Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ thông qua dự luật chống Bắc Kinh

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ thông qua dự luật chống Bắc Kinh

Hàn Dương | DKN 22/04/2021

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Dân chủ Robert Menendez (ảnh: Youtube/ Senator Bob Menendez).

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược” giữa các bên, với số phiếu cao vào hôm thứ Tư (21/4) để bảo đảm rằng Hoa Kỳ có thể đáp ứng đầy đủ các thách thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong tương lai và chống lại sự phản đối của Bắc Kinh đối với Đài Loan và khu vực. Dự luật sau đó sẽ được gửi đến toàn bộ Thượng viện để xem xét, Epochtimes cho hay.

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã tổ chức một cuộc họp hôm thứ Ba, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Dân chủ Robert Menendez và Ủy viên Đảng Cộng hòa của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Jim Risch, cùng cho ra mắt “Đạo luật cạnh tranh chiến lược”.

Ông Menendez tuyên bố tại cuộc họp rằng thách thức của Trung Quốc là chưa từng có về quy mô, phạm vi và mức độ cấp bách và nó đòi hỏi một chính sách và chiến lược hoàn toàn cạnh tranh để ứng phó. Dự luật đã tập hợp những nỗ lực chưa từng có giữa các bên, nhằm sử dụng tất cả các công cụ kinh tế và ngoại giao của Hoa Kỳ để xây dựng chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, giúp Hoa Kỳ có thể thực sự đối mặt với những thách thức kinh tế và an ninh quốc gia do chính quyền Trung Quốc mang lại.

Ông Menendez cũng nói rằng cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung gia tăng, “không phải vì đó là những gì Mỹ muốn hoặc đang cố gắng tạo ra, mà vì những lựa chọn trong quá khứ và hiện tại của Bắc Kinh.”

Đây là dự luật quan trọng nhất đối với Hoa Kỳ trong những năm gần đây, bao gồm việc xem xét chặt chẽ hơn các khoản đóng góp của nước ngoài, cho các trường Đại học Hoa Kỳ. Một bản sửa đổi của Đạo luật cũng cấm chính phủ Hoa Kỳ cử một phái đoàn đến tham dự Thế vận hội mùa đông 2022 ở Bắc Kính.

Với sự tán thành của các thành viên nặng ký của hai đảng, dự luật đã được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện thông qua với 21 phiếu thuận và 1 phiếu chống; Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Rand Paul là thành viên duy nhất bỏ phiếu chống.

Dự luật sau đó sẽ được gửi đến Thượng viện để xem xét và sau khi được Thượng viện và Hạ viện thông qua, nó sẽ được đệ trình lên Tổng thống Hoa Kỳ để ký trước khi có hiệu lực.

Dự luật nhấn mạnh rằng việc bảo vệ Đài Loan sẽ giúp hạn chế khả năng quân đội Trung Quốc, vượt ra ngoài chuỗi đảo đầu tiên. Hoa Kỳ cũng nên tăng cường quan hệ đối tác an ninh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, bao gồm hỗ trợ Nhật Bản phát triển hỏa lực chính xác tầm xa, khuyến khích và thúc đẩy Đài Loan đẩy nhanh việc đạt được các khả năng phòng thủ phi đối xứng.

Để tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác Hoa Kỳ – Đài Loan, dự luật nêu rõ chính sách của Hoa Kỳ nên công nhận Đài Loan là một phần quan trọng, trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và thúc đẩy an ninh và dân chủ của Đài Loan như những yếu tố cần thiết để duy trì hòa bình và ổn định ở “Ấn Độ Dương Lớn hơn – Khu vực Thái Bình Dương”. Nó cũng liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia quan trọng của Hoa Kỳ. Mỹ cũng nên thường xuyên bán vũ khí cho Đài Loan, và tích cực thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa của Đài Loan vào các tổ chức quốc tế.

Ngoài ra, dự luật kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các cơ quan chính phủ khác tương tác với chính phủ được bầu cử dân chủ của Đài Loan trên cơ sở giống như các chính phủ nước ngoài khác, đồng thời sử dụng cùng một ngôn ngữ và nghi thức. Hoa Kỳ không nên áp đặt bất kỳ hạn chế nào, nhằm hạn chế khả năng của Quốc vụ viện và các đơn vị khác tương tác trực tiếp và thường xuyên với Đài Loan.

Về việc thúc đẩy giá trị của dân chủ và nhân quyền, dự luật có kế hoạch phân bổ 10 triệu USD trong năm tài chính 2022 cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để thúc đẩy dân chủ ở Hồng Kông, đồng thời sẽ mở rộng các biện pháp trừng phạt ở Tân Cương và liệt kê lao động cưỡng bức và kiểm soát sinh đẻ, như là các vấn đề có thể được chỉ định và trừng phạt bởi Tổng thống Hoa Kỳ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/uy-ban-doi-ngoai-thuong-vien-hoa-ky-thong-qua-du-luat-chong-bac-kinh.html

Cựu cố vấn Quốc Vụ viện Hoa Kỳ bày cách chống lại Bắc Kinh

Hương Thảo 19/04/2021

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Dư Mậu Xuân (phải). (Ảnh: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)

Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hôm thứ Năm (15/4), ông Dư Mậu Xuân đã nói chi tiết về một loạt các biện pháp chống lại tham vọng của Bắc Kinh, và nhấn mạnh rằng nước Mỹ phải giành chiến thắng…

Ông Dư Mậu Xuân, 57 tuổi là cố vấn trưởng của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo về hoạch định chính sách đối với Trung Quốc, cũng là lực lượng đằng sau việc chính quyền Trump định hình lại chính sách Trung Quốc trong mấy năm qua. Ông Dư hiện đã gia nhập Viện nghiên cứu Hudson, một lần nữa cảnh báo tại phiên điều trần của Ủy ban Thẩm tra và An toàn Kinh tế Mỹ-Trung của Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Năm (15/4), rằng ĐCSTQ đang lợi dụng cơ hội để thâm nhập vào hệ thống kinh tế chủ nghĩa tư bản nhằm thực hiện quyền chủ đạo toàn cầu, và cuối cùng tìm cách khống chế nền kinh tế thế giới.

Ông nêu rõ rằng nước Mỹ phải nghiêm ngặt yêu cầu nguyên tắc bình đẳng có đi có lại khi giao dịch với ĐCSTQ trong việc ngăn chặn Bắc Kinh đạt được mục tiêu của mình.

Ông nói: “Nếu nói về Trung Quốc, có một điều mà mỗi người Mỹ đều nên hiểu, ĐCSTQ tận lực duy hộ và củng cố sự lũng đoạn mọi quyền lực ở quốc gia đông dân nhất thế giới này, đặt ra thách thức nghiêm trọng nhất đối với thế giới tự do kể từ sau Chiến tranh Lạnh”, “… Trung Quốc đã thu được nhiều lợi ích từ hệ thống thị trường tự do toàn cầu; lớn hơn nữa là cơ hội mở cửa của thị trường vốn và mậu dịch quốc tế cùng với kỹ thuật tiên tiến”.

Ông Dư Mậu Xuân trích dẫn một bài phát biểu của cựu Ngoại trưởng Pompeo tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon vào tháng 7/2020, rằng: “Các chính sách của chúng ta và của các nước tự do khác đã giải cứu nền kinh tế Trung Quốc vốn đang trên bờ vực sụp đổ, [đổi lại] chúng ta chỉ thấy Bắc Kinh đã ‘qua cầu rút ván’ trả ơn sự hỗ trợ của quốc tế một cách giảo hoạt”.

ĐCSTQ đối nội bóc lột người dân, đối ngoại chèn ép các doanh nghiệp nước ngoài

Ông nói, “ĐCSTQ khống chế nền kinh tế Trung Quốc và khai thác hệ thống thị trường tự do toàn cầu. Ngày nay, chúng ta nhìn thấy rõ ràng nhất từ việc họ lợi dụng một lượng lớn lao động giá rẻ và giàu kỹ năng để chi phối [thị trường toàn cầu]. Những người lao động này không được bảo hộ lao động đầy đủ, không có quyền thành lập, vận hành các liên đoàn lao động độc lập để thực hiện quyền đàm phán tập thể và thương lượng phúc lợi. Ở Tân Cương, nơi diễn ra thảm họa diệt chủng đối với các tôn giáo và người dân tộc thiểu số, người lao động bị nhốt trong các trại tập trung, không có bất kỳ quyền lợi nào. ĐCSTQ đã thiết lập công xưởng máu quy mô quốc gia, và cả thế giới mua hàng từ đó”.

Ông cũng nói: “Sự lũng đoạn của ĐCSTQ đối với quyền lực cũng khiến nó khống chế nghiêm ngặt các nguồn tài chính, buộc các doanh nghiệp tư nhân phải dựa vào các cơ cấu tài chính và ngân hàng quốc doanh. Bất kỳ công ty nào dám đi chệch hướng khỏi sự phụ thuộc này sẽ kết thúc như Alibaba của Jack Ma. Tất cả những gì đã xảy ra nên là một lời cảnh cáo cho các nhà đầu tư có mong muốn mở rộng đầu tư sang Trung Quốc”.

Ông nói thêm: “Do thiếu sự bảo hộ Hiến pháp đối với tài sản tư hữu và quyền sở hữu cá nhân, nhiều người dân Trung Quốc không tin tưởng chính phủ và có xu hướng chuyển tiền ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát tỷ giá hối đoái đã hạn chế nghiêm trọng năng lực gửi tiền ra nước ngoài của công dân Trung Quốc. Điều này dẫn đến hoạt động rửa tiền tràn lan trong hệ thống tiền tệ toàn cầu, tạo thành các yếu tố phá hoại bất ổn”.

“Khi người dân Trung Quốc thành công, ĐCSTQ cảm thấy bị đe dọa”, ông nói, “Trong tình huống không được bảo vệ tài sản tư hữu theo quy định Hiến pháp, các nhà tài phiệt giàu có hoặc có lực ảnh hưởng lớn thường trở thành mục tiêu của chính phủ trung ương. Họ phải chịu những vụ bắt bớ phi pháp tùy tiện và bị hủy hoại kinh tế. Trong 15 năm qua, ít nhất 27 tỷ phú Trung Quốc đã bị bắt bởi những lý do ly kỳ và hoang đường. Ở Mỹ, chúng ta chúc mừng những người lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes; còn ở Trung Quốc, trở thành thành viên của danh sách tỷ phú thì cũng bằng như lọt vào danh sách mục tiêu dễ bị tấn công nhất”.

Ông Dư Mậu Xuân tin rằng, việc cho phép ĐCSTQ gia nhập hệ thống vốn tư bản quốc tế mà không chịu sự hạn chế đã thúc đẩy sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc, củng cố năng lực của chính quyền Trung Quốc và phá hoại hệ thống thị trường dân chủ và tự do. Do đó, Bắc Kinh đặt ra một “mối đe dọa chết người” đối với Mỹ và hệ thống kinh tế quốc tế – thứ đã cho phép ĐCSTQ trỗi dậy.

Theo cái gọi là kế hoạch dung hợp quân-dân của Bắc Kinh (dùng người Hoa ở nước ngoài hoặc cử ra nước ngoài làm gián điệp, ăn cắp sở hữu trí tuệ, công nghệ…),, ĐCSTQ đang tiếp thu một lượng lớn công nghệ và bí quyết của Mỹ và phương Tây. 

Hơn nữa, chế độ bảo mật thông tin của các doanh nghiệp ĐCSTQ cũng cấu thành mối đe dọa đối với các doanh nghiệp phương Tây.

Ông nói: “Sự thiếu minh bạch gây nguy hiểm cho các nhà đầu tư Mỹ, vì nhiều công ty nhà nước của Trung Quốc niêm yết trên thị trường vốn phương Tây cung cấp thông tin mơ hồ và không minh bạch, thường che giấu hồ sơ tài chính của họ với các cơ quan quản lý và nhà đầu tư ở các nước thị trường tự do”.

Nước Mỹ nên làm gì?

Ông cho biết: “Trước hết, nước Mỹ không nên bỏ qua những khác biệt cực lớn về chính trị và hình thái ý thức hệ giữa ĐCSTQ và hệ thống thế giới tự do. Một hệ thống thị trường mậu dịch quốc tế hoàn toàn tự do không thể cùng tồn tại hòa bình với ‘nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang bản sắc Trung Quốc’. Chúng ta nên đối mặt với hiện thực, và sửa chữa thất bại lớn nhất trong chính sách ngoại giao nửa thế kỷ qua”.

Ông giải thích rằng, chính sách đã thất bại trong quá khứ là do giới tinh hoa kinh tế và chính trị tin rằng, Trung – Mỹ có thể gạt bỏ sự tách biệt về chính trị và ý thức hệ sang một bên, và tiếp cận một cách thiếu cân nhắc, đồng thời hy vọng rằng các mỹ đức dân chủ và chế độ thị trường tự do cuối cùng có thể khiến cải biến thể chế Trung Quốc, giúp nó trở thành một đối tác tương quan lợi ích có trách nhiệm. Nhưng ông Dư nhận định: “Chúng ta dùng kiểu tư duy này, không những không thể cải biến ĐCSTQ, mà hiện tại họ đang chuẩn bị cải biến chúng ta. Họ đang cố gắng định hình lại trật tự toàn cầu theo hình tượng của chính mình”.

Ông nói, may mắn thay, chúng ta đang chứng kiến ​​một sự thức tỉnh rất lớn [về] vấn đề này, và có vẻ như lưỡng đảng [Hoa Kỳ] thống nhất nhìn nhận rằng quan điểm truyền thống cũ là sai lầm.

“Kiến nghị thứ hai của tôi chính là chúng ta phải chế độ hóa sự thức tỉnh này. Các đại biểu được bầu của nhân dân Mỹ – Quốc hội – có thể đóng một vai trò quan trọng phát huy phương diện này”.

Ông Dư cũng bày tỏ rằng, trong chính quyền trước, Mỹ đã áp dụng chính sách ngoại giao mới với Trung Quốc dựa trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại. Sự bình đẳng kinh tế với Trung Quốc có thể được thể chế hóa thông qua hành động của Quốc hội.

Ông nói rằng bước đầu tiên có thể làm là lập danh sách xác định những lĩnh vực nào Trung Quốc không được phép đầu tư.

“Sự bình đẳng này là cấm chỉ Trung Quốc đầu tư vào Mỹ ở một số lĩnh vực, nên bao gồm lĩnh vực nông nghiệp, khai thác khoáng sản quan trọng, các tổ chức tin tức, các hãng làm phim, viện điện ảnh, chuỗi rạp chiếu phim và các nhóm biểu diễn văn hóa, v.v.”.

Bước thứ hai, các công ty tư nhân ở Mỹ cũng cần được Quốc hội Mỹ lập pháp bảo hộ. Quốc hội có thể thiết lập một cơ chế cho phép họ khiếu nại về sự kì thị kinh tế của Bắc Kinh đối với họ. Căn cứ trên thông tin này, chính phủ Mỹ có thể thực hiện các hành động bình đẳng tương ứng chống lại ĐCSTQ.

Bước thứ ba, Mỹ nên một lần nữa ý thức được tầm quan trọng của vai trò lãnh đạo. Ông nói: “Sự khiêu chiến kinh tế của ĐCSTQ, không phải là vấn đề liệu chúng ta có nên thay đổi hiện thực kinh tế trong những mâu thuẫn với Bắc Kinh hay không; mà là thế giới tự do liệu có thể cải biến được hành vi của Bắc Kinh, hay thế giới tự do sẽ bị Bắc Kinh cải biến?”.

Ông nói rằng từ thời cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã nhiều lần tuyên bố rằng hành động của họ được chỉ đạo bởi cuộc đấu tranh “một mất một còn”. Ông nhấn mạnh rằng thứ ngoại giao đôi bên cùng có lợi mà ĐCSTQ tuyên bố trong các cuộc trao đổi Trung-Mỹ, chẳng qua chỉ là một trò lừa đảo lớn. Bản chất bên trong của ĐCSTQ là dựa trên nhận thức rằng: cuộc đấu tranh của Trung Quốc với Mỹ và thế giới tự do, bất quá chỉ là một trò chơi có tổng bằng không, kẻ này được lợi thì người kia phải chịu thiệt.

Cuối cùng ông Dư nhận định: “Trong một thế giới mà các cường quốc cạnh tranh địa chính trị, nước Mỹ có thể và buộc phải giành chiến thắng”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-co-van-quoc-vu-vien-hoa-ky-bay-cach-huu-hieu-de-chong-lai-dcstq.html

5 điều chính quyền Bắc Kinh khiếp sợ nhất

24/04/2021

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) và các nhà lập pháp đứng hát quốc ca trong phiên bế mạc hội nghị Quốc hội tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 11/3/2021. (Kevin Frayer / Getty Images)

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) và các nhà lập pháp đứng hát quốc ca trong phiên bế mạc hội nghị Quốc hội tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 11/3/2021. (Kevin Frayer / Getty Images)

Ngày 16/4, tòa án Hong Kong chính thức tuyên án các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ chủ chốt bị kết án vào tháng Ba. Hầu hết các bản án của họ là từ 12 đến 18 tháng tù giam. “Tội phạm” mà người dân bị kết tội là tụ tập bất hợp pháp, trái phép cho một cuộc biểu tình quy mô lớn vào tháng 8/2019 có hàng trăm nghìn người Hong Kong tham gia. Tội phạm này dường như không liên quan đến Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, nhưng nhiều người đã liên kết việc xét xử và kết án của tòa án Hong Kong với Luật An ninh Quốc gia do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp đặt. Vì nỗi sợ hãi là động lực cho phần lớn hành động gây hấn trong và ngoài nước của ĐCSTQ, hành vi gần đây của chính quyền Trung Quốc ở Hong Kong cho thấy một số nỗi niềm sợ hãi chính của nó.

  1. Phân tách kinh tế

Trên bình diện thế giới, tính hợp pháp của ĐCSTQ trong ba thập kỷ qua chủ yếu tập trung vào tăng trưởng kinh tế và tiềm năng kinh tế của một đất nước đông dân số một của thế giới. Nó sử dụng điều này làm mồi nhử để thao túng các chính phủ và tập đoàn nước ngoài muốn có một phần thị trường khổng lồ Trung Quốc.

Ba động lực chính của tăng trưởng kinh tế là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu. Tiêu dùng nội địa của Trung Quốc đại lục đóng góp ít nhất vào GDP của đất nước, chỉ chiếm hơn 40% GDP, thấp hơn nhiều so với mức 70% thông thường của hầu hết các quốc gia khác. Ngoại thương thông qua xuất khẩu là đòn bẩy lớn cho GDP của Trung Quốc.

Hệ thống ĐCSTQ là một hệ thống chuyên chế do bộ máy hành chính lãnh đạo. Chế độ kiểm soát xã hội theo nhiều cách, nhưng trong hai thập kỷ qua, sự kiểm soát này đã được phản ánh thông qua các hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Các nhà chức trách càng có nhiều tiền, quyền kiểm soát của họ đối với xã hội càng mạnh mẽ.

Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đại lục dựa vào mô hình Đông Á, thiên về xuất khẩu. Mô hình Đông Á dựa vào tiêu dùng ở thị trường nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây chính là lý do tại sao việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến ĐCSTQ kinh hãi.

Điều này không chỉ đơn giản là do khả năng hạn chế sự phụ thuộc của thị trường Mỹ vào các sản phẩm Trung Quốc – hành động này đã buộc các quan chức ở Trung Quốc phải xem xét lại việc tiếp tục mô hình Đông Á ở đại lục, từ đó đặt ra thách thức đối với cấu trúc mô hình tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại của ông Trump và ảnh hưởng của đại dịch đối với nền kinh tế thế giới, ĐCSTQ đã phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho sự phát triển kinh tế trong tương lai của mình. Đây là lý do lớn nhất khiến ĐCSTQ bắt đầu thúc đẩy sự tự lực và lưu thông nội bộ của tư bản Trung Quốc. Một khi nền kinh tế suy thoái, doanh thu của chính phủ ĐCSTQ sẽ bị áp lực và ngân sách duy trì sự ổn định hành chính của nó sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không có đủ tiền để tuyên truyền và đủ động cơ để hợp pháp hóa sự lãnh đạo độc tài của họ đối với Trung Quốc, chế độ sẽ trở nên lung lay.

2. Gián đoạn trao đổi công nghệ với phương Tây

Nỗi sợ hãi này chủ yếu liên quan đến nền kinh tế, bởi vì nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Trung Quốc đã đạt đến giới hạn đỉnh điểm. Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới ở một ngưỡng, xuất khẩu hàng hóa đơn giản và giá rẻ không thể tăng với tốc độ như trong vài thập kỷ qua. Do đó, Trung Quốc cần nâng cấp chất lượng sản phẩm để tiếp tục gia tăng thị phần. Điều này sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải nghiêm túc nâng cấp đổi mới công nghệ và thiết kế.Một màn hình cho thấy khách tham quan được quay bằng camera an ninh trí tuệ nhân tạo với công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại Triển lãm Quốc tế Trung Quốc lần thứ 14 về An ninh và An toàn Công cộng tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Trung Quốc ở Bắc Kinh vào ngày 24/10/2018 (Nicolas Asfouri / AFP / Getty Images)

Tiến bộ công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát xã hội và duy trì quân đội của ĐCSTQ. Trung Quốc nổi tiếng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) một cách hà khắc để giám sát và theo dõi công dân của mình.

Nếu việc trao đổi khoa học và công nghệ với phương Tây bị gián đoạn, nó sẽ tác động nghiêm trọng đến ĐCSTQ, đặc biệt là việc nước này mất khả năng đánh cắp tài sản trí tuệ từ nước ngoài.

Một số lượng lớn sinh viên nước ngoài đến từ Trung Quốc đại lục học tập và nghiên cứu khoa học và công nghệ tại các trường đại học châu Âu và Mỹ. Năm 2020, có hơn 370.000 sinh viên Trung Quốc học tập tại Hoa Kỳ. Đối với ĐCSTQ, đây là một kênh và phương pháp “trao đổi” vô giá với khoa học và công nghệ Mỹ. Giờ đây, Hoa Kỳ không chỉ cắt đứt các hoạt động trao đổi học thuật cấp cao mà còn đang xem xét cách giảm số lượng sinh viên khoa học và kỹ thuật Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc có nhiều chuyên gia khoa học và công nghệ xuất sắc, nhưng nền văn hóa hiện tại kìm hãm sự sáng tạo và đổi mới thực sự, bởi vì sự đổi mới và sáng tạo vốn dĩ không tương thích với các hệ thống chuyên quyền và toàn trị. Nếu không thể tiếp tục “giao lưu” khoa học và công nghệ với nước ngoài, thì tiến bộ của khoa học và công nghệ dưới sự thống trị của ĐCSTQ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

3. Hồng Kông, Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương Độc lập

ĐCSTQ bắt đầu với chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản và luôn sử dụng điều này làm giá trị cốt lõi cơ bản để cai trị Trung Quốc đại lục.

Nhưng trên thực tế, kể từ cuộc Cách mạng Văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông, tư tưởng cộng sản thuần túy đã biến mất ở đại lục. Chỉ một số lãnh đạo cấp cao của Đảng thực sự tin tưởng vào hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản, điều này đã mang lại một cuộc khủng hoảng chưa từng có về tính hợp pháp của ĐCSTQ.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng này, ĐCSTQ kể từ đó đã áp dụng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến để khẳng định quyền kiểm soát của mình. Đây là lý do tại sao chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy trong hai thập kỷ qua.

Ví dụ, trong các thế hệ tuyên truyền trước đây, ĐCSTQ đã cố tình nói về chiến thắng của mình trước những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc để hợp pháp hóa việc ĐCSTQ nắm chính quyền. Nhưng gần đây, ĐCSTQ đã bắt đầu nhấn mạnh các cuộc chiến tranh lịch sử của Trung Quốc chống lại Nhật Bản, mạnh dạn tuyên bố rằng ĐCSTQ đã dẫn dắt những chiến thắng của Trung Quốc trước Nhật Bản. Mọi người đều biết rằng chính những người theo chủ nghĩa Quốc dân Trung Quốc đã lãnh đạo cuộc chiến chống Nhật Bản vào thời điểm đó. Để che lấp sự thật này, ĐCSTQ đã thay đổi độ dài được ghi nhận trong lịch sử của cuộc chiến tranh chống Nhật Bản của Trung Quốc từ 8 năm thành 14 năm để bao gồm Bình định Mãn Châu Quốc, một cuộc nổi dậy chống lại Nhật Bản từ Mãn Châu, do Đảng Cộng sản Liên Xô và ĐCSTQ cùng lãnh đạo. giữa những năm 1930.

Sự nhiệt thành đối với chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc đại lục được ĐCSTQ liên tục thúc đẩy vẫn không suy giảm. Người dân Trung Quốc đã bắt đầu nhìn ĐCSTQ từ quan điểm của chủ nghĩa dân tộc và bản sắc Trung Quốc hơn là ý thức hệ cộng sản.

Vào năm 2016, ông Tập Cận Bình đã mạnh dạn tuyên bố trong một bài phát biểu trước công chúng rằng họ “sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ người nào, nhóm nào, đảng phái chính trị nào, vào bất kỳ lúc nào, dưới bất kỳ hình thức nào, tách khỏi Trung Quốc bất kỳ phần nào trên lãnh thổ của mình”.

Tuyên bố cứng rắn này là một ví dụ hoàn hảo về sự kích động làn sóng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến đang trỗi dậy ở Trung Quốc đại lục.Một người biểu tình ủng hộ Bắc Kinh cố gắng đấm một người biểu tình ủng hộ dân chủ sau một cuộc tranh cãi gay gắt bên ngoài tòa nhà chính phủ ở Hong Kong vào ngày 22/04/2015. (Ảnh: Getty)

Do đó, khi đối mặt với các vấn đề Hong Kong, Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương, ĐCSTQ không thể nhân nhượng hoặc thể hiện bất kỳ sự yếu kém nào thông qua nhượng bộ. Thông qua quá trình phát triển của mình, ĐCSTQ đã vô tình lấy lý tưởng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc để biện minh cho sự cai trị của mình, không có bất kỳ lý tưởng cộng sản ban đầu nào của nó.

4. Tự do tôn giáo

Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, ĐCSTQ đã tăng cường đàn áp tất cả các tôn giáo và tín ngưỡng tâm linh, với một mục tiêu rất rõ ràng: loại bỏ bất kỳ quyền lực ý thức hệ nào khác ngoài ĐCSTQ. Để duy trì quyền lực, nó đặt quyền kiểm soát những gì người Trung Quốc có thể nhìn thấy, làm và tin tưởng.Cây cột của một nhà thờ Công giáo bị phá bỏ được nhìn thấy ở Puyang, thuộc tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, vào ngày 13/8/2018. Nhà thờ đã bị phá bỏ để nhường chỗ cho sự phát triển thương mại. (Hình ảnh Greg Baker / AFP / Getty)

ĐCSTQ đã phá bỏ các nhà thờ, bắt giữ các nhà lãnh đạo giáo hội ngầm, và buộc các nhà lãnh đạo Công giáo tuân theo các chỉ thị của ĐCSTQ vi phạm các nguyên tắc của Thiên chúa giáo.

Ở Tây Tạng, chiến lược chính của ĐCSTQ để tiêu diệt phong trào độc lập Tây Tạng là nhắm vào Phật giáo Tây Tạng. Các đồn cảnh sát được thiết lập bên trong các tu viện Tây Tạng. Các Lạt ma Tây Tạng bị buộc phải nghiên cứu chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa duy vật và “tư tưởng Tập Cận Bình”. Những người bất đồng chính kiến ​​bị bắt và bỏ tù mà không cần xét xử.

Tại Tân Cương, hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác đã bị bắt và đưa vào trại tập trung để tẩy não tập thể. Trọng tâm chủ đạo ở đây vẫn là hệ tư tưởng tôn giáo. Một số lượng lớn các giáo sĩ Hồi giáo đã bị bắt và nhiều sách tôn giáo khác nhau đã bị tiêu hủy. Bất kỳ bài phát biểu trực tuyến nào về đức tin và tôn giáo đều bị coi là “chủ nghĩa cực đoan tôn giáo” và bị kiểm duyệt.

Cốt lõi của việc đàn áp cả Tân Cương và Tây Tạng là tôn giáo. Ở Tân Cương, chính quyền cộng sản đã cố gắng loại bỏ tất cả các nền văn hóa tôn giáo. Những nỗ lực này bao gồm việc ép các tín đồ Hồi giáo uống rượu, ăn thịt lợn, kết hôn phụ nữ Hồi giáo với đàn ông Hán Trung Quốc, và thực hiện cưỡng bức phá thai và triệt sản, tất cả đều vi phạm các giáo lý cơ bản của đạo Hồi. Nhưng trong mắt ĐCSTQ, những thực hành Hồi giáo truyền thống này là biểu hiện của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Đối với các học viên Pháp Luân Công, môn tu luyện của Phật gia theo nguyên lý Chân – Thiện -Nhẫn, một cơ quan tư pháp đặc biệt, giống như Gestapo của Đức Quốc xã, được thành lập gọi là Phòng 610. Trong hơn hai thập kỷ qua, các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt tùy tiện và bị tra tấn về thể xác và tinh thần. Những người nhượng bộ buộc phải từ bỏ đức tin của mình và tuyên bố chỉ trung thành với ĐCSTQ và học thuyết vô thần. Những người từ chối từ bỏ đức tin của mình tiếp tục bị tra tấn và thậm chí bị mổ cướp nội tạng làm nguồn cung trên thị trường ghép tạng bất hợp pháp, được ĐCSTQ bảo trợ.

Tôn giáo và niềm tin cá nhân thường có quyền lực đạo đức vượt ra ngoài hệ tư tưởng chính trị quốc gia, khiến các chế độ độc tài toàn trị cảm thấy bị đe dọa nghiêm trọng.

5. Tách bỏ nhãn ĐCSTQ khỏi bản sắc Trung Hoa

Điều mà ĐCSTQ lo sợ nhất là sự thật rằng ĐCSTQ không phải là đất nước Trung Quốc, và ĐCSTQ không đại diện cho người dân Trung Quốc.Công nhân làm khẩu trang tại Vũ Hán (Photo by STR / AFP) / China OUT (Photo by STR/AFP via Getty Images)

Vào ngày 4/9/2020, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng trong Cuộc kháng chiến chống Nhật xâm lược của Trung Quốc. Trong bài phát biểu khai mạc, ông Tập  tự hào giới thiệu 5 điều “không hứa hẹn” của ĐCSTQ. 

  •  Người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ cá nhân hay lực lượng nào xuyên tạc lịch sử của [ĐCSTQ] hoặc bôi nhọ bản chất và sứ mệnh của Đảng.
  •  Người dân Trung Quốc không bao giờ cho phép bất kỳ cá nhân, thế lực nào xuyên tạc, làm thay đổi con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, phủ nhận, bôi nhọ những thành tựu to lớn mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  •  Người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ cá nhân hay lực lượng nào tách [ĐCSTQ] ra khỏi người dân Trung Quốc hoặc phản Đảng đối với người dân Trung Quốc.
  • Người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ cá nhân hoặc lực lượng nào áp đặt ý chí của họ lên Trung Quốc thông qua việc bắt nạt, thay đổi hướng tiến bộ của Trung Quốc hoặc cản trở nỗ lực của người dân Trung Quốc nhằm tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • Người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ cá nhân hay lực lượng nào gây nguy hại đến cuộc sống hòa bình và quyền phát triển của họ, cản trở sự giao lưu và hợp tác của họ với các dân tộc khác, hoặc phá hoại sự nghiệp cao cả vì hòa bình và phát triển của nhân loại.

Lời hứa thứ năm nhấn mạnh sự không sẵn lòng của ĐCSTQ trong việc tách khỏi các nền kinh tế quốc tế.

Các đảng phái chính trị không bình đẳng với chính phủ, và chính phủ không tuyệt đối đại diện cho người dân của bất kỳ quốc gia nào.

ĐCSTQ không tương đương với Trung Quốc, và chế độ cộng sản không đại diện cho người dân Trung Quốc.

Trong loạt bài xã luận của The Epoch Times, “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản”, hành vi của ĐCSTQ được mô tả giống như hành vi của một linh hồn chiếm hữu.

Sự bất ly thân của Đảng với đất nước, giữa Đảng với nhân dân, giữa Đảng và chính phủ là điều kiện tiên quyết và cơ sở để ĐCSTQ tồn tại ở Trung Quốc.

Trong nội bộ, quy điịnh về Đảng và đảng viên rất rõ ràng. Công chức phải là Đảng viên, và chỉ có Đảng viên mới được thăng chức. Nhiều công việc được ưu tiên cho các thành viên ĐCSTQ. Người Trung Quốc rất rõ ràng rằng, các thành viên của ĐCSTQ là những người ưu tú.

Ngày mà mọi người đều hiểu rằng ĐCSTQ không đại diện cho người dân Trung Quốc, là ngày tàn của ĐCSTQ đã đến. ĐCSTQ không phải là đất nước Trung Quốc, và ĐCSTQ không đại diện cho người dân Trung Quốc.

Khái niệm này lần đầu tiên được cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo chính thức đưa ra trong một bài phát biểu. ĐCSTQ kể từ đó khơi dậy lòng căm thù sâu sắc đối với ông Pompeo. Tuyên bố của ông đã đánh vào điểm yếu của ĐCSTQ và có sức mạnh tước bỏ hoàn toàn tính hợp pháp của ĐCSTQ.

Tác giả: Alexander Liao

Alexander Liao là một cây chuyên mục và nhà báo chuyên nghiên cứu về các vấn đề quốc tế ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Ông đã xuất bản một số lượng lớn các báo cáo, bài bình luận và các chương trình video trên các tờ báo và tạp chí tài chính Trung Quốc ở Hoa Kỳ và Hong Kong.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD VIỆT NAM.

Nguyên Hương – Theo The Epoch Times