Học giả: Hơn một nửa dân số Trung Quốc phải sống với mức thu nhập thấp

Cac Bai Khac

No sub-categories

Học giả: Hơn một nửa dân số Trung Quốc phải sống với mức thu nhập thấp

Ông Tống Hiểu Ngô (Song Xiaowu), học giả Trung Quốc gần đây đã tuyên bố rằng Trung Quốc có hơn 720 người, tức hơn một nửa dân số Trung Quốc, phải sống với mức thu nhập hàng tháng dưới 2.000 Nhân dân tệ (khoảng 7 triệu VNĐ). Quần thể thu nhập thấp lớn như vậy có ảnh hưởng rất lớn đến tiêu dùng. Các chuyên gia bình luận cho rằng, tình hình này cho thấy mong muốn dựa vào tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ không khả thi, theo bài viết được đăng tải trên trang Epochtimes.

Ảnh minh họa: Youtube/自由亚洲电台.

Từ ngày 20-22/3, Diễn đàn Cấp cao về Phát triển Trung Quốc năm 2021 đã được tổ chức tại Bắc Kinh. Ông Tống Hiểu Ngô, Chủ nhiệm Ủy ban Học thuật của Hội nghiên cứu Cải cách Hệ thống Kinh tế Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phân phối Thu nhập Trung Quốc thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cho biết tại cuộc họp rằng, khoảng cách thu nhập ở Trung Quốc vẫn có sự chênh lệch rất lớn so với thế giới và nằm ở nhóm thu nhập thấp. Trong quần thể thu nhập thấp cần phải đặc biệt chú ý tới quần thể lao động nhập cư (lao động di cư từ nông thôn ra thành thị). Đánh giá từ số liệu năm 2019, 290 triệu lao động nhập cư chiếm khoảng 66% trong tổng số 440 triệu lao động thành thị, nhóm thu nhập thấp lớn như vậy có tác động rất lớn đến tiêu dùng.

Ông Tống cho biết: “Có 720 triệu người phải sống với mức thu nhập hàng tháng dưới 2.000 NDT, và hầu hết lao động nhập cư đều nằm trong nhóm này. Một gia đình lao động nhập cư nếu tính theo ba người trong một gia đình, thì nhóm lao động nhập cư (290 triệu lao động) sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng của ít nhất 700-800 triệu người”.

Ông cho rằng tiêu dùng không chỉ bị hạn chế bởi phân phối sơ cấp mà còn cả phân phối thứ cấp. An sinh xã hội trong phân phối thứ cấp đã đóng một vai trò nhất định trong việc thu hẹp khoảng cách phân phối sơ cấp, nhưng Trung Quốc vẫn còn kém rất xa so với các nước phát triển. Các nước phát triển nói chung có thể thu hẹp khoảng cách phân phối ở mức 20-25%, trong khi số liệu thu hẹp của chúng ta chỉ từ 8% đến 12%.

Hệ số Gini của Trung Quốc cũng phản ánh khoảng cách giàu nghèo rất lớn ở nước này. Ông Tống cho biết hệ số Gini của đại lục đã dao động ở mức 0,46 và 0,47 trong một thời gian dài, khi đạt mức cao cũng đạt ngưỡng khoảng 0,50. Hệ số Gini do một số cơ quan nghiên cứu hàn lâm khác cung cấp cao còn hơn mức này. 

Sau khi đọc những phát ngôn của ông Tống, một số cư dân mạng Trung Quốc nói: “Cuối cùng cũng có chuyên gia nói sự thật”.

Nhà bình luận Văn Tiểu Cương (Wen Xiaogang) cho rằng, do nền kinh tế của Trung Quốc được thúc đẩy bởi Troika (cỗ xe được kéo bởi ba con ngựa, tức là “xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng”), nhưng nền kinh tế toàn cầu hiện nay tương đối yếu ớt do bệnh dịch, nên mặc dù gần đầy tình hình xuất khẩu của Trung Quốc cũng có sự gia tăng, giới doanh nghiệp vẫn không lạc quan về tình hình trước mắt, hơn nữa hiệu quả đầu tư sản xuất của Trung Quốc cũng giảm mạnh. 

ĐCSTQ hy vọng rằng tiêu dùng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là khi ĐCSTQ đang bị bao vây bởi các nước phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, chính quyền này thậm chí còn đưa ra chính sách “tuần hoàn trong nước” để giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế, nhưng vì khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc quá lớn, mà khả năng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng của nhóm người giàu không mấy  không đáng kể, vì vậy cần phải dựa vào sức tiêu dùng của quảng đại quần chúng để kích thích nền kinh tế.

Ông Tống Hiểu Ngô cũng cho rằng: “Sau khi GDP bình quân đầu người trong nước vượt 10.000 đô-la Mỹ, nó đã bước lên một nấc thang mới. Theo kinh nghiệm quốc tế, sau khi thu nhập bình quân đầu người vượt 10.000 đô-la Mỹ, tốc độ tăng trưởng đầu tư luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, và phải dựa vào tiêu dùng để kích thích tăng trưởng kinh tế”.

Tuy nhiên, ông Văn Tiểu Cương cho rằng, ở các nước phát triển phương Tây, đặc biệt là Mỹ, có cấu trúc xã hội theo hình bóng bầu dục, tầng lớp trung lưu chiếm phần lớn trong xã hội nên sức chi tiêu mạnh là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cấu trúc xã hội của Trung Quốc có hình kim tự tháp với số lượng người nghèo trong xã hội ở tầng dưới cùng. Do đó, mong muốn của ĐCSTQ là dựa vào tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ không thể nào thực hiện được.

Hệ số Gini (Gini index, Gini Coefficient) là một chỉ số quốc tế được sử dụng để đo khoảng cách thu nhập của cư dân trong một quốc gia hoặc khu vực. Hệ số Gini tối đa là “1” và tối thiểu bằng “0”. Hệ số Gini càng gần 0 thì phân phối thu nhập càng bình đẳng. Thông lệ quốc tế coi dưới 0,2 là thu nhập trung bình tuyệt đối; từ 0,2-0,3 là thu nhập trung bình tương đối; từ 0,3-0,4 là thu nhập tương đối hợp lý; từ 0,4-0,5 là khoảng cách thu nhập khá lớn và khi hệ số Gini đạt 0,5 trở lên, điều đó có nghĩa là chênh lệch thu nhập rất xa.

Hệ số Gini lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1912 do một nhà thống kê và xã hội học người Ý tên là Corrado Gini.

Vũ Dương – 26/03/2021

https://www.dkn.tv/the-gioi/hoc-gia-hon-mot-nua-dan-so-trung-quoc-phai-song-voi-muc-thu-nhap-thap.html