Mỹ nên có một chiến lược rõ ràng hay vẫn mơ hồ cho Đài Loan? – Nguỵ Kinh Sinh- Lê Minh Nguyên dịch

Cac Bai Khac

No sub-categories

Mỹ nên có một chiến lược rõ ràng hay vẫn mơ hồ cho Đài Loan? – Nguỵ Kinh Sinh- Lê Minh Nguyên dịch

Tạp chí có tuổi đời hơn một thế kỷ của Anh “The Economist” đã có bài báo trên trang bìa với tiêu đề Đài Loan là “Nơi nguy hiểm nhất trên quả địa cầu.” Có rất nhiều cuộc nói chuyện và thảo luận liên quan và các phóng viên đã phỏng vấn rất nhiều người từ mọi tầng lớp xã hội ở Đài Loan. Những câu trả lời của họ rất thú vị. Câu trả lời tiêu biểu nhất là: chúng tôi không lo lắng; chính những người nước ngoài đang lo lắng cho chúng tôi. Câu trả lời tiêu biểu thứ hai là: những người này đang muốn chúng tôi mua thêm vũ khí nữa. Não trạng của ông chủ đất nhỏ Trung Quốc này được thể hiện rất rõ ở Đài Loan.

Có phải cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan đã bước vào thời điểm nguy hiểm? Nó đã không thực sự nguy hiểm như vậy cách đây một vài năm. Vào thời điểm khi đó, tình hình kinh tế ở Trung Quốc Đại lục tương đối tốt, và vị thế của Tập Cận Bình cũng tốt. Ông Tập đang bận rộn thanh trừng các quan chức để đảm bảo rằng chế độ độc tài cá nhân của ông được ổn định hơn. Ông mở chiến dịch chống tham nhũng (đả hổ diệt ruồi) và kêu gọi sự liêm chính, hát đỏ và chống đen, tương tự như bất cứ một vị hoàng đế quyền lực nào đều làm. Ông Tập không có thời gian để quan tâm đến nơi nhỏ bé Đài Loan.

Giờ đây, việc chống tham nhũng và ủng hộ sự liêm chính của ông Tập được coi là không có tác dụng để diệt trừ tham nhũng, mà chỉ nhằm quét sạch sự chống đối trong đảng để phục vụ cho chính ông ta. Nền kinh tế TQ đang suy giảm nhanh chóng, và sự bất bình của công chúng được tích lũy bởi nhiều điều bất cập đang sục sôi. Ngoại giao cũng đã trở thành chiến lang, trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang ngày càng dựa nhiều hơn vào việc kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan để nhằm đạt được tính chính danh. Tại thời điểm này, tạo ra một cao trào là điều cần thiết để che đậy sự thất bại của chế độ độc tài, trong khi việc mở rộng sức mạnh quân sự của TQ đang tiếp tục tiến lên làm cho cái giá phải trả cho một cuộc phiêu lưu được giảm xuống đáng kể. Điều này khá giống với hoàn cảnh của Hitler khi xưa.

Cũng như các chính trị gia Mỹ thường hỏi tôi: Quốc gia nào xung quanh TQ sẽ là mục tiêu tấn công của TQ? Tôi trả lời đùa rằng: Bắc Triều Tiên sẽ là nơi tốt nhất. Người thường dân TQ lo lắng nhất về vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên sở hữu, nước này vốn không thân thiện lắm với CSTQ mặc dù đã nhận được rất nhiều viện trợ từ TQ. Nhưng tôi sẽ trả lời một cách nghiêm túc hơn: Tất nhiên đó là Đài Loan. Có ba lý do cho điều này. Đầu tiên là nó được coi là hợp lý – ngay cả Hoa Kỳ cũng thừa nhận rằng nó nên được coi là một cuộc nội chiến. Thứ hai là Hoa Kỳ không có thời gian để phản ứng. Nếu muốn tuyên chiến với TQ thì phải đợi Quốc hội Mỹ tranh luận và cho phép. Thứ ba là người dân Đài Loan giàu có và không muốn chiến đấu. Họ thậm chí còn mù quáng tin rằng không thể xảy ra chiến tranh với chế độ CSTQ Đại lục. Đây cũng chính là não trạng mà những địa chủ và nông dân giàu ở TQ Đại lục đã có, trước khi họ bị chế độ Cộng sản đàn áp 70 năm trước. Thay vào đó, họ thậm chí còn yêu cầu không nên chọc giận chế độ CSTQ để họ nhanh chóng gây chiến.

Điểm thứ ba này thực sự là cơ hội tốt nhất của Tập Cận Bình để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Đài Loan.  Nghệ thuật chiến tranh có nói rằng: Bạn có thể chiến thắng bằng toan tính thành công, vì người dân Đài Loan đang khuyến khích Tập Cận Bình chấp nhận rủi ro. Lý do cơ bản khiến Do Thái trở nên bất khả chiến bại khi đối mặt với những kẻ thù hùng mạnh là vì tất cả người dân của họ đều có cái nhìn hợp lý và biết cách tự bảo vệ mình. Người dân Đài Loan không có ý muốn chiến tranh, và một vài chính khách dù có lo lắng đến đâu thì cũng không thể thay đổi được tinh thần chiến bại này. Hơn nữa, vũ khí của Đài Loan không vượt trội, thậm chí còn kém hơn TQ. Như vậy cơ hội chiến thắng nằm ở đâu?

Viện dẫn chính của những ông chủ đất nhỏ ở Đài Loan cho sự không biết sợ của họ là: họ quan trọng và Hoa Kỳ phải bảo vệ họ. Họ đang cá cược rằng đây là lợi ích của Hoa Kỳ và quốc tế không thể bỏ họ để bị mất uy tín. Nếu Đài Loan bị mất, thế giới sẽ không còn tin tưởng vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ, và địa vị của Hoa Kỳ sẽ suy giảm. Đây là một lý do, nhưng nó không phải là một lý do mạnh mẽ. Suy nghĩ mơ mộng của các nhân tài đường phố thực sự là ít đáng tin cậy nhất.

Hoa Kỳ có động cơ để bảo vệ Đài Loan. Không có nghi ngờ gì về điều này. Nhưng liệu có dễ đi vào chiến tranh với quốc gia lớn thứ hai trên thế giới như đã từng quyết định chiếm Grenada không? Hơn nữa, Hoa Kỳ vẫn có một số lượng lớn các chính trị gia và học giả thân cộng sản, ngoài ra còn có các tổ chức quần chúng phản chiến, để tạo ra sự phản đối chiến tranh. Chỉ khi Đài Loan kháng cự đủ lâu thì Hoa Kỳ và Nhật Bản mới có cơ hội cứu vãn, với điều kiện Hoa Kỳ thực sự nhận được sự chấp thuận của Quốc hội và tiến hành chiến tranh với cường quốc quân sự thứ hai trên thế giới.

Vì vậy, yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc bảo vệ Đài Loan là quyết tâm tự vệ của người dân Đài Loan. Nhưng với một băng nhóm chính trị gia chịu chỉ đạo của các doanh nhân Đài Loan để gây quỹ vận động tranh cử, trong khi các quan chức chính phủ Đài Loan bí mật liên lạc với các lãnh đạo CSTQ Đại lục và kết bè, thì làm sao người dân Đài Loan có đủ quyết tâm kháng cự? Bên cạnh đó, các ông chủ đất nhỏ, những người không biết thế giới bên ngoài, nói rằng: Chúng tôi rất tự hào về Đài Loan của chúng tôi, chúng tôi là ngôi làng tốt nhất trong vòng ba mươi dặm bán kính, và ai dám khiêu khích chúng tôi? Thế là, những người dân làng khác nghe theo lời của họ giống như những con đà điểu vùi đầu vào cát.

Giám đốc tình báo quốc gia mới của Mỹ, bà Avril Haines, cho rằng chiến lược liên quan đến Đài Loan không nên rõ ràng, vì nếu rõ ràng thì Trung Quốc sẽ gây rắc rối cho Mỹ. Lý do này quả thực không vững chắc. Bà nói như thế là vì bà không muốn làm mất lòng các chính trị gia Mỹ thân Đài Loan. Lý do thực sự là người Mỹ đã không tin tưởng vào Đài Loan trong nhiều năm, vốn luôn dựa vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ trong khi liên kết với chế độ Cộng sản để kiếm tiền. Cả hai đảng chính trị Mỹ đều có lập trường không rõ ràng như vậy. Vì một khi chính sách Đài Loan rõ ràng, thì những con sói TQ không có trái tim này sẽ tăng cường lời nói và hành động, cho đến khi cuối cùng chúng kéo Hoa Kỳ vào vũng lầy.

Wei Jingsheng (Nguỵ Kinh Sinh) – Lê Minh Nguyên lược dịch

https://bit.ly/2RnNNtv


Lãnh đạo Đảng Tân Đại Việ