Goerge Orwell: Nhà tiên tri về xã hội hiện tại của Hoa Kỳ

Cac Bai Khac

No sub-categories

Goerge Orwell: Nhà tiên tri về xã hội hiện tại của Hoa Kỳ

Lời người viết: Sau cuộc bầu cử ngày 3/11/2020 ở Mỹ, xã hội Hoa Kỳ cũng như cả hệ thống điều hành quốc gia từ hành pháp, lập pháp, và tư pháp đã xảy ra những sự kiện đưa đến biết bao nhiêu đàm tiếu trong dư luận.

·       Hành pháp với một ông Tổng thống nói năng không lưu loát, ngay cả không còn biết mình đang nói gì khi đứng trước đám đông cũng như khi máy nhắc “chữ” bị trục trặc! Cho đến nay, thực sự mà nói, rất nhiều người dân vẫn còn lưỡng lự xác nhận khi được hỏi Tổng thống hiện tại của đất nước Hoa Kỳ là ai?

·       Còn tư pháp, các ông Tòa “áo đỏ, áo đen”…tối cao pháp viện, vẫn chưa hành xử đúng với nhiệm vụ của mình, và cán cân công lý vẫn còn chao đảo hoặc theo “khí chất – temper” của lập pháp, hay là tùy theo một quyền lực ngầm nào đó(!), chẳng hạn như đã bị “black mail” vì chuyện dính líu đến đời tư hoặc lũng đoạn tiền bạc;

·       Còn lập pháp thì sao? – Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng ngã về phía bên trái, ngày càng cực đoan hơn nữa, qua những “quyết định” của những người nắm quyền lực tuyệt đối ởi cả Hạ viện lẫn Thượng viện. Thực thi quyền lực nhằm thỏa mãn chính cái ngã của cá nhân chứ không vì quyền lợi của dân tộc. Đó là điều chúng ta cần phải quan tâm!

Từ ba yếu tố hiển hiện trên, xã hội Hoa Kỳ từ nay trở đi chắc chắn sẽ rơi vào những khủng hoảng không thể tránh khỏi trong những ngày sắp tới. Người viết chợt nhớ ra một quyển sách nổi tiếng đã đọc được năm 1983, ngay vừa khi đặt chân đến Hoa Kỳ chỉ vài tháng. Với khả năng sinh ngữ giới hạn lúc đó, người viết chỉ mường tượng đại ý nội dung của sách nói lên “nguy cơ” xã hội Tây phương trong đó Hoa Kỳ là đại diện SẼ trở thành xã hội chủ nghĩa vào năm 1984. Và cuốn sách có tựa đề ngắn gọn là…1984! Tác giả là Goerge Orwell, phát hành vào năm 1949, cách đây đúng 72 năm.

***

­1- Tiểu sử của Goerge Orwell

George Orwell có tên thật là Eric Arthur Blair sanh tại Motihari, Ấn Độ ngày 25 tháng 6 năm 1903, và mất ngày 21 tháng 1, 1950 tại Luân Đôn, Anh.

Ngay khi còn là một đứa trẻ, Orwell được gán cho là một đứa trẻ có nhiều “thú tính dã man – beastly”. Ông đã từng chiến đấu trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha và bị thương nặng. Ông và vợ sau đó bị truy tố tội phản quốc ở Tây Ban Nha.

George Orwell là một tiểu thuyết gia, nhà tiểu luận và nhà phê bình nổi tiếng với các tiểu thuyết nổi tiếng là Animal Farm Nineteen Eighty-Four. Ông là một người có cá tính mạnh mẽ, một người đã đưa ra hướng giải quyết một số phong trào chính trị lớn trong thời đại của mình, bao gồm chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản.

Vào những buổi đầu đời, Orwell là con trai của một công chức người Anh, Orwell đã trải qua những ngày đầu tiên ở Ấn Độ, nơi cha ông đóng quân. Mẹ anh đưa anh và chị gái tên Marjorie đến Anh khoảng một năm sau khi anh chào đời và định cư ở Henley-on-Thames. Cha anh ở lại Ấn Độ và hiếm khi về thăm. Orwell thực sự không biết cha mình cho đến khi ông ấy nghỉ hưu vào năm 1912. Và ngay luôn cả sau đó, anh và cha không bao giờ có mối liên hệ cha – con chặt chẽ cả. Ông thấy cha mình là người buồn tẻ và thận trọng. Thời ấu thơ, Ông là một đứa trẻ ốm yếu, thường xuyên phải chiến đấu với bệnh viêm phế quản và cảm cúm.

Orwell bắt đầu viết văn khi còn nhỏ, được cho là đã sáng tác bài thơ đầu tiên của mình khi vừa lên bốn tuổi. Sau đó, ông viết, “Tôi có thói quen của một đứa trẻ cô đơn là bịa chuyện và trò chuyện với những người tưởng tượng, và tôi nghĩ rằng ngay từ đầu tham vọng văn chương của tôi đã bị trộn lẫn với cảm giác bị cô lập và đánh giá thấp”. Một trong những thành công văn học đầu tiên của ông đến vào năm 11 tuổi khi ông có bài thơ đăng trên báo địa phương.

Giống như nhiều cậu bé khác ở Anh, Orwell được gửi đến trường nội trú. Năm 1911, ông đến St. Cyprian’s ở thị trấn ven biển Eastbourne, nơi ông lần đầu tiên được trải nghiệm hệ thống đẳng cấp của nước Anh (England’s class system).

Ông được trường cấp cho một học bổng bán phần, Orwell nhận thấy rằng trường học đối xử với những học sinh giàu có tốt hơn những em nghèo. Ông không nổi tiếng so với các bạn cùng lứa tuổi, và ông đã tìm thấy niềm vui và an ủi trong các quyển sách do hoàn cảnh khó khăn của mình.

Những gì ông ấy thiếu sót trong nhân cách, đã được bù đắp nhờ ở sự thông minh (What he lacked in personality, he made up for in smarts). Orwell nhận được học bổng để tiếp tục học tại Wellington College và Eton College.

Sau khi hoàn tất trung học ở Eton, Orwell thấy mình đã đi vào ngõ cụt. Gia đình anh không có tiền để học đại học. Thay vào đó, ông gia nhập Lực lượng Cảnh sát Đế quốc Ấn Độ vào năm 1922. Sau năm năm ở Miến Điện, Orwell từ chức và trở về Anh. Và từ đó, ông có ý định làm làm lại cuộc đời với tư cách là một nhà văn.

Để thực hiện ý định trên, Orwell đã phải vật lộn với cuộc sống nhằm có thể bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình và chấp nhận đủ mọi công việc để kiếm sống, bao gồm cả việc làm một người rửa bát…

2- Câu chuyện bắt đầu

Khi viết quyển sách “1984”, mục tiêu chính của Orwell là cảnh báo về mối nguy hiểm nghiêm trọng mà chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) gây ra cho xã hội. Ông liên tưởng và đưa ra viễn kiến và hình dung rằng xã hội sẽ diễn ra trên thế giới vào năm 1984. Ông đã bỏ rất nhiều thời gian để chứng minh mức độ đáng sợ của quyền lực và kiểm soát một chế độ toàn trị có thể đạt được và duy trì.

Chúng ta không nên lo sợ rằng Hoa Kỳ sẽ biến thành cơn ác mộng lạc hậu của Orwell. Nhưng vào thời điểm mà sự bất lương chính trị đang tràn lan, chúng ta nên nhớ bài học quan trọng nhất của năm 1984: Nhà nước có thể chiếm lấy tâm trí của bạn! Ông mường tượng như vậy!

Nhưng bài học đó không xảy ra cho năm 1984 ở Hoa Kỳ, mà…

Bài học nầy đang diễn ra cho Hoa Kỳ kể từ năm 2021!

Tác phẩm châm biếm chính trị 1984 là một tác phẩm được Orwell xử dụng để nói lên những sai sót của các khái niệm về chủ nghĩa xã hội cực đoan và mô tả những gì có thể xảy ra nếu những ý thức hệ “lề trái” bị dẫn đi quá xa. Thông qua sự mỉa mai và cường điệu, Orwell rõ ràng nhắm vào việc chế giễu chính phủ toàn trị, nhưng đồng thời cũng đưa ra một lời cảnh báo về sự hiện hữu của ba siêu cường trong tương lai….

Ba siêu cường trong năm 1984 là gì?

Ba siêu cường của năm 1984 là Châu Đại Dương, ĐôngAsia, và Á-Âu – (Oceania, Eastasia and Eurasia), với phạm vi ảnh hưởng rộng lớn của chúng, phản ánh rất chặt chẽ qua cung cách các Đại Liên minh lên kế hoạch phân chia một nước Đức Quốc xã đã bị đánh bại và một Đông Âu “được giải phóng” trong Hội nghị Tehran vào cuối năm 1943.

Những nguy cơ của chủ nghĩa toàn trị

Tận mắt chứng kiến những khoảng thời gian khủng khiếp mà các chính phủ độc tài ở Tây Ban Nha và Nga sẽ phải trải qua để duy trì và gia tăng quyền lực của mình, Orwell đã “vẽ” ra năm 1984 để rồi gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các quốc gia phương Tây vẫn chưa chắc chắn về cách tiếp cận sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản.

1984 bị cấm ở những quốc gia nào?

Cuốn sách năm 1984, nói về việc đàn áp thông tin, đã bị cấm ở Liên Sô vì chống cộng, nhưng nó cũng bị cấm ở Hoa Kỳ vì ủng hộ cộng sản. Bị cấm ở Hoa Kỳ vào thời điểm 1984, nhưng mà năm nay, 2021 dân Mỹ sẽ thấy “hiện thực” trong đời sống của “trại động vật” ở nghĩa bóng ở ngay trong xã hội họ đang sống?

1984 có đáng được đọc hay không?

Cần biết thêm năm 1984 “từ” năm 1949 là một lời tiên tri tuyệt vời. “1984” sẽ dẫn bạn đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác. Và năm 2021, chúng ta lại thấy những hình ành của “1984” mờ mờ ảo ảo hiện ra.

3- Câu chuyện cổ tích “1984” và câu chuyện tương tự hôm nay 2021

Vào tháng 10 năm 1947, Eric Blair – được biết đến với bút danh George Orwell ngày nay – đã viết một lá thư cho người đồng sở hữu nhà xuất bản Secker & Warburg. Trong bức thư đó, Orwell lưu ý rằng ông đang ở trong “vòng cuối cùng” của bản thảo sơ khởi của một cuốn tiểu thuyết được mô tả là “một mớ hỗn độn khủng khiếp nhất – a most dreadful mess”. Orwell đã tự cô lập mình trên hòn đảo Jura của Scotland để hoàn thành cuốn tiểu thuyết nầy, một trong những cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Được xuất bản vào năm 1949, cuốn tiểu thuyết năm nay đã tròn 72 tuổi. Ngày kỷ niệm mang đến cơ hội để suy ngẫm về ý nghĩa và bài học quý giá nhất nhưng đôi khi bị nhiều người, nhiều nhà chính trị v.v…bỏ qua vì những định kiến hoặc chối bỏ sự thật trước mắt. Nhưng rồi thời gian qua, năm 2021 lại về, những quyết định vỹ cuồng của một Ông TT đang chập chững đi vào quá trình Alzheimer càng làm chúng ta liên tưởng về những hình ảnh và mô tả “tưởng tượng” xảy ra cho năm 1984!

Bài học chính của “1984” không phải là “giám sát dai dẳng là xấu,” hay “các chính phủ độc tài là nguy hiểm”. Đây là những câu nói đúng, nhưng không phải là thông điệp quan trọng nhất, vì mối nguy cho nhân loại thực sự phải chăng là “bóng ma” của sự toàn trị đã được “bọc đường” dưới chiêu bài…dân chủ!

“1984” cốt lõi là một cuốn tiểu thuyết về ngôn ngữ; làm thế nào nó có thể được xử dụng bởi các chính phủ dung người dân để khuất phục, cũng như xoa dịu và nguôi ngoai họ – subjugate (khuất phục) and obfuscate (rối rắm), vì chính họ là những tác nhân có thể khởi đầu cho công cuộc chống lại áp bức từ phía cường quyền!

Orwell là một bậc thầy về ngôn ngữ tiếng Anh và di sản của ông vẫn tồn tại thông qua một số từ mà ông đã tạo ra. Sách “1984” cung cấp cho những người nói tiếng Anh một vốn ngữ vựng phong phú để thảo luận về giám sát, về police state – “các tiểu bang cảnh sát trị và chủ nghĩa độc tài. Tất cả nằm trong thuật ngữ như “Big Brother”, như “cảnh sát tư tưởng”, “người không phải người” và “suy nghĩ kép” – “thought police,” “unperson” and “doublethink,” là những thí dụ cụ thể. (Cảnh sát Tư tưởng là cảnh sát bí mật (secret police) của siêu châu Đại Dương, người đã phát hiện và trừng phạt những tội phạm về tư tưởng, những tư tưởng cá nhân và chính trị không được Đảng chấp thuận).

Chính phủ độc tài của Orwell’s Oceania tưởng tượng không chỉ trừng phạt nghiêm khắc những người bất đồng chính kiến, mà còn tìm cách làm cho việc suy nghĩ về bất đồng chính kiến trở nên bất khả thi chẳng khác chi Cộng sản trong chính sách tẩy não cố hữu của họ!

Phải chăng tên Oceania chỉ là một tên khác thay cho chữ Cộng sản

trong xã hội tư bản Hoa Kỳ ngày hôm nay?

Xin kể một đoạn ngắn trong chính sách khai thác và tẩy não: Khi thành viên Đảng nội bộ O’Brien tra tấn nhân vật chính của “1984’s”, Winston Smith, giơ bàn tay của mình với bốn ngón tay mở rộng và hỏi Smith rằng anh ta nhìn thấy bao nhiêu ngón tay. Khi Smith trả lời, “Bốn! Bốn! Tôi có thể nói gì nữa? Bốn!” O’Brien đã giáng cho anh ta một nỗi đau tột cùng. Sau khi Smith cuối cùng tuyên bố nhìn thấy năm ngón tay, O’Brien nhấn mạnh rằng nói “năm” là không đủ. “Không, Winston, không có ích gì. Bạn đang nói dối. Bạn vẫn nghĩ rằng có bốn.”

Tên riêng của Orwell đã tạo cảm hứng cho một tĩnh từ từ ngày “1984” ra đời:“Orwellian”, được xử dụng rộng rãi trong các bài hùng biện chính trị hiện đại, mặc dù thường không phù hợp. Đó thường là những kẻ thù của chúng ta đang hành động Orwellian và đó là minh chứng cho tài năng của Orwell mà dường như mọi người đều nghĩ “1984” để nhằm ám chỉ về các đối thủ chính trị của họ.

·       Cánh tả chính trị nhận thấy nhiều khuynh hướng của Orwellian trong Nhà Trắng và hệ thống tư pháp hình sự qua cách diễn đạt “suy nghĩ kép”;

·       Cánh hữu chính trị phê bình “cảnh sát tư tưởng” trong khuôn viên trường đại học;

·       Và các công ty truyền thông đại chúng biến người theo dõi thành “người không phải người”.

Nhưng các chính trị gia có thể nói dối nếu không phải là Orwellian, và một công ty tư nhân đóng tài khoản mạng xã hội (một cách vô tội vạ như Facebook và Twitter) chẳng khác gì nhà nước sát hại ai đó và loại họ khỏi lòng lịch sử.

Điều nầy có khác chi thời Trung cổ!

Tương tự như vậy, sự phù hợp trong học tập và diễn đạt tư tưởng của sinh viên có thể bị cường quyền ghi nhận và có thể bị triệt tiêu vì các diễn đạt trên có khả năng gây cản trở cho việc thực thi…toàn trị của họ.

Tuy nhiên, khi các quan chức chính phủ Hoa Kỳ xử dụng các thuật ngữ như “thẩm vấn tăng cường”, “sự thật luân chuyển”, “thiệt hại tài sản thế chấp” hoặc “những kẻ cực đoan” -“enhanced interrogation,” “alternative facts,” “collateral damage,” or “extremists,” , họ hiểu rằng những gì họ đang mô tả thực sự là tra tấn, dối trá, cái chết của thường dân vô tội và những người bất đồng chính kiến. (Orwell diễn đạt suy nghĩ trên rất nhiều lần và ông dường như xem đó là chân lý của chính ông)

Sự toàn trị dưới màu áo dân chủ có khác chi …chuyên chính vô sản của cộng sản?

Theo Ông (năm 1949), vào những buổi bình minh của chế độ cộng sản Tàu, theo tin tức của các nhà hoạt động và nhà nghiên cứu, nhà nước Trung Cộng đã đưa khoảng 1 triệu người, trong đó có nhiều người Duy Ngô Nhĩ (một nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo) vào các trại “cải tạo”. Các báo cáo tiết lộ rằng các trại hầu như không phải là trường học. Họ là những địa điểm truyền bá và tẩy não tàn bạo, với các tù nhân bị buộc phải đọc những lời tuyên truyền của Đảng Cộng sản và từ bỏ đạo Hồi.

Triều Tiên, quốc gia gần nhất với tiêu đề “1984”, đã cản trở khả năng tự suy nghĩ của công dân với một thước đo “tư tưởng” của mỗi người theo mức thang giá trị của đảng. Trong cuốn hồi ký của mình, người đào tẩu Bắc Triều Tiên Yeonmi Park mô tả việc khám phá ra sự phong phú của vốn từ vựng của Hàn Quốc, lưu ý rằng: “Khi bạn có nhiều từ ngữ hơn để mô tả thế giới, bạn sẽ tăng khả năng suy nghĩ phức tạp”. Đây là một điều cấm kỵ trong thế giới cộng sản.

Orwell không phải là một nhà tiên tri, và ông cũng không muốn làm điều đó, nhưng, trong một chừng mực nào đó, ông đã xác định được một vài điểm đặc biệt cần thiết của bất kỳ chính phủ độc tài thành công nào trong hệ thống dù là dân chủ, hay độc tài toàn trị…

Viễn kiến của Orwell là cho dù đến năm “1984”, chúng ta không nên lo sợ rằng Hoa Kỳ sẽ biến thành cơn ác mộng lạc hậu của Orwell. Điều đó đã chứng thực vào năm 1984.

Nhưng năm 2021, có gì bảo đảm rằng nước Mỹ sẽ không đi

vào bước chân toàn trị không?

Chưa bao giờ hết, ngày hôm nay, và bất cứ giờ phút nào, thời điểm nào, chúng ta cũng đều thấy chung quanh chúng ta, từ cấp thành phố, tiểu bang, và nhứt là liên bang, có đầy rẫy sự bất lương chính trị đang lan tràn, chúng ta nên trở về “1984” để nhớ bài học quan trọng nhất của “năm 1984” là: “Nhà nước có thể chiếm lấy tâm trí của bạn”.

Vì vậy, “1984” rõ ràng là một cuốn sách về Chiến tranh Lạnh, nhưng Chiến tranh Lạnh đã kết thúc cách đây ba mươi năm. … Một phần là do, không giống như “Bóng tối lúc trưa”, chúng ta không đi tìm “giữa trưa lúc hai giờ”, một motto của Pháp “chercher midi à deux heures”, cuốn sách của Orwell không nhằm mục đích mô tả về cuộc sống dưới thời Chủ nghĩa Cộng sản. Nó được dự định như một lời cảnh báo về các khuynh hướng “toàn trị” trong các nền dân chủ tự do.

Và lời cảnh báo nầy hoàn toàn xác thực và có giá trị hiện tại, năm 2021!

          4- Nhìn vào tương lai

Như đã biết, trong “1984” Orwell nhắm vào ba tầng lớp trong một xã hội. Đó là:  Xã hội Châu Đại Dương được chia thành ba tầng lớp xã hội: – Đảng Bên trong, – Đảng Bên ngoài, và – Người Proles – the Inner Party, – the Outer Party, and – the Proles. Xin mở ngoặc, Orwell định nghĩa “Proles” là:” Proles là con người (human being). … Proles là quần chúng bình thường không bị Đảng kiểm soát. Họ là con người bởi vì họ có tình cảm và cảm xúc, cho tình yêu và trung thành. Winston (một đảng viên trong 1984) và các Đảng viên khác không phải là con người vì họ không yêu và không trung thành”.

Như vậy thành phần thứ ba Proles mới đích thực là “công dân thực sự của quốc gia” có tình cảm và cảm xúc, có tình yêu quê hương. Còn những ngưới trong đảng hay ngoài đảng…đều không phải là Proles vì họ không có…trái tim. Và, trong cuốn tiểu thuyết về thời kỳ loạn lạc năm 1949 của George Orwell, Mười chín tám mươi tư (1984), những người ủng hộ là tầng lớp lao động của Châu Đại Dương. Danh từ Prole là một biến thể rút gọn của vô sản, là một thuật ngữ của chủ nghĩa Mác để chỉ một công dân thuộc tầng lớp lao động. Winston (đảng viên) cho rằng hy vọng nằm ở những người ủng hộ vì họ chiếm phần lớn dân số Châu Đại Dương và là nhóm duy nhất có thể triệu tập đủ lực lượng để lật đổ Đảng. Và cũng chính vì vậy, trước độc tài toàn trị Cộng sản, lòng yêu nước của những người Prole đã từng bị lợi dụng. Có thể nói, nông dân và công nhân Việt Nam ngày nào được CSBV tuyên dương là tuyến đầu của …cách mạng. Nhưng hôm nay, chính họ thực sự là vô sản tận cùng, nạn nhân đầu tiên của chế độ!

Phân biệt như vậy, từ đó đã đưa chúng ta đi đến một suy nghĩ trớ trêu là:”Cả nhóm các đảng duy trì quyền kiểm soát bằng cách xử dụng hai suy nghĩ một cách mỉa mai”.

Đảng có khả năng nghĩ hai suy nghĩ hoàn toàn trái ngược nhau cùng một lúc và tin rằng cả hai đều là sự thật qua các khẩu hiệu:- Chiến tranh là Hòa bình; – Tự do là chế độ nô lệ; – Sự ngu dốt là Sức mạnh. “War is Peace; Freedom is Slavery; Ignorance is Strength”.

“1984” có thể không phải là một cuốn sách tinh tế (subtle), Orwell viết nó như một dụ ngôn về sự toàn trị thái quá của chủ nghĩa Stalin – nhưng những yếu tố đáng nhớ nhất của cuốn tiểu thuyết là sự tàn ác của trí tưởng tượng: sự xóa sổ của toàn bộ cuộc sống thông qua: – “con người không con người” (un-personing); – “việc xóa sổ lịch sử ở Bộ Sự thật” (the obliteration of history at the Ministry of Truth).

Và trong khoảnh khắc cuối cùng của cuốn tiểu thuyết 1984, tên đảng viên Winston bắt gặp được hình ảnh của Big Brother và nghiệm được cảm giác chiến thắng vì giờ đây anh ấy cảm thấy yêu Big Brother. ..”Nếu Đảng cần xử dụng cùng một lượng tài nguyên cho mọi người bất đồng chính kiến như Đảng đã chi cho Winston, thì Đảng sẽ không bao giờ có thể dập tắt hoàn toàn sự bất đồng trong đại đa số nhân dân, những người Proles thực sự yêu nước và yêu quê cha đất tổ”.

Orwell đã vẽ ra viễn cảnh nước Mỹ vào năm 1984. Nhưng điều đó đã không xảy ra, mà người lược các chế độ toàn trị bị sụp đổ sau khi bức tường Berlin bị xóa đi!

Nhưng ngược lại, năm 2021 lại xuất hiện một nước Hoa Kỳ với Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp quy về một mối, cộng thêm những bóng ma quyền lực ngầm của nhiều đại tỷ phú yểm trợ và điều khiển phía sau để…”muốn giảm dân” toàn cầu xuống còn…5 tỷ như quan điểm của Bill Gates. Viễn tượng sắp đến làm chúng ta liên tưởng thế giới sẽ là một xã hội lớn với “Trại súc vật”(?), quyển sách Orwell viết năm 1948 trước khi ra mắt cuốn “1984” năm 1949.

Thế giới sẽ đi về đâu nếu chánh quyền hiện hữu của Hoa Kỳ tồn tại?

Và, để kết luận, nội trong năm 2021, chúng ta sẽ thấy rõ hơn ai là Winston, môt đảng viên cuồng tín của một chế độ toàn trị?

(Lời bàn của người viết, Winston chắc chắn sẽ không là Joe Biden, mà là…Obris???)

Mai Thanh Truyết

Qua cơn mê “1984”

Tháng ba gần mất nước, 2021