Ðộc quyền nhà nước và sự lộng hành của EVN
Ngày 23/3 trên báo VNEconomy có bài viết “Khả năng EVN sẽ phải tăng giá điện bán lẻ”, với lí do họ đưa ra rất chung chung là “bù vào chi phí đầu vào tăng”. Thực hư chuyện chi phí đầu vào thế nào thì không ai rõ, chỉ biết biết EVN thông báo chung chung như vậy. Điều đáng nói là hiện nay EVN độc quyền ra giá mua đối với các nhà máy điện thì các nhà máy điện dễ tăng giá được với EVN sao?
Theo ước tính của Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ vượt nguồn cung khoảng 6,6 tỷ kWh vào năm 2021 và 11,8 tỷ kWh năm 2022. Nghĩa là sự thiếu hụt điện ngày một tăng. Như vậy thì rõ ràng điện không đủ cung cấp nhu cầu ngày một tăng của xã hội. Điện thì hụt mà EVN đòi tăng giá thì đấy không phải là trò con buôn là trò gì? Ai gây ra thiếu hụt điện? EVN. Và ai đòi tăng giá điện? Cũng EVN. Tạo thiếu hụt cũng nó mà tăng giá bán cũng nó. Vậy là kinh doanh bất lương rồi còn gì? Tại sao? Tại sao? Và tại sao? Tại vì “độc quyền”.
Đứng trước nguy cơ thiếu hụt điện EVN có 2 cách làm: Cách tích cực là tăng đầu tư ngành điện để đáp ứng nhu cầu xã hội; Cách tiêu cực là tăng giá để cho dân bớt xài điện lại. Mà như ta biết, sự phát triển của xã hội nó gắn nhu cầu tiêu thụ điện. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu dùng điện càng cao. Như vậy là dùng cách tăng giá điện để hạn chế nhu cầu dùng là hạ sách, nó kéo xã hộ chậm phát triển hơn. EVN đã chọn cách tiêu cực để đối phó với sự thiếu hụt.
Ngày 30/12/2020 trên báo CafeF có bài viết “Xã hội hóa truyền tải điện (P1): Vì sao lưới không “cõng” nổi nguồn?”, trong đó có dẫn lời ông GS. TS Bùi Huy Phùng, Chủ tịch Hội đồng khoa học Hiệp hội năng lượng Việt Nam rằng, tỷ lệ đầu tư giữa nguồn điện và lưới điện phụ thuộc vào địa hình của từng quốc gia, nhưng tối thiểu đầu tư cho lưới điện chiếm 40%, có nhiều quốc gia là 50% tổng đầu tư điện lực. Có nghĩa là 1 đồng đầu tư cho nguồn điện thì cũng phải có 1 đồng đầu tư cho lưới điện. Thế nhưng thực tế, các quy hoạch điện của Việt Nam chỉ xấp xỉ 32-35%, tức hiện ngành truyền tải điện Việt Nam đang thiếu hụt cỡ 20 đến 30% so với nhu cầu.
Như vậy rõ ràng EVN đã đầu tư lưới điện không đủ tải hết công suất của các nhà máy. Và nguyên nhân điện thiếu là bởi hệ thống truyền tải chỉ mang được bao nhiêu đó tới người tiêu dùng thôi nhu cầu người dân nếu có tăng lên thì lưới điện cũng tải không đủ, thiếu ráng chịu. Không biết EVN có chủ ý bóp đầu tư truyền tải để tăng giá hay không mà sao năm nào cũng để đất nước xảy ra hiện tượng thiếu điện rồi lấy cớ tăng giá? Mà khi tăng giá thì liệu EVN có đầu tư cho truyền tải để mang hết công suất nhà máy đến giao cho người tiêu dùng để chặn tình trạng thiếu điện hay không, hay là có tiền để nhàn rỗi chơi?
Ngày 27/2020 trên báo Lao Động có bài viết “Để hơn 115.000 tỉ đồng “nhàn rỗi”, EVN có đang lãng phí nguồn lực tài chính?”. Trong bài này người ta đặt câu hỏi về số tiền 115.000 tỷ đồng tương đương 5 tỷ USD mà EVN không chịu đầu tư mà cũng không chịu mang ra trả nợ. Hiện EVN đang nợ 398.000 tỉ đồng tương đương 17,3 tỷ đô. Được biết, trong 10 năm tới, EVN cần đầu tư 13 tỷ đô cho truyền tải điện thì mới giải quyết tình trạng thiếu hụt của lưới điện hiện nay. Vậy câu hỏi đặt ra là EVN đang nợ 17,3 tỷ đô, thế và trong túi có dư 5 tỷ đô nhưng không trả nợ cũng không đầu tư thì mục đích của EVN là gì? Rõ ràng qua đây ai cũng thấy, EVN cố tình quản lý tài chính lòng vòng, rối rắm. Có lẽ là họ cố tình làm thế để tạo kẻ hở cho các quan chức thò vòi vào túi tiền hút vào bụng làm giàu, chỉ có thể giải thích bằng cách như vậy thôi.
Ngày 9/11/2019 trên báo Tuổi trẻ có bài viết “Từ 2021, mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu hàng tỉ kWh điện” đã dẫn lời ông Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh rằng “do trong nội dung của Luật đầu tư và Luật điện lực có quy định Nhà nước độc quyền trong truyền tải điện, nên không thể chủ động để đa dạng hóa được mô hình đầu tư trong các hệ thống truyền tải điện nhằm nâng cao năng lực giải tỏa công suất”. Một thứ quy định quái đản dẫn tới sự lộng hành của EVN.
Đấy! Nguyên nhân là đấy, là ưu tiên độc quyền cho đứa con cưng EVN để rồi nó dùng đặc quyền đó bóp cổ xã hội tạo khan hiếm điện để tăng giá. Dù là đứa con ăn hại này nó làm hãm đà tăng trưởng kinh tế đất nước, dù đứa con này tạo ra núi nợ khủng, dù đứa con vặt lông vịt toàn dân thì nó vẫn là con cưng của đảng, 100 triệu dân kia là gì mà bì được? Không bao giờ.
FB Đỗ Ngà
Tham khảo:
https://vietstock.vn/…/goc-nhin-dau-tu-2021-nganh-dien…
https://nld.com.vn/…/13-ti-usd-phat-trien-nguon-va-luoi…
https://cafef.vn/xa-hoi-hoa-truyen-tai-dien-p1-vi-sao…