5 dấu hiệu cho thấy một triều đại sắp diệt vong
Một vương triều đi đến diệt vong thì trước thời điểm đó luôn xuất hiện dấu hiệu làm cho lụn bại. Điều này thực sự cũng là an bài của Thượng Thiên, giống như câu nói nổi tiếng từ thời cổ đại: “Mệnh trời không thể cưỡng”…
“Trời xanh đã hết, Trời vàng nên dựng. Đúng năm Giáp Tý, Thiên hạ đại cát”. (Thương thiên dĩ tử, Hoàng thiên đương lập, tuế tại Giáp Tử, Thiên hạ đại cát). Hẳn là nhiều người không còn xa lạ với câu sấm này. Đây là câu khẩu hiệu mà đội quân Khăn Vàng đã dùng trong cuộc khởi nghĩa nhân dân thời Đông Hán. Sau khi được viết vào cuốn Tam Quốc Diễn Nghĩa, những lời này càng trở nên quen thuộc hơn. Ngòi dẫn nổ cho cuộc nổi dậy của đội quân Khăn Vàng được bắt nguồn từ trận ôn dịch bùng phát trên quy mô rộng lớn thuộc hai tỉnh là Hà Bắc và Sơn Đông – Trung Quốc.
Xã hội bất an
Theo các ghi chép lịch sử, cục diện chính trị vào cuối thời Đông Hán rất bất ổn, ngoại thích, hoạn quan chuyên quyền, hơn nữa cuộc chiến tranh với bộ lạc Khương ở vào thế giằng co suốt mấy chục năm khiến việc chi tiêu của triều đình quá lớn, nhân dân phải đi lao dịch nghĩa vụ quân sự quá nhiều. Hiện tượng thôn tính ruộng đất diễn ra vô cùng nghiêm trọng, địa chủ thừa cơ củng cố thế lực của mình, dân chúng lầm than. Cũng tại thời điểm đó, trên một khu vực rộng lớn thuộc hai tỉnh Hà Bắc và Sơn Đông đã bùng phát ôn dịch, dịch bệnh lây lan nhanh chóng, vô phương cứu chữa, người chết rất nhiều. Lúc này ba anh em Trương Giác, Trương Lương, Trương Bảo đã lập Thái Bình đạo tại Ký Châu và sử dụng pháp thuật, chú ngữ để chữa bệnh cho mọi người.
Nghe nói, nhiều người nhờ uống nước phép thuật do họ chế ra mà khỏi bệnh. Do đó, ba anh em nhà Trương Giác đã được người dân địa phương tặng cho biệt danh thần tiên sống. Ba anh em Trương Giác còn cử 8 người đi tới các khu vực khác truyền giáo. Nhờ vậy mà tín đồ ngày càng nhiều. Hán Linh Đế lên ngôi được 7 năm, năm Giáp Tý 184, Trương Giác hẹn các tín đồ của mình dùng khẩu hiệu: “Trời xanh đã hết, Trời vàng nên dựng. Đúng năm Giáp Tý, Thiên hạ đại cát”, kêu gọi binh sĩ nổi dậy chống lại nhà Hán. Cuộc nổi dậy tuy bị dẹp yên nhưng uy tín của nhà Hán đã bị giáng một đòn nặng nề, chư hầu các nơi đua nhau đứng lên tranh giành quyền lực để xưng bá thiên hạ, khiến chiến tranh diễn ra liên miên. Mãi đến năm 220, Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, giang sơn xã tắc hơn 400 năm của nhà Hán cũng coi như là đi đến hồi kết.
Thiên tai nhân họa
Từ thời nhà Hán, chế độ chính trị xưa không ngừng được hoàn thiện qua các triều đại. Đến thời nhà Tống, chế độ tập trung quyền lực ngày càng vững chắc, do đó thế lực muốn đoạt quyền từ bên trong ngày càng ít. Khi này, dân biến cùng ngoại bang xâm lấn dần biến thành sự uy hiếp lớn nhất. Khi nhân dân nổi dậy, “ngòi dẫn nổ” thường là thiên tai. Những thiên tai thường thấy nhất là lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, động đất, nạn châu chấu, bão cát, mưa bão… trong đó thiên tai hạn hán thường có sức tàn phá nặng nề nhất đối với trật tự xã hội. Còn tai họa do lũ lụt cùng động đất thường gây ra thiệt hại trên những phạm vi cục bộ, do sự cách trở của sông núi và địa thế nên nó không thể ảnh hưởng trên một phạm vi cực lớn. Phần khác cũng bởi đường xá đi lại không thông thuận nên người dân cũng không tập trung với quy mô lớn.
Còn tai nạn do hạn hán mang đến lại ngược lại, vì nó có thể khiến cho hơn trăm triệu người thuộc các khu vực đông dân cư lâm vào nạn đói một cách dễ dàng. Hơn nữa, hạn hán khiến sông nước khô cạn, hoa màu chết khô, nông dân mất mùa, tai họa liên tục ập đến. Hạn hán thường kéo theo nạn châu chấu, bởi vì thời tiết khô và nóng là điều kiện thuận lợi để châu chấu sinh sôi nảy nở. Do vậy, loại côn trùng này sẽ ăn sạch những cây trồng còn sót lại.
Lúc này, nếu như không tiến hành thực hiện cứu trợ thì rất có thể dẫn khởi những cuộc nổi dậy của nhân dân. Nếu tai nạn diễn ra trên khu vực càng rộng lớn thì quy mô cuộc nổi dậy của nhân dân càng lớn. Nếu triều đình không có biện pháp trợ giúp, quan phủ địa phương cùng phú hào tiến hành đầu cơ tích trữ, thấy chết không cứu, hơn nữa còn lợi dụng tình hình khan hiếm mà tăng giá, khiến người dân không ngừng kêu than, từng tia lửa nhỏ gom lại tạo thành đại hỏa có thể đốt cháy bầu trời. Giống như cuộc nổi dậy của đội quân Khăn Vàng diễn ra vào cuối đời nhà Hán, loạn Hoàng Sào diễn ra vào cuối đời nhà Đường, cuộc khởi nghĩa của đội quân Lý Tự Thành cuối thời nhà Minh… đều là những chứng cứ hết sức thiết thực. Những cuộc nổi dậy này có thể không trực tiếp thay đổi vương triều nhưng nó cũng phá hủy đi trật tự thống trị ban đầu, làm suy yếu nền thống trị của triều đại đó và cuối cùng khiến vương triều bị diệt vong.
Một vương triều đi đến diệt vong thì trước thời điểm đó luôn xuất hiện dấu hiệu làm cho lụn bại. Điều này thực sự cũng là an bài của Thượng Thiên, giống như câu nói nổi tiếng từ thời cổ đại: “Mệnh trời không thể cưỡng”. Lấy ví dụ, khi triều đại nhà Minh bước vào thời kỳ cuối, hiện tượng rét lạnh kỳ lạ xuất hiện trên diện rộng, gọi là “Thời kỳ băng giá Minh Thanh”. Đừng xem thường cái rét nhỏ này, bởi vì sự xuất hiện của nó khiến hạn hán diễn ra trên diện rộng. Đến thời Sùng Trinh làm hoàng đế, hạn hán càng làm tăng thêm giá rét, sản lượng lương thực bị giảm trên diện rộng, nạn đói dẫn đến người dân phải đào hang chuột, lấy lương thực dự trữ của chúng để ăn, sau đó lương thực không còn, người dân buộc phải ăn thịt chuột, cuối cùng dẫn đến bùng phát bệnh dịch hạch.
Theo sách sử ghi lại, vào năm Sùng Trinh thứ 14, bệnh dịch hạch bùng phát trên phạm vi rộng lớn, người nhiễm bệnh lần lượt chết, có gia đình mà mọi người trong nhà đều mắc bệnh, không một ai sống sót. Bệnh dịch hạch hoành hành vô cùng khủng khiếp, nó biến kinh thành Bắc Kinh lúc đó trở thành “Thành phố ma”. Nghiêm trọng hơn, bệnh còn lây lan sang các binh sĩ khiến lực lượng quân đội suy yếu, phần lớn các tướng lĩnh kiệt sức đến mức không đứng dậy nổi chứ đừng nói đến khả năng chiến đấu. Do đó, năm 1644, khi đội quân nhân dân nổi dậy do Lý Tự Thành chỉ huy đánh tới Bắc Kinh, kinh thành lúc đó về cơ bản là không có lực lượng bảo vệ. Cho nên nói, trận dịch hạch là nhân tố trọng yếu ảnh hưởng đến sự diệt vong của nhà Minh. Theo thống kê chưa đầy đủ, có hơn 10 triệu người đã chết do mắc phải bệnh dịch hạch vào cuối thời nhà Minh. Trận thiên tai này đã gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế và quân sự, có thể nói nó đã trực tiếp gây nên sự diệt vong của vương triều Đại Minh.
Bức hại chính tín
Ôn dịch không chỉ tác động đến sự hưng vong của các vương triều tại Trung Quốc, mà nền văn minh nhân loại từ xưa đến nay cũng không thoát khỏi quy luật này. Cũng có vương triều bị diệt vong do bức hại chính tín, ví dụ như bệnh dịch xảy ra vào thời La Mã cổ đại có liên quan đến việc đàn áp các tín đồ Cơ Đốc giáo. Trong khoảng thời gian từ năm 54 đến năm 68 sau Công nguyên, vua La Mã cổ đại Nero đã cố tình phóng hỏa thành Rome và sau đó đổ lỗi cho những người theo đạo Cơ Đốc. Vì để kích động dân chúng phản đối Cơ Đốc giáo, Nero đã chỉ thị cho một số nhà lý luận bịa đặt nhiều tin đồn chống lại tín đồ Cơ Đốc và đem tất cả những việc làm xấu xa của xã hội La Mã cổ đại gán cho Cơ đốc giáo. Các tín đồ bị ném vào đấu trường để thú dữ xé xác; một số tín đồ còn bị chế thành đuốc để đốt vào ban đêm, thắp sáng cho các bữa tiệc tùng của bậc đế vương.
Năm 125 sau Công nguyên, lần đầu tiên xảy ra dịch hạch lớn ở Rome giết chết đến hàng triệu người. Tại thủ đô Constantinople, tình trạng người chết vô cùng khủng khiếp, xác người xuất hiện ở khắp nơi, số lượng không đếm xuể. Năm 166 sau Công Nguyên, trận đại dịch hạch lớn xảy ra ở Rome lần thứ 2, “2000 người chết mỗi ngày, bậc đế vương cũng không thể thoát nạn. 1/3 dân số La Mã bị xóa sổ, binh sĩ tại thủ đô Constantinople chết hết một nửa”.
Vào năm 250 sau Công Nguyên, bạo chúa Decius đã ban hành một sắc lệnh yêu cầu tất cả các tín đồ Cơ Đốc giáo từ bỏ đức tin của mình, nếu không sẽ bị phạt làm nô lệ, tịch thu gia sản, người kiên định với tín ngưỡng sẽ bị xử tử. Cũng cùng năm đó, tại thành Rome xảy ra trận đại ôn dịch lần thứ 3, mỗi ngày dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của khoảng 5000 người, ảnh hưởng đến toàn bộ đất nước La Mã. Trận ôn dịch đã hoành hành suốt 16 năm, số người tử vong mà các nhà sử học thống kê được lên khoảng 5 triệu người, 1/3 dân số La Mã bị cướp đi tính mạng, quân sĩ tại thủ đô chết một nửa số người, khiến cho sức mạnh quân sự của La Mã bị suy yếu. Một đế chế hoàng kim đã chấm dứt như vậy.
Cường quyền vô đạo
Thiên tai là gì? Thiên tai có thể nói là Trời tạo nghiệp chướng, Trời trừng phạt. Tuy nhiên, người xưa cũng để lại câu nói rằng “Trời tạo nghiệp chướng còn có thể tha thứ, người tự gây ra nghiệp không thể sống”. Con người gây họa còn nguy hiểm hơn thiên tai. Theo ghi chép của cơ quan khí tượng Trung Quốc, từ năm 1959 đến giữa năm 1962, mưa thuận gió hòa, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại nói là dối là năm xảy ra thiên tai và cố tình lên kế hoạch cho nạn đói kéo dài 3 năm, tình trạng đói kém xuất hiện khắp nơi trên cả nước, người chết đói nằm la liệt trên đất. Ở Tứ Xuyên, tỉnh lớn nhất Trung Quốc có hơn 13 triệu người chết đói. Lý Tỉnh Tuyền khi đó là Bí thư Tỉnh ủy đã đến Bắc Kinh báo cáo tình hình, ông không những không bị trừng phạt hay cách chức mà còn được khen ngợi thăng chức lên thành Bí thư thứ nhất của khu vực Tây Nam, phụ trách 5 địa phương: Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Tây Tạng và Trùng Khánh.
Khi đó, Trương Khải Phàm, Phó thư ký Tỉnh ủy An Huy, nghe tin có 900 ngàn người ở huyện Vô Vi chết đói, ông đã xuống thị sát tình hình và phát hiện kho thóc chứa đầy lúa gạo. Ông đã bỏ qua lời khuyên của cấp dưới, hạ lệnh mở kho lương và cứu sống 500 ngàn người. Nhưng cuối cùng ông đã bị bắt vì thực hiện lệnh này. Mao Trạch Đông đã liệt Trương Khải Phàm vào danh sách phần tử cơ hội hữu khuynh và người này bị kết án 20 năm tù. Trong thời kỳ nạn đói kéo dài 3 năm, tỉnh An Huy đã chết đói hơn 7,6 triệu người – tương đương gần một nửa dân số tỉnh An Huy vào thời điểm đó.
Tại sao Bí thư để dân chết đói lại được thăng quan, Thư ký cứu sống vô số mạng người lại bị bỏ tù? Người bình thường sẽ không hiểu được điều này, họ cũng không biết bản thân sai ở đâu. Đó là bởi vì, trong con mắt của ĐCSTQ, Lý Tỉnh Tuyền đã chứng kiến hàng chục triệu người ở Tứ Xuyên chết đói mà vẫn bất động, tiếp tục đi theo Mao Trạch Đông và đường lối của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cho dù người này có mắc một chút khuyết điểm nhưng ĐCSTQ nhận thức rằng “như vậy mới là có biểu hiện tốt, tính giai cấp mạnh mẽ, thông qua được thử thách xương máu”, do đó mới được thăng quan.
Còn Trương Khải Phàm trong mắt của ĐCSTQ lại “hành động quá tệ”. Nhìn thấy 70% người dân huyện Vô Vi có nguy cơ chết đói, ông Trương không chịu đựng được, lương tâm bất an, “lập trương tư tưởng không kiên định”, đã yêu cầu mở kho lương phân phát lúa gạo cứu đói, trợ giúp dân đen, không để kế hoạch của chủ tịch Mao và kế hoạch lớn của ĐCSTQ vào trong tầm mắt, đã đem người dân đặt ngồi ngang hàng với bí thư, chủ tịch, nhân tính vượt quá “đảng tính” và tính giai cấp, như vậy có thể được sao. Do vậy, ĐCSTQ nhất định phải đặt Trương Khải Phàm vào tử địa! Số người chết trong nạn đói lần này vượt qua các ghi chép về số nạn dân chết đói từ xưa đến nay, tổng số vượt qua trăm triệu người nhưng ĐCSTQ chỉ thừa nhận số người chết vì đói là 43 triệu người.
Theo phó tổng biên tập tạp chí “Viêm Hoàng xuân thu” của ĐCSTQ, học trò của Dương Kế Thằng, tác giả của cuốn “Bia mộ”, tên là Cao Càn có chỉ ra, ba năm nạn đói có ít nhất 76 triệu đến 81 triệu người đã chết bất thường. Sau khi nghiên cứu chi tiết, Dương Kế Thằng tiết lộ rằng, trong lúc nạn đói lớn xảy ra, ĐCSTQ lại dùng một lượng tiền cực lớn đi tài trợ cho các quốc gia khác, đồng thời cũng xuất khẩu một lượng lớn lương thực. Năm 1959, sản lượng xuất khẩu tăng hơn gấp đôi so với năm 1957, tạo ra kỷ lục về xuất khẩu lương thực cao nhất trong lịch sử. Năm 1960, nhà lãnh đạo không những không mở kho cứu đói cho dân mà còn tăng cường lượng dự trữ quốc gia khiến cho số người chết đói trong năm tăng kỷ lục, đồng thời hàng hóa lương thực dự trữ trong kho cũng tăng kỷ lục!
Đàn áp tín ngưỡng
Lịch sử lặp lại một cách đáng kinh ngạc. Năm đó nhà nước La Mã cổ đại đàn áp các tín đồ Cơ Đốc giáo, hành vi này lại đang tái diễn ở Trung Quốc hôm nay. Vào tháng 7/1999, ĐCSTQ do Giang Trạch Dân lãnh đạo bắt đầu phát động cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Vào đêm giao thừa ngày 23/1/2001, ĐCSTQ đã một tay chỉ đạo vụ tự thiêu ở Thiên An Môn để đổ tội cho Pháp Luân Công. Sau năm 2003, ĐCSTQ lại thu về món tiền khổng lồ nhờ mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công đem bán. Tội ác này khiến trời đất nổi giận. Bệnh viêm phổi mới bùng phát ở Vũ Hán là điềm báo trước thời khắc trời diệt ĐCSTQ đã bắt đầu, Thần nhất định sẽ tiêu diệt ĐCSTQ. Hàng trăm triệu người Trung Quốc thiện lương đã chọn cách thoát khỏi các tổ chức đảng đoàn đội của ĐCSTQ để được Thần bảo hộ bình an trước thời khắc nó bị diệt vong. Chỉ có sớm ngày lựa chọn rời xa các tổ chức của nó thì người thiện lương mới được Thượng Thiên phù hộ, thoát khỏi thảm họa thiên tai do con người tạo ra.
Theo Sound Of Hope
San San biên dịch
https://www.dkn.tv/van-hoa/5-dau-hieu-cho-thay-mot-trieu-dai-sap-diet-vong.html