Trách nhiệm hình sự các vi phạm của họ Hồ xét theo luật quốc tế
‘‘L’histoire de fait rien. C’est l’homme, réel et vivant, qui fait tout.’’ Karl Marx
Trang web của chính phủ Hà Nội ghi ‘‘tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969)’’ như sau: ‘‘Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).’’Chính phủ Việt Nam 1945-1998, NXB. Chính trị Quốc gia, 1999.
Theo tài liệu vừa kể, họ Hồ đã liên tục giữ chức chủ tịch đảng kiêm chủ tịch Nước từ 1946 đến 1969. Trong suốt 23 năm cầm quyền, Hồ Chí Minh đã phạm nhiều trọng tội (crime), hoặc cá nhân, hoặc là chủ tịch Nước.
Các Hiệp ước năm 1949 và các nghị định thư năm 1977 đều không quy định vấn đề thời hiệu của các tội ác chiến tranh. Hiệu ước LHQ về tố quyền không thời hiệu của các tội ác chiến tranh chống nhân loại (imprescriptibilité des crimes de guerre contre l’humanité) được áp dụng cho việc truy tố và thi hành hình phạt, nhất là những vi phạm các Hiệp ước Genève, tội chống nhân loại, tội phân biệt chủng tộc (apartheid), tội tàn sát hàng loạt người còn gọi là tội diệt chủng (génocide) trong thời chiến cũng như thời bình. Mặt khác, theo Hiệp ước Rome, Tòa án Hình sự Quốc tế (Cour pénale internationale) quy định các tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại, tội diệt chủng, tội xâm lược (crime d’agression) đều không có thời tiêu (điều 29). Một người có thể bị truy tố vì đã ra kế hoạch gây ra trọng tội (une personne peut être tenue pour pénalement responsable au regard du droit pénal international pour avoir planifié, tenté de commettre ou incité à commettre de tels crimes) như trường hợp họ Hồ.
Tuy việc qua đời tiêu hủy tố quyền: Defunctoeo qui reus fuit criminis, et poena extincta, nhưng không thể xóa bỏ trách nhiệm tinh thần (responsabilité morale). Mặt khác, tố quyền vẫn có hiệu lực đối với đồng phạm như trường hợp Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh… trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế (le décès du prévenu n’éteint l’action publique qu’en ce qui concerne ce prévenu seulement; elle peut librement s’exercer contre ses coauteurs ou ses complices).
Sau đây là một số các tội danh hình sự của họ Hồ:
I – Các tội danh cá nhân.
II – Các tội danh hành sử với cương vị chủ tịch.
I – Các tội danh cá nhân:
Trong bút ký Bên Dòng Lịch Sử, linh mục Cao Văn Luận, nguyên Viện trưởng Viện Đại Học Huế đã ghi lại ý kiến của họ Hồ trong cuộc tiếp tân tại Paris vào năm 1946 như sau:
– Các chú còn trẻ và đẹp trai cả sao không chịu lấy vợ đi? Các chú không lấy vợ, xã hội, đất nước thiệt thòi biết bao nhiêu?
– Tôi độc thân được, nhưng các chú còn trẻ, độc thân sao nổi. Trông thấy hoa, sao khỏi muốn hái được. (Cao Văn Luận, 1908-1986. “Bên Dòng Lịch Sử”, Chương 10).
Ý kiến này đã được Hồ thực hiện khi làm chủ tịch Nước. Huỳnh Thị Thanh Xuân là giao liên, người Quảng Nam. Chị Xuân đã thuật lại chứng từ như sau:
‘‘Năm 1964, tôi 15 tuổi, được Mặt Trận GP/MN/VN chọn đưa ra miền Bắc học văn hóa… Tôi được chị Nhàng dẫn đi qua môt hành lang, và tới phòng ngủ của bác… Khi tôi vào, Bác ôm chầm lấy tôi hôn môi tôi, hai tay bác xoa nắn khắp người tôi, Bác bóp hai bờ ngực nhỏ của tôi, bác bóp mông tôi, bác bồng tôi lên thiều thào vào trong tai tôi:
– Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi, Bác như một con cọp đói mồi… Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng. Những đêm sau mấy đứa con gái khác cũng được dẫn đi như tôi, tôi biết là chuyện gì sẽ xảy ra với chúng, nhưng chúng tôi không ai dám nói vớí ai lời nào. Và qua cái chết của con Lành và con Hòa thì những ngày sau đó chúng tôi sống trong hoang mang và sợ sệt không biết là khi nào tới phiên của mình…’’ (www.geocities.ws/xoathantuong/httx_hatgiongdo.htm, ngày 02/09/2005).
Trong ‘‘Đêm Giữa Ban Ngày’’, Vũ Thư Hiên đưa ra một trường hợp khác, họ Hổ gián tiếp ra lệnh giết người tình Nông Thị Xuân:
‘‘… Nông thị Xuân, quê ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Chị Xuân này rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa, được ban bảo vệ sức khỏe trong tỉnh tuyển vào trông nom sức khỏe cho Bác Hồ khoảng năm 1955. Cùng được tuyển một lúc với chị Xuân, còn có hai người em gái chị ta, em họ, cũng là con cái gia đình gốc cách mạng cả. Họ được bố trí ở trong một ngôi nhà ở Phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, sát đường Quang Trung. Thông thường Trần Quốc Hoàn tự thân đưa chị Xuân vào gặp Bác, sau đó lại đưa về. Có khi chỉ một đêm, có khi đôi ba hôm… Người đàn bà này rất được lòng Bác. Họ có với nhau hai đứa con. Đứa con gái, con của chị, được Bác đặt tên là Trinh. Đứa sau, con trai, được đặt tên là Trung, Nguyễn Tất Trung.
Vào một buổi sáng mùa hè năm 1961 hay 1960, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe cán chết ở dốc Cổ Ngư lên Chém. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng. Đó là Nông Thị Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ mà bị chôn cất vội vã. Sau đó một cô em gái của Nông Thị Xuân tức tốc trở về Hòa An. Nhưng cô không về được tới nhà. Người ta tìm thấy xác cô nổi lên trên sông Bằng Giang… Một người em khác trước kia về Hà Nội cùng với Nông Thị Xuân đang học trường y sĩ Thái Nguyên, một buổi chiều ra hàng quán gần đấy mua dầu đốt cũng mất tích luôn…’’ (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, 1997, tr. 263-265 (Vũ Thư Hiên là con của Vũ Đình Huỳnh, thư ký của ông Hồ Chí Minh)
Bút Sử viết trong ‘‘Những người đàn bà của Hồ Chí Minh và mẹ của Nông Đức Mạnh là ai?’’: ‘‘Tin này được phổ biến rộng rãi hơn nhờ lá thư của anh bộ đội này gởi lên Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội CHXHCN/VN, vào ngày 29/07/1983, trước khi anh qua đời sau cơn bạo bệnh. Trong lá thư anh bộ đội đã kể đầy đủ chi tiết những gì cô Vàng đã kể cho anh nghe, cả việc bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn được HCM giao phó trông coi cô Xuân. Trong thư kể lại hình ảnh Trần Quốc Hoàn đã hãm hiếp cô Xuân rất tàn nhẫn trước đó một tuần, khi được lệnh giết cô Xuân. Hơn nữa, anh bộ đội còn cho rằng Nguyễn Tất Trung có thể bị thủ tiêu nếu bị tiết lộ tông tích. Do đó đến ngày hôm nay người ta chưa biết Nguyễn Tất Trung làm gì và ở đâu. Tuy nhiên, năm 2007, nhà văn đấu tranh trong nước, bà Trần Khải Thanh Thủy, đã tìm hiểu về tông tích của Trung và chính bà đã tìm gặp anh ta. Qua việc kể lại của Trần Khải Thanh Thủy người ta không ngần ngại gì nữa khi cho rằng Nguyễn Tất Trung chính là con của HCM. Được biết anh ta hiện đang được Đảng “nuôi” đàng hoàng trong khu nhà sang trọng tại Hà Nội.’’‘‘Toàn bộ lá thư của anh bộ đội được đăng trong cuốn “Công Lý Đòi Hỏi” của cựu đảng viên Nguyễn Minh Cần, xuất bản 1997. Ông hiện tỵ nạn chính trị tại Nga. Ngoài ra, câu chuyện cô Xuân này cũng được nhắc tới trong cuốn “Đêm Giữa Ban Ngày” của Vũ Thư Hiên, cũng là một cựu đảng viên.’’
Nông Thị Xuân
Luật Hình sự của Hà Nội, điều 142, đã quy định ‘‘tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi’’ như sau: ‘‘…lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân (…) với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ.’’ Như vậy, việc làm của họ Hồ đối với các trẻ em dưới 16 là vi phạm luật pháp.
Điều 1 hiệp định quốc tế về quyền của trẻ em định nghĩa trẻ em là những người dưới 18 tuổi (tout être humain âgé de moins de dix-huit ans). Điều 3 hiến chương quốc tế về nhân quyền ngày 10/12/1948 đã quy định ‘‘mỗi cá nhân đều có quyền sống, quyền tự do bảo vệ an toàn cá nhân’’. Năm 1974, Đại Hội Đồng LHQ đã thông qua tuyên ngôn bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong thời kỳ có tranh chấp. Hiệp ước về quyền trẻ em năm 1989 đã định nghĩa trẻ em là những người dưới 18 tuổi. Với các quy định của LHQ đã chứng minh các hành động của Hồ Chí Minh là vi phạm luật pháp.
Bài báo nhan đề Hồ Chí Minh và Sự Nghiệp Giải Phóng Phụ Nữ của Nguyễn Minh Châu đăng trong Công An Nghệ An (2010) kể lại : ‘‘Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm bác, thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, bác hỏi: “Các cháu kinh nguyệt có đều không?…” Các chị xúc động đến ứa nước mắt. Một chị nhẹ nhàng thưa với bác như đứa con nói riêng với mẹ: “Thưa bác, do điều kiện ăn uống vệ sinh kham khổ, thiếu thốn nên chúng cháu… rất thất thường”. Đôi mắt bác ứa lệ, nói với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, bộ trưởng, bộ Y tế cùng tiếp khách với bác: “…Chú phải tìm cách trông nom chạy chữa cho các cô ấy, kinh nguyệt là biểu hiện xuất sắc của người phụ nữ, là điều kiện đảm bảo hạnh phúc của đời người và bảo tồn nòi giống.”
Nguyễn Thị Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo, được tuyên dương công trạng xuất sắc năm 1965 khi Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc, cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Cô khoe vừa được ra Hà Nội gặp Bác Hồ.
“…Lần đầu tiên ra Hà Nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng… Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, bác chỉ chỗ cho mà đi.” Nguyễn Đăng Mạnh, Hồi Ký Nguyễn Đăng Mạnh. (chương 7)
Ngoài các câu chuyện nói trên, có thể kể thêm hành tung của họ Hồ trong chuyến thăm chính thức Indonexia ngày 26/02/1959. Tuy các hành vi này không cấu thành tội trạng, nhưng cũng chứng tỏ bản tính trăng hoa của họ Hồ.
Theo nhật báo Straits Times (Thời báo Eo Biển) lưu trữ tại thư viện quốc gia Singapore, ấn bản ngày 08/03/1959 (trang 8), đăng tin: “President Ho is told to stop kissing girls…” :
‘‘Chủ Tịch Hồ được khuyến cáo thôi hôn các gái trẻ
Jakarta, thứ bảy.- Chủ tịch Bắc Việt Hồ Chí Minh, 68 tuổi, đã được bảo thẳng thừng hãy chấm dứt hôn các cô gái Indonesia và tôn trọng các giáo huấn Hồi giáo.
Báo chí Indonesia vừa rồi đã chỉ trich Chủ tịch Hồ vì ông thường xuyên hôn hít trong chuyến công du 10 ngày đã đưa ông qua Java và nơi nghỉ mát Bali.’’
Tuần báo Life 05/08/1957 trong bài viết nhan đề ‘‘The Kissingest Communist – Người cộng sản hôn nhiều nhứt’’ cũng nói về họ Hồ.
Các hành động của Hồ tại Indonexia phơi bày bộ mặt thật của ‘‘chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước’’, làm hổ thẹn cho đất nước.
II – Các tội danh dưới danh nghĩa chủ tịch Nước:
1) Chiến dịch cải cách ruộng đất:
Năm 1953, Đảng Lao động Việt Nam thành lập ban cải cách ruộng đất trung ương. Họ Hồ là chủ tịch đảng và nhà nước trực tiếp phát động công tác này. Ngoài họ Hồ còn có:
– Trưởng ban chỉ đạo trung ương : Trường Chinh (Tổng bí thư đảng)
– Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: Hoàng Quốc Việt (Ủy viên Bộ Chính trị) – Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Lê Văn Lương (Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị)
– Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết Thắng (Ủy viên dự khuyết)
Ngoài ra còn có ban cải cách ruộng đất trung ương ngày 15/03/1954 do Phạm Văn Đồng, phó thủ tướng cầm đầu.
Bước đầu, các đội cán bộ cải cách ruộng đất đi vào các làng xã và áp dụng chính sách ‘‘3 Cùng’’ (cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm) với các bần cố nông trong làng xã đó, kết nạp họ thành ‘‘rễ’’, thành ‘‘cành’’. Sau đó, tất cả các gia đình trong xã được phân loại thành 5 thành phần: (a) địa chủ; (b) phú nông; (c) trung nông cứng; (d) trung nông vừa; (e) trung nông yếu; (f) bần nông; (g) cố nông.
Thành phần địa chủ gồm (a1) Địa chủ gian ác; (a2) Địa chủ thường; (a3) Địa chủ có ủng hộ kháng chiến.
Nếu so sánh về tài sản giữa ‘‘địa chủ gian ác’’ trong đợt cải cách ruộng đất năm 1954 và các lãnh đảo đảng và nhà nước hiện nay thật là một trời một vực. Theo nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, chủ tịch nước có hệ số lương là 13,00, hưởng mức lương 19,370/1.000, chủ tịch quốc hội có hệ số lương là 12,50, hưởng mức lương 18,625/1.000, thủ tướng chính phủ có hệ số lương là 12,50, hưởng mức lương là 18,625/1.000. Nghị quyết này đã cáo giác các cấp lãnh đạo có tài sản kếch sù là nhờ ăn cắp công quỹ. Ngày nay, nếu phát động cải cách tài sản, nếu không có hệ thống công an che chở, các cấp lãnh đạo không còn nữa.
Là chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước, ngày 21/07/1953, Hồ Chí Minh đã viết bài ‘‘Địa Chủ Ác Ghê’’, kể tội bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội. Bà là mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh. Họ Hồ viết rằng : ‘‘Vi phú bất nhân. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát Thanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
– Giết chết 14 nông dân.
– Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
– Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người.’’
Đảng Lao động còn cho ra tờ báo lấy tên là Lá Rừng (ngụ ý tội ác địa chủ nhiều như lá rừng). Theo nhiều nguồn tin khác nhau, số lượng người bị giết là 100.000 đến 200.000 người: Theo Bernard Fall, không thể biết chính xác được con số, nhưng ít nhất khoảng 50.000 người bị giết và 100.000 người bị bắt giam. Theo Tibor Mende, khoảng 15.000 người bị giết. Theo Võ Nhân Trí, dựa trên tài liệu văn khố Trung ương đảng, thì khoảng 15.000 người bị giết. Theo tuần báo Time ngày 01/07/1957, khoảng 15.000 người bị giết. Các con số này nói lên tính quy mô của nạn diệt chủng (génocide) do họ Hồ phát động ; thuật ngữ này do luật gia Raphaël Lemkin đưa ra vào năm 1943.
2) Thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế:
Sáng 31/01/1968, nhằm ngày mồng ba Tết Mậu Thân, bộ đội miền bắc đồng loạt tấn công Saigon, Huế và nhiều thành phố VNCH.
Trận chiến 28 ngày khiến 40% thành phố bị phá hủy, 116.000 người mất nhà ở. Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực VNCH chịu khoảng 4.400 lính thương vong, trong khi bộ đội miền bắc tổn thất trên 4.000 quân. Hàng chục ngôi mộ tập thể được phát hiện trong và xung quanh Huế. Nạn nhân bao gồm phụ nữ, nam giới, trẻ em và cả trẻ sơ sinh. Chính quyền VNCH đưa ra danh sách 4.062 nạn nhân được họ xác định là đã bị mất tích, bắt cóc hoặc bị giết. Nhiều thi thể được tìm thấy ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn. Võ Văn Bằng, trưởng ban Cải táng VNCH nói với đài Á Châu Tự Do (RFA) năm 2008: “Các hố cách nhau. Mỗi hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, người thì nằm, người thì ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lũng. Lũng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.’’ Douglas Pike viết rằng : ‘‘Câu chuyện về Huế chưa chấm dứt. Nếu ước đoán của giới chức Huế được coi như gần đúng, khoảng 2.000 người vẫn còn mất tích. Tổng kết về người chết và mất tích như sau:
– Tổng số dân sự tử vong: 7.600 chết hoặc mất tích
– 1.900 bị thương vì chiến cuộc.
Sau đây là hai trong số các chứng từ thuật lại các cuộc thảm sát:
1) Sau khi ông Nguyễn Công Minh nói với bộ độ miền bắc rằng ông là phó thị trưởng thành phố Huế sẽ được cho nghỉ hưu vào năm sau (1969), ông được lệnh phải trình diện ở khu cải tạo. Con gái ông Minh kể lại rằng vào mùa hè năm 1969, khi tìm kiếm thi thể của cha cô (do một người cộng sản trình diện chiêu hồi chỉ dẫn), cô đã chứng kiến ngoài thi thể người cha còn bảy thi thể khác nữa trong cùng một hố chôn.
2) Giáo sư Horst-Günther Krainick, bác sĩ Alois Alteköster, và tiến sĩ Raimund Discher, giảng dạy tại Đại học Y Khoa Huế, là thành viên Trung tâm Văn hóa CHLB Đức, cùng với bà Horst-Günther Krainick, đã bị bộ đội miền bắc giết chết. Ngày 05/04/1968, thi hài của các vị giáo sư người Đức đã được phát hiện trong một ngôi mộ tập thể, gần Huế.
Trong một tài liệu viết về cuộc thảm sát của cộng sản tại Huế vào dịp Tết Mậu Thân, nhà báo Lữ Giang viết về Hoàng Phụ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh như sau
– ‘‘Hoàng Phủ Ngọc Phan, em ruột của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh năm 1939 tại Huế. Bố của Tường và Phan làm y tá ở bệnh viện Quảng Trị, sau về làm ở Huế.’’
– ‘‘Nguyễn Thị Đoan Trinh sinh năm 1949 tại Huế. Đoan Trinh có nghĩa là ngay ngắn và thủy chung, nhưng những gì mụ đã làm lại rất ghê rợn, dân Huế thường gọi mụ ta là ác phụ hay ma nữ. Trong biến cố Mậu Thân, Đoan Trinh mặc bồ đồ màu hồng, đi xe Honda, vai đeo AK-47, lưng mang súng lục K-54, cùng với Hoàng Phụ Ngọc Phan lục soát mọi nơi tìm bắt ngụy quân, ngụy quyền. Bất kỳ ai, khi hỏi giấy tờ, thị phát hiện là quân nhân hay cảnh sát, thị nổ súng bắt chết ngay.’’
Nhiều chứng từ do các nhân chứng kể lại về hành tung của Phan và Đoan Trinh cho thấy cả hai đã giết rất nhiều người trong những ngày đầu năm Mậu Thân ở Huế.
Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Hoàng Văn Giàu, Vĩnh Kha, Huỳnh Ngọc Ghênh, Trần Xuân Kiêm, Trần Triệu Luật… là các sát thủ, giết người với sự nhắm mắt làm ngơ của họ Hồ, lúc đó là chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước. Tuy họ Hồ đã chết, nhưng các đồng phạm còn sống, được hưởng vinh hoa phú quý thay vì phải chịu các hình phạt về các trọng tội giết người.
Trên đây là các tội phạm của họ Hồ trong lúc làm chủ tịch nước. Trong giai đoạn còn trong bóng tối, Hổ Chí Minh có rất nhiều đàn bà ở Tàu, Pháp, Liên Xô và Việt Nam:
Tăng Tuyết Minh (người Tàu) và Nguyễn Thị Minh Khai
Biến cố Mậu Thân (1968) ở Huế, trước đó là chiến dịch cải cách ruộng đất ở miền bắc (1953-1956) và Nhân Văn Giai Phẩm (1956)… vẫn còn đó. Các trọng tội này làm nhơ nhuốc cái lăng chủ tịch ở miền bắc và thành phố mang tên họ Hồ ở miền nam vậy.
GS. Lê Đình Thông