Chuyên gia: Sự hung hăng của Dương Khiết Trì sẽ giúp chính quyền Biden ‘tỉnh ngộ’ về ĐCSTQ
Trong cuộc hội đàm trực tiếp cấp cao đầu tiên Mỹ-Trung ở Alaska, phái đoàn Hoa Kỳ bất ngờ gặp phải kiểu ngoại giao chiến lang từ đối phương. Chuyên gia nói rằng những ngôn luận hung hăng của Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ Dương Khiết Trì sẽ giúp Biden thấy rõ rằng ông ta không cách nào có thể hợp tác với ĐCSTQ, theo Epoch Times.
Hôm thứ Năm (18/3), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã có cuộc gặp tại Alaska với Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu của ĐCSTQ và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Brinken và Dương Khiết Trì đối đầu công khai bằng những lời lẽ gay gắt. Theo thỏa thuận, mỗi bài phát biểu của quan chức mỗi bên chỉ dài tối đa hai phút, nhưng mỗi bài phát biểu của Dương Khiết Trì kéo dài tới 17 phút; Hành vi “bá đạo” của đại diện chính quyền Trung Quốc khiến phái đoàn ngoại giao Mỹ không khỏi bị sốc. Các quan chức Mỹ sau đó tuyên bố rằng các đại diện Trung Quốc đang chiếm sân khấu để biểu diễn cho quần chúng ở Trung Quốc đại lục xem.
James Jay Carafano, phó chủ tịch nghiên cứu chính sách đối ngoại và quốc phòng tại Heritage Foundation, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, nói với The Epoch Times rằng tư thế hung hăng của ĐCSTQ trước các cuộc đàm phán chính thức khẳng định rằng, họ vẫn quán triệt chính sách ngoại giao “chiến lang” đã nổi lên trong năm qua.
Calafano nói rằng trong vài tháng qua, nhiều hành động của ĐCSTQ – bao gồm cả việc che đậy đại dịch, đàn áp nền dân chủ của Hồng Kông và các mối đe dọa do các công nghệ Trung Quốc như Huawei gây ra – đã gây ra phản ứng toàn cầu.
“Phản ứng của họ [ĐCSTQ] là cố gắng củng cố quyền lực của mình theo cách này”, ông Calafano nói. “Nếu chính phủ Mỹ muốn họ tuân theo các quy tắc của mình khi họ đến đây, tôi nghĩ điều đó thật là ngây thơ”.
Carafano nói rằng ông tin rằng hành vi “sói chiến” của các nhà ngoại giao ĐCS Trung Quốc sẽ giúp chính quyền Biden nhận ra rằng không có chỗ cho sự hợp tác với ĐCSTQ.
Brinken trước đây đã từng tuyên bố rằng mối quan hệ giữa chính phủ Mỹ và Trung Quốc sẽ là “cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể và đối đầu khi cần thiết”.
Calafano nói: “Hiện thực tồn tại trên tất cả các vấn đề then chốt, là hai nước Trung – Mỹ đang tồn tại những quan điểm phi thường bất đồng. Điều lành mạnh nhất và mang tính xây dựng nhất là thừa nhận điểm này”.
Gordon Chang, một chuyên gia về Trung Quốc và là tác giả cuốn “Trung Quốc sắp sụp đổ”, nói rằng các quan chức ĐCSTQ đến Alaska không phải để đối thoại với chính quyền Biden, mà là để chế định điều kiện.
Gordon Chang nói với Epoch Times trong một e-mail: “Hiện tại, chế độ [ĐCSTQ] vẫn rất kiêu ngạo”. Ông nói rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang tuyên truyền câu chuyện rằng “phương Đông đang trỗi dậy, và phương Tây đang suy vong”, nhằm mục đích mở rộng quyền lực trong và ngoài nước của mình trong thế giới hậu COVID.
Gordon Chang nói: “Nếu [ĐCSTQ] nhượng bộ lớn đối với Hoa Kỳ sẽ làm tổn hại sức mạnh quốc gia của họ và đe dọa chế độ của Tập Cận Bình”.
Ông cũng chỉ trích chính quyền Biden bày tỏ thiện chí hợp tác với Trung Quốc về biến đổi khí hậu và không phổ biến vũ khí hạt nhân. “Thật không may, Biden vẫn chưa nhận ra rằng Trung Quốc Cộng sản và nước Mỹ dân chủ sẽ không có cách nào cùng tồn tại lâu dài”, ông Chang nói. “Đúng như chúng tôi nghĩ, được thúc đẩy bởi một ý thức hệ yêu cầu tất cả mọi người đều phải tuân thủ nó, [ĐCS] Trung Quốc- một tập đoàn thống trị bất an và quân phiệt, vốn dĩ không tương dung với sự ổn định”.
Hương Thảo