Cựu Phó chủ tịch Pfizer: ‘Không cần vắc xin, đại dịch về cơ bản đã kết thúc rồi’
Tiến sĩ Mike Yeadon, cựu Phó Chủ tịch kiêm Nhà khoa học trưởng về Dị ứng & Hô hấp của tập đoàn Pfizer, tuyên bố rằng động lực đằng sau một loại vắc-xin mang tính toàn cầu “có mùi vị của cái ác” mà ông nhất định ‘sẽ phản đối … một cách mạnh mẽ.’
Tiến sĩ Mike Yeadon, cựu Phó Chủ tịch kiêm Nhà khoa học trưởng về Dị ứng & Hô hấp của tập đoàn Pfizer
Trong khi tập đoàn dược phẩm Pfizer liên tục lên mặt báo tuyên bố về việc phát hành các loại vắc-xin COVID-19 của họ với nhiều sự phô trương, thì một vị cựu Phó Chủ tịch kiêm Nhà khoa học trưởng của tập đoàn này đã thẳng thừng phản bác sự cần thiết phải dùng bất kỳ loại vắc-xin nào để thúc đẩy đại dịch COVID-19 kết thúc.
Trong một bài báo gần đây, Tiến sĩ Michael Yeadon, người đã “dành hơn 30 năm đi đầu trong việc nghiên cứu các loại thuốc [dị ứng và hô hấp] mới tại một số tập đoàn dược phẩm lớn nhất thế giới,” và đã nghỉ việc tại Pfizer từ “một vị trí nghiên cứu cao cấp nhất trong lĩnh vực này”, đã viết:
Hoàn toàn không cần đến vắc xin để dập tắt đại dịch. Tôi chưa bao giờ nghe được những lời nói vớ vẩn như vậy về vắc-xin. Bạn không nên tiêm chủng cho những người không có nguy cơ mắc bệnh. Bạn cũng không đặt ra kế hoạch tiêm chủng cho hàng triệu người khỏe mạnh bằng một loại vắc-xin mà vốn chưa được thử nghiệm rộng rãi trên người.
Các bình luận của nhà khoa học người Anh này theo sau một loạt các chỉ trích toàn diện đối với Nhóm Cố vấn Khoa học về Các trường hợp Khẩn cấp (SAGE), một cơ quan chính phủ của Vương quốc Anh chịu trách nhiệm tư vấn cho chính phủ Anh trong các trường hợp khẩn cấp. SAGE đã đóng một vai trò quan trọng trong việc soạn thảo các chính sách đóng cửa ở Vương quốc Anh, bao gồm cả những chính sách được khai triển gần đây nhằm phản ứng trước đại dịch COVID-19.
Sau khi chỉ ra rằng SAGE thiếu chuyên môn căn bản trong lĩnh vực mà họ đang đưa ra giải pháp, khi “không hề có nhà miễn dịch học lâm sàng nào” trong điều kiện của cơ quan này, TS Yeadon đã nêu bật hai sai sót cơ bản mà cơ quan này đã mắc phải trong các tiền giả định, từ đó dẫn đến các kết luận hoàn toàn lầm lạc mang đến các chính sách “[phong tỏa] mang tính tra tấn đối với người dân [Anh] trong suốt bảy tháng qua”.
Sai sót cơ bản đầu tiên: Giả định “nực cười” về khả năng lây bệnh lên đến 100%
Giả định sai lầm đầu tiên mà SAGE đưa ra là “100% dân số Anh có khả năng nhiễm virus, và rằng khả năng miễn dịch từ trước không hề tồn tại”.
Yeadon nói rằng luận điểm này “khá nực cười bởi lẽ trong khi SARS-CoV-2 thực sự là mới, nhưng virus corona thì không. Không có cái gọi là ‘virus không có tổ tiên’. ” Thật vậy, ông chỉ ra, có ít nhất “bốn loại virus corona mang tính đặc hữu hoặc tính địa phương gây bệnh cảm lạnh thông thường … [mà] hiện đang lưu hành tự do ở lãnh thổ Anh và các nơi khác.” Những người đã bị nhiễm “một hoặc nhiều trong số các virus corona gây cảm lạnh mang tính đặc hữu hoặc địa phương này trong quá khứ, sẽ được trang bị khả năng miễn dịch [tế bào T] tồn tại lâu dài và mạnh mẽ, không chỉ đối với những loại virus đó mà còn đối với các virus có liên quan mật thiết với nó. SARS-CoV-2 là một trong những loại virus có liên quan mật thiết như vậy”.
Một lần nữa lên án chuyên môn của SAGE, Tiến sĩ Yeadon nói, “Việc không có khả năng nhận thức được sự giao thoa [giữa các chủng virus] như vậy … đã chứng tỏ sự thiếu hiểu biết cần thiết để xây dựng một mô hình đủ tin cậy để áp dụng [trong phòng chống dịch của SAGE]”.
Ngoài ra, ông cũng cho biết biện pháp xét nghiệm PCR thông thường được sử dụng để phát hiện các “trường hợp” nhiễm COVID-19, có thể cho ra kết quả dương tính nếu ai đó bị nhiễm một trong những virus corona cảm lạnh thông thường này, từ đó khiến xét nghiệm này kém tin cậy hơn rất nhiều. Một hệ lụy đi kèm là, dựa trên kết quả sau cùng của các bài xét nghiệm này, cuộc sống của hàng nghìn người đã bị gián đoạn khi họ bị yêu cầu “tự cách ly” trong vòng tối đa 14 ngày.
Sau cùng, dựa trên các dữ liệu khoa học, Tiến sĩ Yeadon kết luận rằng với thực tế tiếp xúc với virus corona gây cảm lạnh trước đây, “một tỷ lệ đáng kể lên đến (30%) dân số [Anh] bước sang năm 2020 đã được trang bị sẵn tế bào T có khả năng phòng vệ trước SARS-CoV -2, mặc dù họ chưa bao giờ tiếp xúc [trực tiếp với] virus này… SAGE đã phạm phải một sai lầm ngây thơ khi cho rằng “tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh”.
Sai sót cơ bản thứ hai: “Non nớt khi đánh giá thấp” tỷ lệ dân số đã lây nhiễm
Giả định sai lầm thứ hai của SAGE là “Niềm tin rằng có thể xác định tỷ lệ dân số đã bị lây nhiễm bằng cách khảo sát xem tỷ lệ dân số đã hình thành kháng thể” do nhiễm COVID-19 là bao nhiêu.
Với giả định này, “SAGE tin rằng cho đến nay chưa đến 10% dân số bị nhiễm SARS-CoV-2.”
Tuy nhiên, Yeadon giải thích rằng “một điều đã được biết đến khá rõ ràng là không phải tất cả mọi người, những người từng bị nhiễm virus đường hô hấp, đều sản sinh kháng thể. Và nhiều người, có khả năng miễn dịch trước đó, thậm chí chưa bao giờ bị lây nhiễm đúng cách”.
Tuy rằng hầu hết những người xuất hiện các triệu chứng bệnh nghiêm trọng, những người phải nhập viện, cơ thể của họ đã tạo ra kháng thể, nhưng những người có “phản ứng nhẹ hơn với virus” không phải “tất cả đều tạo ra kháng thể.” Tuy nhiên, tất cả những người từng bị nhiễm bệnh đều đã được chứng minh là có “tế bào T trong máu, có khả năng phòng vệ trước SARS-CoV-2,” và do đó họ vẫn phát triển khả năng miễn dịch.
Dựa trên hai phương pháp độc lập, vốn đi đến cùng một kết luận chung, Yeadon chứng minh rằng tỷ lệ lây nhiễm thực sự là “từ khoảng 25% đến hơn 30%”, do đó ước tính 7% của SAGE “là một đánh giá thấp và khá nghiệp dư”.
Tại sao điều đó lại quan trọng… bởi vì “đại dịch về cơ bản đã kết thúc”
Với một giả định sai lầm rằng 100% dân số có khả năng nhiễm virus, cùng với thực tế rằng mới có 7% đã bị nhiễm, nên theo quan điểm của SAGE, “đại dịch chỉ mới bắt đầu.” Tuy nhiên, Yeadon đã chỉ rõ rằng quan điểm này là sai lầm.
Vì có thể chứng minh rằng “khoảng 30% dân số đã phát triển khả năng miễn dịch từ trước” và nếu bao gồm một số trẻ nhỏ “có khả năng miễn nhiễm [với COVID-19]” là 40%, đồng thời cân nhắc tỷ lệ lây nhiễm là “ở đâu đó [trong] khoảng từ 25% đến hơn 30%”, thì điều này có nghĩa là có khoảng 65 đến 72% dân số hiện tại đã phát triển khả năng miễn dịch với COVID-19.
Và với thực tế này thì Vương quốc Anh đã đạt được khả năng miễn dịch bầy đàn, khi khả năng lây nhiễm virus giảm xuống mức thấp như vậy, xuống còn khoảng từ 28 đến 35% dân số, thì “quần thể cư dân đó không còn có thể tạo ra một sự bùng phát dịch bệnh mang tính mở rộng”, và do đó có thể kết luận rằng virus “sẽ [sớm] suy yếu và biến mất”.
Do đó, Yeadon kết luận, “đại dịch về cơ bản đã kết thúc và có thể dễ dàng được đối phó với một NHS (Cục Y tế Quốc gia) được vận hành tốt. Theo đó, đất nước phải ngay lập tức được phép quay trở lại cuộc sống bình thường”.
Ông cũng cho biết ông rất “phẫn nộ trước thiệt hại” mà SAGE đã “gây ra” cho Vương quốc Anh do phong tỏa, khi buộc tội rằng họ “hoặc là không đủ năng lực” hoặc “không trung thực,” và do đó “họ nên bị giải tán ngay lập tức và được tái tổ chức,” khi “họ chưa nắm được ngay cả những điều cơ bản nhất để xây dựng một mô hình chống dịch và bởi vì các mô hình của họ thường khá vô hiệu một cách đáng e ngại”.
Mối quan ngại với vắc-xin chủng ngừa Pfizer COVID-19: Các biến chứng nặng
Mặc dù ước tính có khoảng 65 đến 72% dân số hiện đã có khả năng miễn dịch với COVID-19, một tỷ lệ cho thấy đã đáp ứng được mức độ miễn dịch bầy đàn quan trọng, nhưng Chiến dịch Warp Speed ở Hoa Kỳ hiện đang bám sát chiến dịch tiêm chủng toàn cầu do Bill Gates xúc tiến khi thúc đẩy tiêm chủng cho tất cả 328 triệu người trên toàn nước Mỹ với vắc-xin Pfizer hoặc các vắc-xin tương tự.
Bất chấp thực tế rằng chưa có vắc xin nào được phát triển thành công cho bất kỳ loại virus corona nào trước đây và một nỗ lực như vậy thường phải mất nhiều năm để hoàn thành một cách an toàn và đầy đủ, nhưng Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép xúc tiến nhanh quá trình này, bỏ qua giai đoạn tiêu chuẩn là thử nghiệm trước tiên trên động vật trước khi có thể thử nghiệm trực tiếp các loại vắc-xin này trên người.
Kết quả ngay lập tức từ một số thử nghiệm trên người này đã xuất hiện các biến chứng “nghiêm trọng”, bao gồm đau đầu, sốt, đau nhức cơ thể và các triệu chứng tương tự như “nôn nao nghiêm trọng”. Hơn nữa, như tờ New York Times đã nhấn mạnh, tuyên bố ban đầu của Pfizer rằng vắc xin của họ “hiệu quả hơn 90%”, là “được đưa ra trong thông cáo báo chí [của Pfizer], chứ không phải từ một tạp chí y khoa được bình duyệt nào. Nó không phải là một bằng chứng xác thực cho thấy vắc-xin này an toàn và hiệu quả”.
Dự kiến ’số lượng lớn’ các phản ứng bất lợi
Và với quy mô to lớn của mục tiêu đã nêu, việc sử dụng các hóa chất thử nghiệm này cho hàng trăm triệu người, khi thông thường có một số tỷ lệ xuất hiện biến chứng nghiêm trọng khi sử dụng vắc xin, kết quả tiêu cực có thể sẽ rất đáng kể. Ví dụ, một nghiên cứu về vắc-xin cúm được dùng cho nhóm người trưởng thành trên 65 tuổi, cho thấy tỷ lệ khoảng 1% gặp phải các phản ứng phụ nghiêm trọng. Nếu một loại vắc xin COVID-19 tạo ra phản ứng tương tự đối với tất cả cá nhân trong một nhóm tuổi (54 triệu người), thì sẽ tương đương với 540.000 cá nhân trong độ tuổi này sẽ cần đến chăm sóc y tế trong một hệ thống bệnh viện hiện chỉ cung cấp được ít hơn 925.000 giường bệnh.
Thật kỳ lạ, có bằng chứng cho thấy ít nhất Vương quốc Anh đang chuẩn bị cho một số lượng lớn trường hợp xuất hiện các tác dụng phụ do tiêm chủng COVID-19. Cơ quan quản lý các sản phẩm thuốc & chăm sóc sức khỏe ( MHRA ) của chính phủ này, đã đăng một yêu cầu đấu thầu nêu rõ rằng “Vì lý do khẩn cấp”, họ đang tìm kiếm “một công cụ phần mềm Trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm xử lý số lượng lớn dự kiến Các phản ứng Có hại Xuất hiện do Tiêm Vắc-xin (ADR)”. Nó tiếp tục giải thích rằng “không thể tiến hành nâng cấp đối với các hệ thống MHRA đã lỗi thời để xử lý lượng ADR xuất hiện do tiêm vắc-xin Covid-19,” bởi vì điều này “thể hiện một mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân và sức khỏe cộng đồng”.
Công nghệ mRNA mới ‘chưa được chứng minh’: 20% ‘tỷ lệ thương tật nghiêm trọng’
Mối quan ngại khác về vắc-xin Pfizer là nó sẽ là vắc-xin đầu tiên sử dụng “một nền tảng công nghệ chưa được chứng minh dựa trên một thứ gọi là RNA thông tin, thường được gọi tắt là mRNA.” Moderna, một tập đoàn khác đang nỗ lực phát triển vắc-xin COVID-19, cũng đang mạo hiểm sử dụng nền tảng mRNA này. Vào tháng 5, quỹ vận động chính sách Children Health Defense đã báo cáo rằng các thử nghiệm lâm sàng đối với vắc-xin Moderna có “tỷ lệ thương tật nghiêm trọng” là 20% trong nhóm dùng liều cao.
Debi Vinnedge, giám đốc điều hành của Children of God for Life, một tổ chức chống phá thai chuyên đánh giá các vấn đề đạo đức xoay quanh vắc xin, nói với LifeSiteNews rằng, “Nếu Moderna và Pfizer là những tập đoàn cung cấp những đợt vắc xin đầu tiên và họ [chính phủ] bắt buộc điều đó, thì đây có thể là một thảm họa. Cả hai đều đang sử dụng công nghệ hoàn toàn mới với mRNA chưa từng được sử dụng trong vắc-xin trước đây và họ đang thúc đẩy điều này trong vài tháng thử nghiệm, thay vì thử nghiệm trong quá trình 4-6 năm theo truyền thống”.
Các sắc lệnh bắt buộc và sự ngờ vực của công chúng
Với việc các chính sách thúc đẩy các sắc lệnh bắt buộc tiêm vắc-xin đang gia tăng, và việc công chúng xuất hiện các phản ứng chống trả các sắc lệnh mang tính xâm phạm như vậy, một nghiên cứu gần đây cho thấy một tỷ lệ bất bình ngày càng gia tăng giữa Mỹ với các loại vắc-xin nói chung.
Một báo cáo từ Civic Science (CS) chỉ ra rằng “một sự sụt giảm đều đặn tỷ lệ người trưởng thành ở Mỹ từng nói rằng họ ‘rất’ thoải mái với việc tiêm vắc-xin nói chung”. Trên thực tế, CS tuyên bố, “tỷ lệ hàng tháng những người rất thoải mái với việc tiêm chủng nói chung đã giảm hơn 20 điểm phần trăm kể từ đầu năm 2020 (69% vào tháng Giêng so với 47% của tháng Mười).”
Ngoài ra, “chỉ 22% trong số những người được khảo sát nói rằng họ sẽ tiêm vắc xin ngay lập tức,” và CS kết luận, “rõ ràng là sự chần chừ trong việc nhận một loại vắc xin trong tương lai… đang diễn ra tràn lan trên toàn quốc” và điều này “làm sáng tỏ việc rất khó để nhiều người tin tưởng vào một loại vắc-xin trong tương lai ngay bây giờ”.
Thao túng công chúng
Để chống lại xu hướng này, Đại học Yale, phối hợp với chính phủ Hoa Kỳ, đã tài trợ cho một nghiên cứu nhằm xác định phương tiện hiệu quả nhất để thuyết phục người Mỹ sử dụng vắc xin COVID-19.
Các nghiên cứu thử nghiệm một loạt các phương pháp tiếp cận, chẳng hạn như kháng cáo đối với “tự do cá nhân”, “Lợi ích kinh tế”, “Tư lợi,” mối lo ngại về “Tội lỗi”, “sự bối rối”, và thực sự trở thành một kẻ hèn nhát.
Tuy rằng một số kháng cáo là các lập luận thẳng thắn, nhưng những cái khác ám chỉ sự sẵn sàng sử dụng biện pháp miệt thị công khái (public shaming) để buộc tuân thủ.
Ví dụ, một trong số đó, “yêu cầu người tham gia tưởng tượng cảm giác tội lỗi mà họ sẽ gặp phải nếu họ không tiêm phòng và vì thế lây bệnh cho người khác”, với các biến thể khác trong đó cảm giác tội lỗi được thay thế bằng sự tức giận hoặc xấu hổ. Một lập luận khác cho rằng người nào từ chối tiêm chủng “đang không hiểu cách thức lây lan của bệnh truyền nhiễm hoặc người dốt đặc về khoa học.” Một người khác tuyên bố rằng “những người không chịu chủng ngừa COVID-19 là những người không dũng cảm (nhát gan, yếu đuối)”.
Những phát hiện của nghiên cứu này có thể sẽ ảnh hưởng đến thông điệp của các quan chức nhà nước và các tổ chức học thuật, những người đã thảo luận về các sắc lệnh bắt buộc tiêm chủng, cũng như các chiến dịch quảng cáo xung quanh một loại vắc xin sau khi nó được hoàn tất.
Biện pháp cưỡng ép với cộng đồng người da đen và trẻ em
Các chiến lược cưỡng ép khác đang được phát triển bao gồm “kết hợp” các sắc lệnh vắc xin “với các dịch vụ mạng lưới an toàn khác” cho người nghèo, bao gồm “an ninh lương thực, hỗ trợ tiền thuê nhà và các dịch vụ phòng khám miễn phí” cho “nhóm dân số dễ bị tổn thương”, với “Người da đen và cộng đồng thiểu số” sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt.
Và Quận Columbia (DC) cũng đang xúc tiến một dự luật nhằm không cần xin ý kiến phụ huynh khi con cái chưa thành niên của họ được chủng ngừa. “Đạo luật Sửa đổi về sự Đồng ý của Trẻ vị Thành niên đối với việc Tiêm chủng năm 2019 (Minor Consent for Vaccinations Amendment Act of 2019)” nêu rõ, “dự luật này cho phép trẻ vị thành niên ở mọi lứa tuổi đồng ý nhận vắc xin trong trường hợp việc tiêm chủng được Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng của Hoa Kỳ khuyến nghị. Nó cũng xác định rằng nếu trẻ vị thành niên có thể hiểu được nhu cầu, bản chất và bất kỳ rủi ro đáng kể nào bao hàm trong việc chăm sóc y tế thì sự đồng ý sau khi được giải thích (Informed consent) sẽ được thiết lập. “
Sự đồng ý sau khi được giải thích (Informed consent) là quá trình trong đó “Bác sĩ phải nỗ lực thuyết minh cho bệnh nhân, bằng ngôn ngữ dễ hiểu, về đặc điểm của bệnh tật, nội dung điều trị, khả năng thành công, những lựa chọn thay thế cũng như những biến chứng có thể xảy ra và cách ứng phó.”
Theo tờ The Vaccine Reaction, “Dự luật không chỉ cho phép trẻ em từ 11 tuổi trở lên đồng ý cho phép các bác sĩ và những người quản lý vắc xin khác tiêm vắc xin cho họ mà không cần cha mẹ biết hoặc đồng ý, mà còn yêu cầu các công ty bảo hiểm, nhà quản lý vắc xin trường học che giấu với phụ huynh về việc đứa trẻ đã được tiêm chủng”.
Báo cáo làm rõ, “Nếu dự luật này được thông qua, rõ ràng trẻ vị thành niên sẽ có nguy cơ bị áp lực và bị ép buộc phải tiêm vắc xin COVID-19 sau lưng cha mẹ”.
Pfizer là một “tên tội phạm hàng loạt bị kết án”
Robert F. Kennedy, Jr., cháu trai của cựu tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy, luật sư môi trường, tác giả và người sáng lập Tổ chức Bảo vệ Sức khỏe Trẻ em (Children’s Health Defense) , đã có nhiều hoạt động nâng cao nhận thức về vắc-xin gây thương tích cho trẻ em trong nhiều thập niên. Ngoài sự phản đối kiên quyết của tổ chức đối với dự luật DC ở trên, Kennedy đã chỉ ra rằng Pfizer là một trong số các nhà sản xuất vắc xin có tiền án và đã phải chịu các hình phạt hình sự đối với các sản phẩm của họ.
Trong một cuộc tranh luận hồi tháng 7, Kennedy nhấn mạnh rằng Pfizer và ba nhà phát triển vắc xin virus corona hàng đầu khác là Glaxo, Sanofi, Merck, là “những kẻ phạm tội hàng loạt bị kết án”.
“Trong 10 năm qua, chỉ trong thập niên qua, những công ty đó đã phải trả 35 tỷ đô-la tiền phạt hình sự, bồi thường thiệt hại, vì nói dối bác sĩ, lừa dối khoa học, làm sai lệch khoa học, và vì cố ý giết hàng trăm nghìn người Mỹ”, Kennedy phát biểu trong cuộc tranh luận.
Ông nhận định nếu một người hiểu văn hóa doanh nghiệp tội phạm của bốn công ty này thì họ sẽ tin rằng những hãng này đang làm điều này trong mọi sản phẩm khác mà họ có, và họ rất có thể cũng đang làm điều tương tự với vắc xin.
Sau khi công bố vắc-xin virus corona với “hiệu quả lên đến 90%” của Pfizer, và với các kỳ vọng về việc sắp được phát hành ra công chúng, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng “15% từ 36,40 đô-la… lên 41,94 đô-la Mỹ/cổ phiếu”, tại thời điểm đó, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch của công ty, Albert Bourla, đã bán 61,8% cổ phần của mình trong công ty để thu về “gần 5,6 triệu đô-la”. Tờ Independent báo cáo rằng trước các chất vấn về khả năng giao dịch nội gián (insider trading), Pfizer đã trả lời rằng giao dịch này là một “quy trình tự động, được thiết lập vào đầu năm nay”, theo đó “cổ phiếu sẽ được bán tự động nếu mức giá thị trường của chúng vượt ngưỡng một mức giá thỏa thuận trước đó”.
Yeadon: Đề xuất vắc xin có ‘mùi vị của cái ác’
Trong khi chiến dịch của chính phủ, giới truyền thông và các tập đoàn dược nhằm chuẩn bị “tiêm chủng cho 300 triệu người Mỹ vào mùa xuân năm 2021”, tiếng nói của Michael Yeadon, bên cạnh hàng chục nghìn các nhà khoa học và nhà thực hành y tế khác vẫn đang bị đè nén và không được lắng nghe.
Yeadon viết: “Bất kỳ đề xuất nào như vậy” về việc tiêm chủng toàn dân, “không chỉ hoàn toàn không cần thiết mà nếu được thực hiện bằng bất kỳ hình thức ép buộc nào, thì lại còn là bất hợp pháp.”
“Tôi hoàn toàn hiểu và sẽ cân nhắc việc chấp nhận sử dụng sớm vắc xin nếu được thực hiện với sự đồng ý sau khi được giải thích đầy đủ, và ngay cả khi điều đó chỉ được cung cấp cho những người dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng của chúng ta. Các đề nghị khác, đối với tôi, có mùi vị của cái ác và tôi sẽ phản đối chúng mạnh mẽ sau khi đã theo dõi sát đại dịch cho đến nay,” ông kết luận.
Quý Khải