Bắc Kinh chèn ép dứa Đài Loan, Nhật Bản bất ngờ ra tay cứu trợ
Trong bối cảnh Trung Quốc đột ngột thông báo tạm ngừng nhập khẩu dứa Đài Loan từ ngày 1/3, Nhật Bản đã tăng số lượng lớn đơn đặt hàng nhập khẩu dứa để giúp đỡ quốc đảo này, Sound of Hope đưa tin.
Việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu dứa Đài Loan dự kiến sẽ ảnh hưởng đến 90% thị trường xuất khẩu của Đài Loan, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng dứa của Đài Loan. Chính phủ Đài Loan ngay lập tức tuyên bố chuẩn bị quỹ trị giá một tỷ nhân dân tệ để điều chỉnh và ứng phó với thị trường.
Sau thông tin dứa Đài Loan bị Trung Quốc cấm nhập khẩu vì lý do phi thương mại, những nhà xuất khẩu dứa lâu năm sang Nhật Bản cho biết, đơn hàng của Nhật Bản tăng đột biến 30% chỉ trong một ngày, và họ cũng nhận được tin nhắn của gần 10 nhà vườn Đài Loan chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc mong chuyển đơn hàng. Nhà xuất khẩu tiết lộ, đơn hàng Nhật Bản tăng là do người dân Nhật Bản bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ của Đài Loan trong trận động đất 311, và điều này cũng liên quan đến việc trái cây Đài Loan đã từng bước phát triển thương hiệu và tính chuyên nghiệp.
Đại diện của Đài Loan tại Nhật Bản, Tạ Trường Đình, đã tuyên bố trên Facebook vào ngày 27/2 rằng ông đề nghị xem xét cung cấp dứa cho bữa ăn trưa của học sinh tiểu học tại 28 thành phố đăng cai Thế vận hội Tokyo dành cho các vận động viên Đài Loan tại Nhật Bản.
Ông Tạ cho biết, dịch COVID-19 ở Nhật Bản đã đi đến chặng đường cuối cùng và nước này hiện đang tích cực chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo vào tháng Bảy. Ông cho biết, dứa rất giàu chất dinh dưỡng, có thể cải thiện khả năng miễn dịch, giúp tiêu hóa và vị ngọt của nó cũng phù hợp với khẩu vị của người Nhật. Vì vậy, ông đề nghị xem xét cung cấp dứa trong bữa ăn trưa dinh dưỡng cho các trường tiểu học ở 28 thành phố tiếp đón các vận động viên Olympic Đài Loan để quảng bá dứa Đài Loan, đồng thời tổ chức các hoạt động giao lưu thực phẩm lành mạnh của Đài Loan.
Theo báo cáo của truyền thông Đài Loan, Tổng thống Thái Văn Anh ngay từ năm 2019 đã nhận ra rằng các sản phẩm nông nghiệp phải giảm sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu của Trung Quốc. Vì vậy, bên cạnh việc tích cực mở rộng thị trường ra các nước, đến năm 2020, Đài Loan từng bước đẩy mạnh chuyển nông sản sang chế biến tiên tiến, không những điều tiết được cán cân sản xuất và kinh doanh mà còn không chịu hạn chế bởi các yếu tố kiểm dịch khi vẫn bán được ra thị trường thế giới.
Nhà lập pháp Đài Loan Vương Định Vũ nói, “Trao đổi kinh tế và thương mại nên đôi bên cùng có lợi, nhưng ĐCSTQ thường coi trao đổi kinh tế và thương mại là vũ khí tương tác và mục đích của đấu tranh chính trị…”
Theo các báo cáo, lần này việc xuất khẩu dứa của Đài Loan bị ĐCSTQ dùng làm vật hy sinh chính trị, ảnh hưởng đến sinh kế của nông dân, nhưng các kênh thị trường xuất khẩu của Đài Loan đã được tính toán cẩn thận. Điều đáng lo ngại là Đài Loan còn có trầu cau, mận, mãng cầu xiêm, bưởi và cam, thị trường Trung Quốc cũng chiếm hơn 90% doanh số bán hàng nước ngoài.