Hàng chục ngàn người biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar
Quí Bạn đọc thân mến,
Tại sao lại có cuộc đảo chánh bất ngờ ở Miến Ðiện đúng 10 ngày sau khi dư âm lễ đăng quang nhậm chức Tổng thống vẫn còn chưa lắng xuống và ông Biden đã nhận ngay hết bất ngờ nầy sang bất ngờ khác đáp trả cho cái sáo ngữ rất “kêu” và “đầy thần thánh” … “Tái lập sự vĩ đại” hay “xây dựng lại Mỹ tốt hơn – Build America Back Better”?
Làm thế nào Ông Biden sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại ? rất dễ hiểu … nước Mỹ sẽ vĩ đại trở lại khi người Mỹ tự hào hơn, đời sống người Mỹ khá hơn, an toàn hơn, cơ chế vận hành thông thoáng vững mạnh hơn kinh tế Mỹ phát triển hơn và vai trò lảnh đạo thế giới qua biểu tượng Tư Do Dân chủ Nhân quyền ngày càng củng cố.
Rõ ràng là ông Biden cần một chiến lược lớn và khôi phục vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giớị
Trong khi mọi người trông chờ ông công bố các đại chiến lược trên, đáng lẽ nó đã được tóm gọn ngay tại lễ đăng quang hay chỉ 1 vài ngày sau đó nhưng … ông đã làm cho thế giới khá ngạc nhiên khi ký ban hành ngay hàng chục quyết định hành pháp mà hầu hết là đảo ngược lại các chính sách trước đây của vị TTh tiền nhiệm nó làm cho mọi người tự hỏi đó là chính sách “xây dựng lại Mỹ tốt hơn” hay đó chỉ là các phản ứng “trút giận cho đả nư” hay “ăn miếng trả miếng” khi bị dồn nén quá lâu và đâu là chính sách cho nước Mỹ, đâu là khẩu hiệu đã hứa trước khi tranh cử ?
Người ta càng tự hỏi khi ông Dương Khiết Trì – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc – trong cuộc điện đàm ngày 5/2 đã bảo với ngoại trưởng Antony Blinken của Biden rằng Mỹ nên “sửa chữa những sai lầm” , đồng thời “hợp tác với Trung Quốc” để thúc đẩy sự phát triển ổn định và lành mạnh của quan hệ Mỹ – Trung, bằng cách nêu cao tinh thần không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi”. hai nước nên tôn trọng các lợi ích cốt lõi của nhau, cũng như hệ thống chính trị và con đường phát triển mà mỗi nước đã lựa chọn.” Mỗi bên nên tập trung giải quyết các công việc đối nội của mình” … thì ngược lại người ta thấy Blinken khẳng định sẽ cùng hợp tác với các đồng minh và đối tác của Mỹ để bảo vệ các giá trị và lợi ích chung, nhằm buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những nỗ lực đe dọa sự ổn định ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, bao gồm cả eo biển Đài Loan và việc Bắc Kinh gây tổn hại tới hệ thống quốc tế và “hối thúc Trung Quốc tham gia cùng cộng đồng quốc tế lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar”.
Họ Dương cũng cảnh báo Ngoại trưởng Mỹ rằng, các vấn đề liên quan tới Ðài Loan, Hong Kong, Tân Cương và Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc và Bắc Kinh không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài cũng không cho phép bất kỳ ai vượt qua lằn ranh đỏ đó trong khi sau khi hổ trợ cho giới quân phiệt Miến điện đảo chính chính quyền được Dân Miến bầu lên thì khuyên Mỹ nên tôn trọng quyền tự quyết nội bộ của Miến Ðiện.
Hãy chờ xem phản ứng của Biden như thế nào, nhưng những gì đã xảy diễn khi Biden là phó tướng cho Obama trong 8 năm, đã cho thấy bổn củ sẽ được soạn lại, vì trong suốt 8 năm đó, hàng trăm chuyến hải hành của các chiến hạm Mỹ rẽ sóng qua biển Ðông dưới khẩu hiệu “xoay trục về châu Á ” thực chất là những chuyến hải hành “hóng gió” vì khi họ Tập cam kết với Obama sẽ KHÔNG” quân sự hóa trên đảo Hoàng sa Trường sa hóa ra là “CÓ ” và thành quả nổi bật nhứt mà Obama đã thực hiện được trong chiến lược “xoay trục về châu Á ” là vận động hổ trợ cho cuộc bầu cử có sự tham dự của Liên Ðoàn Dân Chủ Miến do Bà Aung San Suu Kui lảnh đạo thì nay lại bị quân phiệt Miến dẹp bỏ.
Có phải chiêu “tiên hạ thủ vi cường” hổ trợ quân phiệt Miến đảo chánh vì cho rằng “Chánh quyền của Bà Suu Kyi thắng nhờ gian lận” là phát pháo nhằm “chận họng” Biden vì ông cũng đang bị dân Mỹ cáo buộc “nhờ gian mà thắng” làm cho giới theo dõi thời cuộc lo rằng cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 2 tại Miến là con chim báo bão cho chính sánh “xoay trục về châu Á ” của cựu TTh Obama, cho chiến lược tứ giác kim cương, trục chiến lược Ấn đô – Thái bình dương của TTh Trump, và cho cả vùng Ðông nam Á châu & Thái bình dương trong đó có Việt Nam chúng ta trong những ngày sắp tới.Liêụ các sáo ngữ hay tuyên bố mang tính kêu rất thần thánh trong các chính sách sắp tới của ông Biden có mang theo trọng lượng không hay đó chỉ là “thùng rỗng kêu to”, các tuyên bố đầy tính ngoại giao “thời thượng” nhưng thực chất mang tính hình thức, không có răng được lèo lái bởi “nhóm tối trời” nào đó và nếu những gì mà họ Tập nói KHÔNG mà CÓ và ông Biden nói CÓ mà KHÔNG thì cuộc bầu củ 3/11 vừa qua có thể nào lại là con chim báo bão cho nước Mỹ .
BBT
Hàng chục ngàn người biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar
07/02/21 – Hàng chục ngàn người xuống đường tại các thành phố của Myanmar ngày thứ Bảy để lên án cuộc đảo chính trong tuần này và yêu cầu trả tự do cho nhà lãnh đạo dân cử Aung San Suu Kyi bất chấp chính quyền quân sự cấm internet, Reuters đưa tin.
Trong cơn giận dữ dâng trào ở thành phố lớn nhất của đất nước, Yangon, những người biểu tình hô vang khẩu hiệu, “Độc tài quân sự, thất bại, thất bại; Dân chủ, chiến thắng, chiến thắng” và giơ các biểu ngữ viết “Chống chế độ độc tài quân sự.” Những người ngoài cuộc tiếp tế thức ăn và nước uống cho họ.
Vào tối muộn, tin đồn về việc bà Suu Kyi được phóng thích – nhanh chóng được luật sư của bà phủ nhận – khơi lên những hoạt động ăn mừng ồn ào trên đường phố.
Reo hò và đốt pháo, người dân nói tin tức này được chia sẻ bởi cơ quan truyền thông Myawaddy do quân đội điều hành. Nhưng luật sư Khin Maung Zaw của bà Suu Kyi phủ nhận nhà lãnh đạo 75 tuổi đã được trả tự do và nói với Reuters rằng bà vẫn đang bị câu lưu.
Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11, nhưng các tướng lĩnh đã từ chối công nhận kết quả và tuyên bố có gian lận.
Trước đó, hàng ngàn người diễu hành tới Tòa thị chính Yangon. Người lái xe bấm còi và rướn người ra khỏi xe và giơ ba ngón tay chào. Một số người biểu tình giơ cao cờ NLD hoặc hình ảnh của bà Suu Kyi và vỗ tay và nhảy múa.
Đến tối, người biểu tình giải tán gần hết. Nhưng đêm thứ năm liên tiếp, hàng loạt âm thanh vang lên trong bóng tối khi mọi người gõ nồi, chảo và trống bảy tỏ phản kháng ngay cả khi nhiều khu vực của thành phố bị mất điện.
Hàng ngàn người khác xuống đường ở thành phố thứ hai của Myanmar là Mandalay và thủ đô Naypyidaw do quân đội xây dựng, nơi tập trung các công chức chính phủ của đất nước. Người biểu tình hô vang các khẩu hiệu chống đảo chính và kêu gọi trả tự do cho bà Suu Kyi.
Các cuộc biểu tình lan rộng bất chấp lệnh phong tỏa internet được áp đặt sau khi người biểu tình bắt đầu tụ tập. Suốt cả ngày, đài truyền hình nhà nước MRTV chiếu những cảnh ca ngợi quân đội.
Tổ chức theo dõi NetBlocks Internet Observatory báo cáo tình trạng “mất internet trên quy mô toàn quốc.” Tổ chức này nói trên Twitter rằng kết nối đã giảm xuống mức 16% so với mức thông thường.
Reuters cho biết chính quyền quân sự không hồi đáp yêu cầu bình luận. Họ mở rộng đàn áp mạng xã hội bằng cách chặn thêm Twitter và Instagram sau khi tìm cách dập tắt tiếng nói bất đồng bằng cách chặn Facebook, được dùng bởi phân nửa dân số Myanmar.
Facebook đã kêu gọi chính quyền quân sự dỡ bỏ lệnh cấm các mạng xã hội.
Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing chiếm quyền với lý do có gian lận bầu cử, mặc dù ủy ban bầu cử cho biết họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy có những bất thường trên diện rộng trong cuộc bầu cử tháng 11.
Chính quyền quân sự đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm và hứa sẽ bàn giao quyền lực sau cuộc bầu cử mới mà không nêu ra khung thời gian.
Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Suu Kyi bị cáo buộc nhập khẩu trái phép sáu máy bộ đàm, trong khi Tổng thống bị lật đổ Win Myint bị cáo buộc vi phạm các quy định về COVID-19. Không ai nhìn thấy họ kể từ cuộc đảo chính. Luật sư của họ cho biết họ đang bị giam giữ tại nhà riêng.