luật Đất đai” và xây dựng dự án “luật Đất đai sửa đổi”, lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên chuyển từ bị động sang chủ động, tiền kiểm sang hậu kiểm để giảm thiểu phiền hà và sai phạm.

Đặc biệt ông Chính buộc phải lưu ý, kêu gọi tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận trong dân, đảm bảo tính công khai, minh bạch, chống tiêu cực, sách nhiễu, gây phiền hà, trong đó chú trọng việc tạo đồng thuận. Nhưng thưa Thủ tướng, nếu tất cả tiêu chí ông nêu trên mà thành tựu, thì phần lớn các thành viên nội các của ông sẽ nhất loạt đâm đơn từ chức! Tại sao ư? Đối với các quan chức cộng sản, nếu pháp luật và hạ tầng pháp lý minh bạch, họ còn “ăn” giải gì nữa?

Ngay “Tạp chí Cộng sản” cũng phải thừa nhận, 35 năm tiến hành Đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2020), Việt Nam đã bốn lần sửa đổi luật Đất đai, nhưng những lần sửa đổi đó vẫn không giải quyết được cái gốc của vấn đề và chính sách, pháp luật đất đai được sửa đổi, bổ sung vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Sau sáu năm thực hiện, luật Đất đai năm 2013 tiếp tục bộc lộ nhiều bất cập. Quá trình thực thi luật về đất đai đã bộc lộ nhiều “kẽ hở”, tạo điều kiện cho “nhóm lợi ích” tiêu cực trục lợi, tham nhũng.

Ngôn ngữ trên đây của Tạp chí phần nào bộc lộ khoảng cách giữa lời nói và việc làm của chính quyền về luật Đất đai. Vấn đề không phải là những “kẻ hở” nhỏ như Tạp chí đề cập. Đối với chính quyền CSVN, quy chế sở hữu và tình trạng luật pháp càng tù mù bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Chính quyền rất cần những “kẽ hở” ấy, càng lớn càng tốt. Đó là lý do tại sao những lời kêu gọi chống lạm quyền, chống tham nhũng, lãng phí, bè phái và lợi ích nhóm sẽ không bao giờ thành tựu. Chúng sẽ thất bại như chính các “bản án bỏ túi”, như bản án đối với gia đình Cấn Thị Thêu.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Đại sứ Anh tại Việt Nam nêu vai trò của nền báo chí tự do

09/05/2021


Bản đồ Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2021 của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho thấy Việt Nam trong nhóm các nước màu đen vì có môi trường bị RSF coi là "rất tồi tệ" đối với tự do báo chí.
Bản đồ Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2021 của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho thấy Việt Nam trong nhóm các nước màu đen vì có môi trường bị RSF coi là “rất tồi tệ” đối với tự do báo chí.

Đại sứ Anh tại Việt Namông Gareth Ward, mới đây đã tới Bảo tàng Báo chí ở Hà Nội, nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới, đồng thời nêu bật vai trò của báo chí tự do.
Cơ quan ngoại giao Anh hôm 3/5 đã đăng tải một video ngắn trên mạng xã hội, trong đó ông Ward nói bằng tiếng Việt rằng ông tới thăm “nơi kể những câu chuyện về lịch sử báo chí tại Việt Nam”.
Nhà ngoại giao này cho biết ông “đặc biệt ấn tượng với chiếc loa phóng thanh được trưng bày tại bảo tàng” vì trong thời chiến nó “có thể truyền tải tin xa tới 10km”.
Đại sứ Ward nói rằng “tự do báo chí được công nhận tại Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam và Điều 19 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một trong các quốc gia thành viên”.
Ông nói thêm: “Một nền báo chí tự do đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của cộng đồng. Báo chí là phương tiện để chia sẻ sáng kiến và thông tin. Báo chí giúp giải phóng năng lượng sáng tạo, thúc đẩy thay đổi tích cực và quyền yêu cầu trách nhiệm giải trình”.
Ông Ward nói tiếp rằng “vương quốc Anh cam kết thúc đẩy tự do báo chí toàn cầu” và “tại Việt Nam, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội dân sự để tổ chức các khóa đào tạo báo chí”.
Cũng nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, Đại sứ quán Đức ở Hà Nội đăng tải một tuyên bố của Ngoại trưởng nước này, ông Heiko Maas, trong đó ông nói rằng “đứng lên và đấu tranh vì một nền báo chí tự do là một nhiệm vụ đối với mỗi chúng ta”.
Nhà ngoại giao hàng đầu nước Đức được trích lời nói thêm rằng chúng ta “cần thông tin độc lập và tự do” vì “thiếu nó, các nền dân chủ không thể hoạt động”, và rằng “báo chí không phải là tội phạm” cũng như việc làm báo “không phải chịu cảnh bị đe dọa tính mạng”.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) tháng trước công bố phúc trình, trong đó Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 6 quốc gia có ít tự do báo chí nhất trên thế giới, kèm theo nhận định rằng quốc gia do Đảng Cộng sản cầm quyền tăng cường kiểm soát mạng xã hội và tiến hành một làn sóng bắt giam các nhà báo độc lập trong năm qua.
Trong số 180 quốc gia được đánh giá trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2021 của RSF được đưa ra hôm 20/4, Việt Nam xếp hạng 175 và nằm trong nhóm các quốc gia, gồm cả Trung Quốc và Triều Tiên, được coi là có “tình trạng rất tồi tệ” đối với môi trường báo chí.
RSF nói trong thông cáo báo chí rằng Việt Nam “cũng tăng cường sự kiểm soát của mình đối với nội dung mạng xã hội, trong khi tiến hành một làn sóng bắt giữ các nhà báo độc lập hàng đầu trong thời gian chuẩn bị cho kỳ Đại hội được tổ chức 5 năm một lần của Đảng Cộng sản” vào cuối tháng 1 vừa qua.
Tổ chức có trụ sở tại Paris, Pháp, nhắc đến tên bà Phạm Đoan Trang, nhà báo được giải Tự do Báo chí ở hạng mục Tầm ảnh hưởng của RSF năm 2019, trong số những người bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào năm ngoái.
Việt Nam chưa có phản ứng về báo cáo mới nhất của RSF này, nhưng năm ngoái, báo chí trong nước dẫn lời Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nói rằng “đây không phải lần đầu tiên Tổ chức Phóng viên Không biên giới đưa ra những báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở và có dụng ý xấu”.
Người phát ngôn này nói thêm rằng “việc Tổ chức Phóng viên Không biên giới tự cho phép xếp hạng tự do báo chí của một quốc gia theo những tiêu chí riêng của họ mà không thực sự hiểu rõ về hoàn cảnh, điều kiện của mỗi quốc gia khiến những đánh giá, nhận định của Tổ chức này không có độ tin cậy, thuyết phục”, theo trang tin Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao.

Liệu ‘bộ phận thờ địch’ có kết hợp được với địch để chống lại các ‘thế lực thù địch’?
30/04/2021


Ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngụy Phượng Hòa tại Hà Nội ngày 26 tháng Tư.
Ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngụy Phượng Hòa tại Hà Nội ngày 26 tháng Tư.

Hoàng Trường (Gởi VOA từ Sài Gòn)

Quan hệ Việt – Trung từ bao đời nay nằm trong phức cảm yêu và ghét, được định hướng lẫn lộn giữa lực hút của “bộ phận thờ địch” (một bộ phận trong chính quyền) và sức đẩy từ “thế lực thù địch” (đại bộ phận người dân trong nước hiện nay).

Soi vào lịch sử bang giao Việt – Trung, nhìn từ phía Việt Nam, những trải nghiệm của đất nước này đối với nhà cầm quyền Trung Quốc dường như nằm trong phức cảm yêu – ghét lẫn lộn, hay đúng hơn là nằm ở sự pha trộn giữa lực hút và sức đẩy [http://www.vietstudies.net/kinhte/NguyenTheAnh_SucHutLucDayQuanHeVietTrung.html]. Thực tế ấy tồn tại suốt hàng ngàn năm nay, qua các triều đại phong kiến cho đến thời hậu cộng sản. Nhưng vào thời điểm hiện nay, lực hút và sức đẩy ấy được quyết định bởi nhân tố nào: tình cảm, tiền bạc, hay quyền lực?

Lực hút bởi “bộ phận thờ địch”

Ngày 27/4/2021, báo chí Bắc Kinh đưa tin, trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nguỵ Phượng Hoà trước đó một ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam “sẽ không theo các nước khác chống lại Trung Quốc”. Phát biểu được cho là của lãnh đạo Việt Nam gây chú ý ở trong nước lẫn quốc tế giữa bối cảnh các phản ứng của Hà Nội đang bị coi là chậm trễ trước sự kiện hàng trăm tàu cá của Trung Quốc từ tháng ba đến nay đang án ngữ khu vực Ba Đầu, thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. (*)

Chậm trễ ở đây là so với thái độ đàng hoàng hơn của chính quyền của Tổng thống Duterte (Philippines). Lập tức các ý kiến bình luận chia thành hai nhóm. Loại thứ nhất, có học giả quả quyết rằng không thể có chuyện ông Phúc “hớ hênh” đến nhường ấy. Loại thứ hai, một số phân tích khác lại cho rằng, có thể ông Phúc chỉ nói đến việc Việt Nam nâng cao cảnh giác cách mạng một cách chung chung, song truyền thông Trung Quốc, vốn có truyền thống “bơm vá” và “lộng ngôn”, đã phóng đại thành như thế.

Nhưng tờ “Nhân Dân” còn đưa tin rất rõ, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc “mong muốn quân đội hai nước tiếp tục tăng cường xây dựng vững chắc lòng tin chiến lược”, không để “các thế lực thù địch phá hoại” quan hệ hai nước. Còn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì “mong muốn hai đảng, hai nước tiếp tục nỗ lực để giữ gìn môi trường hòa bình, hợp tác trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau”. Những ngày này mà hai ông trong “Bộ tứ” nhấn mạnh “lòng tin chiến lược” và “môi trường hoà bình” trên Biển Đông thì quả thật, lực hút tạo ra từ “bộ phận thờ địch” trong dàn lãnh đạo mới ở Hà Nội có ảnh hưởng ghê gớm.

Bởi vì, ông Trọng và ông Phúc đâu phải là những “tân binh” trong đảng và nhà nước! Và điều này chứng tỏ “bộ phận thờ địch” ấy đâu phải mới có từ hôm nay. Nếu không, khi tiếp những người trong đoàn đại biểu Trung Quốc, tại sao ông Trọng và ông Phúc không thể tuyên bố, ít nhất là: Trung Quốc cần kiềm chế và tránh có những hành động đơn phương làm phức tạp tình hình, gia tăng căng thẳng và phải giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982?

Sức đẩy từ “thế lực thù địch”

“Thế lực thù địch” ở đây không ai khác là nhân dân trong con mắt của những người cầm quyền. Người dân và trí thức trong nước đang hết sức để ý tới mọi động thái của giới lãnh đạo. Bởi vì một khi “bộ phận thờ địch” kết hợp với địch để chống lại “thế lực thù địch” thì chắc chắn nhân dân không thể để yên. Sóng ngầm bao giờ cũng mạnh hơn sóng nổi trên bề mặt! Thật ra, người dân biết rất rõ rằng, ngay cả “bộ phận thờ địch” trong chính quyền cũng chẳng yêu gì Trung Quốc và quá hiểu dã tâm của họ. Vốn đã lăn lộn bao lâu nay trong “bãi lầy” Ba Đình, hơn ai hết, lãnh đạo là người biết rõ “tim đen” của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Những người giả danh CNXH từ lâu đã không còn tin vào cái “lá nho” ý thức hệ che đậy dã tâm và hành động trong thế giới cộng sản. Như trong một khảo luận trên RFA [https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/there-is-another-lose-05142020231559.html], thì ngay trong cuộc nội chiến ở Việt Nam, hệ tư tưởng cũng chỉ là lớp vỏ bên ngoài. Việt – Trung – Xô, giữa các đồng chí cùng “phe” ngay từ thời bấy giờ, đã lãnh đủ mọi hệ luỵ của cái gọi là “chủ nghĩa quốc tế vô sản”.

Sau chiến tranh, những tưởng ý thức hệ rồi sẽ chết. Nhưng không! Cứ mỗi thập kỷ qua đi, dưới lá bài “cùng chung vận mệnh”, mỗi lần thúc đẩy hệ tư tưởng trá hình, Bắc Kinh lại đạt thêm được những bước tiến mới trên con đường độc chiếm Biển Đông và bành trướng xuống toàn Đông Nam Á. Lãnh đạo Việt Nam cũng biết, cái “vỏ” bốn tốt và mười sáu chữ vàng không thể cứu vãn họ thoát khỏi gọng kìm của Trung Quốc trên cả đất liền lẫn ngoài mãi các đảo xa, nên nhiều lúc cũng buộc phải nghĩ đến những bước “giãn Trung” nhất định.

“Giãn” nhưng không “thoát” được nên họ đâm ra sợ dân và coi dân là thù địch. Nếu ai đó có tham vọng (được hiểu là sự khát khao) tìm đến cùng sự thật về các “thế lực thù địch” thì mới hiểu được sự phản kháng quyết liệt của con dân nước Việt qua mọi thời đại, trước sự áp chế của cả Trung Quốc lẫn Liên Xô trước đây cũng như chủ nghĩa Đại Hán ngày nay. Không hoàn toàn ngẫu nhiên mà ông Trần Quốc Vượng thuở còn làm Thường trực Ban Bí thư đã phát được một câu có cánh: “Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi”. “Tự ta” ở đây là ông Vượng muốn ám chỉ: Nhân dân sẽ lật đổ chính quyền!

Về “nhận thức luận”, chỗ này ông Vượng khá hơn ông Trọng. Nhưng nhận thức được như vậy thì đáng ra phải đi với nhân dân, phải trở về với nhân dân mà “kháng Tàu cứu nước”, chứ không phải là kết hợp với Trung Quốc để đàn áp nhân dân khốc liệt và toàn diện như hiện nay. Tại sao nhận thức thì được mà hành động thì không? Đó là vì họ “khát” tiền và “khát” quyền lực. Mà nguồn mạch của tiền và của quyền thì chỉ có thể đến từ Thiên triều. Do đó, họ không thể để nhân dân “trỗi dậy kháng Tàu” ở mức độ đáng ra cần có. Vì vậy, họ đành tận dụng “bộ phận thờ địch”, kết hợp với địch để chống lại các “lực lượng thù địch”.

(*) (Chú thích của VOA: Trong bài viết khác, đăng ngày 28 tháng Tư, VOA đặt câu hỏi với phía chính phủ Việt Nam, yêu cầu xác minh tính thực hư trong phát biểu được cho là của ông Nguyễn Xuân Phúc, phía Việt Nam không phản hồi. Trong khi đó, TS. Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cấp cao khách mời thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas) của Singapore khẳng định với VOA dựa theo nguồn tin ông có được từ những người có mặt trong sự kiện, rằng “Ông Nguyễn Xuân Phúc không bao giờ nói câu đấy.”)

VĐại sứ Anh tại Việt Namông Gareth Ward, mới đây đã tới Bảo tàng Báo chí ở Hà Nội, nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới, đồng thời nêu bật vai trò của báo chí tự do.

Cơ quan ngoại giao Anh hôm 3/5 đã đăng tải một video ngắn trên mạng xã hội, trong đó ông Ward nói bằng tiếng Việt rằng ông tới thăm “nơi kể những câu chuyện về lịch sử báo chí tại Việt Nam”.

Nhà ngoại giao này cho biết ông “đặc biệt ấn tượng với chiếc loa phóng thanh được trưng bày tại bảo tàng” vì trong thời chiến nó “có thể truyền tải tin xa tới 10km”.

Đại sứ Ward nói rằng “tự do báo chí được công nhận tại Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam và Điều 19 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một trong các quốc gia thành viên”.

Ông nói thêm: “Một nền báo chí tự do đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của cộng đồng. Báo chí là phương tiện để chia sẻ sáng kiến và thông tin. Báo chí giúp giải phóng năng lượng sáng tạo, thúc đẩy thay đổi tích cực và quyền yêu cầu trách nhiệm giải trình”.

Ông Ward nói tiếp rằng “vương quốc Anh cam kết thúc đẩy tự do báo chí toàn cầu” và “tại Việt Nam, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội dân sự để tổ chức các khóa đào tạo báo chí”.

Cũng nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, Đại sứ quán Đức ở Hà Nội đăng tải một tuyên bố của Ngoại trưởng nước này, ông Heiko Maas, trong đó ông nói rằng “đứng lên và đấu tranh vì một nền báo chí tự do là một nhiệm vụ đối với mỗi chúng ta”.

Nhà ngoại giao hàng đầu nước Đức được trích lời nói thêm rằng chúng ta “cần thông tin độc lập và tự do” vì “thiếu nó, các nền dân chủ không thể hoạt động”, và rằng “báo chí không phải là tội phạm” cũng như việc làm báo “không phải chịu cảnh bị đe dọa tính mạng”.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) tháng trước công bố phúc trình, trong đó Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 6 quốc gia có ít tự do báo chí nhất trên thế giới, kèm theo nhận định rằng quốc gia do Đảng Cộng sản cầm quyền tăng cường kiểm soát mạng xã hội và tiến hành một làn sóng bắt giam các nhà báo độc lập trong năm qua.

Trong số 180 quốc gia được đánh giá trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2021 của RSF được đưa ra hôm 20/4, Việt Nam xếp hạng 175 và nằm trong nhóm các quốc gia, gồm cả Trung Quốc và Triều Tiên, được coi là có “tình trạng rất tồi tệ” đối với môi trường báo chí.

RSF nói trong thông cáo báo chí rằng Việt Nam “cũng tăng cường sự kiểm soát của mình đối với nội dung mạng xã hội, trong khi tiến hành một làn sóng bắt giữ các nhà báo độc lập hàng đầu trong thời gian chuẩn bị cho kỳ Đại hội được tổ chức 5 năm một lần của Đảng Cộng sản” vào cuối tháng 1 vừa qua.

Tổ chức có trụ sở tại Paris, Pháp, nhắc đến tên bà Phạm Đoan Trang, nhà báo được giải Tự do Báo chí ở hạng mục Tầm ảnh hưởng của RSF năm 2019, trong số những người bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào năm ngoái.

Việt Nam chưa có phản ứng về báo cáo mới nhất của RSF này, nhưng năm ngoái, báo chí trong nước dẫn lời Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nói rằng “đây không phải lần đầu tiên Tổ chức Phóng viên Không biên giới đưa ra những báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở và có dụng ý xấu”.

Người phát ngôn này nói thêm rằng “việc Tổ chức Phóng viên Không biên giới tự cho phép xếp hạng tự do báo chí của một quốc gia theo những tiêu chí riêng của họ mà không thực sự hiểu rõ về hoàn cảnh, điều kiện của mỗi quốc gia khiến những đánh giá, nhận định của Tổ chức này không có độ tin cậy, thuyết phục”, theo trang tin Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao.

VOA

Tin trong nước tối 9/5: Virus COVID-19 ở Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình là biến chủng Ấn Độ; Thủ tướng triệu tập cuộc họp khẩn 6 tỉnh

Hiểu Minh | DKN 11 giờ tới

Ảnh tổng hợp.

Hà Nội kêu gọi người về từ Thuận Thành cách ly tại nhà

Zing – Theo thông báo phát ra sáng 9/5, UB TP. Hà Nội cho biết, Bắc Ninh đã ghi nhận trên 40 trường hợp mắc bệnh tại các xã thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là tại 2 xã Mão Điền và Xuân Lâm.

Liên quan đến ổ dịch này, Hà Nội cũng ghi nhận 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm.

Hà Nội khuyến cáo tất cả người đi về từ huyện Thuận Thành từ 28/4 trở lại đây, đặc biệt tại các xã Mão Điền, Xuân Lâm, thực hiện tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà. Những người trong diện này hạn chế tiếp xúc, không đến nơi đông người, thực hiện khai báo y tế, hoặc gọi điện đến đường dây nóng của các cơ quan.

Tỉnh Bắc Ninh đã quyết định cách ly xã hội toàn huyện Thuận Thành từ 14h chiều 9/5. Theo đó, huyện sẽ dừng tất cả các hoạt động công cộng, cơ sở vui chơi, giải trí, tập trung đông người, các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu.

Virus COVID-19 ở Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình là biến chủng Ấn Độ

VnExpress – Bộ Y tế chiều 9/5 cho biết công tác giải trình tự gene ở những bệnh nhân Covid-19 một số địa phương nhằm xác định nguồn gốc lây nhiễm, phục vụ công tác chống dịch. Đợt này, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải trình tự gene 8 mẫu bệnh phẩm lấy từ Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình gửi.

Kết quả, 2 mẫu Hưng Yên, một Hà Nội, 5 Thái Bình đều thuộc biến thể B1.167.2 của Ấn Độ.

Trước đó, kết quả giải trình tự gene virus ở Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam cũng phát hiện biến chủng Ấn Độ và Anh. Như vậy, các bệnh nhân đợt dịch này chủ yếu nhiễm biến chủng Ấn Độ và Anh.

Theo Bộ Y tế, diễn biến Covid-19 đang hết sức phức tạp, xuất hiện nhiều chùm ca nhiễm trong cộng đồng tại nhiều địa phương. Đặc biệt đã xuất hiện các biến chủng virus mới lây nhiễm nhanh hơn, mạnh hơn và có khả năng làm tình trạng bệnh nặng lên.

Biến chủng Ấn Độ được ghi nhận tại Việt Nam lần đầu tiên hôm 30/4 sau khi kết quả giải trình tự gene của nhân viên khách sạn ở Yên Bái – lây nhiễm bởi nhóm chuyên gia Ấn Độ, có kết quả mang biến chủng B.1.617.2.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 27/4 cho biết biến chủng nCoV B.1.617 xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ. Nó chứa 13 đột biến khác nhau, trong đó có hai đột biến nguy hiểm là L452R từng xuất hiện trong biến thể ở California, Mỹ, và E484Q giống với loại xuất hiện ở Nam Phi, Brazil. Hai đột biến này có khả năng lây lan nhanh chóng và làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19. Giới khoa học gọi biến chủng B.1.617 là biến chủng kép.

Dịch COVID-19 hay còn gọi là virus Vũ Hán khởi phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào đầu tháng 12/2019. Chính quyền Bắc Kinh đã che giấu thông tin khiến dịch bệnh nhanh chóng lan khắp Trung Quốc và thế giới rồi biến thể. Đến nay, các biến thể virus Vũ Hán đã truyền trên 200 quốc gia, khiến hơn 158 triệu người nhiễm, trong đó hơn 3,2 triệu người đã tử vong. Trong đó có Việt Nam.

Thủ tướng triệu tập cuộc họp khẩn với 6 tỉnh biên giới

Người lao Động – Sáng 9/5, trong chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, Thủ tướng Phạm Minh Chính triệu tập cuộc họp trực tuyến khẩn cấp với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 và 6 tỉnh biên giới phía Tây Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đây là thời điểm “nước sôi lửa bỏng”, trong 10 ngày qua cả nước đã ghi nhận 257 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, tình hình diễn biến phức tạp tại Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,… nguy cơ cao ở Khánh Hoà, Lâm Đồng. Qua theo dõi cho thấy nhiều tỉnh vẫn còn lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi chưa xảy ra dịch ở địa phương, nhưng đến khi dịch xảy ra lại hốt hoảng, thực hiện nhiều biện pháp thái quá.

Báo cáo tình hình dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, diễn biến dịch lần này khá nhanh, đa nguồn lây, đa ổ dịch…

Trong 1 tuần qua, tình hình nhập cảnh trái phép diễn biến rất phức tạp. Trong khi đó, diễn biến dịch từ Campuchia vẫn căng thẳng. Do Campuchia đã dỡ phong toả, nên dự báo trong những ngày tới lượng người nhập cảnh cả hợp pháp, cả trái phép từ Campuchia về nước sẽ tiếp tục tăng…, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh vào khu vực Tây Nam bộ rất lớn.

Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị phải tiếp tục siết chặt kiểm soát biên giới trên bộ, trên biển,… phát động người dân tố giác người nhập cảnh trái phép. Các địa phương biên giới Tây Nam Bộ phải xác định tinh thần luôn luôn trong trạng thái có nguy cơ, phải “coi như mình đã có dịch”; chuẩn bị cho kịch bản dịch lan trong cộng đồng;…

2 người bán cơm cho lái xe đường dài dương tính

Người lao Động – Chiều 9/5, ông Kiều Đình Vì, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hòa Bình đã có báo cáo về 2 trường hợp mắc Covid-19 trên địa bàn.

Theo đó, 2 trường hợp được Bộ Y tế định danh là bệnh nhân (BN) 3273, là ông N.T.H. (SN 1957); và BN 3274, là anh N.M.H. (SN 1988), cả 2 cùng ngụ tổ 15, phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

2 ca bệnh này được xác định có tiếp xúc gần với ca bệnh 3147 (tỉnh Bắc Ninh) trong thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ ngày 3-5, khi người này dừng chân ăn cơm tại quán cơm Ngọc Bích, ở Tổ 15, phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình.

Về lịch trình, BN 3273 chỉ ở nhà bán hàng nhưng có tiếp xúc với nhiều lái xe đường dài (nghỉ chân ăn cơm) và hàng xóm (đến uống nước, trò chuyện).

Còn BN 3274, ngoài tiếp xúc với ca bệnh 3147 tại quán cơm Ngọc Bích, anh M.H. còn tiếp xúc nhiều lái xe đường dài từng dừng chân ăn cơm ở các tỉnh và thành phố Sơn La, Hà Nội, Vĩnh Phúc…

Thí sinh là F1, F2, F3 sẽ thi tốt nghiệp THPT thế nào?

Người lao Động – Sáng nay 9/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã thông báo có thêm 8 trường hợp dương tính tại cộng đồng, trong đó có 4 bệnh nhân là học sinh lớp 12 ở xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm.  

Trước băn khoăn liên quan việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho các thí sinh lớp 12 trong tình hình dịch bệnh, PGS-TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho hay Bộ đã xây dựng các kịch bản khác nhau tuỳ thuộc vào diễn biến của dịch Covid-19.

Theo ông Trinh, Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, sắp xếp các địa điểm thi, chuẩn bị các phòng thi, phòng trường hợp có các thí sinh là F1, F2, F3, rà soát các thiết bị, khâu in sao đề thi, chấm thi. Đặc biệt chú trọng đến khâu tập huấn giáo viên, nhất là các cán bộ trọng yếu tham gia in sao đề thi. 

Trước đó, trong mùa tuyển sinh 2020, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu ban chỉ đạo thi các tỉnh, thành phải có phương án phân loại thí sinh theo 4 nhóm: F0 (ca bệnh xác định, dương tính với SARS-CoV-2), F1 (tiếp xúc gần với F0, phải cách ly tập trung), F2 (tiếp xúc với F1, cách ly tại nơi cư trú) và các thí sinh khác.

Đối tượng thí sinh F0 được đặc cách xét tốt nghiệp và được tạo điều kiện tham gia xét tuyển đại học bằng các hình thức phù hợp.

Thí sinh diện F1, F2 được bố trí thi tại phòng thi hoặc điểm thi riêng. Cụ thể, thí sinh diện F1 có thể được tổ chức thi tại khu cách ly, hoặc điểm thi riêng gần khu cách ly. Thí sinh diện F2 có thể bố trí thi tại phòng thi dự phòng của các điểm thi, hoặc thi tại điểm riêng phù hợp với điều kiện mỗi địa phương.

Hơn 500 người liên quan đến ca dương tính ở Đắk Lắk

Người lao Động – Ngày 9/5, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục truy vết, lấy mẫu xét nghiệm hàng trăm người liên quan đến ca bệnh số 3237 trên địa bàn.

Kết quả truy vết mới nhất cho thấy các trường hợp F1 của ca bệnh 3237 là 8 nhân viên Trạm Y tế phường Tân Thành (TP Buôn Ma Thuột) cùng một số người trong nhà, tiệm photocopy, nhân viên nhà xe, các hàng quán…

Bên cạnh đó, có 350 người có liên quan tham dự đám cưới tại nhà hàng do có F1 của ca bệnh này đi dự. Hiện ngành Y tế Đắk Lắk đang lập danh sách và ra quyết định cách ly y tế tại nhà 350 trường hợp này.

Tại con hẻm nơi ca bệnh lưu trú, lực lượng chức năng khoanh vùng, phong tỏa, cách ly 34 hộ gia đình, 4 dãy nhà trọ với 144 nhân khẩu. Hiện lực lượng chức năng đang tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với những hộ dân này.

Một phụ nữ Hàn Quốc rơi từ tầng 9 chung cư ở Bình Dương

Vào khoảng 21h ngày 8/5, nhiều người ở chung cư TDC Plaza, khu phố 2, phường Hoà Phú (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), nghe tiếng động lớn nên ra kiểm tra, thì phát hiện một người phụ nữ tử vong dưới chân tòa nhà.

Nhận tin báo, Công an TP Thủ Dầu Một cùng công an tỉnh đã có mặt khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai nhân chứng.

Theo thông tin điều tra ban đầu, nạn nhân được xác định rơi từ tầng 9 của chung cư TDC Plaza xuống đất và tử vong tại chỗ. Người phụ nữ được xác định là Kim Jiyeon (31 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc). Hiện nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị Kim vẫn đang được điều tra làm rõ.

https://www.dkn.tv/thoi-su/tin-trong-nuoc-toi-9-5-virus-covid-19-o-ha-noi-hung-yen-thai-binh-la-bien-chung-an-do-thu-tuong-trieu-tap-cuoc-hop-khan-6-tinh.html

Miến Điện: Tập đoàn quân sự liệt “Chính Phủ” đối lập vào diện tổ chức khủng bố

Đăng ngày: 09/05/2021

(Ảnh minh họa) – Một cuộc biểu tình chống đảo chính tại Rangoon, ngày 06/05/2021.
(Ảnh minh họa) – Một cuộc biểu tình chống đảo chính tại Rangoon, ngày 06/05/2021. AP

Trọng Nghĩa

Chính quyền quân sự tại Miến Điện vào hôm qua, 08/05/2021 đã chính thức gọi “Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia” bao gồm các nghị sĩ đã rút vào hoạt động bí mật để chống lại chế độ lên cầm quyền sau cuộc đảo chính là một “tổ chức khủng bố”. Với quyết định này, tất cả những ai tiếp xúc với các nghị sĩ đó, kể cả nhà báo, đều có thể bị truy tố trong khuôn khổ luật chống khủng bố của Miến Điện.

Ngay sau cuộc đảo chính quân sự ngày 01/02, một số dân biểu Miến Điện, trong đó có nhiều thành viên đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi, đã thành lập một “Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia” (NUG) để chống lại chính quyền quân sự. Mới đây, ngày 05/05, chính phủ có thể gọi là “kháng chiến” bí mật này tuyên bố thành lập một “Lực Lượng Phòng Vệ Nhân Dân” nhằm chống lại chế độ của các tướng lĩnh và bảo vệ thường dân trước các vụ đàn áp của quân đội.

Trong một thông cáo phát trên đài truyền hình nhà nước Miến Điện vào tối hôm qua, tập đoàn quân sự cho biết “Lực Lượng Phòng Vệ Nhân Dân” cùng với nhóm mang tên Ủy Ban Đại Diện Quốc Hội Miến Điện Pyidaungsu Hluttaw (CRPH), hiện đã nằm trong danh sách “các tổ chức khủng bố”. Đài truyền hình nói rõ thêm: “Chúng tôi yêu cầu người dân không được (…) hỗ trợ các hành động khủng bố, cũng như viện trợ cho các hoạt động khủng bố của NUG và CRPH, đe dọa đến an ninh của người dân.”

Trước đây, chính quyền đã tuyên bố rằng GUN và CRPH là “các hiệp hội bất hợp pháp” và việc tiếp xúc với các tổ chức này tương tự phản quốc. Nhưng phân loại mới này là “tổ chức khủng bố” có nghĩa là bất kỳ ai giao tiếp với các thành viên của tổ chức này, bao gồm cả các nhà báo, đều có thể bị truy tố theo luật chống khủng bố.

Lực lượng Quân Đội Arakan, một nhóm nổi dậy chống quân đội ở bang Rakhine, bị xếp vào danh sách “tổ chức khủng bố” vào năm 2020. Một nhà báo phỏng vấn một quan chức của tổ chức này đã bị bắt. Mặc dù người này đã được thả ngay sau đó, nhưng việc dùng luật chống khủng bố để truy tố các nhà báo đã làm dấy lên lo ngại về chủ trương bịt miệng báo chí.

Cho đến nay, đã có hàng chục nhà báo bị bắt sau cuộc đảo chính, nhiều cơ sở truyền thông bị đóng cửa và các đài truyền hình bị tước giấy phép, dẫn đến việc tin tức thực sự về Miến Điện hoàn toàn bị bịt kín.

RFI