Tình Nghĩa Đồng Minh – Thanh Thủy

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tình Nghĩa Đồng Minh – Thanh Thủy

I.- Tiền đồn chống Cộng
1.- Chủ trương của Mỹ
Trước năm 1975, vì quyền lợi của Mỹ, chủ trương ngăn chận sự phát triễn của Cộng sản Nga, Tàu tràn xuống vùng Đông Nam Á, nên Mỹ dùng Việt Nam làm tiền đồn chống Cộng, nhưng vì một mình Mỹ đem quân vào Việt Nam sẽ bị mang tiếng là đế quốc, mất chính nghĩa và do đó sẽ bị dư luận Tây Phương và cả khối Cộng sản quốc tế, nhứt là Nga, Tàu sẽ đồng loạt lên tiếng chống đối quyết liệt, đồng thời về phía Việt Nam Cộng Hòa cũng sẽ bị họ tuyên truyền là rước giặc vào nhà, có thể làm mất chính nghĩa trong chủ trương chống Cộng sản Bắc Việt xâm lăng theo lịnh của hai quan thầy Nga và Trung cộng. 

2.- Đồng Minh chống Cộng
Để tránh những tai tiếng nầy, Mỹ rất cần đến sự hợp tác của một số quốc gia khác để làm đồng minh với mình, nên đã mời gọi các nước Úc, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Thái Lan và Phi Luật Tân đưa quân vào Miền Nam Việt Nam hợp tác với mình, chứng minh cho dư luận thấy rằng chánh sách ngăn chận sự phát triễn của Cộng sản Nga, Tàu để bảo vệ cho nền dân chủ tự do cho Việt Nam Cộng Hòa và thế giới là  rất chính nghĩa, xứng đáng để thực hiện nên mới có sự cộng tác của nhiều quốc gia khác nhau, tránh được dư luận gán cho danh từ đế quốc.

Úc và Tân Tây Lan là 2 nước phát triễn, rất giàu có, theo chế độ dân chủ, tự do và cũng vì quyền lợi về an ninh chung trong khu vực và bảo vệ sự lưu thông vận chuyễn hàng hóa trên hải phận quốc tế từ Nam Thái Bình Dương lên đến những quốc gia trong vùng Bắc Á như Đài Loan, Nhựt, Đại Hàn, v.v…nên tự nhiên đã trở thành những đồng minh sinh tử lâu đời với Mỹ, cho nên vì lợi ích chung, họ phải tham gia với Mỹ cho tiền đồn chống Cộng tại Việt Nam Cộng Hòa theo lời mời của Mỹ là điều tất yếu.

Riêng về các nước như Đại Hàn, Phi Luật Tân và Thái Lan thì có phần khác hơn, ngoài vấn đề được Mỹ bảo vệ an ninh chung trong khu vực, khi chịu đưa quân của họ tham gia vào trận chiến tại Việt Nam đều không phải vì lý tưởng tự do mà tự nguyện hy sinh xương máu người của họ cho Mỹ và cho Miền Nam Việt Nam, nhưng có ít nhứt 2 lý do để họ tham gia vào cuộc chiến: Thứ nhứt vì Mỹ là siêu cường số một trên thế giới, nên nếu là đồng minh của Mỹ họ sẽ được Mỹ bao che trong mọi tình huống của trận chiến, nếu có bị thiệt hại về nhân mạng cũng không đáng kễ. Thứ nhì là tất cả đều được hưởng lợi nhiều về kinh tế do Mỹ ban phát.

3.- Đồng minh quay lưng
Từ khi sau khi TT.Mỹ Richard Nixon sang thăm Bắc Kinh năm 1972, chánh sách Mỹ thay đổi trật tự toàn cầu, trọng tâm quyền lợi của Mỹ không còn ở Đông Nam Á nữa, cho nên, sau khi hiệp định Paris được ký kết vào đầu năm 1973, các quốc gia đồng minh với Mỹ nói trên đều lần lượt rút quân về nước và dĩ nhiên không còn được Mỹ ban phát quyền lợi về chiến tranh Việt Nam nữa, nên hầu hết cũng đều quay lưng với Việt Nam, lập bang giao cấp Đại sứ với Việt cộng ngay sau đó, thứ nhứt là sợ Việt cộng trả thù , thứ nhì là để giao thiệp làm ăn.

II.- Đồng minh trở mặt
1.- Đồng minh Đại Hàn: Đại Hàn tham gia trận chiến tại Việt Nam với 2 sư đoàn rất dũng mãnh là Sư đoàn Thanh Long và Sư đoàn Bạch Mã. Sư đoàn Thanh Long đóng quân trên các sườn núi từ Bình Định xuống tới Bình Tuy. Bao quanh những căn cứ đóng quân, vì sợ đặc công Việt cộng tấn công nên họ gài vô số mìn bẫy. 
Sau khi rút quân, họ bỏ lại tất cả các doanh trại trống trên những chổ đóng quân, nhưng đặc biệt là họ vẫn để nguyên tất cả các hệ thống  bãi mìn mà họ đã gài trước đây và cũng không hề bàn giao hay để lại bất cứ một họa đồ nào của các hệ thống mìn bẫy đó cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa để chúng ta biết đường mà tháo gở.
Nơi nào đóng quân của họ cũng đều làm như vậy, nên Tiểu đoàn Công binh Chiến Đấu của Việt Nam Cộng Hòa phải thành lập các nhóm chuyên môn để đi gở mìn tại những nơi đó, nhưng vì đã bị bỏ hoang lâu ngày nên cỏ dại mọc cao và đầy, và sau nhiều cơn mưa, nước trên núi trút xuống, một số mìn bị trôi dạt đi nơi khác và các cọc chuẩn cũng không còn, cho nên chuyện tìm mìn để gở không phải là chuyện dễ dàng và rất khó để có thể tránh được những sơ xuất xãy ra và dĩ nhiên khi đã sơ xuất xãy ra trong bãi mìn thì không làm sao tránh được tử vong. Đó là chưa kễ nhiều trường hợp thường dân nghèo ở quanh vùng lén tìm lên để nhổ những cọc sắt, kẽm gai và trâu bò đi lạc vào ăn cỏ, hầu hết đều đạp phải mìn nên bị tử vong. Hệ quả nầy cũng vì một đồng minh tắc trách của mình, quay lưng với một cách hành xử rất vô nhân đạo và cũng vì thời gian nầy, quân lực VNCH rất bận rộn trong cuộc chiến nên những đơn vị Công Binh cũng chưa rãnh tay để khai hoang hết những nơi nầy.

2.- Hậu quả thảm khốc tháng 3/1975 trên Liên tỉnh lộ 7B
Những điều nói ở điểm (1) bên trên, tuy có làm chấn động tinh thần của nhiều gia đình, nhưng dầu sao cũng còn là chuyện nhỏ, điều đáng nói hơn là trên Liên tỉnh lộ 7B, đoạn đường ngắn khởi điểm từ nơi sông Ba đổi tên thành sông Đà Rằng dẫn đến Tuy Hòa, nơi đó, trước đây do một đơn vị của sư đoàn Đại Hàn trấn giữ, khi rút quân về nước, cũng như những nơi khác, các bãi mìn ở đây họ vẫn để nguyên, cho nên đoàn quân triệt thoái của Quân Đoàn 2 đến đây không thể đi tiếp được, cho nên bắt buộc phải chuyễn hướng sang hương lộ 436 bên kia sông, tuy nhỏ hẹp, không có an ninh nhưng không có mìn bẫy.

Sông rộng, đường rất xấu, Công binh Chiến Đấu đã phải vô cùng vất vả, không ngớt đội đầu những quả bôm pháo kích của Việt cộng từ xa dội đến nên phải mất nhiều ngày để bắt chiếc cầu nổi cho đoàn quân vượt sông. Đoạn đường tuy ngắn, không có mìn nhưng đầy dẫy những ổ phục kích của Việt cộng. Những ổ phục kính nầy tuy dữ dằn, nhưng đã bị Tiểu Đoàn 34/Biệt Động Quân và một Chi Đoàn Thiết Vận Xa M113 mở đướng, vượt song và  nhổ sạch chúng không mấy khó khăn. Nhờ vậy mà đoàn người di tản đầu tiên cũng là đoàn người cuối cùng về đến được Tuy Hòa vào đêm 25/3/1975 với khoảng 40 ngàn dân và 5 ngàn quân so với số người di tản khởi đầu từ Pleiku là 200 ngàn dân và 20 ngàn quân.

Điều rất đau buồn là trong mấy ngày đoàn quân dân triệt thoái án binh chờ đợi Công binh bắt cầu để vượt sông thì mấy sư đoàn Việt cộng đuổi theo kịp đến nơi và chúng ra tay tàn sát quân và dân lành một cách vô cùng khủng khiếp.  Đoàn quân dân đang chờ đợi vượt sông đều bị đánh tan nát, bao nhiêu chục ngàn quân, dân vô tội đã bỏ xác dọc theo Liên tỉnh lộ 7B và đa số tại bãi chờ đợi nầy một cách vô cùng tức tưởi, nguồn gốc sâu xa là do sự tắc trách và vô nhân đạo của quân đội Đại Hàn mà sanh ra thảm họa, góp phần cho những hệ lụy kéo dài cho đến ngày 30/4/1975, chúng ta bị mất nước.
Nếu không bị gián đoạn vì mìn bẫy tại khúc đường ngắn ngủi nầy thì đoàn quân dân di tản sẽ về đến Tuy Hòa đúng theo dự định với sự thiệt hại có thể rất ít vì 3 sư đoàn Việt cộng sẽ không thể nào đuổi theo kịp để đánh bôn tập.

3.- Đồng minh Thái Lan: Đồng minh Thái Lan cũng chẳng có gì khá hơn, ngoài việc chánh thức bang giao với Việt cộng, chánh quyền Thái Lan đã đành đoạn ngoãnh mặt, làm ngơ để cho bọn cướp biển tự do thao túng, cướp bốc, hãm hại tàn bạo những thuyền nhân Việt Nam trên đường vượt thoát khỏi bàn tay tàn bạo của bạo quyền Việt cộng. Có thể họ làm vậy là để tạo một thứ công lao để mua chuộc bạo quyền Việt cộng!

Những chuyến tàu vượt biên ra khơi khi vào được hải phận quốc tế, mọi người chưa kịp vui mừng thì về đêm đều sẽ gặp ngay những đoàn tàu đánh cá Thái Lan với đèn đuốt rực rỡ, dàn hàng trùng trùng ngoài khơi và sau đó, chúng nhanh chóng trở thành những bọn cướp hung bạo, cướp của, giết người vô cùng tàn ác, rất nhiều thuyền vượt biên từ năm 1979 cho đến nay vẫn còn bặt tâm, có nghĩa là những người đó không còn một ai sống sót vì sau khi cướp, chúng đâm cho chìm thuyền và giết tất cả những người trên đó để xoá hết những tang chứng.

Đó là những điển hình chứng minh cho câu nói: “Không có tình bạn muôn đời” trong sự bang giao quốc tế.

4.- Liên Hiệp Quốc: Cuộc vượt biên của người dân Miền Nam Việt Nam trốn chạy sự cai trị độc tài và tàn bạo của bạo quyền Việt cộng là một sự liều mạng “vô tiền khoán hậu” vì rõ ràng là mọi người muốn đi tìm tự do dầu phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình và của gia đình mình, cho nên ồ ạt đến nổi như người ta thường nói “Nếu cột đèn có chân nó cũng trốn đi”.

Những cảnh thuyền nhân chết chóc thảm khốc hàng ngày trên biển vì chìm tàu, vì bị hải tặc Thái Lan giết chết và những thảm cảnh của những phụ nữ, kễ cả những em bé gái còn nhỏ bị bọn hải tặc Thái Lan bắt và hãm hiếp rồi giết chết hoặc đem về nước bán cho những ổ mãi dâm, đã gây sự phẫn nộ và xúc động lương tâm trên khắp thê giới, cho nên mới có sự vận động rần rộ và rất quy mô để quyên góp tài chánh gởi về cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc để cơ quan nầy nuôi dưỡng những thuyền nhân đã được cứu vớt hiện đang sống tạm trong các trại tập trung trong thời gian chờ đợi được nhận đi định cư tại các quốc gia tự do như Mỹ, Úc, Tân Tây Lan và các quốc gia Tây Âu.

Với số tiền của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cung cấp, các trại tỵ nạn mọc lên rất nhiều tại những nước như Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Phi Luật Tân và Hồng Kông,… có sức chứa thuyền nhân rất lớn, bao nhiêu cũng nhận hết vì rất có lợi cho họ về sự nuôi dưỡng thuyền nhân, nên trông có vẻ nhân đạo.

Nhưng khi lòng nhân đạo của thế giới Tây Phương mệt mỏi, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tuyên bố hết tiền thì họ trở mặt ngay, đóng tất cả các trại tỵ nạn và dùng bạo lực để xua đuổi. Những người còn trong trại thì họ cưởng bức tống xuất về Việt Nam, những thuyền nhân còn lênh đênh trên biển thì họ đẩy đi.

Giai đoạn nầy rất nhiều thuyền nhân bị thảm sát trên biển vì phong trào vượt biên vẫn cứ tiếp tục nhưng không còn quốc gia nào chịu nhận nên không có lối thoát rồi chết đói, chết khát trên biển và đa số bị bọn hài tặc Thái Lan, Mã Lai công khai thi nhau cướp bóc, hãm hiếp rồi nhấn chìm tàu, đàn ông, đàn bà, phụ nử, thanh niên, già trẻ, bé lớn, giết hết để phi tang, không để cho bất cứ ai được sống sót khi lọt vào vòng tay của họ.
Tàn bạo nhứt là Thái Lan, kế đó là Mã Lai và Hồng Kông, Nam Dương thì không có những việc đáng tiếc xãy ra còn Phi Luật Tân, tuy là một quốc gia nghèo, nhưng có lòng nhân đạo hơn hết, không xua đuổi bất cứ người tỵ nạn nào đang còn ở trong trại tỵ nạn của họ.

III.- Kết luận 
Tất cả những sự việc kễ trên đã cho chúng ta thấy và biết được một cách rõ ràng rằng, trong vấn đề bang giao quốc tế, ” Không có tình bạn muôn đời và cũng không có kẻ thù muôn kiếp”. Quả vậy, một khi vấn đề quyền lợi với nhau xoay chiều thì đồng minh, bạn bè hay kẻ thù cũng đều xoay chiều theo, ít hay nhiều tùy việc.

Cho nên, sau ngày 30/4/1975, nếu Tổng thống Gerald Ford của Mỹ mà thiếu lòng nhân đạo hoặc nghe theo lời của Thượng nghị sĩ Joe Biden và nhóm phản chiến Mỹ mà không nhận bất cứ người Việt tỵ nạn vào Hoa Kỳ, thì tất cả nhân dân Miền Nam Việt Nam sẽ bị Việt cộng thảm sát ngay lúc đó, giống như Pol Pot và bọn Khờ Me đỏ diệt chủng người dân Cam Bốt của họ vậy.

Thượng nghị sĩ Joe Biden ngày đó, bây giờ đã lên ngôi làm Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ rất có thể là điều bất hạnh cho tất cả người Việt tỵ nạn chúng ta hiện đang sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ mà những việc kỳ thị người Á Châu và trục xuất người Việt Nam đến Hoa Kỳ trước năm 1990 vừa xãy ra là điều mà tất cả chúng ta đáng phải lưu tâm.

Thanh Thủy (06/5/2021)